Gia tăng các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại Đắk Lắk
Chỉ tính riêng trong quý 1/2020, tại Khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên đã có hơn 30 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đến khám và điều trị.
Số ca mắc bệnh tay chân miệng tại Đắk Lắk gia tăng trong năm 2020. Ảnh minh họa
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đắk Lắk, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2020, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 132 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng gần 42% so với cùng kỳ năm 2019.
Trao đổi với VTV News, TS.BS Trần Thị Thúy Minh, Trưởng Khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết, chỉ tính riêng trong quý 1/2020, tại Khoa Nhi tổng hợp đã có hơn 30 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đến khám và điều trị. Đặc biệt, từ tháng 5/2020-6/2020 đã có trên 40 trường hợp phải điều trị tại bệnh viện.
Theo TS.BS Minh, tay chân miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.
Hầu hết các trường hợp mắc đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bệnh tay chân miệng thường gặp rải rác quanh năm, thông thường từ tháng 3 – 5 và từ tháng 9 – 12, mặc dù hiện nay không phải là thời điểm dịch bệnh lưu hành, tuy nhiên số trường hợp mắc tay chân miệng lại có chiều hướng gia tăng.
Nguyên nhân có thể do học sinh quay trở lại trường sau thời gian dài nghỉ dịch do ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19 Điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo cũng là nguyên nhân khiến bệnh tay chân miệng gia tăng, TS.BS Minh cho hay.
Để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Video đang HOT
Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
Bên cạnh đó, thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Ngoài ra, cần sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
Gia tăng nhiều bệnh truyền nhiễm ở Đắk Lắk
Gần đây, do thời tiết nóng bức kèm mưa lớn, tình hình dịch bệnh ở Đắk Lắk diễn biến phức tạp. Cùng với dịch bạch hầu đang lây lan rộng, các bệnh mùa hè như sốt xuất huyết, sốt rét, tay-chân-miệng, viêm não Nhật Bản, dại... cũng tăng khiến người dân lo lắng.
Bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị ở Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên.
Nhằm ngăn chặn các dịch bệnh này, cùng với sự nỗ lực ngành y tế, UBND tỉnh Đắk Lắk đang huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
Bệnh nhân bạch hầu gia tăng từng ngày
Trong bốn tỉnh Tây Nguyên đã xuất hiện dịch bạch hầu gồm: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum và đến nay đã có gần 100 trường hợp mắc bệnh, Đắk Lắk là tỉnh phát hiện bệnh muộn nhất vào ngày 7-7 mới phát hiện ca bệnh đầu tiên tại buôn Diêo, xã Bông Krang, huyện Lắk.
Kể từ khi phát hiện ca mắc bệnh bạch hầu đầu tiên đến nay, các đơn vị thuộc Bộ Y tế đã phối hợp ngành y tế tỉnh triển khai khẩn cấp nhiều biệp pháp để phòng, chống bệnh bạch hầu, nhưng tình hình dịch bệnh vẫn lây lan nhanh và đang gia tăng từng ngày.
Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, bác sĩ Nay Phi La cho biết: Tình hình bệnh bạch hầu tại Đắk Lắk đang diễn biến phức tạp. Những ngày qua, ngành y tế liên tiếp ghi nhận các ca mắc bạch hầu mới tại nhiều địa phương. Theo đó, tính từ ca bệnh đầu tiên phát hiện ngày 7 cho đến 20-7, toàn tỉnh ghi nhận 18 trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu tại bảy xã thuộc năm huyện: Lắk, M'Đrắk, Krông Bông, Cư M'gar và Cư Kuin.
Trước tình hình trên, ngành y tế tỉnh đã khoanh vùng, cách ly, phun hóa chất xử lý môi trường tại các xã có bệnh nhân. Đến nay, đã có 8.580 trường hợp được cách ly, 1.977 hộ gia đình được xử lý hóa chất; 4.314 trường hợp được uống kháng sinh dự phòng, 6.550 trường hợp được tiêm vaccine phòng, chống bệnh bạch hầu.
Để nâng cao hiệu quả phòng, chống bệnh bạch hầu, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đề nghị Cục Y tế dự phòng tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn trong công tác phòng, chống bệnh bạch hầu; hỗ trợ công tác xét nghiệm khẳng định chẩn đoán bệnh cũng như việc triển khai tiêm vaccine phòng, chống bệnh; hỗ trợ huyết thanh kháng độc tố bạch hầu cho địa phương để kịp thời điều trị bệnh nhân, hạn chế thấp nhất các trường hợp biến chứng và tử vong...
Các bệnh mùa hè cũng tăng
Trong khi bệnh bạch hầu đang diễn biến phức tạp, chưa được ngăn chặn thì các loại bệnh mùa hè như: sởi, viêm não, rubella, bệnh dại, sốt xuất huyết (SXH)... trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng đang gia tăng.
Theo thống kê của Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, tính đến ngỳ 19-7, toàn tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 361 trường hợp mắc SXH tại 113/184 xã, phường, thị trấn thuộc 15 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, trong đó có 10 ổ dịch SXH tại cộng đồng.
Đặc biệt, toàn tỉnh ghi nhận 101 trường hợp mắc sốt rét tại 13/15 huyện, thị xã, thành phố, trong đó tập trung chủ yếu tại các huyện Ea Kar, Krông Năng, M'Đrắk; có 147 trường hợp mắc bệnh tay-chân-miệng; 11 trường hợp mắc bệnh sởi; ba trường hợp mắc viêm não Nhật Bản và ghi nhận sáu trường hợp tử vong do bệnh dại, tăng năm trường hợp so với năm 2019.
Ngoài ra, các bệnh truyền nhiễm khác như: bệnh cúm mùa, liệt mềm cấp, bệnh đường tiêu hóa, thủy đậu, quai bị... cũng đang có xu xướng gia tăng.
Theo Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, nguyên nhân khiến các dịch bệnh mùa hè gia tăng là do hiện nay thời tiết, khí hậu có nhiều sự biến đổi, diễn biến khó lường, nguy cơ xảy ra mưa lũ, ngập lụt kéo dài. Cùng với đó là sự giao lưu đi lại giữa các tỉnh ngày càng thuận lợi, trong khi đó, Đắk Lắk là tỉnh có địa bàn rộng lại nằm ở khu vực trung tâm vùng Tây Nguyên, dân số đông hơn 1,9 triệu người. Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 35%, đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn; trình độ dân trí thấp.
Do cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, người dân chỉ tập trung lo mưu sinh mà chưa chú trọng đến vệ sinh môi trường sống. Vì vậy, dự báo tình hình dịch bệnh mùa hè vẫn diễn biến phức tạp, nguy cơ bệnh truyền nhiễm xâm nhập, lây lan và bùng phát thành dịch trên địa bàn tỉnh là rất lớn.
Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, bác sĩ Nay Phi La cho biết: Trước tình hình đó, cùng với việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu, ngành y tế tỉnh Đắk Lắk sẽ tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè năm 2020 như: Tích cực, chủ động phát hiện sớm các ca bệnh truyền nhiễm, xét nghiệm tìm nguyên nhân khống chế kịp thời, không để dịch lớn xảy ra, lan rộng và kéo dài trên địa bàn tỉnh; tổ chức thu dung, cách ly, điều trị, hạn chế thấp nhất tử vong do các bệnh truyền nhiễm, góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn...
... và nỗi lo bệnh dại
Theo bác sĩ Trịnh Quang Trí, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, trong các bệnh truyền nhiễm hiện nay ở Đắk Lắk, đáng lo lắng nhất là bệnh dại, bởi từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh đã có sáu trường hợp tử vong vì căn bệnh này. Trong khi đó, tình trạng người dân ở Đắk Lắk vẫn còn thói quen nuôi chó, mèo nhưng không quản lý, thả rông trong khu dân cư, ngoài đường, đặc biệt nhiều người chưa chú trọng đến việc tiêm vaccine phòng dại cho chó, mèo khiến nhiều người dân bức xúc.
Cán bộ thú y huyện Cư M'gar tiêm phòng dại cho đàn chó ở địa phương.
Theo thống kê của các cơ quan chức năng của tỉnh Đắk Lắk cho thấy, toàn tỉnh có khoảng hơn 400 nghìn con chó, nhưng trung bình mỗi năm chỉ tiêm được hơn 50 nghìn liều vaccine phòng bệnh. Tỷ lệ đàn chó nuôi được tiêm phòng thấp cùng với tâm lý thờ ơ, chủ quan của người dân với bệnh dại dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, mỗi năm có khoảng 4.000 ca bị chó dại cắn phải đến các cơ sở y tế để tiêm phòng.
Trước tình hình các bệnh nhân tử vong do bệnh dại đang gia tăng, nhất là trong điều kiện thời tiết nắng nóng gay gắt như hiện nay, UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có văn bản chỉ đạo các cấp, ngành và các địa phương trong tỉnh tăng cường nhiều biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại trên địa bàn.
Theo đó, chỉ đạo Sở Y tế phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các ngành liên quan xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh dại trên động vật và người tại địa phương, bố trí kinh phí bằng nguồn ngân sách địa phương cho cơ quan chuyên môn để triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh dại; tổ chức rà soát, thống kê chính xác số lượng chó, mèo nuôi trên địa bàn.
UBND cấp xã, phường, thị trấn tiến hành rà soát, thống kê và lập danh sách cụ thể từng hộ nuôi chó, làm căn cứ để xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu để năng cao tỷ lệ tiêm phòng theo quy định, đặc biệt các xã có trường hợp tử vong do bệnh dại ở các huyện Krông Bông, Krông Búk, Krông Pắc, Ea H'Leo và M'Đrắk, tất cả chó, mèo trong diện tiêm phòng bắt buộc phải được tiêm vaccine phòng bệnh dại. Lập biên bản ký cam kết tất cả các hộ nuôi chó, mèo không thả rông chó, mèo, phải đeo rọ mõm và dây xích khi đưa chó, mèo ra nơi công cộng.
Tổ chức triển khai tiêm phòng cho đàn chó, mèo phải đạt 60-70% tổng đàn chó, mèo của từng địa phương để có miễn dịch chủ động với bệnh dại, tổ chức tiêm bổ sung cho chó, mèo mới phát sinh hoặc bị bỏ sót chưa được tiêm. Thành lập tổ, đội bắt chó, mèo có dấu hiệu mắc bệnh dại và chó, mèo thả rông trong vùng có ổ dịch dại để xử lý, không để lây lan ra diện rộng.
Các cấp, các ngành và các địa phương trong tỉnh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến từng cộng đồng dân cư, từng thôn, buôn, trường học về tính chất nguy hiểm, các dấu hiệu nhận biết của bệnh dại, cùng các chế tài xử lý vi phạm về nuôi chó, mèo thả rông và phòng, chống bệnh dại động vật theo quy định của Chính phủ. Trách nhiệm của chủ nuôi chó, mèo đối với cộng đồng; khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia giám sát, phát hiện và thông báo cho chính quyền cơ sở, cơ quan thú y và y tế về các trường hợp chó, mèo, động vật nghi mắc bệnh dại để kịp thời xử lý.
Bạch hầu bùng phát, Thứ trưởng Bộ Y tế: Đổ lỗi cho dân là chưa thỏa đáng Dịch bệnh bùng phát không chỉ có trách nhiệm của cộng đồng mà của cả những đơn vị có trách nhiệm. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn thăm bệnh nhân bạch hầu ở Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên Ngày 21/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn làm việc tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên (BVĐK...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nỗ lực bao phủ vaccine sởi, tạo miễn dịch cộng đồng

Báo động vi nhựa làm 356.000 người tử vong mỗi năm do bệnh tim

5 món ăn vặt lý tưởng bà bầu nên mang theo khi đi du lịch

Điều gì xảy ra với cơ thể khi uống trà xanh sai thời điểm?

Trị phồng rộp da do cháy nắng

3 loại trà tốt cho người tăng huyết áp

Loại cây được ví như 'thần dược' cho sức khỏe, người Việt lại chỉ trồng làm cảnh

9 loại rau giàu tinh bột tốt cho sức khỏe toàn diện

Dấu hiệu ảnh báo bạn đang bị loãng xương

Ai nên tầm soát nhồi máu cơ tim?

Cảnh giác tình trạng say nắng, say nóng ở trẻ nhỏ khi tham dự lễ diễu binh
Có thể bạn quan tâm

Những chặng đường bụi bặm - Tập 21: Bố Phỏm là doanh nhân thành đạt
Phim việt
13:06:32 01/05/2025
Bảng giá xe Jeep tháng 5/2025: Cái tên nào đắt nhất?
Ôtô
13:06:31 01/05/2025
Thunderbolts*: Phim siêu anh hùng điên rồ và dị biệt nhất vũ trụ điện ảnh Marvel
Phim âu mỹ
12:56:15 01/05/2025
8 sai lầm phổ biến khiến kem chống nắng 'mất tác dụng'
Làm đẹp
12:54:01 01/05/2025
10 phim Hàn hài - lãng mạn hay nhất 5 năm qua: Xem 1 tập là nghiện!
Phim châu á
12:45:24 01/05/2025
RM (BTS) 'cắn ngược' HYBE trên sóng, lộ thế lực ngầm Kpop, nghệ sĩ là con rối?
Sao châu á
12:33:33 01/05/2025
Sao nữ cả đời chưa biết xấu, là đối thủ nặng ký về mặt mộc với Phương Anh Đào
Hậu trường phim
12:30:28 01/05/2025
Top những món ngon cho ngày lễ 30/4 -1/5 không dầu mỡ
Ẩm thực
11:42:39 01/05/2025
Hồ Ngọc Hà "hét giá" cát-xê tiền tỷ, Noo Phước Thịnh chỉ biết cười trừ
Nhạc việt
11:24:06 01/05/2025
TP.HCM sẽ không trình diễn 10.500 thiết bị bay không người lái vào tối 1-5
Tin nổi bật
11:07:48 01/05/2025