Giảm lúa, nuôi tôm để chống biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang đe dọa nghiêm trọng đến vùng sản xuất nông nghiệp, sinh kế của người dân đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Do đó việc liên kết, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện các dự án thích ứng BĐKH… được nhiều đại biểu đưa ra tại Diễn đàn ĐBSCL, do Bộ NNPTNT phối hợp Ngân hàng Thế giới tổ chức tại TP.HCM mới đây.

An ninh lương thực bị đe dọa

Tại diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, ĐBSCL có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam khi chiếm khoảng 12% diện tích tự nhiên; 20% dân số và trên 15% GDP của cả nước; đóng góp gần 41% giá trị sản xuất nông nghiệp; gần 70% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản, 90% sản lượng gạo xuất khẩu (khoảng 7-8 triệu tấn/năm), cung cấp 1/5 sản lượng gạo thương mại toàn cầu.

Giảm lúa, nuôi tôm để chống biến đổi khí hậu - Hình 1

Vườn cây giống của anh Mai Tấn Thọ, huyện Chợ Lách, Bến Tre xơ xác bởi khô hạn, xâm nhập mặn. Ảnh: HUỲNH XÂY

Tuy nhiên, theo Bộ NNPTNT, hiện nay tác động của BĐKH như nước biển dâng, xâm nhập mặn, hạn hán đang ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực này, gây ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Phạm vi xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền từ 100 – 120km; làm ảnh hưởng trên 230.000ha lúa đông xuân, 9.400ha cây ăn quả, trên 5.000ha nuôi trồng thủy sản; 250.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt; sản lượng lúa vụ đông xuân vừa qua giảm trên 400.000 tấn. Điều này ảnh hưởng đến an ninh lương thực của Việt Nam và cả thế giới.

Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát, hiện nay hạn hán đã qua nhưng các dự báo đều cho thấy xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt, lũ, bão cực đoan có thể sẽ xảy ra thường xuyên hơn và thậm chí còn gay gắt hơn.

Xây dựng nhiều mô hình thích ứng

Phát biểu tại diễn đàn, GS-TS Võ Tòng Xuân cho rằng trước đây người dân ĐBSCL thoải mái sử dụng nguồn nước để phục vụ sản xuất, nhưng hiện nay cục diện đã khác khi thượng nguồn có nhiều đập, hồ thủy điện. Do đó, cần có các mô hình sản xuất hiệu quả, có sự liên kết khu vực để đảm bảo sinh kế cho người dân và sử dụng tài nguyên nước hiệu quả.

Đại diện tỉnh Bến Tre cho biết, tỉnh đang có kế hoạch chuyển một số diện tích trồng lúa sang trồng dừa, đồng thời xây dựng mô hình trồng lúa kết hợp nuôi tôm. Còn ông Nguyễn Thanh Hùng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp khẳng định: “Chúng tôi đang vận động người dân không sản xuất lúa vụ thu đông mà chuyển sang nuôi thủy sản, đồng thời quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững”.

Hiện nhiều tỉnh khác trong khu vực đang xây dựng các mô hình sản xuất bền vững, giảm dần diện tích trồng lúa, hạn chế canh tác 2 vụ lúa/năm… Tuy nhiên khó khăn hiện nay là các tỉnh đang thiếu vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm trong ứng phó BĐKH nên rất cần Nhà nước, các tổ chức quốc tế hỗ trợ. Nhiều ý kiến cũng đề nghị các tổ chức quốc tế có biện pháp can thiệp trong việc chia sẻ, sử dụng chung nguồn nước ở thượng nguồn sông Mekong để hạn chế thiệt hại cho ĐBSCL.

Theo Danviet

Video đang HOT

Biến đổi khí hậu: Nguy cơ xóa sổ ngành nông nghiệp Việt

Chỉ cần mực nước biển dâng cao thêm 1m, diện tích đất trồng lúa sẽ giảm đi một nửa, từ 4 triệu ha xuống chỉ còn 2 triệu ha.

Biến đổi khí hậu: Nguy cơ xóa sổ ngành nông nghiệp Việt - Hình 1

Những tháng cuối năm 2015, người ta nói nhiều đến việc Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng GDP thêm 7%, hay Hiệp định TPP có thể kích GDP lên 10%. Nhưng ít ai để ý rằng biến đổi khí hậu đang đều đặn làm Việt Nam mất đi 5% GDP mỗi năm, tương đương khoảng 15 tỉ USD. Thực tế, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ toàn diện và sâu rộng đến mọi ngõ ngách của nền kinh tế hơn bất kỳ hiệp định thương mại nào, từ nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp cho đến cơ sở hạ tầng. Kéo theo đó là nguy cơ mất việc làm hàng loạt của 53% lực lượng lao động Việt Nam.

Bốc hơi 22% lượng nông nghiệp

Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực, dinh dưỡng quốc gia và toàn ngành nông nghiệp nghiêm trọng hơn bất cứ cuộc khủng hoảng kinh tế nào từng xảy ra. Khi dân số Việt Nam chạm ngưỡng 120 triệu người vào năm 2020, mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia sẽ càng bị đe dọa nghiêm trọng.

"Biến đổi khí hậu làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và tạo nên các chu kỳ tăng trưởng không bền vững, đặc biệt ở các nước đang phát triển như Việt Nam", Giáo sư Trần Thọ Đạt, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, cảnh báo.

Theo phân tích mới nhất về ảnh hưởng của lũ lụt đến GDP của Viện Tài nguyên Thế giới (WRI), trong số 164 quốc gia được khảo sát, Việt Nam đứng thứ 4 về tác hại nghiêm trọng của lũ lụt đến toàn nền kinh tế khi có đến 80% dân số chịu ảnh hưởng. Tổ chức này cũng thống kê rằng lũ lụt đã làm hao hụt đến 2,3% GDP của Việt Nam mỗi năm.

Bão lụt, một ví dụ điển hình của biến đổi khí hậu, sẽ "đánh úp" ngành nông nghiệp đầu tiên bằng cách lấy mất đất canh tác. Khi mực nước biển dâng thêm 1 m, ước tính lần lượt 40%, 11% và 3% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng và các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị nhấn chìm. Khi đó, ngập lụt sẽ "cướp" đất canh tác ở hai khu vực nông nghiệp quan trọng nhất của Việt Nam, vì khoảng 80% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và 30% diện tích đồng bằng sông Hồng đang thấp hơn mực nước biển đến 2,5 m. Song hành với đó, diện tích đất trồng lúa sẽ giảm đi một nửa, từ 4 triệu ha xuống chỉ còn 2 triệu ha khi mực nước biển dâng cao thêm 1 m.

Tình trạng xâm nhập mặn ở khu vực ven biển cũng sẽ làm thu hẹp diện tích đất canh tác, khiến hệ số sử dụng đất có thể giảm từ 3-4 lần/năm xuống còn 1-1,5 lần/năm. Nước biển dâng thêm 1 m đồng nghĩa với quá trình ngập mặn sẽ đặc biệt nghiêm trọng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi 45% diện tích bị nước biển xâm mặn, tương đương với khoảng 1,8 triệu ha đất. Và ước tính sẽ có 85% người dân ở đồng bằng sông Cửu Long cần nhận hỗ trợ về nông nghiệp.

Biến đổi khí hậu: Nguy cơ xóa sổ ngành nông nghiệp Việt - Hình 2

Lũ lụt ảnh hưởng đến 21 triệu người mỗi năm trên toàn cầu, dự kiến sẽ tăng lên 54 triệu người vào năm 2030, chủ yếu do biến đổi khí hậu

Tuy nhiên, hậu quả nghiêm trọng nhất chính là việc suy giảm sản lượng gạo xuất khẩu và an ninh lương thực quốc gia sẽ bị lung lay, kéo theo sự phá sản của hơn 650 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Nghiên cứu độc lập của Giáo sư Trần Thọ Đạt cho thấy, năng suất lúa xuân ở vùng đồng bằng sông Hồng có thể giảm 3,7% vào năm 2020 và giảm tới 16,5% vào năm 2070. Còn năng suất lúa mùa sẽ giảm 1% vào năm 2020 và giảm 5% vào năm 2070, nếu Việt Nam không có các biện pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả.

"Việt Nam sẽ có nguy cơ đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng vào năm 2100 vì mất đi gần 22% sản lượng", nghiên cứu này kết luận.

Ở khía cạnh kinh tế, hiện ngành nông nghiệp đóng góp 31 tỉ USD vào kim ngạch xuất khẩu năm 2015, tương ứng 20% GDP của Việt Nam. Nhưng theo ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tổng vốn đầu tư xã hội vào ngành "bệ đỡ của nền kinh tế" này mới chỉ chiếm 5,4-5,6%. Tỉ trọng doanh nghiệp nước ngoài đổ vốn vào nông nghiệp Việt Nam cũng rất thấp, chỉ đạt 3,1% về dự án và 1,46% về tổng vốn đăng ký vào ngành. Một phần lý do đến từ những nguy cơ hiển hiện trước mắt bởi biến đổi khí hậu.

Cùng với đó, hậu quả liên hoàn của biến đổi khí hậu sẽ tác động lên nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may. Từ đó tạo ra sức ép phải chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp về loại hình, tỉ lệ công nghiệp chế biến, công nghệ cao... Bên cạnh đó, thiệt hại về sản lượng nuôi trồng thủy sản lên tới 40%/năm, kéo theo đó là sự thất nghiệp của gần 3 triệu lao động làm việc trong ngành chế biến thủy sản. Biến đổi khí hậu còn thay đổi hệ thống hạ tầng kỹ thuật quốc gia như hệ thống đê biển, đê sông, các công trình cấp nước và hạ tầng đô thị như cống ngầm thoát nước.

Cuộc cách mạng khí hậu của Việt Nam

Chính phủ Việt Nam, hơn ai hết, đã thấy rõ những mối nguy khủng khiếp mà biến đổi khí hậu có thể gây ra. Việc đoàn Việt Nam đã có những hành động quyết liệt tại Hội nghị COP21 về biến đổi khí hậu vừa diễn ra trong tháng 12.2015 tại Paris, Pháp là một minh chứng. Thứ trưởng Trần Hồng Hà, Trưởng đoàn Việt Nam trực tiếp tham gia đàm phán tại COP21, cho biết trong suốt 13 ngày liên tục của Hội nghị, việc tìm tiếng nói chung giữa các nước về việc giảm lượng khí thải đã diễn ra rất căng thẳng và gay cấn. Chứng kiến giây phút Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius gõ búa chính thức thông báo Thỏa thuận COP21 được thông qua, ông Hà đã không khỏi xúc động và tự hào. Bởi đóng góp của Việt Nam tại hội nghị lần này rõ nét và cụ thể.

Đầu tiên là sự chuẩn bị chu đáo và trước thời hạn Bản đệ trình đóng góp quốc gia tự quyết định (INDC) của Việt Nam gửi cho Ban Thư ký Công ước khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC). Kế đến chính là sự chủ động quyết liệt, khi Chính phủ Việt Nam đưa ra tuyên bố lịch sử đóng góp 1 triệu USD vào Quỹ Khí hậu xanh thế giới giai đoạn 2016- 2020 nhằm đối phó với biến đổi khí hậu.

COP21 được đánh giá là "cuộc cách mạng khí hậu lịch sử" của nhân loại, vì lần đầu tiên tất cả 195 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia UNFCCC đã đi đến một thỏa thuận buộc tất cả các nước cắt giảm lượng phát thải khí carbon. Mặc dù Thỏa thuận COP21 vẫn dung hòa giữa hai yếu tố ràng buộc pháp lý và tính tự nguyện, nhưng đây là cam kết cao nhất sau 20 năm kể từ khi Nghị định thư Kyoto được ký kết với mục tiêu giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 2 độ C, thúc đẩy nỗ lực để mức tăng này về ngưỡng 1,5 độ C.

Còn nhớ, khi Công ước Copenhagen năm 2009 thất bại, nhiệt độ toàn cầu đã tăng gần 1 độ C, khiến 2010 trở thành năm nóng nhất trong lịch sử nhân loại. Các nghiên cứu cho thấy, trong 100 năm qua, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 0,74 độ C. Còn trong 50 năm gần đây, tốc độ tăng nhiệt độ là gần 2 lần so với 5 thập niên trước đó. Điều này đã làm suy giảm khối lượng băng ở 3 bán cầu và là nguyên nhân khiến nước biển dâng trung bình 1,8 mm/năm.

Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng vượt ngưỡng 2 độ C, theo nhóm chuyên gia Liên Hiệp Quốc GIEC, chắc chắn 700 đảo của Indonesia và các thành phố hoa lệ như New York, London hay Amsterdam sẽ hoàn toàn biến mất. Đáng chú ý nhất, theo nghiên cứu của GIEC, toàn bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long, TP.HCM và Hải Phòng đều bị nhấn chìm khi mực nước biển dâng cao.

Rõ ràng, Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ rất lớn khi mực nước biển dâng cao, trong khi nguyên nhân chủ yếu lại đến từ các quốc gia phát triển. Theo Thứ trưởng Trần Hồng Hà, khó khăn trong 13 ngày đàm phán COP21 bắt nguồn từ thực tế rằng mức xả thải carbon ra môi trường của các nước phát triển là quá lớn.

Nghiên cứu của Oxfarm về tiêu thụ các nhiên liệu hóa thạch cho thấy, trung bình một người trong nhóm 1% những người giàu nhất thế giới xả ra môi trường lượng carbon cao gấp 175 lần một người thuộc nhóm 10% những người nghèo nhất thế giới. Đứng đầu trong danh sách các nước có lượng khí thải carbon cao nhất trong năm 2015 là Trung Quốc, Mỹ, châu Âu và Ấn Độ.

Biến đổi khí hậu: Nguy cơ xóa sổ ngành nông nghiệp Việt - Hình 3

96 tỉ USD giá trị GDP thế giới bị ảnh hưởng bởi lũ lụt sông trung bình hằng năm

Tín hiệu đáng mừng là Liên hiệp Quốc vẫn đang không ngừng hỗ trợ các quốc gia đang phát triển như Việt Nam tránh khỏi thảm họa biến đổi khí hậu. Ông Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc Văn phòng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững, VCCI, kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), đã tận mắt chứng khiến nỗ lực của Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon khi vừa điều phối nhóm lãnh đạo các quốc gia đàm phán, vừa trực tiếp đôn đốc cuộc thảo luận của 650 tập đoàn đa quốc gia nhằm tìm tiếng nói chung hành động chống biến đổi khí hậu. "Tôi cảm thấy thật sự xúc động khi cuối cùng, các nước phát triển đã đồng thuận sẽ cung cấp ngân sách 100 tỉ USD/năm đến tận 2025 cho công cuộc này. COP21 đã mở ra một kỷ nguyên mới hợp tác toàn cầu và là cuộc cách mạng khí hậu tiêu biểu của nhân loại", ông Vinh chia sẻ.

Thỏa thuận COP21 nêu rõ, các nước đã cam kết tổng lượng khí thải carbon từ nay đến năm 2030 sẽ không vượt quá 55 tỉ tấn. Điều này sẽ có thể giúp 7,3 tỉ người tránh được những hậu quả từ biến đổi khí hậu trong những thập niên tới.

Doanh nghiệp Việt nhập cuộc tư duy xanh

Trong suốt 6 ngày thảo luận cùng nhóm 650 tập đoàn đa quốc gia, ông Nguyễn Quang Vinh đã tham gia thảo luận 3 chủ điểm giải pháp lớn từ chính quá trình hành động của doanh nghiệp Việt trong những năm vừa qua. Đầu tiên là sử dụng năng lượng tái tạo và năng lượng thay thế nguyên nhiên liệu hóa thạch. Tiếp đến là tìm kiếm các giải pháp nhằm sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm xả thải, hướng đến phát triển mô hình kinh doanh bền vững. Cuối cùng là mục tiêu xây dựng mô hình các thành phố tăng trưởng xanh, các tập đoàn đa quốc gia sản xuất xanh.

"Nếu như chính phủ các quốc gia đóng vai trò kiến tạo, định hướng và xác lập hành lang pháp lý thì khối doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia mới chính là nhóm đóng vai trò chủ chốt trong quá trình thực hiện và vận hành các cam kết của COP21", ông Vinh khẳng định.

Trong bối cảnh đó, có những doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam đã bước đầu thay đổi tư duy sản xuất khi những khó khăn đã trở lên rõ ràng. Ví dụ, Công ty Xi măng Holcim Việt Nam đang đề xuất phương án sử dụng năng lượng hiệu quả nhằm giảm phát thải carbon trong quá trình sản xuất. Tương tự, trong lĩnh vực gốm sứ, Công ty Sơn Hà (Hà Nội) đã tìm ra cách thay thế kỹ thuật nung gốm truyền thống bằng lò nung điện LPG hiện đại, giúp giảm 75% mức tiêu thụ năng lượng và 85% lượng khí thải carbon.

Tại TP.HCM, Công ty Minh Phúc, chuyên sản xuất bao bì giấy, foil nhôm, nhãn hàng hóa với công suất 3.000 tấn sản phẩm mỗi tháng, đã giảm gần 10% lượng điện tiêu thụ nhờ thay mới hệ thống chiếu sáng từ đèn huỳnh quang sang đèn LED. Hay như Saitex International đã cải tiến phương pháp, giảm lượng nước để sản xuất quần jean xuống chỉ còn 34 lít/chiếc thay vì trung bình 140 lít/chiếc như trước. Rõ ràng, đã có những thay đổi về tư duy phát triển mô hình sản xuất xanh, dựa trên môi sinh và tâm sinh trong kinh doanh bền vững.

Về mặt định hướng, trong khuôn khổ COP21, các cam kết của Việt Nam đều căn cứ vào cơ sở và nguồn lực trong nước đã đạt được suốt nhiều năm qua. Theo đó, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ giảm 8% lượng phát thải nhà kính so với Kịch bản phát triển thông thường (BAU) và giảm đến 25% nếu nhận được hỗ trợ quốc tế.

Ở tầm vĩ mô, Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm VNEEP đang được Chính phủ Việt Nam thực hiện, dựa vào hỗ trợ và kinh nghiệm từ Chính phủ Đan Mạch. Trong vòng 25 năm qua, nền kinh tế Đan Mạch đã phát triển hơn 40% về giá trị, nhưng tổng tiêu thụ năng lượng của quốc gia này lại giảm 7%. Đầu năm 2015, hai quốc gia đã phối hợp thành lập Quỹ Đầu tư Xanh để hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong 3 lĩnh vực sản xuất bao gồm gạch, gốm sứ và thực phẩm.

Những bước đi mạnh mẽ của Việt Nam trong lĩnh vực ngoại giao và chia sẻ các mục tiêu phát triển toàn cầu cũng đã đạt được nhiều thành tựu. Gần nhất, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua gói viện trợ trị giá 400 triệu euro, trong đó có hơn 300 triệu euro dùng cho các dự án phát triển năng lượng bền vững, mở đầu là dự án cấp điện nông thôn tại Việt Nam. Trước đó, giai đoạn 2007-2013, EU đã viện trợ cho Việt Nam gần 300 triệu euro để phát triển y tế, hỗ trợ thương mại và du lịch bền vững.

Cựu Phó Chủ tịch Cơ quan Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu IPCC, ông Jean Jouzel, nhà khoa học Pháp về biến đổi khí hậu hàng đầu thế giới khẳng định "Khối doanh nghiệp phải cực kỳ chủ động và không thể chì hoãn lâu hơn nữa". Hiển nhiên, Việt Nam dù có được cộng đồng quốc tế hỗ trợ nhiệt tình bao nhiêu đi chăng nữa, nhưng nếu bản thân các doanh nghiệp, đối tượng chủ chốt không hiện thực hóa những cam kết chống biến đổi khí hậu, không có kế hoạch và hành động cụ thể ngay từ hôm nay thì thảm họa ập đến sẽ chỉ là vấn đề thời gian.

Theo Nhịp cầu đầu tư

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô gái 2 lần sinh con cho "thầy ông nội" mất tích bí ẩn, giống hệt Diễm My?Cô gái 2 lần sinh con cho "thầy ông nội" mất tích bí ẩn, giống hệt Diễm My?
19:45:18 15/05/2025
BYT tiếp tục thu hồi hàng giả, DDVS dầu gội nhập khẩu lên 'thớt' nguy cơ ung thưBYT tiếp tục thu hồi hàng giả, DDVS dầu gội nhập khẩu lên 'thớt' nguy cơ ung thư
16:41:06 15/05/2025
Vụ phụ xe tử vong khi cố chặn xe buýt đang trôi: Nghi quên kéo phanh tayVụ phụ xe tử vong khi cố chặn xe buýt đang trôi: Nghi quên kéo phanh tay
09:34:03 15/05/2025
Khai trừ đảng, buộc thôi việc giáo viên đưa người nhà vào trường đánh giáo viên khácKhai trừ đảng, buộc thôi việc giáo viên đưa người nhà vào trường đánh giáo viên khác
13:39:18 16/05/2025
Sự thật đau lòng về bức ảnh cô gái khóc nghẹn ở hành lang bệnh việnSự thật đau lòng về bức ảnh cô gái khóc nghẹn ở hành lang bệnh viện
23:46:25 14/05/2025
Cố chặn chiếc xe buýt đang trôi, phụ xe bị tông tử vongCố chặn chiếc xe buýt đang trôi, phụ xe bị tông tử vong
20:29:46 14/05/2025
Clip cô gái bị tàu hỏa húc văng khi đi bộ qua đường rayClip cô gái bị tàu hỏa húc văng khi đi bộ qua đường ray
14:49:23 14/05/2025
TPHCM: Phạt 2,9 tỷ đồng một công ty sử dụng hàng nghìn kg bột đạm hết hạnTPHCM: Phạt 2,9 tỷ đồng một công ty sử dụng hàng nghìn kg bột đạm hết hạn
07:38:50 15/05/2025

Tin đang nóng

Ảnh đế xuất thân cảnh sát bị bỏ thuốc, ép "yêu" đồng giới, phải lọc thận cả đời?Ảnh đế xuất thân cảnh sát bị bỏ thuốc, ép "yêu" đồng giới, phải lọc thận cả đời?
09:33:38 16/05/2025
Chủ tịch Công ty dược Sơn Lâm hối lộ hơn 71 tỷ đồng để trót lọt đưa thuốc vào bệnh việnChủ tịch Công ty dược Sơn Lâm hối lộ hơn 71 tỷ đồng để trót lọt đưa thuốc vào bệnh viện
11:24:33 16/05/2025
Cường Phạm đột ngột qua đời khi mới 31 tuổi, nguyên nhân khiến ai cũng đau lòng!Cường Phạm đột ngột qua đời khi mới 31 tuổi, nguyên nhân khiến ai cũng đau lòng!
10:20:21 16/05/2025
Hiền Hồ ẩn ý về chuyện bệnh tật hậu CEO nương tựa qua đời vì bệnh hiểm nghèoHiền Hồ ẩn ý về chuyện bệnh tật hậu CEO nương tựa qua đời vì bệnh hiểm nghèo
13:36:20 16/05/2025
Quế Trân tuổi 44 'buông xuôi' trong căn hộ biệt phủ Quận 9, sắc vóc gây bất ngờQuế Trân tuổi 44 'buông xuôi' trong căn hộ biệt phủ Quận 9, sắc vóc gây bất ngờ
13:44:13 16/05/2025
2 người Việt vừa lọt vào danh sách Forbes 30 Under 30 Asia 2025 là ai?2 người Việt vừa lọt vào danh sách Forbes 30 Under 30 Asia 2025 là ai?
10:06:51 16/05/2025
Diễn biến bất ngờ vụ người phụ nữ đi xe máy đuổi theo đập vỡ kính ô tôDiễn biến bất ngờ vụ người phụ nữ đi xe máy đuổi theo đập vỡ kính ô tô
08:47:41 16/05/2025
Triệu Anh Tử bị "đuổi thẳng" khỏi Cannes 2025, làm hư váy ở vị trí nhạy cảm?Triệu Anh Tử bị "đuổi thẳng" khỏi Cannes 2025, làm hư váy ở vị trí nhạy cảm?
10:12:37 16/05/2025

Tin mới nhất

Động đất 5 độ richter ở Điện Biên

Động đất 5 độ richter ở Điện Biên

14:04:46 16/05/2025
Theo Viện Các Khoa học Trái đất, một trận động đất mạnh 5 độ richter vừa xảy ra tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên), rủi ro thiên tai cấp 2.
Nữ nhân viên văn phòng bị điện giật bất tỉnh khi sạc điện thoại

Nữ nhân viên văn phòng bị điện giật bất tỉnh khi sạc điện thoại

13:44:08 16/05/2025
Mùa mưa mang theo nhiều nguy cơ tai nạn điện giật, trong đó sự chủ quan khi sử dụng thiết bị điện có thể trả giá bằng tính mạng.
Phú Quốc: Xe rùa rơi từ tầng 4 khiến 1 thợ hồ tử vong

Phú Quốc: Xe rùa rơi từ tầng 4 khiến 1 thợ hồ tử vong

13:33:04 16/05/2025
Lực lượng công an tại TP.Phú Quốc (Kiên Giang) đang phối hợp cơ quan chức năng điều tra làm rõ vụ tai nạn lao động khiến 1 thợ hồ tử vong.
Xôn xao clip nữ sinh ở Bình Chánh bị đánh hội đồng dã man

Xôn xao clip nữ sinh ở Bình Chánh bị đánh hội đồng dã man

13:27:15 16/05/2025
Ngày 16.5, mạng xã hội lan truyền các đoạn clip ghi lại cảnh một nữ học sinh học lớp 7 bị một nhóm khoảng 5 người đánh hội đồng bầm dập tại một khu đất trống.
Phát hiện thi thể người đàn ông trên sông Tô Lịch

Phát hiện thi thể người đàn ông trên sông Tô Lịch

11:28:21 16/05/2025
Lực lượng chức năng phường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đang phối hợp điều tra vụ phát hiện thi thể người đàn ông trên sông Tô Lịch.
Ô tô con biến dạng sau cú va chạm với xe đầu kéo ở Hà Nội

Ô tô con biến dạng sau cú va chạm với xe đầu kéo ở Hà Nội

11:12:50 16/05/2025
Cú va chạm mạnh với xe đầu kéo khiến ô tô con bị biến dạng, hư hỏng nặng, người trong xe phải thoát ra ngoài từ kính chắn gió của phương tiện.
Đề xuất doanh nhân phạm tội được tại ngoại để điều hành doanh nghiệp

Đề xuất doanh nhân phạm tội được tại ngoại để điều hành doanh nghiệp

10:00:57 16/05/2025
Việc cho doanh nhân tại ngoại giúp họ có cơ hội khắc phục thiệt hại, tiếp tục điều hành doanh nghiệp. Doanh nhân nếu bị tạm giữ, tạm giam kéo dài sẽ làm cho doanh nghiệp lớn lâm vào khó khăn, mất sức cạnh tranh.
Nhận định nguyên nhân khiến hàng loạt trụ điện bị gãy đôi ở Gia Lai

Nhận định nguyên nhân khiến hàng loạt trụ điện bị gãy đôi ở Gia Lai

09:58:33 16/05/2025
Theo Điện lực huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, nguyên nhân có thể do luồng gió lốc đi qua khiến hàng loạt trụ điện bị gãy theo dây chuyền.
Hai học sinh đuối nước tử vong khi tắm suối

Hai học sinh đuối nước tử vong khi tắm suối

22:52:44 15/05/2025
Nhóm học sinh ở Hà Tĩnh rủ nhau đến khu vực suối trên rừng để chơi, không may 2 em trong nhóm bị trượt chân, đuối nước tử vong.
Hà Nội: Ăn hết bát bún mới thấy vật lạ, khách bức xúc vì thái độ nhân viên

Hà Nội: Ăn hết bát bún mới thấy vật lạ, khách bức xúc vì thái độ nhân viên

22:42:29 15/05/2025
Ăn gần hết bát bún bò mới phát hiện vật thể lạ giống xác một con gián nhỏ, chị A.N. vội báo với nhân viên quán để phản ánh.
TP.HCM: Va chạm xe ôm công nghệ, 1 người tử vong tại chỗ

TP.HCM: Va chạm xe ôm công nghệ, 1 người tử vong tại chỗ

21:31:31 15/05/2025
1 người đàn ông tử vong tại chỗ sau va chạm với xe ôm công nghệ trên đường Quang Trung (Q.Gò Vấp, TP.HCM), sau cơn mưa chiều 15.5.
TP.Phan Thiết: Tạm đình chỉ chức vụ Chủ tịch UBND P.Mũi Né

TP.Phan Thiết: Tạm đình chỉ chức vụ Chủ tịch UBND P.Mũi Né

21:12:45 15/05/2025
Ngày 15.5, nguồn tin của PV Thanh Niên cho biết Chủ tịch UBND TP.Phan Thiết (Bình Thuận) vừa ban hành quyết định đình chỉ chức vụ Chủ tịch UBND P.Mũi Né đối với ông Bùi Ngọc Lâm.

Có thể bạn quan tâm

Miss World 2025: Ý Nhi 'lạc trôi' giữa "rừng mỹ nhân", dư luận "chia phe"

Miss World 2025: Ý Nhi 'lạc trôi' giữa "rừng mỹ nhân", dư luận "chia phe"

Người đẹp

14:40:05 16/05/2025
Miss World 2025 đang bước vào giai đoạn cao trào, với sự đổ bộ của loạt nhan sắc đình đám đến từ các quốc gia trên thế giới. Đại diện Việt Nam Hoa hậu Ý Nhi đã và đang là chủ đề được cư dân mạng bàn luận rôm rả.
Lưu Đức Hoa tự cắt 1/3 tiền lương trong phim mới

Lưu Đức Hoa tự cắt 1/3 tiền lương trong phim mới

Hậu trường phim

14:36:25 16/05/2025
Với vai trò nhà sản xuất, Lưu Đức Hoa tự giảm thù lao của bản thân, để đoàn phim có thêm tiền chi cho những hạng mục khác của dự án điện ảnh này.
Những bó hoa cưới "linh nghiệm" của Vbiz: Sau màn "xin vía" là những đám cưới cực kỳ hoành tráng

Những bó hoa cưới "linh nghiệm" của Vbiz: Sau màn "xin vía" là những đám cưới cực kỳ hoành tráng

Sao việt

14:32:14 16/05/2025
Từ Hồ Quỳnh Hương, Ngô Thanh Vân đến Minh Tú, Diệu Nhi..., nhiều mỹ nhân sau khi bắt được hoa cưới đều lần lượt lên xe hoa, khiến dân mạng tin rằng: Bó hoa cưới Vbiz không linh không lấy tiền!
Các ứng dụng deepfake AI - Mối lo ngại lớn của các thần tượng K-pop

Các ứng dụng deepfake AI - Mối lo ngại lớn của các thần tượng K-pop

Sao châu á

14:28:46 16/05/2025
Một làn sóng quảng cáo gần đây sử dụng video deepfake do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra về các thần tượng K-pop đã gây ra phản ứng dữ dội trên mạng xã hội.
HOT: Vừa ngủ dậy, cả thế giới bị BLACKPINK dí DEADLINE!

HOT: Vừa ngủ dậy, cả thế giới bị BLACKPINK dí DEADLINE!

Nhạc quốc tế

14:25:24 16/05/2025
Đúng 9h sáng ngày 16/5 (giờ Việt Nam), YG khiến mạng xã hội toàn cầu dậy sóng khi bất ngờ tung ra poster hé lộ tên gọi chính thức của BLACKPINK World Tour 2025: DEADLINE.
Ngập tràn lời chê MV Anh Tài: Bống Bống Bang Bang phiên bản U40, còn "ghê" hơn cả thảm họa Pickleball?

Ngập tràn lời chê MV Anh Tài: Bống Bống Bang Bang phiên bản U40, còn "ghê" hơn cả thảm họa Pickleball?

Nhạc việt

14:22:49 16/05/2025
Màn debut của B.O.F vướng nhiều tranh cãi từ khâu quản lý cho đến quảng bá ca khúc mới. Đến lúc MV No Fair lên sóng, tranh luận vẫn chưa dừng lại.
Hai đại gia bắt tay thực hiện màn lừa đảo ngoạn mục, trục lợi hơn 18 tỷ đồng

Hai đại gia bắt tay thực hiện màn lừa đảo ngoạn mục, trục lợi hơn 18 tỷ đồng

Pháp luật

14:20:36 16/05/2025
Như VietNamNet đã đưa, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố 23 bị can về các tội Nhận hối lộ , Đưa hối lộ , Lừa đảo chiếm đoạt tài sản .
Con trai ông Trump nói Mỹ sẽ tích trữ 'một lượng Bitcoin khổng lồ'

Con trai ông Trump nói Mỹ sẽ tích trữ 'một lượng Bitcoin khổng lồ'

Thế giới

14:10:14 16/05/2025
Phát biểu tại một hội nghị lớn về tiền kỹ thuật số, ông Eric Trump - con trai Tổng thống Mỹ Donald Trump - cho rằng Mỹ sẽ thắng cuộc đua trong lĩnh vực này nhờ những chính sách giảm giá, tăng nguồn cung năng lượng.
Sự trở lại ngoạn mục của tất cao cổ trong mùa hè 2025

Sự trở lại ngoạn mục của tất cao cổ trong mùa hè 2025

Thời trang

14:07:38 16/05/2025
Tất cao cổ không chỉ là một món phụ kiện mà còn là công cụ định hình phong cách, giúp bạn biến hóa từ nhẹ nhàng đến cá tính chỉ trong vài bước phối đồ. Chúng che khuyết điểm, tạo cảm giác đôi chân thon gọn và dễ dàng kết hợp với mọi loạ...
Ghi nhận bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng tại Việt Nam

Ghi nhận bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng tại Việt Nam

Sức khỏe

14:07:09 16/05/2025
Tập tính của giun rồng trong cơ thể là xu hướng chui ra ngoài cơ thể thông qua vùng da, cũng có nhiều trường hợp giun không tự chui ra nó tự động chết ở phần dưới da.
Động đất 5.0 độ xảy ra tại Điện Biên, nhiều người cảm nhận rung lắc, hoảng hốt chạy ra khỏi nhà

Động đất 5.0 độ xảy ra tại Điện Biên, nhiều người cảm nhận rung lắc, hoảng hốt chạy ra khỏi nhà

Netizen

14:02:14 16/05/2025
Theo thông tin từ Viện Vật lý địa cầu, vào hồi 04 giờ 17 phút 21 giây (giờ GMT), tức 11 giờ 17 phút 21 giây (giờ Hà Nội) ngày 16/5/2025, một trận động đất có độ lớn 5.0 đã xảy ra tại khu vực huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.