Gia tộc làm bánh Trung thu lâu đời nhất HN
Không như làm bánh theo kiểu công nghiệp, bánh Trung thu gia đình họ Đỗ được làm một cách tỷ mỉ và kỳ công với những hương liệu tự nhiên, khác với những chiếc bánh công nghiệp tạo nên mùi vị bằng hoá chất, tinh dầu.
Hà Nội những ngày này đang hối hả chuẩn bị Trung thu bằng sắc màu rực rỡ của bánh trái đủ loại tràn ngập phố phường. Sự xô bồ của thị trường bánh công nghiệp tưởng chừng “bóp chết” nghề làm bánh thủ công, nhưng không, vẫn còn thứ bánh được làm theo đúng hương vị cổ truyền Hà Nội xưa với những bí mật về nghề của dòng họ không dễ gì chia sẻ…
Lão nghệ nhân Đỗ Năng Tý giới thiệu bánh trung thu của gia đình ông.
Ông tổ nghề bánh
Làng Xuân Đỉnh (Từ Liêm, Hà Nội) bây giờ nhà cửa san sát, phố xá sầm uất màu mè, đôi lúc khiến người ta chẳng nhận ra đây vốn dĩ là làng nghề làm bánh Trung thu có tiếng từ lâu.
Ở ngôi làng Xuân Đỉnh ngày này thật khó để cảm nhận được cái vị thơm nức, mùi vị không thể lẫn vào đâu từ những xưởng làm bánh nướng, bánh dẻo cho bất kỳ ai đặt chân đến những năm trước. “Nó đã bị mai một đi nhiều”, cụ già thư thái ngồi buông câu đầu làng nói với vẻ trầm buồn. Buồn là phải bởi ông tâm huyết cả cuộc đời mình với nghề làm bánh Trung thu truyền thống. Ông là nghệ nhân Đỗ Năng Tý. Cái tiếng “lão nghệ nhân họ Đỗ” không chỉ trong làng biết mà còn nức tiếng khắp cả miền Bắc, đặc biệt đối với các đầu mối nhập bánh Trung thu.
Người có công lớn níu giữ nghề làm bánh ở lại với Xuân Đỉnh nay đã 78 tuổi, nhưng vẫn khỏe mạnh, minh mẫn và đầy tâm huyết với nghề làm bánh Trung thu. Ông bảo: “Tôi tiếp nối nghề làm bánh từ bố mình. Gia đình tôi bắt đầu làm bánh từ cụ tôi. Làng nghề làm bánh cũng có nguồn gốc từ gia đình tôi mà phát triển ra”. Như vậy, tính đến đời các con ông Tý, thì gia đình ông đã có 4 đời sống với nghề làm bánh Trung thu. Người ta thường gọi bánh của ông với cái tên “bánh nhà họ Đỗ”.
Món quà truyền thống của lão nghệ nhân gửi gắm cho mai sau.
Người nhà họ Đỗ vẫn tự hào về có nghề làm bánh mứt trải qua 4 thế hệ và đây là gia đình khởi đầu sớm nhất và duy trì lâu nhất nghề này ở Xuân Đỉnh. Khởi nghề là cụ tổ Đỗ Năng Diễn (tức cụ Lý Diễn) từ năm 1902 đã có cửa hàng tại số 34 Hàng Đường và phố Hàng Vải Thâm, (nay là phố Hàng Vải), có tên hiệu Xuân Lan. Cụ Lý Diễn sau này truyền lại nghề cho con thứ là cụ Đỗ Tôn Cù, tên thường gọi là cụ Hai Đậu. Người con trai thứ của cụ Hai Đậu là ông Đỗ Năng Tý cùng với 4 người con trai, gái hiện đang cùng gây dựng lại nghề tổ trên đất Xuân Đỉnh.
Lão nghệ nhân Đỗ Năng Tý nhớ lại: “Cách đây chục năm, Xuân Đỉnh có khoảng 50 – 60 gia đình làm bánh. Bây giờ chỉ còn 15 gia đình. Trước sự đổ bộ của các loại bánh sản xuất công nghiệp, nhiều gia đình đã phải bỏ nghề vì không còn đủ sức cạnh tranh. Xuân Đỉnh vốn dĩ là làng nghề làm bánh truyền thống nhưng đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ. Để lưu giữ lại nghề của ông cha, nghề truyền thống của quê hương, mình cần phải giữ lấy”.
Một số mẫu bánh Trung thu của ông Tý. Ảnh: H.P
Video đang HOT
Bí quyết gia truyền hàng trăm năm
Trước thực trạng bánh Trung thu kém chất lượng tràn ngập thị trường, một số còn giả danh mưu lợi thì bánh Trung thu nhà ông Tý lại được sản xuất một cách rất đặc biệt. Ông bảo: “Mọi nguyên liệu đều được chúng tôi tự làm. Không mua lại của bất cứ nhà phân phối nào. Gạo được đặt mua ở Nam Định. Chỉ có gạo ở đó mới đạt yêu cầu”.
Gia tộc họ Đỗ còn truyền giữ đời này qua đời khác 2 khuôn bánh Trung thu cỡ đại như một báu vật. Hai khuôn bánh này đều được làm từ loại gỗ tốt và chạm khắc sắc nét hình “lưỡng long chầu nguyệt” đặc trưng cho chiếc bánh Trung thu cổ truyền. Mỗi khuôn bánh nặng 13 kg. Ông Đỗ Năng Tý cho biết, ngay từ thuở nhỏ đã được các cụ truyền dạy phải biết coi trọng và gìn giữ đồ gia bảo này dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Cách đây không lâu, ông đã giao lại 2 khuôn bánh này cho con trai mình.
Không như làm bánh theo kiểu công nghiệp, bánh Trung thu gia đình họ Đỗ được làm một cách tỷ mỉ và kỳ công. Gạo vo xong để cho “ngấm” từ 3-4 tiếng nữa, khi bốc lên thấy se mặt thì cho vào rang. “Rang cát, chỉ cần nhìn vào màu của khói bay lên là đoán được đã đủ nhiệt để cho gạo vào chưa. Gạo rang trong cát ở nhiệt độ 300 độ C, vẫn bằng cảm quan, khi nào thấy hạt gạo rộp lên, nổi lên trên nền cát trắng phau là được”, ông Tý tiết lộ bí quyết.
Nếu bánh dẻo chú trọng đến lớp áo ngoài trắng trong thì bánh nướng lại cầu kỳ hơn ở gia giảm phần nhân. Điều khác biệt với những chiếc bánh công nghiệp tạo nên mùi vị bằng hoá chất, tinh dầu, bánh truyền thống bao đời nay vẫn trung thành với những hương liệu tự nhiên. Đó là thứ vị thơm nồng của vỏ quất non, lá chanh với rượu Mai Quế Lộ được cất riêng theo công thức cha truyền con nối, không thể tiết lộ.
Ở cái ngưỡng chuẩn bị bước vào tuổi bát tuần, điều ông Tý băn khoăn rằng rồi đây chiếc bánh Trung thu truyền thống sẽ ra sao trong cơn lốc công nghiệp hóa. Ông tin tưởng: “Càng ngày càng xuất hiện nhiều các thương hiệu bánh Trung thu mới ra đời, thế nhưng những chiếc bánh dẻo, bánh nướng mang hương vị cổ truyền vẫn có nét lôi cuốn rất mạnh đối với người thưởng thức. Nếu người làm nghề chân thật, đứng đắn thì nghề bánh truyền thống sẽ vẫn có chỗ đứng, vẫn sống khỏe”. Vì thế, mặc cho những chiếc bánh công nghiệp đắt tiền xuất hiện đầy rẫy thị trường, bánh Trung thu gia tộc họ Đỗ với những nguyên liệu tự nhiên của quê hương đất Việt vẫn là nét riêng và là món quà thú vị từ ngàn xưa gửi tặng thế hệ hôm nay.
Theo Hà Phương (Gia đình & Xã hội)
'Trần trụi' công nghệ làm bánh trung thu giữa Hà Nội
Nguyên liệu làm bánh được phơi ngoài quốc lộ, nhân bánh bị ruồi muỗi bâu đen, khay đựng bánh cáu bẩn, những người công nhân tay không bốc bánh... là thực trạng thường thấy ở nơi làm bánh Trung thu truyền thống Xuân Đỉnh.
Gần đây, với công nghệ tân tiến, hiện đại, nhiều nhà máy sản xuất bánh kẹo đã cho ra lò hàng loạt bánh Trung thu với mẫu mã đa dạng, phong phú, bắt mắt, hấp dẫn người mua. Song bánh Trung thu truyền thống vẫn không bị lỗi mốt và luôn chiếm vị trí khá quan trọng trong lòng người dân. Nhưng sự thật về chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào thì ít ai có thể trả lời được.
"Nướng bánh ở nhiệt độ cao, vi khuẩn nào chẳng chết"
Một chiều tháng 8/2010, chúng tôi đến thôn Đông (Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội), một trong những làng nghề sản xuất bánh kẹo truyền thống khá nổi tiếng trong lòng Hà Nội. Chưa đến đầu làng, đập vào mắt chúng tôi là biển hiệu làng nghề làm bánh Trung thu treo trang trọng giữa lối ra vào. Hàng loạt bạt phơi bí trắng (nguyên liệu làm nhân bánh Trung thu) phơi la liệt trên lề đường Xuân La. Nếu quan sát cận cảnh, dễ nhận ra bụi bẩn bay quện quanh, bám li ti vào phần bí này.
Những mẻ bí được phơi "trần trụi" trên vỉa hè đường Xuân La
Theo người công nhân đang tay không thu gom bí tại đây cho biết, bí này được phơi nắng cho trắng để làm nhân bánh nướng cho dịp Trung thu tới. Bí quyết phơi bí không phải để khô bí, chủ yếu làm cho bí không bị thâm. Đây cũng chính là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các các nhà máy sản xuất bánh kẹo trong thành phố và phục vụ cả cho một số cơ sở tư nhân trong làng.
Khi hỏi về vấn đề đảm bảo vệ sinh được xử lý như thế nào, người công nhân này thản nhiên nói: "Nướng bánh ở nhiệt độ cao thì vi khuẩn nào chẳng chết". Nói rồi tiếp tục tay không bốc bí, nhanh chóng cuộn những tấm bạt lại, để chạy cơn mưa đang ập đến. Những xe cải tiến chất đầy những bao bí vừa phơi đi dọc làng, vừa đi nước vừa chảy rỉ ra xuống đường, kéo theo đàn ruồi, muỗi theo xe "về làng tìm mật".
Xe chở bí đi đến đâu, nước rỉ ra tới đó.
Sắp đến Tết Trung thu, không khí làm việc tại các cơ sở sản xuất tại Xuân Đỉnh khá náo nhiệt, gấp gáp. Mùi đường, mùi bơ, mùi dăm bông, mùi bánh nướng... bay khắp làng.
Trong vai một người muốn nhập một lượng hàng lớn về tỉnh lẻ bán, chúng tôi ghé vào cơ sở sản xuất P. ngay cạnh đầu làng. Cảnh tượng đầu tiên bất cứ ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy đó là: xe rác ngổn ngang; thùng đựng bột, rổ đựng bánh bề bộn; những tấm phên, tấm bạt chất đống trước cửa xưởng sản xuất. Không gian làm bánh tràn ngập mùi hôi nồng nặc từ con mương đặc quánh màu xám đen ngay đối diện bốc lên.
Những chiếc rổ đựng bánh được chất bên ngoài xưởng
Thùng đựng bột cáu bẩn đặt cạnh xe rác.
Ngay sát cửa ra vào, người mua bắt gặp ngay những chiếc khoang ngâm bí rộng, không có bất kỳ một dụng cụ che chắn nào. Lại gần thêm chút nữa, phía trên thùng bí, trên những khay nguyên liệu, ruồi muỗi bâu đen tạo cho người ta một cảm giác rờn rợn.
Một không gian ẩm thấp, nhớp nháp, nhiều ruồi muỗi.
Khu nhà sản xuất cấp bốn xập xệ, cộng với không gian ẩm thấp, bột bánh vung vãi khắp nơi trên nền xưởng ướt át càng khiến nơi đây nhớp nháp hơn bao giờ hết. Từng đàn ruồi từ những đống rác thải, con mương đặc quánh bay lên "oanh tạc" khắp nơi...
Rác thải bừa bộn ngay phía ngoài xưởng sản xuất,
càng tạo điều kiện cho ruồi muỗi sinh sôi, nảy nở.
"Mục sở thị" lò sản xuất bánh trung thu giá rẻ
Để thâm nhập vào cơ sở sản xuất không dễ bởi những người chủ ở đây đã có quá nhiều kinh nghiệm trong việc đón tiếp "cánh" nhà báo từ trước đó. Vì thế, thấy bóng dáng người lạ, cả ông chủ, bà chủ của cơ sở sản xuất bánh trung thu H. đều nghiêm giọng: "Cần gì?". Ngay sau đó, họ dàn trận 3 - 4 công nhân nam gương mặt dữ tợn chắn ngay ở trước cửa xưởng sản xuất, luôn miệng "hỏi han": "Làm gì ở đây"?, "có việc gì đấy" và chốc chốc lại xua tay đuổi đi chỗ khác.
Khi chúng tôi hỏi mua với số lượng lớn, người chủ cửa hàng thao thao bất tuyệt khoe về thương hiệu gia truyền của nhà mình, xếp vào hạng "đệ nhất Xuân Đỉnh". Chị khoe: Bánh ở đây ngon đến nỗi... "ăn hết cả cái bánh mà không biết ngán".
Đặt vấn đề sẽ lấy hàng trong thời gian tới, chúng tôi được đón tiếp khá niềm nở và công cuộc làm giá diễn ra chóng vánh. Loại bánh bình dân 180 gram có giá giao động từ 8 - 10.000 đồng/chiếc, phụ thuộc vào nguyên liệu nhân bánh. Nếu bánh nhân thập cẩm, giá sẽ là: 8.000 đồng/chiếc, nhân đậu xanh 9.000 đồng/chiếc và nhân dăm bông 10.000 đồng/chiếc. Còn loại 250 gram, giá sẽ đắt hơn một chút, ưu đãi nhiều nếu lấy hàng với số lượng lớn.
Theo nhiều chủ lò, so với năm ngoái, giá cả bánh Trung thu năm nay tăng lên khoảng 25 - 30%. Một phần bởi giá nguyên liệu nhập vào cao, hơn nữa, lương công nhân tăng đẩy giá bánh tăng theo. Nếu năm ngoái, 1 kg đường các chủ lò nhập chỉ với giá 11.000 đồng thì năm nay, đường lên 18.000 đồng/kg. Ngoài ra, bột mì, hương liệu và các phụ gia khác cũng đều tăng cao theo giá cả cạnh tranh trên thị trường.
Khá vồn vã, xởi lởi khi nói về giá cả và thương hiệu nhưng khi PV lựa lời ngỏ ý muốn tham quan cơ sở sản xuất trước khi mua bánh, ngay lập tức, chị P. - nữ chủ lò xua tay, gay gắt: "Không! Không! Không! Làm gì có chuyện vào xưởng nhà người ta". Trên đường trở ra, qua quan sát nhanh của PV, mặc dù công nhân ở đây có một vài người mặc đồng phục sản xuất nhưng toàn bộ đều tay không làm bánh.
Rời khỏi cơ sở sản xuất của chị P, PV tiếp tục đột nhập lò bánh "bán chuyên" của gia đình anh V. cách đó không xa.
Những chiếc máy lâu ngày không được rửa ráy vẫn
ung dung hoạt động hết ngày này qua ngày khác
Trong nhà, một người thanh niên đang nhào nặn bánh. Hình ảnh đập vào mắt đầu tiên là quần đùi, áo lấm lem bẩn và tay không nặn bánh. Những chiếc bánh được ra lò để trong khay nhựa đen kịt, két đầy vết ố bẩn. Những khay lạp xưởng làm nhân bánh được bày ngay dưới nền nhà. Phía bên ngoài, khâu hoàn thành sản phẩm cũng được thực hiện rất nhanh chóng, bài bản khi công nhân thoăn thoắt đóng bánh vào túi với những thương hiệu bắt mắt.
Cận cảnh một người thợ đang làm bánh.
Nồi đóng vảy bẩn, nước làm bánh lắng cặn.
Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết trong dịp Trung thu tới sẽ thanh kiểm tra quyết liệt và có kế hoạch kiểm tra đột xuất một số cơ sở sản xuất bánh Trung thu trong địa bàn thành phố Hà Nội và sẽ "mạnh tay" đối với các cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo VTC











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tìm thấy thêm 1 thi thể nạn nhân vụ 7 học sinh bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Tiếng kêu thất thanh sau khi ô tô lao xuống ao, lật ngửa khiến người phụ nữ tử vong

Vì sao thực phẩm giả, kém chất lượng bán tràn lan tại TP.HCM?

TP.HCM: Xe đạp điện dựng trước kho hàng chuyển phát nhanh phát nổ, cháy ngùn ngụt

Thông tin mới vụ dầu gội, kem chống nắng của công ty chồng Đoàn Di Băng

Vụ sụt lún đường dẫn cầu Hòa Bình: Khảo sát không phát hiện túi bùn?

Đoàn kiểm tra bị 'nhốt' khi kiểm tra cơ sở chữa bệnh bằng nước

'Ngân 98' đến Sở An toàn thực phẩm TP.HCM trình bày những gì?

Thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh COVID-19 tại TP HCM

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất hết mái dột lại tới sàn lộ khe hở 'bẫy' hành khách

Tai nạn liên hoàn giữa 5 xe trước khu vực chợ đầu mối Thủ Đức, 2 người tử vong

TPHCM xác minh, thẩm tra vụ TikToker Võ Hà Linh bị tố bán phá giá
Có thể bạn quan tâm

AP: Căn cứ không quân Nga tại Syria bị tập kích
Thế giới
04:26:14 23/05/2025
Cuộc đời bi kịch của tuyệt sắc giai nhân Việt đẹp "như tiên nữ giáng trần", nổi tiếng vượt biên giới
Hậu trường phim
23:54:32 22/05/2025
Lời khai nhận hối lộ của bí thư phường Hoàng Liệt
Pháp luật
23:38:53 22/05/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món dễ nấu lại trôi cơm vô cùng
Ẩm thực
23:34:13 22/05/2025
2 "thánh đường" tại TP.HCM tan hoang, một nam NSND xót xa: Cái chết tức tưởi
Sao việt
23:31:54 22/05/2025
Miss World phá lệ, hoa hậu Anh đang thi thì bỏ về, nghi mang thai, Á hậu thế chỗ
Sao châu á
23:19:07 22/05/2025
Nền tảng bán vé show G-Dragon tại Việt Nam thông báo bị tấn công mạng nghiêm trọng, sẽ làm việc với cơ quan chức năng
Nhạc quốc tế
23:15:02 22/05/2025
Cơm quê bán 9 triệu bị mắng, chủ Dượng Bầu lên clip đáp trả, réo tên Thái Công
Netizen
23:11:47 22/05/2025
Ca sĩ Soobin, Lệ Quyên và Đàm Vĩnh Hưng dời lịch trong 2 ngày quốc tang
Nhạc việt
22:55:35 22/05/2025