Giá trị của đồng USD song hành với sức mạnh của Mỹ?
Ở thời điểm cuối năm 2024, sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đồng USD tăng giá đều đặn, phản ánh kỳ vọng của thị trường rằng đà tăng trưởng tương đối mạnh của nền kinh tế Mỹ, các biện pháp kích thích tài khóa bổ sung và chính sách thuế quan mới sẽ nâng đỡ bước tiến của đồng bạc xanh.
Nhưng thực tế lại cho thấy những diễn biến ngược chiều: Đồng USD đang trượt dốc.
Trong tháng 3, đồng USD dao động gần mức “đáy” của 5 tháng so với các đồng tiền chủ chốt khác, giữa lúc thị trường hoang mang trước những chính sách thương mại khó đoán của Tổng thống Trump và loạt dữ liệu kinh tế ảm đạm.
Các nhà phân tích Dominic Wilson và Kamakshya Trivedi của ngân hàng đầu tư Goldman Sachs nhận định, thị trường đã chứng kiến hai thay đổi lớn. Thứ nhất, chính sách bất ổn của chính quyền Mỹ đã làm giảm sức hấp dẫn của tài sản Mỹ. Thứ hai, các biện pháp kích thích kinh tế của Đức đang giúp các nền kinh tế đầu tàu châu Âu trở nên hấp dẫn hơn. Điều này có thể làm suy yếu niềm tin vào khả năng vượt trội của kinh tế Mỹ và khiến các nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ ra ngoài thị trường Mỹ.
Trong bài viết mới đây đăng trên trang Project Syndicate, chuyên gia kinh tế Jim O’Neill, cựu Bộ trưởng Tài chính Anh cho rằng đồng USD có thể tiếp tục suy yếu. Theo ông O’Neill, không chỉ yếu tố chu kỳ, các vấn đề liên quan đến cấu trúc và hệ thống đều có thể khiến đồng USD giảm giá mạnh hơn nữa. Nhận định này được đưa ra giữa bối cảnh nền kinh tế Mỹ đã phát đi những tín hiệu báo động đỏ và nhiều quốc gia đang khẩn trương tìm cách giảm sự phụ thuộc kinh tế vào nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Theo ông O’Neill, ngay từ đầu, ông đã nghi ngờ các dự báo cho rằng chính sách thuế quan sẽ hỗ trợ USD và không có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế Mỹ, bất chấp tác động tiêu cực lên người tiêu dùng.
Hiện nay, chính quyền của Tổng thống Trump đang tập trung hỗ trợ hoạt động sản xuất trong nước và có một cách hiểu riêng về năng lực cạnh tranh. Ông O’Neill nhấn mạnh rằng cách tiếp cận này của Nhà Trắng không cung cấp nhiều cơ sở để có thể kỳ vọng vào đà tăng liên tục của đồng USD.
Bên cạnh đó, ông O’Neill cũng đặt dấu hỏi về quan điểm cho rằng khó có thể ngăn cản đà tăng của đồng USD khi kinh tế Mỹ có nhiều lợi thế vượt trội như: thị trường tài chính vững mạnh, công nghệ tiên tiến, an ninh vượt trội và tăng trưởng kinh tế cao. Ông O’Neill nhấn mạnh nhiều yếu tố về chu kỳ, cấu trúc và hệ thống khác có thể khiến đồng USD tiếp tục suy yếu.
Về mặt chu kỳ, nhiều dữ liệu cho thấy kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu hạ nhiệt. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh Atlanta dự báo nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng âm trong quý I/2025. Và đây không phải là dấu hiệu duy nhất gây quan ngại. Các cuộc khảo sát mới nhất về niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng cho thấy dấu hiệu tiêu cực. Hơn nữa, ngay cả những người bên ngoài ngành tài chính cũng cảm thấy bất an hơn về lạm phát tại Mỹ trong tương lai.
Nhiều nhà quan sát đang đề cập đến khả năng xảy ra hiện tượng đình lạm ở Mỹ. Bên cạnh đó, phản ứng với những động thái khó lường của ông chủ Nhà Trắng, nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước châu Âu và Trung Quốc, đang chủ động giảm sự phụ thuộc vào kinh tế Mỹ.
Những diễn biến trên đều có thể giải thích cho sự suy giảm của đồng USD. Tuy nhiên, còn một vấn đề cơ bản hơn: Nếu Tổng thống Trump kiên trì theo đuổi chính sách tăng thuế quan, dẫn đến lạm phát và ảnh hưởng đến nền kinh tế, giá trị cân bằng dài hạn của USD sẽ thấp hơn. Và nếu Tổng thống Trump duy trì cách tiếp cận hiện tại, sự điều chỉnh về giá của đồng USD có thể sẽ rất mạnh.
Xét đến vai trò của đồng USD trong hệ thống kinh tế và chính trị toàn cầu, một số ý kiến cho rằng giá trị của đồng tiền này song hành với sức mạnh của Mỹ với tư cách là cường quốc bảo đảm an ninh và nắm giữ vị trí chủ đạo trong các thể chế đa phương sau Thế chiến II. Tuy nhiên, nếu Mỹ từ bỏ những vai trò này, các quốc gia khác sẽ buộc phải tự đứng lên, và vị thế thống trị của đồng USD có thể chấm dứt.
Vị thế bá chủ toàn cầu của đồng USD trong nhiều năm đã mang lại lợi thế tài chính to lớn và bền vững cho cả chính phủ và các doanh nghiệp Mỹ. Ngày nay, khi Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong GDP và thương mại toàn cầu, rất khó để tin rằng những nỗ lực phát triển các hệ thống thanh toán độc lập với đồng USD sẽ không tăng tốc nếu ông Trump tiếp tục “vũ khí hóa” đồng bạc xanh.
BRICS+: Một trung tâm quyền lực toàn cầu mới?
Mặc dù BRICS vẫn là một không gian hợp tác tương đối phân tán, bị chi phối bởi những mâu thuẫn nội bộ và các chương trình nghị sự khác biệt, điển hình là mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng ngày càng tăng của khối này trong bối cảnh quốc tế hiện nay.
Video đang HOT
Quốc kỳ các nước thành viên BRICS. Ảnh: IRNA/TTXVN
Trang thông tin của khối BRICS (infobrics.org) mới đây đã đăng bài của ông Patricio Giusto Giám đốc của Đài Quan sát Trung Quốc-Argentina cho biết năm 2025 bắt đầu với sự mở rộng đáng kể của BRICS (gồm Brazil, Liên bang Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), khi khối này đã chính thức kết nạp bốn thành viên mới, gồm: Ai Cập, Ethiopia, Iran và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
Tình trạng của Saudi Arabia vẫn chưa rõ ràng, vì nước này đã tạm hoãn quyết định gia nhập. Trong khi đó, một số cường quốc khu vực đang lên đã bày tỏ mong muốn tham gia BRICS , bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Đáng chú ý, Argentina đã từ chối lời mời mà trước đó họ đã chấp nhận, sau khi ông Javier Milei nhậm chức tổng thống vào năm 2023.
Mặc dù BRICS vẫn là một không gian hợp tác tương đối phân tán, bị chi phối bởi những mâu thuẫn nội bộ và các chương trình nghị sự khác biệt, điển hình là mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng ngày càng tăng của khối này trong bối cảnh quốc tế hiện nay.
Hiện tại, BRICS chiếm 47% dân số thế giới và 41% GDP toàn cầu. Nếu các quốc gia trong danh sách chờ, dẫn đầu là Thổ Nhĩ Kỳ và phần lớn thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), gia nhập, nhóm này sẽ dễ dàng vượt qua mốc 50% ở cả hai chỉ số. Hơn nữa, ít nhất tám quốc gia khác đã thể hiện sự quan tâm ở các mức độ khác nhau đối với việc gia nhập BRICS .
Trọng tâm của cuộc tranh luận là liệu BRICS có thể tự khẳng định mình như một trung tâm quyền lực mới đại diện cho "Nam toàn cầu", trở thành đối trọng với Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) hay không. Cũng cần lưu ý rằng G7 cũng đang phải đối mặt với những mâu thuẫn nội bộ và lợi ích xung đột giữa một số thành viên, tương tự như những gì đang xảy ra trong các vấn đề quốc phòng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Không thể phủ nhận rằng sự trỗi dậy của BRICS gắn liền với các lợi ích chiến lược và các chương trình nghị sự bổ trợ giữa các thành viên chính của khối. Tuy nhiên, bối cảnh quốc tế đầy phân mảnh, đặc biệt do cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ, đã đóng vai trò quyết định trong việc thúc đẩy sự phát triển này.
Khi còn là nhà kinh tế trưởng của ngân hàng đầu tư Goldman Sachs, ông Jim O'Neill, người đã đặt ra thuật ngữ "BRIC" vào năm 2001, cho biết ý định của ông chỉ đơn thuần là xác định bốn nền kinh tế mới nổi (lúc này chưa bao gồm Nam Phi) mà theo dự báo thị trường sẽ thống trị tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2050.
Tuy nhiên, theo thời gian, thuật ngữ này đã có thêm trọng lượng về địa chính trị và ý nghĩa thể chế, dẫn đến giai đoạn mở rộng thành viên hiện tại và một chương trình nghị sự ngày càng đa dạng, bao gồm cả các vấn đề như an ninh quốc tế và cải cách hệ thống tài chính.
Bất chấp những mâu thuẫn nội bộ không thể phủ nhận, mỗi cường quốc trong BRICS đã thành công trong việc tận dụng lợi ích riêng của mình trong khi vẫn duy trì sự gắn kết của khối. Cho đến nay, mô hình này vẫn hoạt động hiệu quả, nhưng tương lai vẫn chưa chắc chắn, đặc biệt là với sự tham gia của những nhân tố có thể gây xáo trộn như Iran.
BRICS hiện đang chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh mới tại Brazil, sau thành công của hội nghị được tổ chức tại Kazan (Liên bang Nga) vào tháng 10 năm ngoái. Nhiều chính trị gia và nhà phân tích phương Tây, bị chi phối bởi định kiến ý thức hệ, đã dự đoán trước rằng hội nghị đó sẽ thất bại do sự "cô lập" của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin. Tuy nhiên, trái ngược với những kỳ vọng đó, 36 nguyên thủ quốc gia đã tham dự hội nghị tại Kazan, cùng với Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres.
Toàn cảnh Hội nghị Cấp cao Nhóm BRICS ở Kazan, Liên bang Nga, ngày 23/10/2024. Ảnh: ANI/TTXVN
Những câu hỏi quan trọng đặt ra về tương lai của BRICS :
Một là liệu BRICS có thể củng cố quá trình mở rộng của mình và tự định vị như một trung tâm quyền lực toàn cầu mới, cạnh tranh với Mỹ và các đồng minh chủ chốt? Những dấu hiệu ban đầu cho thấy các quốc gia như Ấn Độ và Brazil có thể không hoàn toàn ủng hộ việc đối đầu trực tiếp với phương Tây.
Hai là liệu BRICS có thể đạt đến số lượng thành viên tương đương với Phong trào Không Liên kết (vẫn tồn tại chính thức với khoảng 120 thành viên)? Một thách thức lớn có thể nằm ở vấn đề lãnh đạo của khối mới nổi này, hiện đang bị chi phối bởi Trung Quốc, siêu cường mới nổi hàng đầu và cũng là nước thúc đẩy mạnh mẽ nhất BRICS.
Ba là việc mở rộng BRICS sẽ củng cố hay làm suy yếu khối này? Các nhà phê bình và hoài nghi cho rằng sự đa dạng quá lớn có thể khiến khối mất đi sự gắn kết. Tuy nhiên, xét đến quá trình phát triển của khối và các động lực mạnh mẽ từ bối cảnh toàn cầu hiện tại, cũng có những lập luận thuyết phục để cho rằng điều ngược lại có thể xảy ra.
Tổng thống Mỹ Donald Trump, từ khi tranh cử đã chỉ trích BRICS. Ông bày tỏ sự tức giận (và có thể là lo ngại) về khả năng khối này thúc đẩy một giải pháp thay thế cho đồng USD, đồng thời cảnh báo sẽ áp đặt thuế quan 100% đối với các quốc gia BRICS nếu họ làm suy yếu đồng USD. Khi BRICS tiếp tục mở rộng ảnh hưởng, rõ ràng là sức mạnh toàn cầu ngày càng tăng của khối này không thể bị bỏ qua hoặc đánh giá thấp.
Ấn Độ nêu lập trường về đồng USD Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar khẳng định rằng nhóm BRICS không có sự đồng thuận về việc phi USD hóa và bác bỏ quan điểm cho rằng nhóm này đang tìm cách chống lại đồng tiền của Mỹ. Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar. Ảnh minh hoạ: ANI/TTXVN Đài RT đưa tin, ngày 5/3, phát biểu tại Viện nghiên cứu Chatham House...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đất hiếm - Mặt trận nóng của các siêu cường

Lãnh đạo Mexico và Mỹ nhất trí thúc đẩy cân bằng thương mại song phương

Hàn Quốc có quyền Tổng thống mới

Bí ẩn 'người cây': Thực vật biết 'đi bộ', rễ hóa 'chân', tự di chuyển gây sốt TG

Anh trở thành trung tâm tài chính cho dự án nhiên liệu hóa thạch quy mô lớn

Tổng thống Trump bổ nhiệm lãnh đạo tạm thời của Đại sứ quán Mỹ tại Ukraine

Cựu Tổng thống Nga Medvedev: Ông Trump 'sai lầm' khi áp thuế với Trung Quốc

Thông báo mới nhất của Bộ Thương mại Trung Quốc về tình hình đàm phán thuế quan với Mỹ

Thông tin chi tiết thỏa thuận khoáng sản và những đảm bảo với Kiev

Tổng thống Trump đề cử ông Mike Waltz làm đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc

Nga cảm ơn Mỹ vì hỗ trợ quân sự trong Thế chiến II

Tanzania: Tăng hơn 35% lương tối thiểu cho công chức
Có thể bạn quan tâm

Brad Pitt chưa quên Angelina Jolie, lộ 1 chi tiết không muốn kết hôn người mới?
Sao âu mỹ
15:26:52 02/05/2025
Rapper Double2T kể chuyện khó quên khi hát cùng Phương Mỹ Chi ở đại lễ
Nhạc việt
15:23:11 02/05/2025
Duyên Quỳnh giành giật với Võ Hạ Trâm, còn có động thái lạ, CĐM đào lại quá khứ?
Sao việt
15:22:46 02/05/2025
Vụ bắn tài xế ở Vĩnh Long: clip hiện trường TX có dấu hiệu vi phạm, xử lý cán bộ
Tin nổi bật
15:21:21 02/05/2025
Em xinh 'say hi' hé lộ 10 cái tên: Bích Phương tái xuất, Bảo Anh gây tranh cãi
Tv show
15:17:40 02/05/2025
QN Thanh Hiếu Đặc nhiệm 2K5 'dọn sạch' quá khứ sau clip tặng hoa 17M view là ai?
Netizen
15:17:10 02/05/2025
Gợi ý 5 món lẩu vừa ngon, dễ ăn lại không ngấy để cả nhà quây quần dịp nghỉ lễ
Ẩm thực
15:13:59 02/05/2025
Apple giải đáp việc có nên sạc iPhone qua đêm hay không?
Đồ 2-tek
15:13:05 02/05/2025
Chiến lược chuyển nhượng táo bạo của Fabregas
Sao thể thao
15:01:05 02/05/2025
Á hậu MUT cạch mặt Anntonia, bỏ bạn trai, livestream lấy lòng Nawat, fan quay xe
Sao châu á
14:24:58 02/05/2025