Giảm áp lực sổ sách giáo viên, trên bảo dưới có nghe?

Bên cạnh nhiều ý kiến vui mừng vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi, bởi điều quan trọng dưới cơ sở có thực hiện hay không là do vai trò của hiệu trưởng.

Lâu nay, sổ sách của giáo viên vẫn thường được gọi là những “việc không tên” chiếm mất nhiều thời gian.

Trên diễn đàn Chúng tôi là giáo viên, tài khoản Văn Giang đã kiệt kê ra các loại sổ mà giáo viên đang phải gánh hiện nay như: giáo án, sổ điểm, sổ kế hoạch giảng dạy, sổ đầu bài, sổ dự giờ (1 năm đủ 18 tiết), sổ hội họp, sổ chủ nhiệm, sổ mượn đồ dùng dạy học, sổ đăng ký mượn đồ dùng dạy học, và sổ học bồi dưỡng thường xuyên…

Giảm áp lực sổ sách giáo viên, trên bảo dưới có nghe? - Hình 1

Cách đây 4 năm Bộ GD-ĐT đã có quy định rõ về sổ sách của giáo viên, tuy nhiên trên thực tế giáo viên vẫn bị “ngập” trong sổ sách

Còn cách đây 4 năm Bộ GD-ĐT cũng có công văn số 68 về việc chấn chỉnh việc lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường.

Công văn quy định rõ giáo viên chỉ phải làm 4 loại sổ sách như: Giáo án (có thể kết hợp soạn nhiều môn trong một cuốn); Sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp; Sổ điểm cá nhân (không yêu cầu đối với giáo viên Tiểu học); Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).

Cô giáo Trần Thị Hồng, giáo viên ở quận 9, TP.HCM cho rằng, hiện nay giáo viên đang “gánh” qúa nhiều sổ sách, vì vậy Chỉ thị không đặt thêm sổ sách cho giáo viên là một tín hiệu vui. Tuy nhiên, vẫn chưa giải quyết tận gốc vấn đề. Theo cô Hồng, chưa giải quyết được tận gốc vấn đề là do Chỉ thị yêu cầu không đặt thêm sổ sách chứ không phải là cắt giảm những sổ sách mà giáo viên đang phải “gánh”.

Trong khi đó, cô Phạm Thúy Hà, nguyên hiệu trưởng Trưởng tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, quận 4, TP.HCM, bộc bạch cô rất tán thành việc làm này của Bộ GD-ĐT. Theo cô Hà, để có một tiết dạy tốt giáo viên đã phải đầu tư rất nhiều thứ, chiếm nhiều thời gian. Do vậy, nếu bớt được công việc giấy tờ giáo viên sẽ có thêm thời gian để tập trung giảng dạy.

Cô Hà cho rằng, giáo viên chỉ cần giữ những sổ sách theo đúng lịch như lên lớp thì có giáo án còn những sổ sách không cần thiết thì cũng nên cắt giảm. Ngoài ra hiện nay sổ kế hoạch của giáo viên đã tích hợp, nên không cần tăng thêm sổ chi tiết nữa. Việc có nhiều sổ sách chỉ làm giáo viên mất thời gian mà thôi.

Video đang HOT

Trong khi đó cô Trần Phương Thảo, giáo viên THPT ở Nghệ An, cho rằng việc giáo viên “ngập” trong sổ sách đã diễn ra từ lâu. Gần đây, nhà trường đã tạo điều kiện cho “tích hợp” nhiều sổ nên phần nào giảm tải những sổ sách không cần thiết. Tuy nhiên khi thực hiện sổ sách điện tử và tích hợp lại xảy ra tình trạng sao chép của nhau dẫn tới mất ý. Vì vậy việc không đặt ra sổ sách và cắt giảm là điều nên làm để giáo viên tập trung giảng dạy, tránh hình thức, sổ sách cho đủ.

Trên diễn đàn Chúng tôi là giáo viên, vấn đề cắt giảm sổ sách cho giáo viên nhận được nhiều ý kiến ủng hộ. Một nhà giáo có tài khoản Cuộc sống xanh đưa ra quan điểm: “Thiết nghĩ giáo viên chỉ cần 2 sổ, 1 là giáo án 2 là sổ điểm. Quan trọng là học sinh học được kiến thức, chứ sổ sách bày đặt lại chép chép, ghi lại của nhau được gì. Nên để thời gian chép sổ cho để nghiên cứu bài vở”.

Còn cô giáo mầm non có tên Phạm Bảo Ngọc, cho rằng ở bậc mầm non chỉ cần giảm sổ chấm ăn, sổ đón trả trẻ, sổ điểm danh gộp vào thành 1 loại sổ, nên cắt sổ tích luỹ và bồi dưỡng hiện nay. Theo cô giáo này cũng phải xem việc thực hiện ở các trường như thế nào, tránh tình trạng trên dưới không đồng nhất.

Tuy nhiên, bên cạnh nhiều ý kiến vui mừng vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi, bởi điều quan trọng dưới cơ sở có thực hiện hay không là do vai trò của hiệu trưởng

Nhà giáo có tài khoản Tuyết Trần thì cho rằng: “Bộ đã có Chỉ thị bằng văn bản yêu cầu các địa phương tuyệt đối không được đặt thêm các loại sổ sách cho giáo viên. Có nghĩa Bộ cấm không được đặt thêm thôi, chứ không có bỏ bớt, do vậy giáo viên vẫn cứ như cũ mà thực hiện”.

Hiệu trưởng một trường tiểu học ở TP.HCM cho hay cách đây 4 năm Bộ GD-ĐT đã có công văn chấn chỉnh việc lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường. Trên thực tế các trường hiện nay đã áp dụng điều này. Tuy nhiên hiệu trưởng này cho rằng Chỉ thị lần này sẽ tiếp tục là động lực cho giáo viên cắt giảm những việc “không tên” để tập trung giảng dạy.

Còn thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, TP.HCM, cho rằng chỉ đạo của Bộ GD-ĐT sẽ làm giáo viên vui hơn, tuy nhiên bản thân ông hơi băn khoăn, ở địa phương có áp dụng triệt để chỉ đạo này hay không vì hiện tại mỗi giáo viên có quá nhiều loại hồ sơ. Theo thầy Phú cái mà ngành giáo dục hiện nay đang tụt hậu là vì còn hồ sơ bắt viết tay. Trong thời đại mà mọi ngành đều gắn liền cuộc cách mạng 4.0 thì điều này thật thương cho giáo viên. Thầy Phú đề xuất, Bộ nên lập 1 kênh phản hồi của giáo viên các trường để kịp thời chấn chỉnh. Đơn vị, trường học nào không thực hiện nên có chế tài xử lý cụ thể.

Lê Huyền

Theo vietnamnet

Giáo viên trước "căn bệnh" áp lực

Ngay từ những ngày đầu tiên của năm 2019, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã phát đi thông điệp, quyết tâm cắt giảm áp lực cho giáo viên và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm trong năm mới.

Giáo viên trước căn bệnh áp lực - Hình 1

Rõ ràng đây là tín hiệu tích cực từ người đứng đầu ngành Giáo dục khi "chạm" vào một vấn đề bất cập, tồn tại trong suốt nhiều năm. Xung quanh vấn đề này nhà giáo Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch Hội đồng Trường THCS - THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) đã có những chia sẻ.

Áp lực từ xã hội rất đáng sợ

* Là người có thâm niên, vừa làm công tác chuyên môn vừa làm công tác quản lý cả trường công và trường tư, xin hỏi, bản thân ông, có khi nào thầy chịu áp lực quá lớn khi đứng trên bục giảng không?

- Trước đây, cũng phải nói là cách đây 40 năm, tôi đã đứng trên bục giảng và nếu gọi là áp lực thì ngày xưa cũng có áp lực: Áp lực từ các cuộc thi giáo viên dạy giỏi; từ việc kiểm tra, đánh giá, dự giờ; áp lực từ phía học sinh, ngày xưa học sinh cũng tinh nghịch, cũng quái có khi còn hơn bây giờ và cũng học kém... cũng có nhiều chuyện; rồi cha mẹ học sinh nữa... nhưng ngày xưa chúng tôi không ai dùng từ áp lực, mà chúng tôi lại nghĩ đấy là động lực. Những dự giờ, những đánh giá thi viên dạy giỏi, kể cả những phàn nàn của cha mẹ học sinh hay những bất cập trong việc dạy học luôn luôn là động lực để mình phấn đấu, con người chúng tôi ngày xưa phấn đấu vì nhân dân, vì học sinh thân yêu.

* Dù trong thời kỳ nào đi nữa thì áp lực luôn luôn có hai mặt: Tích cực và tiêu cực. Vậy so với thời của ông thì giáo viên hiện nay có chịu áp lực nhiều hơn không?

- Thực ra bây giờ thầy cô chịu áp lực nhiều hơn. Ngày nay là áp lực của thời đại, là phát triển theo sự phát triển kinh tế - xã hội, phát triển văn hóa, con người ở một trình độ cao hơn, trên hạ tầng kiến trúc. Khi đời sống kinh tế cao hơn thì nhu cầu cao hơn và nhiều điều nảy sinh trong tinh thần cũng như trong yêu cầu vật chất, cho nên những áp lực bây giờ rất nhiều.

Nhưng theo tôi, những áp lực mang tính thời đại là đáng ngại nhất, đó là áp lực từ cha mẹ học sinh, từ xã hội và từ truyền thông. Trong thời đại bùng nổ thông tin này, áp lực từ xã hội rất đáng sợ. Một sơ suất nhỏ, hay một thiếu sót, có khi vô tình, có khi ngoài ý thức, có khi trước kia người ta không coi nó là gì ghê gớm lắm thì bây giờ, nó trở thành vấn đề toàn xã hội, nó ghê gớm và tạo ra áp lực từ các cấp trở xuống và giáo viên là người bị áp lực đó rất nặng nề.

Áp lực của bệnh thành tích

* Nhiều thầy cô giáo chia sẻ họ đang phải chịu áp lực của bệnh thành tích, ông có ý kiến gì về vấn đề này?

Giáo viên trước căn bệnh áp lực - Hình 2

Giáo viên đang phải chịu áp lực của thời đại

-Tôi nghĩ rằng, những áp lực thực tế đang diễn ra hàng ngày hàng giờ ở tất cả các địa phương. Bộ GD&ĐT cũng đã lắng nghe và Bộ cũng đã có những thay đổi. Chẳng hạn như ngay từ năm 2014, Bộ đã có văn bản chỉ đạo cắt giảm các loại giấy tờ, sổ sách cho giáo viên và chỉ để còn 4 đến 5 loại giấy tờ, sổ sách.

Tuy nhiên, ở dưới địa phương đến cấp Sở, cấp Phòng GD&ĐT, lại có thêm nhiều thứ. Mỗi lần kiểm tra chuyên môn, mỗi lần đi khảo sát thì thái độ của những người kiểm tra thiếu sự thân thiện, mang nặng tính chất cấp trên xuống dưới thanh tra, dò xét từng chi tiết một. Những lần thanh tra đấy lại đổ lên đầu hiệu trưởng và tất nhiên hiệu trưởng sẽ lắng nghe nhưng trong lòng thì rất tâm tư. Khi họp hội đồng thì lại trút lên đầu giáo viên và giáo viên là người gánh chịu áp lực.

Tôi mong muốn phải thay đổi cách thức thanh tra. Thanh tra đến là phải thân thiện, đến để giúp đỡ, hỗ trợ, cùng chia sẻ chứ không phải cấp trên đến để rạch ròi, xét nét. Áp lực là ở chỗ đó chứ không phải áp lực ở số liệu.

* Ông có nhắc tới một câu chuyện mà tồn tại biết bao nhiêu năm là vấn đề sổ sách. Mặc dù đã có chỉ đạo nhưng đến thời điểm này rất nhiều giáo viên vẫn cho rằng, các thầy cô đang "bội thực" vì sổ sách. Ở trường của ông một giáo viên có bao nhiêu sổ tất cả?

- Tôi nghĩ ở trường tôi thực hiện đủ số sách theo quy định của Bộ GD&ĐT và đủ sổ sách của Phòng GD&ĐT yêu cầu. Tôi còn thêm nữa là sổ theo dõi, nhận xét, đánh giá học sinh từng lĩnh vực một, từng môn một, từng khía cạnh một thể hiện phẩm chất và thể hiện năng lực. Vì chúng ta là nhà trường, GD-ĐT con người. Con người thì có những khía cạnh tâm hồn, có những phẩm chất, năng lực hoàn toàn khác nhau, giáo viên phải nắm chắc điều đó.

Quan điểm của chúng tôi là chăm lo tới từng trò và giúp cho mỗi học sinh đều tiến bộ. Chăm lo thì phải hiểu từng học sinh và giúp đỡ học sinh hàng ngày. Tôi nghĩ giáo viên chúng ta không chỉ là người thợ, mà là tri thức, chúng ta dạy người, cho nên làm việc thì phải ghi chép, làm việc phải tổng kết, làm việc phải đúc kết. Lao động của giáo viên khác với lao động của người thợ và nếu chúng ta cứ kêu sổ sách quá nặng nề mà chúng ta không làm thì chúng ta mất đi giá trị của nghề nhà giáo, đó là nghề dạy người, nghề làm việc trí thức.

Xin cảm ơn ông!

"Tôi nghĩ áp lực ở chỗ chúng ta làm quá nhiều thời gian. Bây giờ dạy bán trú là chiếm hết thời gian rồi. Thứ hai sĩ số lớp quá đông, ở thành thị gấp đôi, gấp ba lần những nơi khác, đội ngũ giáo viên thì mỏng" - ông Nguyễn Văn Hòa.

Minh Phong (ghi)

Theo giaoducthoidai

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Ảnh đế xuất thân cảnh sát bị bỏ thuốc, ép "yêu" đồng giới, phải lọc thận cả đời?Ảnh đế xuất thân cảnh sát bị bỏ thuốc, ép "yêu" đồng giới, phải lọc thận cả đời?
09:33:38 16/05/2025
Chủ tịch Công ty dược Sơn Lâm hối lộ hơn 71 tỷ đồng để trót lọt đưa thuốc vào bệnh việnChủ tịch Công ty dược Sơn Lâm hối lộ hơn 71 tỷ đồng để trót lọt đưa thuốc vào bệnh viện
11:24:33 16/05/2025
Khai trừ đảng, buộc thôi việc giáo viên đưa người nhà vào trường đánh giáo viên khácKhai trừ đảng, buộc thôi việc giáo viên đưa người nhà vào trường đánh giáo viên khác
13:39:18 16/05/2025
Căng: Điều tra khẩn Trần Kiều Ân và hơn 20 sao hạng A Trung Quốc, "công chúa Cello" bị liệt vào tội đặc biệtCăng: Điều tra khẩn Trần Kiều Ân và hơn 20 sao hạng A Trung Quốc, "công chúa Cello" bị liệt vào tội đặc biệt
13:15:29 16/05/2025
Cường Phạm đột ngột qua đời khi mới 31 tuổi, nguyên nhân khiến ai cũng đau lòng!Cường Phạm đột ngột qua đời khi mới 31 tuổi, nguyên nhân khiến ai cũng đau lòng!
10:20:21 16/05/2025
Hiền Hồ ẩn ý về chuyện bệnh tật hậu CEO nương tựa qua đời vì bệnh hiểm nghèoHiền Hồ ẩn ý về chuyện bệnh tật hậu CEO nương tựa qua đời vì bệnh hiểm nghèo
13:36:20 16/05/2025
Quế Trân tuổi 44 'buông xuôi' trong căn hộ biệt phủ Quận 9, sắc vóc gây bất ngờQuế Trân tuổi 44 'buông xuôi' trong căn hộ biệt phủ Quận 9, sắc vóc gây bất ngờ
13:44:13 16/05/2025
2 người Việt vừa lọt vào danh sách Forbes 30 Under 30 Asia 2025 là ai?2 người Việt vừa lọt vào danh sách Forbes 30 Under 30 Asia 2025 là ai?
10:06:51 16/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sao nữ Vbiz đòi rút xương sườn vì bị chê quá xấu, đi diễn không ai thèm nhìn, sau 10 năm lột xác đến hú hồn

Sao nữ Vbiz đòi rút xương sườn vì bị chê quá xấu, đi diễn không ai thèm nhìn, sau 10 năm lột xác đến hú hồn

Hậu trường phim

15:06:57 16/05/2025
Từng bị mỉa mai vì ngoại hình, suýt rút xương sườn để đẹp lên, Diệu Nhi đã có một hành trình nỗ lực hoàn thiện bản thân đáng nhận về lời tán dương từ khán giả
Mỹ nữ Cbiz "xé luật" mặc hở đến mức bị đuổi khỏi thảm đỏ Cannes 2025 là ai?

Mỹ nữ Cbiz "xé luật" mặc hở đến mức bị đuổi khỏi thảm đỏ Cannes 2025 là ai?

Sao châu á

14:58:56 16/05/2025
Xuất hiện trên thảm đỏ ngày 1, mỹ nhân Cbiz mặc đầm xuyên thấu hở bạo, đi ngược hoàn toàn với yêu cầu thanh lịch, trang trọng của BTC Cannes năm nay.
Hồ Quỳnh Hương khoe con trai 2 tuổi, CĐM đồng loạt phán không thoát kiếp đẻ thuê

Hồ Quỳnh Hương khoe con trai 2 tuổi, CĐM đồng loạt phán không thoát kiếp đẻ thuê

Sao việt

14:57:17 16/05/2025
Hồ Quỳnh Hương và ông xã doanh nhân lần đầu chia sẻ về con trai đầu lòng bé Táo trong lễ cưới diễn ra tại quê nhà Quảng Ninh vào ngày 15/5. Đây cũng là dịp hiếm hoi cặp đôi công khai hình ảnh con trước truyền thông và người hâm mộ.
Loạt hợp đồng lớn mà Tổng thống Trump công bố trong chuyến công du Trung Đông

Loạt hợp đồng lớn mà Tổng thống Trump công bố trong chuyến công du Trung Đông

Thế giới

14:55:40 16/05/2025
Số tiền đầu tư 600 tỷ USD còn bao gồm 20 tỷ USD mà công ty Saudi Arabia là DataVolt dành cho trung tâm dữ liệu AI và hạ tầng năng lượng tại Mỹ, cùng 80 tỷ USD tiền đầu tư công nghệ ở cả hai nước từ Google, DataVolt, Oracle, Salesforce, ...
Squid Game không có đối thủ, càng chê càng hot, "đè bẹp" phim Kim Soo Hyun

Squid Game không có đối thủ, càng chê càng hot, "đè bẹp" phim Kim Soo Hyun

Phim châu á

14:54:37 16/05/2025
Sự trở lại của phần 2 cùng với phần 3 sắp lên sóng, càng giúp thương hiệu Squid Game trở nên hot hơn bao giờ hết. Theo thống kê, đây vẫn là series phim được yêu thích nhất toàn cầu.
Sao nữ muốn làm Quán quân Em Xinh Say Hi: Giảm cân lột xác như búp bê, tất tay từ ca hát tới diễn xuất

Sao nữ muốn làm Quán quân Em Xinh Say Hi: Giảm cân lột xác như búp bê, tất tay từ ca hát tới diễn xuất

Nhạc việt

14:54:30 16/05/2025
Tại buổi lễ ra mắt 30 Em Xinh Miu Lê đã không ngần ngại mà tự tin khẳng định mục tiêu tối thượng tại chương trình là ngôi vị Quán quân.
Chiếc lightstick của G-Dragon có gì mà fan Việt sẵn sàng chi 10 triệu để sở hữu?

Chiếc lightstick của G-Dragon có gì mà fan Việt sẵn sàng chi 10 triệu để sở hữu?

Nhạc quốc tế

14:44:46 16/05/2025
Chiếc lightstick có hình dáng bông hoa cúc trắng của G-Dragon đang được fan Việt săn lùng trước thông tin ông hoàng K-pop sẽ về Việt Nam biểu diễn.
Nóng: Cuối cùng Justin Bieber đã chính thức lên tiếng về nghi vấn bị ông trùm Diddy lạm dụng tình dục!

Nóng: Cuối cùng Justin Bieber đã chính thức lên tiếng về nghi vấn bị ông trùm Diddy lạm dụng tình dục!

Sao âu mỹ

14:41:25 16/05/2025
Ngày 16/5, tờ Page Six đưa tin Justin Bieber đã thông qua người đại diện chính thức đưa ra phản hồi trước loạt tin đồn về mối quan hệ giữa nam ca sĩ và ông trùm Diddy.
Những con số giật mình trong vụ án Tập đoàn Thuận An

Những con số giật mình trong vụ án Tập đoàn Thuận An

Pháp luật

14:40:26 16/05/2025
Cơ quan CSĐT, Bộ Công an đã hoàn tất bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố các bị can liên quan đến vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức liên quan.
Miss World 2025: Ý Nhi 'lạc trôi' giữa "rừng mỹ nhân", dư luận "chia phe"

Miss World 2025: Ý Nhi 'lạc trôi' giữa "rừng mỹ nhân", dư luận "chia phe"

Người đẹp

14:40:05 16/05/2025
Miss World 2025 đang bước vào giai đoạn cao trào, với sự đổ bộ của loạt nhan sắc đình đám đến từ các quốc gia trên thế giới. Đại diện Việt Nam Hoa hậu Ý Nhi đã và đang là chủ đề được cư dân mạng bàn luận rôm rả.
Sự trở lại ngoạn mục của tất cao cổ trong mùa hè 2025

Sự trở lại ngoạn mục của tất cao cổ trong mùa hè 2025

Thời trang

14:07:38 16/05/2025
Tất cao cổ không chỉ là một món phụ kiện mà còn là công cụ định hình phong cách, giúp bạn biến hóa từ nhẹ nhàng đến cá tính chỉ trong vài bước phối đồ. Chúng che khuyết điểm, tạo cảm giác đôi chân thon gọn và dễ dàng kết hợp với mọi loạ...