Giải bài toán nợ công: Cần một hệ thống quản lý đồng bộ

Phải tính toán chặt chẽ hơn khi vay nợ, phải đồng bộ quản lý nợ với quản lý ngân sách và đầu tư công để có thể quản trị rủi ro của nợ công .

Dù nợ công trong những năm gần đây có xu hướng tăng chậm lại và hiện tỷ lệ nợ công của Việt Nam so với GDP đã giảm xuống còn 61,4%, nhưng các chỉ số nợ vẫn còn cao, áp lực nợ công vẫn rất lớn, nhiều rủi ro tiềm ẩn. Trong khi đó, Việt Nam đã không còn nguồn vay ưu đãi từ Ngân hàng Thế giới (WB) và từ đầu năm 2019 cũng không được vay ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), mà sẽ chỉ còn các khoản vay với điều kiện thị trường. Nhưng Việt Nam vẫn cần tiếp tục vay nợ để đầu tư, để bù đắp thâm hụt ngân sách. Điều đó cho thấy áp lực quản lý và sử dụng hiệu quả nợ công ngày càng lớn hơn nhiều.

Theo ông Lê Văn Cương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính tiền tệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nguyên nhân chính khiến nợ công tăng cao và tốc độ tăng nhanh trong thời gian qua chủ yếu do áp lực vốn cho đầu tư phát triển nên phải duy trì mức bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) ở mức cao. Bên cạnh đó, phân bổ vố đầu tư từ nguồn vốn vay nợ công còn dàn trải và hiệu quả đầu tư chưa cao, đã phát sinh những rủi ro từ các dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ và vốn vay được Chính phủ bảo lãnh dẫn đến không trả được nợ, Chính phủ phải trả thay.

Giải bài toán nợ công: Cần một hệ thống quản lý đồng bộ - Hình 1

Nợ công của Việt Nam hiện ở mức 61,4% GDP (Ảnh minh hoạ: KT)

“Việc xây dựng kế hoạch huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay chưa gắn kết chặt chẽ trong mối quan hệ với khả năng trả nợ; chưa gắn kết giữa xác định mức vay nợ phù hợp với đảm bảo an toàn nợ công và ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt trong bối cảnh nợ công, nợ Chính phủ đang có xu hướng tiến sát ngưỡng giới hạn chỉ số nợ đã được phê duyệt”, ông Cương chỉ rõ.

Ông Cương cũng cho rằng, vai trò quản lý nợ ở các địa phương còn yếu. Việc xây dựng kế hoạch huy động, triển khai các công cụ như chiến lược nợ dài hạn, chương trình quản lý nợ trung hạn; kế hoạch vay, trả nợ hàng năm chưa gắn kết chặt chẽ với kế hoạch tài chính-ngân sách trung hạn và kế hoạch đầu tư công trung hạn; chưa có sự phân định rõ ràng và sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa quản lý nợ công , quản lý ngân sách và quản lý đầu tư công. Ngoài ra, chưa có quy định phù hợp về thẩm quyền, công cụ kiểm soát và phòng ngừa rủi ro nợ.

Còn theo ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, dù hệ thống các công cụ quản lý nợ công đã được ban hành, nhưng việc huy động vốn vay đôi khi thoát ly chiến lược, kế hoạch đã được phê duyệt… nên hiệu lực thi hành thấp, bị động.

“Luật Quản lý nợ công chạm tới 24 luật khác. Nếu nhìn từ luật đến các nghị định và thông tư hướng dẫn thì giống như rừng nhiệt đới, có nhiều tầng khác nhau nên rất phức tạp”, ông Long cho biết.

Bên cạnh đó, cơ chế hiện hành về bảo lãnh vẫn dựa nhiều vào bao cấp của nhà nước, ngân sách Nhà nước chịu rủi ro tín dụng. Đồng thời, chưa có quy định cụ thể về việc phân loại nợ, trích lập và xử lý rủi ro tín dụng nên khi có nợ xấu hoặc nợ quá hạn không có nguồn để xử lý, phải điều chỉnh cơ chế tài chính, tái cơ cấu nợ bằng cách chuyển sang đầu tư vốn nhà nước hoặc cấp phát ngân sách Nhà nước, làm tăng nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ.

Luật Quản lý nợ công bắt đầu có hiệu lực vào tháng 7/2018; hệ thống 7 Nghị định hướng dẫn Luật Quản lý nợ công 2017 cũng đã được ban hành. Nhưng theo ông Sebastian Eckardt, Chuyên gia kinh tế trưởng của WB, “chừng đó là chưa đủ”. Bởi theo ông Sebastian, quan trọng là việc triển khai luật và những hành động cụ thể để đưa nguyên tắc trong luật trở nên thực tế. Trong đó, bao gồm các vấn đề như cải cách thể chế, tăng cường công tác phối hợp, xử lý các vấn đề phân tán trong quản lý, tổ chức để quản lý nợ công được thực hiện tổng thể.

Video đang HOT

Cần một ma trận tổng thể

Theo các chuyên gia, phải tính toán chặt chẽ hơn khi vay nợ, phải đồng bộ quản lý nợ với quản lý ngân sách và đầu tư công để có thể quản trị rủi ro của nợ công. Theo đó, Bộ Tài chính đang nỗ lực cải cách trong công tác quản lý nợ.

“Bộ Tài chính đã phối hợp cùng Nhóm chuyên gia của WB xây dựng Khung cải cách về quản lý nợ công, hướng đến quản lý nợ công bảo đảm sự đồng bộ giữa quản lý nợ với quản lý ngân sách và đầu tư công, kiểm soát các chỉ tiêu an toàn nợ, các trần ngưỡng an toàn nợ; kiểm soát rủi ro đối với danh mục nợ công”, ông Trương Hùng Long cho hay.

Với mục tiêu như vậy thì Khung cải cách công tác quản lý nợ công sẽ là một ma trận tổng thể nhưng bao gồm các hoạt động rất cụ thể, có lộ trình thực hiện rõ ràng. Trong đó sẽ áp dụng các mô hình phân tích bền vững nợ, mô hình xây dựng Chương trình quản lý nợ trung hạn nhằm quản lý nợ, quản lý rủi ro một cách chủ động; cải thiện công tác huy động vốn thông qua việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn trong nước của Chính phủ, mở rộng, tiếp cận các hình thức huy động vốn nước ngoài, thay thế dần cho nguồn vốn ODA…

Theo kinh nghiệm của ông Rodrigo Cabral – Cán bộ tài chính cao cấp của WB, cần phải có những cải cách về quản lý nợ. Trong đó, cơ quan quản lý nợ cần phải lựa chọn cách vay cho phù hợp ở các thời điểm khác nhau; cần tính toán đánh giá mức độ, tính chất khoản vay có phù hợp với sử dụng không.

“Nợ công tới đây sẽ là ít dần ưu đãi mà vay thương mại nghĩa là tiếp cận nhiều hơn với thị trường. Vì vậy, ngay từ khâu đàm phán đã phải kiểm soát chặt chẽ. Đồng thời, phải nâng cao năng lực quản lý tài chính và năng lực tiếp cận thị trường và khả năng tiếp cận vốn trên thị trường quốc tế của Chính phủ”, ông Rodrigo Cabral khuyến cáo.

Giải bài toán nợ công: Cần một hệ thống quản lý đồng bộ - Hình 2

Ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính (Ảnh: KT)

Ông Trương Hùng Long cho biết thêm, trước đây quyết định vay chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, nhưng đến nay, để có sự lựa chọn hợp lý thì phải áp dụng mô hình phân tích với gần 100 thông số đầu vào như tình hình lạm phát, tỷ giá, tình hình xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán và cấu trúc các khoản nợ trong tương lai… Bên cạnh đó là phải tính toán xem khoản vay mới nếu thêm vào thì mười năm hai mươi năm tới nợ công sẽ thế nào. Từ đó mới xác định xem khoản nào đáng vay khoản nào không nên vay.

Quan trọng là cần cân đối giữa vốn vay trong nước và vốn vay nước ngoài nhằm đạt được cơ cấu danh mục nợ công hợp lý; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kiểm soát chặt chẽ sử dụng vốn vay, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn để tạo nguồn trả nợ trong tương lai, gắn trách nhiệm sử dụng vốn vay nợ công với trách nhiệm giải trình; công khai minh bạch về nợ công.

“Cơ cấu nợ công đã có những thay đổi đáng kể, nợ nước ngoài giờ chỉ chiếm 40% trong tổng số nợ. Nhưng tỷ lệ này vẫn còn cần thay đổi nợ công cần được cơ cấu lại để giảm tiếp tỷ lệ nợ nước ngoài. Phải phát triển thị trường vốn trong nước, trong đó bắt đầu bằng việc phát triển thị trường trái phiếu chính phủ để đảm bảo có nguồn vốn huy động tin cậy, ổn định và không phụ thuộc vào nước ngoài để không bị rủi ro về tỷ giá”, ông Rodrigo Cabral nhấn mạnh./.

Theo Cẩm Tú/VOV.VN

Nới trần vay nợ nước ngoài thêm 60.000tỷ: Tăng nợ công

Vấn đề tôi lo ngại không phải là tăng vay nợ trong nước hay nước ngoài mà là tổng nợ công quốc gia sẽ tăng, giảm thế nào?

Tăng nợ công

PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen cho rằng, việc nới nợ vay nước ngoài hay vay trong nước đều có nguy cơ làm tăng nợ công của quốc gia và với nợ nào nhà nước và người dân Việt Nam cũng đều phải trả.

Nới trần vay nợ nước ngoài thêm 60.000tỷ: Tăng nợ công - Hình 1

Nợ công Việt Nam đang tăng nhanh. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, vay vốn nước ngoài luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với nguồn vốn vay trong nước như rủi ro về chênh lệch tỉ giá, đáng ngại hơn, tăng nợ nước ngoài còn liên quan tới việc xếp hạng, đánh giá uy tín, tín nhiệm về năng lực tài chính của Việt Nam đối với bạn bè quốc tế.

Do đó, PGS Nguyễn Văn Ngãi cho rằng, phương hướng tốt nhất vẫn nên hướng tới khai thác dòng vốn trong nước, cố gắng huy động tối đa nguồn lực từ các lĩnh vực trong nền kinh tế nội địa để đầu tư, phát triển, xây dựng kinh tế, hạ tầng.

Về quyết định cho phép tăng mức trần nguồn vốn vay nước ngoài từ 300.000 tỷ đồng lên 360.000 tỷ đồng, tức tăng 60.000 tỷ đồng so với dự kiến cho kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi cho rằng chưa phải là con số đáng quan ngại.

Điểm ông quan tâm là việc chuyển hướng từ tăng cường vay trong nước sang vay nước ngoài, ông cho rằng đây mới là điểm cần chú ý, cho thấy, khả năng huy động vốn trong nước đang gặp khó khăn, điều này cũng đồng nghĩa với hoạt động của các lĩnh vực kinh tế nội địa đang gặp khó khăn.

Vị PGS phân tích, nguồn lực tích lũy trong nước được chia thành hai khu vực, đó là nguồn tiết kiệm công và nguồn tiết kiệm tư nhân.

Phân tích cụ thể hơn, PGS Nguyễn Văn Ngãi cho biết, về nguồn tiết kiệm công là bao gồm các khoản tiết kiệm được từ nguồn chi tiêu từ ngân sách của nhà nước. Nguồn tiết kiệm này hiện nay rất hạn chế, thậm chí là rất thấp do Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, cần rất nhiều nguồn vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng, thu nhập của người dân còn thấp, do đó, việc huy động vốn để xây dựng các dự án có quy mô nguồn vốn lớn bắt buộc phải dựa vào nguồn vốn vay từ nước ngoài.

Tuy nhiên, nếu sử dụng nguồn vốn hiệu quả, các dự án được đầu tư về lâu dài sẽ tạo ra những tác động lan tỏa, giúp nền kinh tế phát triển ổn định, làm tăng nguồn thu cho ngân sách.

"Như vậy, câu chuyện vẫn là việc sử dụng nguồn vốn đầu tư có hiệu quả hay không? Các dự án được đầu tư có tạo ra được nguồn vốn tích lũy để quay vòng tái đầu tư phát triển hay không?

Nhìn từ góc độ này thì thấy rõ ràng ngân sách đang gặp rất nhiều khó khăn, nguồn lực thu về hạn chế, sử dụng, đầu tư bằng vốn vay còn lãng phí, bất cập, gây thất thoát lớn.

Cá biệt nhiều dự án sử dụng vốn vay ODA có tổng đầu tư lớn đều đang trong tình trạng bị kéo dài thời gian, đội vốn, kìm hãm sự phát triển của đất nước.

Trong khi đó, chi tiêu thường xuyên hàng năm vẫn tăng cao, vẫn còn nhiều khoản chi lãng phí, bất hợp lý. Vì những tồn tại nêu trên mà nguồn tích lũy từ khu vực công gần như là không có", ông Ngãi phân tích.

Đối với nguồn tiết kiệm, tích lũy từ khu vực tư nhân, vị PGS cho rằng khu vực này cũng đang gặp nhiều khó khăn.

"Quy mô doanh nghiệp trong nước còn nhỏ lẻ, manh mún, hoạt động còn gặp nhiều khó khăn.

Trong khi đó, báo cáo gần đây cũng cho thấy, tính đến thời điểm cuối 2017 Việt Nam có 560.417 doanh nghiệp đang hoạt động, số doanh nghiệp lập mới tăng 15% so với 2016, đạt 126.859 doanh nghiệp nhưng ở chiều ngược lại, cũng lại có tới 60.553 doanh nghiệp ngừng hoạt động, chiếm 50% so với số doanh nghiệp mới thành lập.

Một thực tế đáng báo động của khu vực doanh nghiệp tư nhân đã được chỉ ra là tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ tăng cao liên tục từ năm 2012, và hiện nay lên đến hơn 48% tổng số doanh nghiệp. Trong 3 khu vực, các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có tỷ lệ thua lỗ cao hơn hẳn so với doanh nghiệp Nhà nước. Điều này cho thấy những khó khăn khu vực kinh tế tư nhân đang đối mặt không hề dễ dàng vượt qua.

Vì thực trạng trên nên sức khỏe cũng như nguồn tích lũy từ khu vực kinh tế tư nhân còn hạn chế, bấp bênh và nhiều rủi ro", PGS Nguyễn Văn Ngãi phân tích.

Vị PGS cho rằng, khi hai nguồn tích lũy cơ bản trong nước không thể đáp ứng được thì bắt buộc phải tính đến việc đi vay. Ông nhấn mạnh, chúng ta không sợ nợ, không sợ đi vay nhưng phải có kế hoạch trả nợ và kế hoạch sử dụng nguồn vốn phải thật hiệu quả, tiết kiệm.

"Muốn có được nguồn vốn tích lũy, trả nợ thì không còn cách nào khác là doanh nghiệp trong nước phải làm ăn hiệu quả, dự án đầu tư phải mang lại tác động lan tỏa, tạo nguồn thu phục vụ nhu cầu tái đầu tư và trả nợ", vị PGS nhấn mạnh.

Theo baodatviet.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Gil Lê mê Xoài Non ra mặt, "đánh dấu chủ quyền" rõ rành rành thế này đây!Gil Lê mê Xoài Non ra mặt, "đánh dấu chủ quyền" rõ rành rành thế này đây!
06:19:43 23/05/2025
Toàn bộ phản hồi của Sùng Bầu về vụ tố "bom" 20 tấn miến dong, khiến bên sản xuất ôm nợ tiền tỷToàn bộ phản hồi của Sùng Bầu về vụ tố "bom" 20 tấn miến dong, khiến bên sản xuất ôm nợ tiền tỷ
06:19:45 23/05/2025
Thầy ông nội khai nhận bùa phép với Diễm My, thay tên đổi họ gây xôn xaoThầy ông nội khai nhận bùa phép với Diễm My, thay tên đổi họ gây xôn xao
06:54:30 23/05/2025
Nữ thần cổ trang bị bạn trai tung ảnh nóng chấn động, nay có cái kết bất ngờ bên "hồng hài nhi"Nữ thần cổ trang bị bạn trai tung ảnh nóng chấn động, nay có cái kết bất ngờ bên "hồng hài nhi"
06:12:50 23/05/2025
Hoa hậu Thuỳ Tiên bị bắt, hợp đồng đền bù ra sao?Hoa hậu Thuỳ Tiên bị bắt, hợp đồng đền bù ra sao?
06:26:48 23/05/2025
Hôn mê tử vong vì rượu - 'biết rồi khổ lắm nói mãi'Hôn mê tử vong vì rượu - 'biết rồi khổ lắm nói mãi'
06:30:12 23/05/2025
Mỹ nhân có đôi mắt buồn nhất Việt Nam: Trầm cảm suốt 13 năm, U50 mà body bén như thiếu nữMỹ nhân có đôi mắt buồn nhất Việt Nam: Trầm cảm suốt 13 năm, U50 mà body bén như thiếu nữ
07:27:27 23/05/2025
Quỳnh Lương bị nói làm xấu mặt con trai vì phốt chồng cũ, lên tiếng đáp trả gắtQuỳnh Lương bị nói làm xấu mặt con trai vì phốt chồng cũ, lên tiếng đáp trả gắt
07:05:34 23/05/2025

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...
Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.
Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.
Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.
Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.
Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.
Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.
Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.
Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.
Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.
VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.
Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Các tác nhân phổ biến gây bệnh gout

Các tác nhân phổ biến gây bệnh gout

Sức khỏe

08:09:39 23/05/2025
Hàng nghìn tỷ vi khuẩn, virus và nấm sống trong ruột và điều chỉnh hệ thống miễn dịch. Hệ vi sinh vật đường ruột có liên quan đến hầu hết bệnh viêm nhiễm, bao gồm cả viêm khớp, gout.
Tôi vừa nhận được 2 cây vàng mừng cưới, em rể đề nghị một việc bất ngờ ngay tại đám cưới

Tôi vừa nhận được 2 cây vàng mừng cưới, em rể đề nghị một việc bất ngờ ngay tại đám cưới

Góc tâm tình

08:08:40 23/05/2025
Tôi chẳng hiểu cậu em rể nghĩ gì mà lại hỏi vay vàng ngay trong đám cưới?... Gia đình tôi là một gia đình kỳ lạ. Bố mẹ tôi lấy nhau xong thì mỗi người sống một nơi.
Phương Oanh bị mẹ chồng nhắc chuyện chăm sóc cháu giữa chốn đông người, phản ứng thế nào mà ai cũng khen khéo?

Phương Oanh bị mẹ chồng nhắc chuyện chăm sóc cháu giữa chốn đông người, phản ứng thế nào mà ai cũng khen khéo?

Netizen

08:03:33 23/05/2025
Chỉ một câu nhắc con dâu đưa cháu đi khám, mẹ chồng Phương Oanh đã khiến người xem xúc động vì tình cảm chân thành và đầy quan tâm.
Khởi tố 63 đối tượng liên quan đến một sới bạc tại Chợ Mới

Khởi tố 63 đối tượng liên quan đến một sới bạc tại Chợ Mới

Pháp luật

08:03:02 23/05/2025
Trong quá trình điều tra còn xác định, cũng trong ngày xới bạc trên bị bắt quả tang, Đức Anh và Hoàng còn tổ chức hoạt động đá gà ăn thua bằng tiền cho nhiều con bạc tham gia. Còn Đức và Chiến tham gia lắc tài xỉu ăn thua bằng tiền.
Tarot tiết lộ: 2 tháng nữa, chuyện bất ngờ nào sẽ "ập đến" trong đời bạn?

Tarot tiết lộ: 2 tháng nữa, chuyện bất ngờ nào sẽ "ập đến" trong đời bạn?

Trắc nghiệm

08:02:55 23/05/2025
Chọn 1 lá bài để nhận được thông điệp dành cho riêng bạn. Chọn 1 lá bài Tarot để biết: 3 ngày tới, tin tức nào sẽ gõ cửa cuộc sống bạn? Vũ trụ gửi tín hiệu
Cụ ông 78 tuổi lái xe vượt đèn đỏ, gây tai nạn liên hoàn khiến 3 người chết

Cụ ông 78 tuổi lái xe vượt đèn đỏ, gây tai nạn liên hoàn khiến 3 người chết

Thế giới

07:54:57 23/05/2025
Một cụ ông lái ô tô vượt đèn đỏ đã cướp đi sinh mạng của 3 người và khiến gần 20 người khác bị thương tại một ngã tư đông người qua lại ở Tân Bắc (Đài Loan, Trung Quốc).
TikToker Võ Hà Linh bị 'tố' bán hàng phá giá, quản lý thị trường TP.HCM nói gì?

TikToker Võ Hà Linh bị 'tố' bán hàng phá giá, quản lý thị trường TP.HCM nói gì?

Tin nổi bật

07:40:36 23/05/2025
Trước phản ánh TikToker Võ Hà Linh livestream bán hàng phá giá, Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM đang vào cuộc xác minh và sẽ xử lý nếu phát hiện vi phạm.
Mỹ nam 7 lần lọt top đẹp nhất thế giới: Nhan sắc thần thánh ai cũng si mê, cát xê 150 tỷ vẫn chê ít

Mỹ nam 7 lần lọt top đẹp nhất thế giới: Nhan sắc thần thánh ai cũng si mê, cát xê 150 tỷ vẫn chê ít

Hậu trường phim

07:38:35 23/05/2025
Dù từng gặp phải nhiều tranh cãi về diễn xuất, Tiêu Chiến vẫn khẳng định vị thế của mình bằng sức hút bền bỉ và tầm ảnh hưởng sâu rộng trong làng giải trí.
Phim Hàn chiếu 5 năm vẫn tăng 497% lượt xem, kịch bản 100 điểm xứng đáng là "sách giáo khoa chữa lành"

Phim Hàn chiếu 5 năm vẫn tăng 497% lượt xem, kịch bản 100 điểm xứng đáng là "sách giáo khoa chữa lành"

Phim châu á

07:29:59 23/05/2025
Hospital Playlist ghi nhận mức tăng trưởng 497% tổng lượt xem cả hai mùa - một con số không tưởng với một tác phẩm đã kết thúc cách từ lâu.
Lilo & Stitch 2025: Khi Disney mang phép màu trở lại

Lilo & Stitch 2025: Khi Disney mang phép màu trở lại

Phim âu mỹ

07:23:58 23/05/2025
Lilo & Stitch 2025 không chỉ tái hiện lại câu chuyện tình thân, sự tổn thương và ý nghĩa của gia đình mà còn khéo léo chạm vào ký ức tuổi thơ của khán giả trên khắp thế giới.
Miss World 2025: Ý Nhi sơ sẩy, Thái Lan 'nuốc mic' vượt mặt, fan quốc tế ủng hộ?

Miss World 2025: Ý Nhi sơ sẩy, Thái Lan 'nuốc mic' vượt mặt, fan quốc tế ủng hộ?

Sao châu á

07:23:23 23/05/2025
Hiện tại, các phần dự thi của Ý Nhi tại đấu trường Miss World 2025 luôn được dân tình theo dõi sát sao. Trong đó, màn Đối đầu của đại diện Việt Nam và Thái Lan bất ngờ gây tranh cãi trên MXH, khi Ý Nhi được nhận xét thiếu khí chất, trưở...