Gia tộc Chu Vĩnh Khang giàu có đến mức nào?
Con cháu, họ hàng Chu Vĩnh Khang đã vơ vét nguồn lợi nhuận khổng lồ nhờ quyền lực và ảnh hưởng của ông ta.
Sau khi cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang chính thức bị tuyên bố điều tra, dư luận Trung Quốc không ngừng bàn tán xôn xao và đồn đoán về khối tài sản khổng lồ mà nhân vật có quyền lực và tầm ảnh hưởng cực lớn này vơ vét được bằng các hành vi tham nhũng của mình.
Tuy nhiên, có vẻ như chỉ một phần rất nhỏ trong khối tài sản khổng lồ đó có liên quan trực tiếp tới Chu Vĩnh Khang. Là người đứng đầu gia tộc, Chu Vĩnh Khang không trực tiếp tham gia vào các thương vụ làm ăn, mà chỉ tạo ra một chiếc ô bảo kê vô cùng vững chắc cho các hoạt động vơ vét của người thân trong nhà.
Theo các tài liệu điều tra mà tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng thu thập được, gia tộc họ Chu sở hữu hoặc có liên hệ với ít nhất 37 công ty, tập đoàn trong và ngoài nước, vươn tới tận Bắc Mỹ. Các công ty, tập đoàn này làm ăn trong lĩnh vực dầu khí, bất động sản, thủy điện, du lịch và rất nhiều ngành nghề khác.
Chu Vĩnh Khang (giữa), nhân vật quyền lực một thời, chính thức bị điều tra.
Trước đây, Reuters từng ước tính rằng tổng khối lượng tài sản mà gia tộc này sở hữu có thể lên tới 90 tỉ nhân dân tệ, một con số khiến nhiều người bàng hoàng.
Ông Hu Xingdao, bình luận viên chính trị thuộc Viện Công nghệ Bắc Kinh nhận định: “Nếu con số này là đúng, nó quả là khủng khiếp. Từ lâu, người ta đã nói tới &’thu nhập xám’ và nguồn tiền tham nhũng chiếm tới hơn 30% tổng thu nhập quốc dân của Trung Quốc, nhưng như vậy là quá nhiều”.
Tuy nhiên, trong hàng ngàn trang tài liệu điều tra mà tờ Washington Post thu thập được, cái tên “Chu Vĩnh Khang” hầu như không xuất hiện.
Thay vào đó, cái tên xuất hiện nhiều nhất là Chu Bân, con trai của Chu Vĩnh Khang, người đứng ra điều hành “đế chế kinh doanh” của gia tộc. Tiếp theo là mẹ vợ của Bân, bà Zhan Minli, người có vai trò vô cùng tích cực trong các hoạt động vơ vét của đế chế này. Người cháu Chu Phong và chị vợ của anh này cũng có vai trò đáng kể trong các hoạt động phi pháp trên.
Cả đại gia đình với quan hệ dây mơ rễ má này nắm trong tay một đế chế kinh doanh khổng lồ, có liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với những nhân vật từng chịu ơn Chu Vĩnh Khang về chính trị hoặc tiền bạc.
Con trai Chu Bân của Chu Vĩnh Khang điều hành công việc làm ăn chủ yếu thông qua các họ hàng bên vợ hay các bạn học và một số đối tác khác, còn ông này thì tìm cách ẩn mình càng kín kẽ càng tốt. Được biết Zhan Minli, mẹ vợ của Bân, là cổ đông lớn của ít nhất 9 công ty trong đế chế của gia tộc họ Chu.
Chu Bân, con trai của Chu Vĩnh Khang
Những người quen biết gia đình này cho hay, Chu Bân chẳng có tài cán kiệt xuất gì trong kinh doanh và không có cái khí tiết hơn người như của người cha Chu Vĩnh Khang. Tuy vậy, trong khoảng 10 năm qua, anh ta vẫn đưa được một công ty con đăng ký kinh doanh ngay tại nhà và trở thành một siêu tập đoàn có giá trị lên tới hàng trăm triệu nhân dân tệ.
Video đang HOT
Sau khi lấy bằng thạc sĩ quản trị quốc tế ở Mỹ, Chu Bân về nước đầu những năm 2000, và thành lập một công ty công nghệ không có tên tuổi ở Bắc Kinh vào năm 2003 tại ngôi nhà mượn của mẹ vợ.
Một năm sau, bà mẹ vợ của Bân tung ra 4 triệu tệ để thành lập một công ty khác và nắm giữ tới 80% cổ phần. Công ty mới thành lập này lập tức trở thành cỗ máy kiếm tiền cho Chu Bân. Ít lâu sau, công ty này bắt đầu thực hiện các dự án với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC), nơi Chu Vĩnh Khang từng là chủ tịch và vẫn còn có ảnh hưởng vô cùng lớn.
Công ty này đã thực hiện nhiều dự án lớn với CNPC, trong đó có dự án nâng cấp hệ thống quản lý bán lẻ cho 8.000 trạm xăng dầu ở nhiều tỉnh thành, thế nhưng, quá trình mời thầu cho các dự án này không hề có bất cứ hồ sơ pháp lý nào.
Nhiều nguồn tin cho biết, chiến lược kinh doanh của Chu Bân là mua các dự án của chính phủ với giá rẻ nhờ ảnh hưởng của người cha quyền lực, sau đó bán lại cho các công ty khác với giá cao hơn rất nhiều.
Một biệt thự sang trọng của Chu Vĩnh Khang
Tạp chí Tài Kinh cho hay, vào năm 2007 và 2008, Chu Bân đã kiếm lời hơn 500 triệu tệ bằng cách bán lại dự án giếng dầu Changyin và Changqing ở tỉnh Thiểm Tây cho đối tác khác. Tài Kinh cho rằng, trong các thương vụ mua bán dự án giếng dầu này, không ai có thể qua mặt được Chu Bân, con trai của một ủy viên Bộ Chính trị, người từng giữ chức Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia.
Đến năm 2011, Công ty Công nghệ Năng lượng Ánh dương Zhongxu của Chu Bân đã có tổng tài sản lên tới 139 triệu tệ với mức lợi nhuận hàng năm là 32,9 triệu tệ.
Ở Tứ Xuyên, nơi được coi là căn cứ quyền lực của Chu Vĩnh Khang, Chu Bân lấn sân vào lĩnh vực thủy điện và bất động sản, cũng như nhiều dự án du lịch béo bở khác. Ông ta và mẹ vợ đầu tư vào hai nhà máy thủy điện trên sông Dadu và bán điện cho người dân trong khu vực, thu về lợi nhuận 900 triệu tệ mỗi năm.
Tại đây, Chu Bân có nhiều mối quan hệ làm ăn với ông trùm khai mỏ Lưu Hán, kẻ vừa bị kết án tử hình vì cầm đầu một đường dây kiểu mafia chuyên tống tiền, giết người và sở hữu cả một kho súng ở Tứ Xuyên.
Tỉ phú mafia Lưu Hán có quan hệ làm ăn chặt chẽ với Chu Bân
Theo tờ Washington Post, Chu Vĩnh Khang đã từng có lần nhờ Lưu Hán để ý tới con trai mình. Chu Bân bán một công ty du lịch cho Lưu Hán vào năm 2004 với giá 12 triệu tệ, mặc dù giá trị thực của công ty này chưa tới 6 triệu tệ.
Chu Bân không phải là thành viên duy nhất trong gia tộc lợi dụng ảnh hưởng của Chu Vĩnh Khang để kiếm tiền. Hai người anh em trai của Chu Vĩnh Khang cũng đã vơ vét được một khoản tiền rất lớn nhờ dựa hơi ông ta.
Tại địa phương, người anh trai Chu Nguyên Hưng của Chu Vĩnh Khang đã lợi dụng tiếng tăm và quyền lực của em mình để trở thành kẻ chuyên móc nối cho các quan chức trong chính quyền chạy chọt. Người em trai Chu Nguyên Thanh cũng trở thành chiếc cầu nối để các quan chức cấp thấp ở khắp nơi có thể “cậy nhờ” Chu Vĩnh Khang trong con đường thăng tiến.
Các cháu của Chu Vĩnh Khang cũng không bỏ lỡ cơ hội khi thành lập một công ty chuyên đầu tư vào lĩnh vực năng lượng hoạt động ở các tỉnh Tứ Xuyên, Trùng Khánh và Tân Cương để vơ vét nguồn lợi nhuận rất khổng lồ. Tập đoàn Honghan do họ thành lập kiểm soát cổ phần của 20 công ty khác, với tổng mức đầu tư lên tới 400 triệu tệ.
Ông Hu Xingdou, một chuyên gia bình luận, nhận xét: “Dù có ít bằng chứng cho thấy Chu Vĩnh Khang có liên quan trực tiếp tới số tài sản khổng lồ này, chúng vẫn sẽ bị coi là tài sản có nguồn gốc không rõ ràng. Dù gì đi chăng nữa, dư luận Trung Quốc vẫn rất ủng hộ quyết định điều tra Chu Vĩnh Khang”.
Theo Khampha
Chu Vĩnh Khang bị chính con trai tố cáo
Cơ quan điều tra dựa vào những bằng chứng do con trai Chu Vĩnh Khang cung cấp để truy tố ông này.
Ngay sau khi Tân Hoa Xã loan tin cựu ủy viên Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang chính thức bị điều tra và truy tố với tội danh tham nhũng, báo chí nước này cũng xác nhận rằng Viện Kiểm sát thành phố Nghi Xương tỉnh Hồ Bắc cũng đã bắt giữ Chu Bân, con trai của Chu Vĩnh Khang, với tội danh kinh doanh trái phép.
Theo một số nguồn tin được báo chí Mỹ dẫn lại, sau khi bị bắt, chính Chu Bân đã nộp cho cơ quan điều tra bằng chứng quan trọng chống lại cha mình, và sau khi có những bằng chứng đó, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương mới thông báo điều tra và truy tố Chu Vĩnh Khang.
Chu Bân, con trai của Chu Vĩnh Khang
Tạp chí Tài Kinh của Trung Quốc xác nhận rằng, con trai của Chu Vĩnh Khang là Chu Bân đã bị bắt tại thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc với cáo buộc điều hành các công ty kinh doanh trái phép.
Theo Tài Kinh, người con trai 42 tuổi Chu Bân này đã dựa vào ảnh hưởng chính trị cực kỳ sâu rộng của cha mình để xây dựng nên một đế chế kinh doanh và chính trị bí mật ở thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô. Quy mô của đế chế này trải dài từ Tứ Xuyên tới tận Bắc Kinh, thậm chí còn ra cả nước ngoài.
Chu Bân làm ăn trên rất nhiều lĩnh vực, từ dầu mỏ, năng lượng cho tới du lịch và đầu tư. Hỗ trợ đắc lực cho Chu Bân là tập đoàn Zhong Xu Network do doanh nhân Wu Bing cầm đầu cùng các doanh nghiệp dầu khí khác. Mỗi năm đế chế kinh doanh này mang lại cho Chu Bân hàng tỉ đô la.
Ông Zhao Yuanming, giáo sư luật cấp cao Trung Quốc, cho rằng, Chu Vĩnh Khang không phải là người hưởng lợi duy nhất từ những hoạt động phi pháp tham lam vô độ của mình. Người thân và bạn bè thân thiết của Chu Vĩnh Khang cũng đã thu được khối tài sản khổng lồ nhờ dựa vào cái bóng chính trị của ông ta.
Giáo sư Zhao nói: "Chu Bân là một một người rất tích cực hoạt động trong giới tài chính. Anh ta làm rất nhiều phi vụ trái phép dưới cái ô bảo kê của cha mình. Tất nhiên, nhiều hành vi phạm tội của anh ta chưa được phơi bày, nhưng nhiều khả năng các điều tra viên đã nắm được hết. Khi Chu Vĩnh Khang sụp đổ, những tội lỗi của họ sẽ bị công khai".
Chu Vĩnh Khang từng là một nhân vật có tầm ảnh hưởng rất sâu rộng ở Trung Quốc
Sau khi Bạc Hy Lai "ngã ngựa" hồi năm ngoái, báo chí nước ngoài đã phanh phui quan hệ làm ăn bí mật giữa Chu Bân với Bạc Hy Lai. Từ mối quan hệ "đôi bên đều có lợi này", Chu Bân đã thu về khoản lợi nhuận tới hơn 3,2 tỉ USD. Chỉ riêng trong một dự án xây dựng trị giá 6,5 tỉ USD ở Trùng Khánh, Chu Bân đã đút túi tới 1,6 tỉ USD.
Theo báo chí nước ngoài, chỉ riêng ở Bắc Kinh, Chu Bân đã sở hữu tới 18 căn hộ có giá cao ngất ngưởng, trong số đó có căn biệt thự trị giá tới 32,5 triệu USD trước khi cải tạo. Chu Bân cũng đóng vai trò rất tích cực trong quá trình cân nhắc, đề bạt các vị trí trong ngành dầu khí Trung Quốc cũng như hệ thống chính quyền ở Trùng Khánh và Tứ Xuyên.
Là con trai của một cựu Bộ trưởng Công an, cựu ủy viên Bộ Chính trị, cựu trùm an ninh có tầm ảnh hưởng vẫn còn rất sâu rộng, Chu Bân còn tham gia sâu vào hệ thống hành pháp và tư pháp ở các địa phương này, nhận những khoản tiền hối lộ lớn để có thể "đổi trắng thay đen".
Theo tài liệu hồ sơ vụ án tại Tòa án Tối cao Trung Quốc, một cảnh sát địa phương dính bê bối khi dùng nước sôi dội lên người một nghi phạm đến chết. Chu Bân đã ra tay can thiệp để vụ án này "chìm xuồng" sau khi nhận khoản tiền hối lộ tới 16,2 triệu USD. Chu Bân cũng được cho là đã can thiệp để thả một trùm anh chị ở Cam Túc bị tình nghi giết người.
Sau khi bị bắt, Chu Bân đã nộp toàn bộ tài liệu, chứng cứ chống lại cha mình cho cơ quan điều tra. Chính những chứng cứ này đã giúp Chủ tịch Tập Cận Bình thuyết phục được các bậc tiền bối như Hồ Cẩm Đào, Giang Trạch Dân đồng ý điều tra và truy tố Chu Vĩnh Khang.
Ông Tập Cận Bình đã được tiền bối Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân nhất trí điều tra họ Chu
Ông Liu Yinquan, một giáo sư lịch sử Trung Quốc, cho rằng, những hành động tham nhũng và bất chấp luật pháp của Chu Bân trong suốt những năm qua đều được thực hiện trót lọt dưới chiếc ô bảo vệ khổng lồ của người cha.
Giáo sư Liu nói: "Chu Vĩnh Khang suốt ngày đắm chìm vào rượu chè và khoái lạc. Ông ta du hí khắp mọi nơi và tằng tịu với rất nhiều phụ nữ ở những nơi đó. Bởi vậy, ông ta hầu như không có thời gian để thực hiện bất cứ công việc cụ thể nào. Tôi cho rằng chính con trai và vợ ông ta đã làm thay hết mọi công việc đó, chẳng hạn như nhận tiền và quà biếu từ các quan chức".
Báo chí Hong Kong cho hay, khi người vợ Jia Xiaoye của Chu Vĩnh Khang còn làm MC ở đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), bà này đã từng nhận một món tiền khổng lồ để cất nhắc một nhân vật nào đó. Bạc Hy Lai cũng hối lộ bà này bằng nhiều món trang sức đắt tiền. Zheng Shaodong, một quan chức thân tín của Chu Vĩnh Khang cũng phải chi hàng trăm triệu USD để hối lộ bà này để mua chức tước ở tỉnh Quảng Đông.
Bên trong một biệt thự sang trọng của Chu Vĩnh Khang
Tạp chí Tài Kinh cho biết, em vợ của Chu Vĩnh Khang là Jia Xiaoxiao đã dựa vào quyền thế của anh rể để trở thành giám đốc chi nhánh Canada của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc. Các anh em trai và họ hàng của Chu Vĩnh Khang ở quê nhà đều lợi dụng vị thế của ông này để thu về số tiền tham nhũng khổng lồ.
Trước đó, hãng tin Reuters cho hay, cơ quan điều tra đã khám xét nhà ở của Chu Vĩnh Khang và người thân, tay chân thân tín ở 5 tỉnh thành, trong đó có Bắc Kinh và Thượng Hải để tịch thu số tài sản trị giá tới 14,5 tỉ USD. Hơn 300 họ hàng thân thích, tay chân thân tín, trợ lý và đồng minh chính trị của Chu Vĩnh Khang cũng đã bị bắt giam và khởi tố.
Nguồn tin của Reuters cho biết, hơn 10 thành viên trong gia đình của Chu Vĩnh Khang đã bị bắt giữ, trong đó có người vợ thứ hai Jia Xiaoye, con trai Chu Bân và con dâu.
Theo Khampha
Quân đội là mục tiêu "đả hổ" tiếp theo của TQ? Sau khi Chu Vĩnh Khang bị điều tra, tướng lĩnh quân đội Trung Quốc đang vô cùng bất an, lo lắng. Một ngày sau khi Trung Quốc tuyên bố chính thức điều tra và truy tố cựu ủy viên Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang, nhật báo Quân Giải phóng lập tức đăng bài tung hô và thể hiện sự "ủng hộ toàn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Lãnh đạo Malaysia, Nga thảo luận vụ rơi máy bay MH-17

Hàn Quốc khôi phục tour du lịch đến Bàn Môn Điếm

Đội xe tăng Abrams sẽ tiến vào thủ đô Washington ngày diễu binh

Campuchia công bố giai đoạn tiếp theo của dự án kênh đào Phù Nam Techo

Cô gái thoát khỏi cũi chó, tố bị cặp đôi lạm dụng suốt nhiều năm ở Mỹ

Đại học Harvard mở rộng vụ kiện chống Nhà Trắng

Ông Trump đề xuất Mỹ tiếp quản, biến Gaza thành "vùng tự do"

Mỹ đưa ra điều kiện mới để dàn xếp xung đột Nga - Ukraine?

Căn cứ Mặt Trăng: Trung Quốc và Nga thách thức vị thế không gian của Mỹ

Hứng trọn bánh xe tải, nóc xe Merecedes như bị dội bom

Ông Trump tới UAE thúc đẩy tham vọng AI của quốc gia vùng Vịnh

Ông Trump đề xuất phát triển tiêm kích thế hệ 6
Có thể bạn quan tâm

Hành trình chinh phục Đỉnh Everest chỉ trong một tuần
Du lịch
10:34:55 16/05/2025
Jenny Huynh 1 chọi 300 lên tạp chí Forbes, "Rich kid" Chao sa sút chỉ biết yêu?
Netizen
10:31:58 16/05/2025
1 Anh trai mang hit cá nhân đến Concert gây tranh luận, đẳng cấp vượt Sơn Tùng
Sao việt
10:22:36 16/05/2025
Nốt ruồi khổng lồ phủ kín hộp sọ khiến cậu bé có ngoại hình giống chuột Mickey
Lạ vui
10:20:28 16/05/2025
Triệu Anh Tử bị "đuổi thẳng" khỏi Cannes 2025, làm hư váy ở vị trí nhạy cảm?
Sao châu á
10:12:37 16/05/2025
Lời xin lỗi muộn màng của đại gia đất hiếm Đoàn Văn Huấn
Pháp luật
10:04:29 16/05/2025
Piaggio Việt Nam ra mắt xe Vespa primavera và Vespa sprint năm 2025
Xe máy
10:04:09 16/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 26: Chiếc tủ bí mật của bố Nguyên đã được mở
Phim việt
10:01:11 16/05/2025
Đề xuất doanh nhân phạm tội được tại ngoại để điều hành doanh nghiệp
Tin nổi bật
10:00:57 16/05/2025