“Giặc” bụi bủa vây bầu trời châu Á
Theo dữ liệu từ các cơ quan môi trường quốc tế, nhiều thành phố tại khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á đang phải hứng chịu tình trạng ô nhiễm không khí đặc biệt nghiêm trọng.
Người dân che chắn khói bụi trước Văn phòng Thủ tướng Malaysia Ảnh: REUTERS
Khu vực ô nhiễm nhất toàn cầu
Vào những ngày đầu của tháng 10, Bangkok (Thái Lan) bị bao phủ trong khói bụi ô nhiễm. Chất lượng không khí tại đây cũng được coi là một trong số những khu vực ô nhiễm nhất toàn cầu. Vào lúc 9h45 sáng ngày 30.9 (theo giờ địa phương), ô nhiễm không khí tại Thủ đô của Thái Lan được xếp thứ ba trên thế giới, theo dữ liệu thu được từ IQAir AirVisual. Theo Cục Kiểm soát Ô nhiễm, tổng cộng có 33 khu vực tại Bangkok có mức độ khói bụi vượt ngưỡng an toàn với chỉ số PM2,5 trên 50. Chỉ số PM2,5 cao nhất được ghi nhận tại quận Kholaem của Bangkok, với 78 microgam trên một mét khối không khí. Tại các khu vực lân cận như Nonthaburi, Pathum Thani, Samut Prakan, Samut Sakhon và Nakhon Pathom, khói bụi cũng được cảnh báo trong tình trạng độc hại. Chính quyền khu vực Pralong Damrongchai cho biết, chất lượng không khí trong tình trạng tiêu cực một phần được gây ra bởi tuyến gió và độ ẩm cao trong thời điểm chuyển mùa.
Trong những năm gần đây, khí thải công nghiệp, hoạt động xây dựng, đốt cây trồng và khói bụi từ xe máy đã khiến mức độ ô nhiễm tăng đột biến tại Thái Lan, đặc biệt là thành phố Bangkok. Đây cũng là khu vực bị ảnh hưởng bởi đợt cháy rừng tại Indonesia trong thời gian vừa qua. Thủ tướng Prayut Chan-Ocha đã đưa ra khuyến cáo người dân nên đeo khẩu trang khi tham gia giao thông. Trên phương tiện truyền thông xã hội, Thủ tướng cũng kêu gọi các nhà máy và công trường xây dựng thực hiện các biện pháp cụ thể để giảm thiểu khói bụi. Tại các khu vực đỉnh điểm ô nhiễm, chính quyền thành phố Bangkok đã triển khai các vòi rồng để loại bỏ bụi mịn.
Video đang HOT
Hơn 1 triệu học sinh phải nghỉ học
Malaysia cũng chịu ảnh hưởng bởi đợt cháy rừng tại Indonesia dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề. Mới đây, Malaysia đã phải đóng cửa nhiều trường học vì chất lượng không khí xuống thấp đến mức đáng báo động. Vào ngày 2.10, Malaysia đã triển khai hàng loạt trực thăng phun nước trên khắp địa bàn cả nước để làm sạch không khí.
Trả lời phỏng vấn của South China Morning Post, Jailan Simon, Cục trưởng Cục Khí tượng Malaysia cho biết, lượng mưa tự nhiên có thể sẽ làm sạch không khí. Tuy nhiên trong tình trạng nắng nóng ở thời điểm hiện tại, việc sử dụng trực thăng phun nước được coi như một biện pháp tạm thời. Cùng ngày, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho biết, nước này có thể sẽ phải thông qua đạo luật buộc các công ty giải quyết tình trạng cháy rừng tại các phần đất mà họ kiểm soát ở nước ngoài.
Gần 1.500 trường học tại Malaysia đã bị đóng cửa do ô nhiễm không khí, đồng nghĩa với hơn một triệu học sinh bị ảnh hưởng, theo thông tin từ Bộ Giáo dục Malaysia. Hai khu vực chịu ô nhiễm nghiêm trọng nhất là Selangor, bên ngoài Kuala Lumpur, nơi có 538 trường học bị đóng cửa và Sarawak, thuộc đảo Borneo với 336 trường học. Hàng trăm trường học tại một số bang khác của Malaysia cũng bị ảnh hưởng. Theo báo cáo, một lượng lớn công dân tại Malaysia đã gặp vấn đề về sức khỏe do bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm khói bụi. Các nhà chức trách cho biết, các trường hợp bệnh nhân ngoại trú có triệu chứng khô và ngứa mắt đang gia tăng mạnh mẽ tại các bệnh viện công lập.
Trong khi đó, chất lượng không khí tại Singapore hiện đã đạt đến mức “tồi tệ nhất” trong 3 năm trở lại đây. Theo số liệu từ Cơ quan Môi trường Quốc gia (NEA), chỉ số Tiêu chuẩn ô nhiễm trong 24 giờ của nước này nằm trong khoảng 87 – 106, vượt ngưỡng 100 cho phép, lần đầu tiên kể từ tháng 8.2016. Singapore, nơi từ lâu được coi là biểu tượng của một đất nước với không khí trong lành, vào năm 2014 đã thông qua đạo luật về ô nhiễm không khí xuyên biên giới. Theo đạo luật này, những cá nhân và tổ chức gây ra khói bụi làm ảnh hưởng đến tình trạng không khí tại các thành phố của đất nước sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự và hình sự. Singapore vừa qua cũng đe dọa sẽ kiện các công ty trồng rừng tại Indonesia tới tòa án quốc tế để tìm câu trả lời cho vấn đề khói bụi hiện tại. Chính phủ nước này đã yêu cầu 6 nhà cung cấp Indonesia liên kết với Tập đoàn Giấy và Bột giấy Châu Á đưa ra lời giải thích hợp lý cho các hoạt động bền vững với Cơ quan Môi trường Quốc gia.
Đến thời điểm hiện tại, chỉ số ô nhiễm không khí tại Seoul (Hàn Quốc) là 84, khiến đây trở thành thành phố mới nhất tại khu vực Đông Bắc Á cần phải đưa ra cảnh báo về không khí. Chính quyền thành phố Seoul dự kiến sẽ cho tạm dừng hoạt động của nhiều nhà máy nhiệt điện, đồng thời thắt chặt quy định đốt rác thải tại các khu vực nông thôn để cải thiện tình trạng bụi mịn.
THỤC LINH
Theo baovanhoa
Trung tâm di sản tư liệu quốc tế Hàn - UNESCO đi vào hoạt động năm 2020
Cơ quan lưu trữ quốc gia thuộc Bộ Hành chính và an toàn Hàn Quốc ngày 14/7 cho biết Đại sứ Hàn Quốc tại Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) Lee Byong-hyun và Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay đã ký kết "Hiệp định thành lập Trung tâm di sản tư liệu quốc tế (ICDH) Hàn - UNESCO", tại trụ sở của UNESCO ở Pari, Pháp vào ngày 12/7 vừa qua (giờ địa phương).
Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ cho Thập kỷ Khoa học Đại dương
Hiệp định có nội dung cam kết hợp tác hỗ trợ giữa Hàn Quốc với UNESCO về việc xác định chức năng, vai trò, nhân lực và tài chính của Trung tâm di sản tư liệu quốc tế, đặt tại thành phố Cheongju (tỉnh Bắc Chungcheong), được nhất trí tại cuộc họp toàn thể lần thứ 39 của UNESCO vào tháng 11/2017.
Theo thỏa thuận, Trung tâm di sản tư liệu quốc tế có nhiệm vụ phát triển nghiên cứu, đào tạo, phát triển chính sách, quản lý các tư liệu được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới. Cụ thể là nghiên cứu và phát triển các chính sách liên quan đến bảo tồn di sản tư liệu thế giới; phát triển và thực hiện các chương trình đào tạo phù hợp theo từng quốc gia, tập trung vào các nước đang phát triển; quảng bá dự án và thành quả dự án di sản tư liệu thế giới; quản lý di sản tư liệu thế giới sau khi được công nhận.
Bộ Hành chính và an toàn sẽ tài trợ chi phí vận hành, Cơ quan lưu trữ quốc gia đảm trách việc vận hành, và chính quyền thành phố Cheongju cung cấp đất và tòa nhà trung tâm. Thành phố Cheongju cho biết họ đã chuẩn bị ngân sách 16,4 tỷ won (13,9 triệu USD) để xây dựng tòa nhà rộng 3.856 m2 với 5 tầng, bao gồm một tầng hầm. Ban lãnh đạo của trung tâm sẽ gồm có 10 người, trong đó có hai người thuộc Chính phủ, một người thuộc UNESCO, một người thuộc trung tâm và hai người đến từ các cơ quan liên quan.
Trung tâm di sản tư liệu quốc tế là một trong số hơn 100 cơ quan trực thuộc "Loại II" của UNESCO. Khác với cơ quan trực thuộc "Loại I" được UNESCO trực tiếp tài trợ kinh phí vận hành, cơ quan trực thuộc "Loại II" sẽ do quốc gia quản lý tự lo kinh phí, phụ trách vận hành dưới sự tư vấn của UNESCO. Trung tâm di sản tư liệu quốc tế đặt tại Hàn Quốc lần này là cơ quan trực thuộc "Loại II" thứ 5 của UNESCO ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Cơ quan lưu trữ quốc gia có kế hoạch sẽ hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết để thành lập trung tâm trong năm nay, và tiến hành hợp tác với chính quyền thành phố Cheongju để xây dựng tòa nhà trung tâm cho đến cuối năm sau. Giám đốc Cơ quan lưu trữ quốc gia Lee So-yeon kỳ vọng việc thành lập Trung tâm di sản tư liệu quốc tế lần này sẽ giúp nâng cao vị thế của Hàn Quốc với tư cách là một nước tiên tiến, tạo được tầm ảnh hưởng đáng kể trong lĩnh vực bảo tồn tư liệu trên toàn thế giới.
Hàn Quốc hiện đang là nơi đứng chân của bốn cơ quan thuộc UNESCO: Trung tâm giáo dục châu Á - Thái Bình Dương về kiến thức quốc tế tại Seoul; Trung tâm thông tin và kết nối mạng quốc tế về di sản văn hóa phi vật thể ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương ở Jeonju, tỉnh Bắc Jeolla; Trung tâm võ thuật quốc tế giúp phát triển và gắn kết thanh niên tại Chungju, tỉnh Bắc Chungcheong; và Trung tâm quốc tế về an ninh nguồn nước và quản lý bền vững ở Daejeon.
A.N.
Theo Ngaynay
Malaysia đóng cửa hàng trăm trường học vì ô nhiễm Chính phủ Malaysia đã đóng cửa hơn 400 trường học ở bang Johor ở miền nam nước này sau khi hàng chục học sinh đã lần thứ 2 trong vòng 3 tháng trở lại đây có dấu hiệu bị bệnh do ô nhiễm hóa chất. Hàng trăm trường học ở Malaysia đã phải đóng cửa vì ô nhiễm Theo AP, Bộ giáo dục...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga sẵn sàng đàm phán không cần điều kiện tiên quyết với Ukraine

Ba nước NATO ra "tối hậu thư" với Israel

Ukraine tung robot phun lửa 2.500C ra chiến trường

Nhật Bản kiên định yêu cầu Mỹ xóa thuế quan

Bác sĩ Lữ đoàn 3 Ukraine đối phó với hậu quả đáng sợ của UAV Nga

Trung Quốc tính toán gì khi đề xuất bán máy bay J-10CE cho Colombia?

Ngoại trưởng Mỹ: Ông Trump hướng tới hòa bình, khác một số nước châu Âu

Lo ngại kho tên lửa của Nga - Trung Quốc, Mỹ thúc đẩy lá chắn "Vòm Vàng"

CEO Nvidia Jensen Huang: "Nếu là sinh viên, tôi sẽ dùng AI để học tốt"

Ông Biden có thể đã mắc ung thư từ đầu nhiệm kỳ

Giải mã gen chống HIV: Dấu vết di truyền 9.000 năm từ vùng Biển Đen

Ông Trump có thể tăng viện trợ quân sự cho Ukraine
Có thể bạn quan tâm

7 lý do để thêm gạo lứt vào chế độ ăn uống
Sức khỏe
05:42:58 21/05/2025
Nvidia ra mắt công nghệ kết nối chip mới để thúc đẩy phát triển AI
Thế giới số
05:15:30 21/05/2025
Phim ngôn tình ngược tâm xứng đáng nổi tiếng hơn: Nam chính vừa đẹp vừa ngầu, đỉnh ăn đứt tiểu thuyết
Phim châu á
23:56:41 20/05/2025
Chủ tịch Công ty Pha Lê thuê giang hồ chém cổ đông, thâu tóm mỏ cát
Pháp luật
23:50:59 20/05/2025
Thiếu gia tập đoàn Samsung sở hữu 18.000 tỷ: Tổng tài siêu ngầu từ phim đến đời
Hậu trường phim
23:48:42 20/05/2025
Diễn viên phim nóng '50 sắc thái' khoe nhan sắc cực phẩm trên thảm đỏ
Sao âu mỹ
23:45:54 20/05/2025
Ca sĩ nhí vừa biểu diễn cùng Hòa Minzy trên Quảng trường Ba Đình là ai?
Nhạc việt
23:20:41 20/05/2025
"Tiểu Jennie" bị fan ghẻ lạnh, công ty hất hủi, BLACKPINK cũng không cứu nổi?
Sao châu á
23:13:56 20/05/2025
Kiểm tra đột xuất nhà máy sản xuất cho công ty của chồng Đoàn Di Băng
Tin nổi bật
23:13:55 20/05/2025
Mẹ hai con từ chối hẹn hò nam nhạc công kém tuổi
Tv show
22:49:15 20/05/2025