Giải pháp để chương trình, sách giáo khoa lớp 2 và 6 không… mất gốc

Theo dõi VGT trên

Triển khai chương trình với lớp 2 và lớp 6 cần điều kiện gì để tiếp nối mạch kiến thức cũ, bổ sung cái mới?

Giải pháp để chương trình, sách giáo khoa lớp 2 và 6 không... mất gốc - Hình 1

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết.

Trao đổi của Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa – thành viên Ban soạn thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018, Chủ biên Chương trình Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; chuyên gia cao cấp Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) sẽ làm rõ những điểm mới cần lưu ý trước khi chương trình được áp dụng vào thực tiễn.

Không để đứt đoạn

- Xây dựng chương trình lớp 2 và 6 mới, yếu tố kế thừa từ chương trình hiện hành được tính toán thế nào?

- Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: Kế thừa điểm tích cực của các chương trình, SGK đã từng được thực hiện là yêu cầu của Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đồng thời cũng là tư tưởng chỉ đạo của Bộ GD&ĐT.

Vì thế, khi làm Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tôi thường xuyên quán triệt tinh thần này với các thành viên trong Ban soạn thảo.

Kinh nghiệm cho thấy, bất kỳ cải cách, đổi mới nào, nhất là về xã hội, nếu để đứt đoạn với truyền thống sẽ thất bại.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có nhiều cái mới nhưng vẫn có sự kế thừa chương trình trước đây.

SGK cũng vậy, khi giáo viên chọn sách, những bộ sách vừa thân quen, vừa mới mẻ thường được các thầy cô lựa chọn nhiều hơn.

- Với Chương trình lớp 2, lớp 6 nói riêng hay Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp thì sao, thưa PGS?

- Phó Giáo sư Đinh Thị Kim Thoa: Khi xây dựng chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói chung và Chương trình đối với lớp 2, lớp 6 nói riêng, bao giờ cũng có yếu tố kế thừa chương trình cũ.

Đó là điều chắc chắn và là việc tất yếu. Ngay như Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, mặc dù trước đây chưa có tên gọi hoạt động này, nhưng các nội dung giáo dục, mục tiêu và phương thức giáo dục học sinh đều có tính kế thừa. Chương trình mới bổ sung và hiện đại hóa hơn, nhằm bảo đảm tính hiệu quả của chương trình, đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Chẳng hạn trong chương trình hiện hành, nhiều trường đã làm khá tốt hoạt động giáo dục như: Tổ chức cho học sinh đi tham quan, khám phá, hoạt động thiện nguyện và truyền cảm hứng…

Chính vì thế, đến chương trình mới, những điểm tốt vẫn được kế thừa, phát huy nhưng có bổ sung thêm hoạt động mang tính chất rèn kỹ năng sống cho học sinh.

Ví dụ: Hướng dẫn học sinh biết cách quản lý cảm xúc, sự nóng giận, lo lắng, thậm chí là quản lý sự sợ hãi…

Qua đó, giảm tình trạng bạo lực học đường. Hay như trước đây, học sinh có thể lựa chọn tham gia hoặc không tham gia một số hoạt động ngoài giờ lên lớp nhưng bây giờ tất cả học sinh đều phải thực hiện, đó là hoạt động giáo dục bắt buộc.

Video đang HOT

Giải pháp để chương trình, sách giáo khoa lớp 2 và 6 không... mất gốc - Hình 2

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết.

Yếu tố đương nhiên

- Còn yếu tố chuyển tiếp được tính như thế nào?

- GS Nguyễn Minh Thuyết: Với tiểu học không có vấn đề gì, bởi học sinh lớp 2 đã học chương trình mới từ lớp 1.

Nhưng với lớp 6, phải tính đến yếu tố chuyển tiếp chương trình.

Trên thực tế, Bộ GD&ĐT đã có hướng dẫn điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học từ lớp 5 để lên lớp 6 học sinh có thể bắt nhịp Chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới. Bộ cũng có hướng dẫn để học sinh lớp 9 sẽ tiếp nối được luôn chương trình lớp 10 trong năm 2022 – 2023.

Ngoài ra, Bộ đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện chương trình, SGK giáo dục phổ thông hiện hành theo tinh thần phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực người học của chương trình mới với các cấp học. Đồng thời, Bộ có kiểm tra, giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm.

Bên cạnh đó, vấn đề cơ sở vật chất và nhân lực cũng là yếu tố cần tính đến. Trước hết, về cơ sở vật chất, phải kịp thời bổ sung, hoàn thiện phòng học và phòng thí nghiệm. Vì năm học tới, cả khối lớp 1 và lớp 2 đều học 2 buổi/ngày. Cùng với đó, cấp THCS sẽ có một số môn mới: Khoa học Tự nhiên, phải có phòng thí nghiệm để bảo đảm việc dạy – học của thầy – trò.

Như vậy, có thể nói, yếu tố chuyển tiếp với chương trình lớp 2 và lớp 6 bao gồm cả nội dung chương trình, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Riêng về cơ sở vật chất và nhân lực, thẩm quyền không thuộc ngành Giáo dục, do đó rất cần sự vào cuộc tích cực của các địa phương và cơ quan hữu quan.

- PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa: Như tôi đã trao đổi, khi phát triển chương trình bao giờ cũng kế thừa, và yếu tố chuyển tiếp đương nhiên được tính đến. Chẳng hạn, học sinh lớp 5 đang học chương trình, SGK cũ. Sang năm lên lớp 6, các em sẽ học theo chương trình mới.

Tuy nhiên, khi dạy – học giáo viên vẫn phải dựa trên hiểu biết đã có (kiến thức cũ) của học sinh. Nghĩa là, chương trình luôn kế thừa và được bổ sung thêm nội dung mới. Chắc chắn giáo viên sẽ được tập huấn để có thể dạy học sinh, nên phụ huynh không phải lo lắng. Còn với lớp 2 không có gì lo ngại.

Thậm chí đối với những nơi năm ngoái chọn bộ sách của tác giả X, năm nay muốn đổi sang chọn sách của tác giả Y cũng không đáng lo ngại bởi các sách đều được viết theo một chương trình ấn định nên các nhà trường và phụ huynh yên tâm.

Giải pháp để chương trình, sách giáo khoa lớp 2 và 6 không... mất gốc - Hình 3

Học sinh Trường Nguyễn Siêu tham gia ngày hội STEAM. Ảnh: Minh Phong

Điểm nhấn là học sinh biết làm gì

- Đâu là điểm nhấn của Chương trình lớp 2 và lớp 6 – năm học 2021 – 2022?

- GS Nguyễn Minh Thuyết: Để trả lời câu hỏi này, cần nhìn nhận cụ thể ở chương trình các môn học, bởi mỗi môn học mỗi khác. Ví dụ, chương trình môn tiếng Việt lớp 2 phải tăng cường rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc, viết. Nếu đến lớp 2, học sinh vẫn chưa đọc thông, viết thạo, các em sẽ không học được những môn học khác, thậm chí sẽ có khả năng tái mù chữ. Chính vì vậy, Ban soạn thảo chương trình đã tăng giờ tiếng Việt cho lớp 1, lớp 2; từ lớp 3 sẽ giảm dần thời lượng học môn học này. Tuy nhiên, có thể nói điểm chung nhất ở chương trình tất cả các môn học từ lớp 1 -12 là phải trả lời được câu hỏi: “Học xong chương trình lớp đó, học sinh biết làm gì?”.

- Giáo viên dạy lớp 2 và lớp 6 cần lưu ý điều gì?

- GS Nguyễn Minh Thuyết: Ở lớp 6, điểm nổi bật là có hai môn học mới, gồm: Khoa học tự nhiên; Lịch sử và Địa lý. Để thực hiện tốt chương trình 2 môn học này, trước hết, phải tập huấn thật chu đáo cho giáo viên, giúp thầy cô hiểu được bản chất của môn học mới và cách dạy học phù hợp. Môn Khoa học tự nhiên tích hợp các kiến thức Vật lý, Hóa học, Sinh học; môn Lịch sử và Địa lý tích hợp các kiến thức Lịch sử, Địa lý. Tuy nhiên, giáo viên của ta chỉ được đào tạo theo đơn ngành. Vì vậy, giáo viên trong tổ chuyên môn cần phân công và phối hợp với nhau một cách khoa học để dạy học tích hợp hiệu quả.

Các cơ quan quản lí giáo dục, tác giả SGK và mỗi thầy cô cần lưu ý đến công tác truyền thông, nhất là khi dạy tích hợp. Hơn bao giờ hết, các thầy, cô giáo phải vững vàng, tin tưởng vào năng lực bản thân, tin tưởng vào chương trình, rộng hơn là tin tưởng vào đổi mới giáo dục lần này. Ngoài ra, từ lớp 6, các môn học có nội dung hướng nghiệp cụ thể hơn.

Chương trình đã xác định nội dung giáo dục hướng nghiệp của từng môn học, nhưng trọng tâm của hoạt động này sẽ giao cho môn Công nghệ và Hoạt động trải nghiệm. Để dạy được Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 2 và lớp 6, giáo viên cũng cần đổi mới phương pháp dạy học.

- PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa: Tôi cho rằng, quan trọng là phía giáo viên. Đứng trước đổi mới giáo dục, chắc chắn giáo viên sẽ có những lo lắng nhất định nhưng đó là lo lắng cần thiết và tích cực.

Giải pháp để chương trình, sách giáo khoa lớp 2 và 6 không... mất gốc - Hình 4

PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa. Ảnh: Internet

Thực tế, những năm gần đây, Bộ GD&ĐT, cùng với các địa phương đã có bước chuẩn bị về đội ngũ giáo viên. Theo đó, giáo viên được tập huấn về đổi mới chương trình, trong đó có nhiều nội dung về các chủ đề tích hợp, phương pháp dạy học tích hợp… nên không có gì đột ngột. Sắp tới, giáo viên tiếp tục tập huấn về nội dung sách giáo khoa của lớp 6, thầy cô sẽ lại được tập huấn về hai môn này rất cụ thể. Chỉ cần giáo viên sẵn sàng và tin tưởng vào chương trình, có động lực đổi mới và tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, chúng ta sẽ thực hiện tốt mục tiêu đổi mới giáo dục lần này.

- Từ kết quả thực hiện Chương trình, SGK lớp 1, gia đình và xã hội có vai trò như thế nào?

- GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi cho rằng, điều đầu tiên là đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và phụ huynh học sinh cần có niềm tin vào đổi mới giáo dục lần này.

Các thầy cô dạy chương trình mới cần phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo. Các nhà quản lý địa phương cần quan tâm đầu tư nhiều hơn cho giáo dục, thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nếu sự quan tâm, đầu tư vẫn như xưa rất khó để giáo dục đổi mới thành công. Cho nên các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cần quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ, cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính… để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018; trước mắt là thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Thực tế, có nhiều địa phương quan tâm đến giáo dục, nhưng cũng có những địa phương cả năm cấp ủy không họp để bàn về vấn đề giáo dục. Hậu quả có thể không hiện hữu trước mắt, nhưng về lâu dài sẽ có hại. Vì thế giáo dục cần phải được quan tâm đúng mức, đáp ứng được yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Xin trân trọng cảm ơn GS và PGS!

Giáo dục cần sự chung tay của các cơ quan, đoàn thể, chính quyền địa phương cùng toàn xã hội. Đơn cử như, hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, nếu không có phụ huynh và xã hội đồng hành rất khó để tổ chức hiệu quả và bảo đảm mục tiêu giáo dục của hoạt động. – PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa

Chọn SGK lớp 2, lớp 6: Nền tảng nâng chất giáo dục

Giáo viên dự kiến dạy lớp 2 và lớp 6 của Hà Nội đã tiếp cận với các bộ sách giáo khoa (SGK) mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Chọn SGK lớp 2, lớp 6: Nền tảng nâng chất giáo dục - Hình 1


Giáo viên phải nêu cao tinh thần tự chủ trong việc lựa chọn SGK và thực hiện chính xác mục tiêu của Chương trình GDPT mới. Ảnh minh họa

Những ý kiến đề xuất của giáo viên và nhà trường sẽ là một trong những cơ sở để Hội đồng lựa chọn SGK thành phố chọn ra các bộ sách, cuốn sách bảo đảm đúng quy trình, minh bạch, tạo nền tảng nâng cao chất lượng giáo dục.

Nghiên cứu sách bằng nhiều hình thức

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết: Quy trình tổ chức lựa chọn SGK lớp 2, lớp 6 được thực hiện 6 bước theo quy định tại Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT. Dự kiến, chậm nhất vào đầu tháng 4, thành phố Hà Nội phê duyệt danh mục SGK để sử dụng trong các nhà trường.

"Để danh mục SGK đưa vào sử dụng thực sự chất lượng, các nhà trường cần quan tâm, tạo điều kiện để giáo viên nghiên cứu sách bằng nhiều hình thức. Khi đề xuất lựa chọn sách, ngoài nội dung chuyên môn, giáo viên cần lưu ý về sự phù hợp của sách với điều kiện dạy học tại địa phương và học sinh" - ông Phạm Xuân Tiến nhấn mạnh.

Cô Phùng Thị Anh Hà - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đa Tốn (huyện Gia Lâm) nhận định: Qua tiếp cận với các bộ SGK lớp 2 mới, chúng tôi thấy nổi lên một số điểm mới: Bộ sách có hình ảnh đẹp mắt, sinh động phù hợp với học sinh tiểu học. Sách thiết kế theo hướng mở, tăng cường khả năng giao tiếp và ứng xử của học sinh trong thực tế. Trong đó, môn Tiếng Việt không còn chia theo các phân môn mà theo bốn kĩ năng đọc, viết, nghe, nói. Sách thiết kế các tuyến nhân vật ở môn Toán và môn Tự nhiên xã hội theo mạch kiến thức từ lớp 1 - 5 để giúp học trò thấy hứng thú và gần gũi hơn khi học tập.

Cũng theo cô Hà, toàn bộ sách được thiết kế theo hướng kết nối những tri thức với cuộc sống thực tế. Sách mới tạo điều kiện cho học sinh được thực hành nhiều hơn, từ đó phát huy được 3 năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác, tự học và tự chủ, giải quyết vấn đề và sáng tạo các năng lực đặc thù môn học cùng với đó là hướng các em phát triển 5 phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ...

Chọn SGK lớp 2, lớp 6: Nền tảng nâng chất giáo dục - Hình 2


Giáo viên cần thấy rõ tính ưu việt của sách mới để hình thành phương pháp dạy học phù hợp.

Từ nhận định này, Trường Tiểu học Đa Tốn tổ chức cho giáo viên nghiên cứu các bộ SGK theo nhiều hình thức khác nhau: Nghiên cứu sách lớp 1 theo chương trình mới để tiếp cận với phương pháp và kế hoạch triển khai lớp 2; Cập nhật các thông tin trên mạng Internet và sách báo; Trao đổi với nhau trong các giờ sinh hoạt chuyên môn, họp chuyên môn...

Cô Đặng Hoàng Hà - GV Trường Tiểu học Giáp Bát (quận Hoàng Mai) chia sẻ: Tôi rất ấn tượng với bộ sách lớp 2. Sách có nhiều điều chỉnh và nội dung hay, phong phú... Sách thực sự là kho học liệu và cung cấp nhiều ý tưởng đổi mới sáng tạo để giáo viên có tuổi cũng có thể tiếp cận với đổi mới sáng tạo, hòa nhập với xu thế giáo dục hiện đại.

Dạy tích hợp theo SGK mới sẽ không khó khăn

Cô Lê Thủy Trang - Hiệu trưởng Trường THCS Đông Thái (quận Tây Hồ) cho hay: Ban giám hiệu và giáo viên nhà trường đang nghiên cứu các đầu SGK mới. Việc giáo viên nhận xét các bộ sách diễn ra đến cuối tháng 3 để nhà trường tổng hợp gửi lên phòng GD&ĐT.

Liên quan đến việc tích hợp liên môn, cô Trang cho biết: Những năm học gần đây, giáo viên nhà trường triển khai dạy tích hợp một số môn. SGK mới cũng đưa rõ nội dung cần tích hợp nên khi dạy học chính thức không phải là vấn đề khó khăn. Nhà trường và giáo viên chỉ mong sớm được cầm bộ SGK mới trên tay để biết mình phải bắt đầu từ đâu, tích hợp liên môn thế nào cho phù hợp và hiệu quả với điều kiện của nhà trường.

Chọn SGK lớp 2, lớp 6: Nền tảng nâng chất giáo dục - Hình 3


Sách mới, chương trình mới chuyển dạy học sinh từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực.

Được thầy cô giáo dạy học theo hướng tích hợp liên môn, học sinh của Trường THCS Đông Thái tiếp thu nhanh và bảo đảm được mạch kiến thức cơ bản. Theo cô Trang, học sinh bây giờ có nhiều kênh thông tin để tiếp cận, tham khảo nên hiểu biết của các em cũng sâu rộng, phong phú hơn. Bên cạnh đó, các nội dung tích hợp cũng không xa lạ, giáo viên thường lựa chọn đơn vị kiến thức phù hợp với khối lớp và dạy học theo phương pháp đổi mới, nhẹ nhàng, sinh động gắn lý thuyết với thực tiễn và khích lệ học sinh tự khám phá, tìm hiểu thêm để các em không thấy bị quá tải, mơ hồ khi học tích hợp...

Theo GS.TSKH Đinh Quang Báo - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thường trực Chương trình giáo dục phổ thông mới, tích hợp nghĩa là gắn nhiều kiến thức khác nhau theo một logic nhất định. Chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học ắt phải dẫn đến dạy học sinh biết tích hợp. Muốn như vậy, chương trình xây dựng nội dung phải tích hợp, phương pháp cũng phải tích hợp.

Trước đây một môn là một người dạy độc lập, nhưng bây giờ tích hợp vào một môn học vậy cả hai hoặc ba người dạy hay một người dạy cả hai, ba môn. Về nguyên tắc có thể phân công theo cả hai cách. Thực hiện phương án nào tùy thuộc vào đội ngũ giáo viên đã có và trên cơ sở cái hiện có của giáo viên nhưng dù là một người dạy hay hai hoặc ba người dạy đều phải theo nguyên tắc tích hợp hai, ba lĩnh vực đó lại với nhau.

Dạy tích hợp khác với việc dạy được cả hai, ba môn. Nếu một người dạy được cả hai, ba môn cũng phải bồi dưỡng họ cách tích hợp các môn đó; hoặc hai, ba người dạy, mỗi người dạy một môn cũng phải biết tích hợp nội dung của môn kia. Trường hợp giáo viên chỉ biết một môn chuyên sâu cũng cần bồi dưỡng họ cách tích hợp đồng thời học bổ sung các môn còn lại, học những cái đại cương nhất đủ để tích hợp. Cho nên, chúng ta phải bồi dưỡng giáo viên, cho họ một cái khung tọa độ rộng hơn, thậm chí phải đào tạo lại để thầy cô bắt nhịp được yêu cầu dạy tích hợp. Và tất nhiên đào tạo mới cũng phải theo hướng như vậy. - GS.TSKH Đinh Quang Báo

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Triệu Vy tái xuất, chấp nhận chịu nhục, hạ mình để cầu cứu "phe" Châu Tấn?Triệu Vy tái xuất, chấp nhận chịu nhục, hạ mình để cầu cứu "phe" Châu Tấn?
06:45:40 03/05/2025
Ca khúc đạt 3,1 tỷ lượt xem dịp lễ 30/4, tác giả nói 'không thể tin nổi'Ca khúc đạt 3,1 tỷ lượt xem dịp lễ 30/4, tác giả nói 'không thể tin nổi'
07:25:39 03/05/2025
Con trai từ Bình Dương về Thái Bình trộm 39 chỉ vàng, 1.900 USD của mẹ đẻCon trai từ Bình Dương về Thái Bình trộm 39 chỉ vàng, 1.900 USD của mẹ đẻ
10:53:48 03/05/2025
ĐỘC QUYỀN: Nguyễn Duyên Quỳnh lần đầu lên tiếng về ồn ào quanh bài hát hot nhất dịp 30/4, làm rõ mối quan hệ với Võ Hạ TrâmĐỘC QUYỀN: Nguyễn Duyên Quỳnh lần đầu lên tiếng về ồn ào quanh bài hát hot nhất dịp 30/4, làm rõ mối quan hệ với Võ Hạ Trâm
08:09:12 03/05/2025
Chia sẻ của nữ tiếp viên hàng không về bức ảnh "đã dùng hết may mắn trong ngày"Chia sẻ của nữ tiếp viên hàng không về bức ảnh "đã dùng hết may mắn trong ngày"
08:56:22 03/05/2025
Duyên Quỳnh bị đồn 'ganh ghét' Võ Hạ Trâm, nói rõ 'ấm ức' lộ quan hệ thật?Duyên Quỳnh bị đồn 'ganh ghét' Võ Hạ Trâm, nói rõ 'ấm ức' lộ quan hệ thật?
09:39:36 03/05/2025
Mẹ H'Hen Niê 'chạm mặt' bà xui, lộ thái độ bất ngờ, có thân thiết như lời đồn?Mẹ H'Hen Niê 'chạm mặt' bà xui, lộ thái độ bất ngờ, có thân thiết như lời đồn?
07:18:05 03/05/2025
Màn so kè nhan sắc hot nhất đêm: Chu Thanh Huyền tung ảnh cùng Doãn Hải My, quan hệ thế nào sau tuyên bố "không thân"?Màn so kè nhan sắc hot nhất đêm: Chu Thanh Huyền tung ảnh cùng Doãn Hải My, quan hệ thế nào sau tuyên bố "không thân"?
11:08:04 03/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Em gái Văn Lâm 18 tuổi cao gần 1m80 diện bikini đi biển, vóc dáng nuột nà, đôi chân dài mới chiếm "spotlight"

Em gái Văn Lâm 18 tuổi cao gần 1m80 diện bikini đi biển, vóc dáng nuột nà, đôi chân dài mới chiếm "spotlight"

Sao thể thao

13:47:47 03/05/2025
Đặng Thanh Giang- em gái của thủ môn Đặng Văn Lâm lại khiến dân tình chú ý khi khoe bộ ảnh mặc bikini đi biển. Cô nàng chọn một chiếc váy lưới diện bên ngoài vừa kín đáo nhưng vẫn khoe trọn vóc dáng nuột nà.
NSND Mỹ Uyên tiết lộ cú ngã nằm bất động, tiếc cảnh 'nóng' bị cắt khỏi màn ảnh

NSND Mỹ Uyên tiết lộ cú ngã nằm bất động, tiếc cảnh 'nóng' bị cắt khỏi màn ảnh

Hậu trường phim

13:46:10 03/05/2025
NSND Mỹ Uyên tiết lộ có 1 cảnh cởi áo ngoài, chỉ mặc yếm, khoe vai và lưng trần đã bị cắt khỏi Thám tử Kiên: Kỳ án không đầu .
Vợ Văn Hậu nghi né 'tà' Chu Thanh Huyền, chung khung hình biểu cảm 'sượng trân'?

Vợ Văn Hậu nghi né 'tà' Chu Thanh Huyền, chung khung hình biểu cảm 'sượng trân'?

Netizen

13:43:54 03/05/2025
Hội fan ĐT Việt Nam xôn xao với màn hội tụ của dàn tuyển thủ, nàng WAG nổi tiếng trong bữa tiệc sinh nhật linh đình của nhóc tỳ nhà Đoàn Văn Hậu - Doãn Hải My. Trong đó, màn đọ sắc của nàng WAG thanh lịch và nàng WAG thị phi gây bão MXH...
Vợ kém 17 tuổi tiết lộ điều quý hơn cả vàng ở 'đạo diễn nghìn tỷ' Lý Hải

Vợ kém 17 tuổi tiết lộ điều quý hơn cả vàng ở 'đạo diễn nghìn tỷ' Lý Hải

Sao việt

13:41:27 03/05/2025
Kể từ khi yêu nhau và trải qua 14 năm hôn nhân với 4 mặt con, Minh Hà chưa bao giờ phải hỏi Lý Hải đi đâu, làm gì. Có nhiều thứ ở chồng mà Minh Hà nói giá trị hơn quà cáp.
Harley-Davidson ra mắt CVO Road Glide RR 2025, giá 2,8 tỷ đồng

Harley-Davidson ra mắt CVO Road Glide RR 2025, giá 2,8 tỷ đồng

Xe máy

13:36:46 03/05/2025
Thân xe sử dụng nhiều chi tiết làm từ sợi carbon nhằm cắt giảm trọng lượng đồng thời tăng tính thẩm mỹ và giá trị. Hệ thống giải trí với dàn loa Rockford Fosgate tiếp tục được duy trì như một điểm nhấn truyền thống trên dòng CVO.
Hướng dẫn cách đồng bộ CapCut trên điện thoại và máy tính dễ dàng

Hướng dẫn cách đồng bộ CapCut trên điện thoại và máy tính dễ dàng

Thế giới số

13:32:41 03/05/2025
Như vậy, chỉ với vài bước đơn giản, bạn đã có thể dễ dàng đồng bộ CapCut giữa điện thoại và máy tính, giúp quá trình chỉnh sửa video trở nên mượt mà và liền mạch hơn bao giờ hết.
Lisa (BLACKPINK) nhận rổ "gạch đá" vì kết hợp với trai hư số 1 showbiz: "Không đáng để giao du!"

Lisa (BLACKPINK) nhận rổ "gạch đá" vì kết hợp với trai hư số 1 showbiz: "Không đáng để giao du!"

Sao âu mỹ

13:21:51 03/05/2025
Đời tư của Adam Levine - giọng ca chính Maroon 5 một lần nữa bị mổ xẻ khi ra mắt ca khúc mới cùng Lisa (BLACKPINK).
Phim 18+ Hàn Quốc bị cấm chiếu gây rúng động: Nữ chính điên loạn nhất lịch sử, không ai dám xem lần 2

Phim 18+ Hàn Quốc bị cấm chiếu gây rúng động: Nữ chính điên loạn nhất lịch sử, không ai dám xem lần 2

Phim châu á

13:17:56 03/05/2025
Trong nền điện ảnh Hàn Quốc vốn đã không thiếu những tác phẩm gây sốc, Moebius (2013) vẫn là một trong những bộ phim 18+ khó nhằn, cực đoan và ám ảnh nhất từng được thực hiện.
Ca sĩ hát cực hay bản hit 3 tỷ view: Từng lọt Top 3 Vietnam Idol, vượt qua biến cố hết mình vì đam mê

Ca sĩ hát cực hay bản hit 3 tỷ view: Từng lọt Top 3 Vietnam Idol, vượt qua biến cố hết mình vì đam mê

Nhạc việt

13:05:29 03/05/2025
Trên mạng xã hội, Đông Hùng cũng khá kín tiếng khi anh thường chỉ chia sẻ hình ảnh trên sân khấu và thi thoảng là những khoảnh khắc đời thường.
"Đứa trẻ vàng" của ngành âm nhạc bị chê không có tố chất, nhảy đơ cứng như robot

"Đứa trẻ vàng" của ngành âm nhạc bị chê không có tố chất, nhảy đơ cứng như robot

Nhạc quốc tế

12:58:58 03/05/2025
Chiếm spotlight ở concert của mẹ, nhưng thiên kim tiểu thư ngành âm nhạc lại nhận về phản ứng không như kỳ vọng.
Vừa kết hôn, nam thần Địa Ngục Độc Thân tiếp tục bị réo gọi trong scandal của cô gái ồn ào nhất hiện nay

Vừa kết hôn, nam thần Địa Ngục Độc Thân tiếp tục bị réo gọi trong scandal của cô gái ồn ào nhất hiện nay

Sao châu á

12:52:30 03/05/2025
Dù Choi Si Hoon được Riwon giải vây , nhưng việc nam thần Địa Ngục Độc Thân vừa cưới Ailee mà đã bị réo gọi vào scandal nghiêm trọng khiến khán giả cảm thấy nghi ngại.