Gián điệp công nghệ quân sự thời Chiến tranh lạnh

Vào những thập niên 1950 – 1970 là thời điểm cao trào của cuộc Chiến tranh lạnh, giới quân sự Mỹ và Liên Xô đã tìm mọi cách để đánh cắp bí mật công nghệ quốc phòng của nhau.

Gián điệp công nghệ quân sự thời Chiến tranh lạnh - Hình 1

Năm 1958, trong cuộc không chiến giữa MiG-17 của Trung Quốc và F-86 của Đài Loan, một quả tên lửa không-đối-không AIM-9 đã găm vào chiếc MiG-17 mà không nổ, giúp cho Liên Xô có bản mẫu để sao chép và sản xuất tên lửa R-3 có tính năng tương tự

Chuyện gián điệp công nghệ quân sự không phải là chỉ mới đây. Vào những thập niên 1950 – 1970 là thời điểm cao trào của cuộc Chiến tranh lạnh giữa khối XHCN và khối Tư bản, trình độ công nghệ quốc phòng của Mỹ và Liên Xô là so kè nhau, bên nào cũng có một vài lĩnh vực nhỉnh hơn bên kia và ngược lại. Do đó, giới quân sự Mỹ và Liên Xô đã tìm mọi cách để đánh cắp bí mật quốc phòng của nhau.

Vào thời chưa có internet thì ngành tình báo chỉ có thể thu thập thông tin bằng nghe trộm điện thoại, liên lạc vô tuyến, phân tích không ảnh. Công tác gián điệp chủ yếu sử dụng tình báo con người HUMINT (Human Intelligence) như cài cắm nhân sự vào các căn cứ quân sự, viện nghiên cứu để thu thập thông tin, chụp trộm tài liệu bằng máy ảnh mini, thư từ liên lạc và chuyển giao hồ sơ bằng đường bưu điện hoặc các “hòm thư chết” rất thô sơ. Công tác phản gián thời đó cũng chẳng hơn gì: theo dõi đối tượng bằng cách dùng người “bám đuôi”, nghe trộm điện thoại chỉ có cách duy nhất là câu móc vào đường dây liên lạc hoặc lén gắn “bọ” vào nơi đối phương đang cư ngụ. Nói chung là để thu thập thông tin trung thực và có độ chính xác cao thì phải đến tận nơi tận chỗ, phải chụp hình từng trang tài liệu, chứ không thể ngồi nhà mà “hack” vào máy chủ của đối phương ở xa nửa vòng Trái đất như hiện nay.

Gián điệp công nghệ quân sự thời Chiến tranh lạnh - Hình 2

Giới quân sự Mỹ đã vô tinh có món quà từ trên trời rơi xuống khi phi công Liên Xô Viktor Belenko lái một siêu chiến cơ MiG-25 (ảnh trên) trốn sang Nhật vào tháng 9.1976. Loại siêu chiến cơ đánh chặn này là mối đe dọa nghiêm trọng cho việc do thám lãnh thổ Liên Xô bằng máy bay do thám SR-71 của Mỹ.

Tuy thô sơ như thế, nhưng đã có những vụ gián điệp công nghệ quân sự có tầm quan trọng chiến lược. Sau Thế chiến hai, Mỹ là nước duy nhất làm chủ được công nghệ chế tạo bom hạch nhân. Liên Xô cũng quyết tâm sở hữu bằng được loại vũ khí khủng khiếp này nên ngầm tổ chức nhiều mạng lưới gián điệp ở Mỹ, tìm mọi cách để lấy được những thông tin tuyệt mật của chương trình hạch nhân Mahattan của Mỹ. Và, họ đã thành công, đến chừng người Mỹ phát hiện ra thì đã muộn. Chỉ 4 năm sau, vào tháng 8.1949, Liên Xô cho nổ thành công quả bom hạch nhân đầu tiên của họ. Nước Mỹ đã đánh mất vị thế độc tôn về vũ khí nguyên tử.

Gián điệp công nghệ quân sự thời Chiến tranh lạnh - Hình 3

Tháng 6.1987, giới quân sự Mỹ đã thương lượng với chính phủ CH Chad để “chuyển nhượng” một trực thăng tấn công Mi-24 của Nga do quân đội Chad tịch thu được của Libya. Trong ảnh là trực thăng CH-47 của Mỹ đang cẩu chiếc Mi-24 về một căn cứ quân sự trước khi chuyển về Mỹ

Đôi khi việc thất thoát công nghệ lại đến từ những chuyện hết sức ngẫu nhiên và có phần may mắn. Mùa hè năm 1958 xảy ra cuộc xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Đài Loan. Phía Trung Quốc pháo kích vào các đảo Kim Môn và Mã Tổ của Đài Loan, và nhiều lần cử máy bay chiến đấu MiG-15 và Mig-17 (do Liên Xô viện trợ) tấn công các đảo này. Phía Đài Loan cũng cho chiến cơ F-86F Saber (do Mỹ viện trợ) lên nghênh cản. Đã xảy ra những trận không chiến giữa đôi bên, dù hai loại chiến đấu cơ này tương đương nhau về tính năng kỹ thuật, nhưng MiG-17 chiếm ưu thế vì có trần bay cao hơn F-86F đến những 1,5 km. Để khắc phục, người Mỹ trang bị cho 20 chiếc F-86F loại tên lửa không-đối-không tuyệt mật của Mỹ vừa đưa vào sản xuất là AIM-9 Sidewinder. Ngày 24.9.1958, Trung Quốc lại đưa MiG-15 và MiG-17 đến vùng tranh chấp. Với tầm bắn xa đến 3 km của tên lửa Siderwinder, F-86F có thể từ cao độ thấp hơn bắn lên các chiếc MiG bay phía trên, hạ được 9 chiếc MiG, phía Trung Quốc phải rút lui.

Video đang HOT

Dù phía Đài Loan thắng trận nhưng người Mỹ bị mất bí mật quân sự về loại vũ khí mới này. Nguyên do là một quả Siderwinder đã bắn trúng một chiếc MiG-17, tên lửa găm vào thân máy bay nhưng không nổ, nên chiếc MiG vẫn bay được về đến phi trường nhà. Đây là món quà “trời cho” vì quả tên lửa còn nguyên vẹn, phía Trung Quốc lập tức cho tháo gỡ ra và chuyển ngay cho Liên Xô. Thời điểm này công nghệ tên lửa không-đối-không của Liên Xô đi sau người Mỹ khá xa nên phía Liên Xô dùng kỹ thuật “đảo ngược công nghệ” (reverse engineering) để sao chép và đưa vào sản xuất loại tên lửa “copy” này với ký hiệu R-3 (khối NATO gọi là AA-2 Atoll).

Gián điệp công nghệ quân sự thời Chiến tranh lạnh - Hình 4

Năm 1968, tàu ngầm tấn công K-129 (ảnh trên) của Liên Xô bị đắm tại Thái Bình Dương, Cơ quan Tình báo Mỹ đã cho đóng chiếc tàu chuyên dụng Glomar Explorer (ảnh giữa) và bí mật trục vớt xác tàu ngầm để nghiên cứu công nghệ tên lửa đạn đạo của đối thủ.

Nhờ vậy, trong thập niên 1960, Liên Xô đã thu lợi rất lớn nhờ xuất khẩu tên lửa R-3 cho 20 nước trên thế giới. Nhưng sự tiến bộ công nghệ đã làm cho AIM-9 Sidewinder sớm trở nên lỗi thời, người Mỹ lại nghiên cứu chế tạo thế hệ AIM-9 mới hơn. Dĩ nhiên người Nga cũng rất muốn “tham khảo” sản phẩm mới này. Ngày 22.10.1967, một người Đức tên Manfred Ramminger, vốn là gián điệp của cơ quan tình báo KGB (Liên Xô) phối hợp cùng một phi công lái phản lực chiến đấu của không quân Đức tên Wolf-Diethard Knoppe để đánh cắp một quả AIM-9 ngay tại căn cứ Không quân Neuburg ở bang Bavaria, Tây Đức.

Cuộc đánh cắp thành công, Ramminger dùng ô tô chở quả tên lửa về nhà riêng, tháo rời ra và đóng thùng gởi bằng đường bưu kiện hàng không đến một địa chỉ ở Moscow, thủ đô Liên Xô. Sự việc đổ bể vào cuối năm 1968, Ramminger và đồng bọn bị bắt và kết án 4 năm tù. Nhưng lúc đó thì Liên Xô đã chuẩn bị đưa vào sản xuất bản copy mới của AIM-9 là R-13M.

Người Mỹ cũng chẳng hiền lành gì. Trong cuộc đua đánh cắp công nghệ thì người Mỹ ghi được nhiều “bàn thắng” hơn phía Nga. Tháng 3.1968, chiếc tàu ngầm tấn công K-129 của Liên Xô bị đắm do sự cố kỹ thuật ở vùng biển Thái Bình Dương cách đảo Oahu 2.900 km. Chiếc K-129 được trang bị các tên lửa đầu đạn hạch nhân R-21 thế hệ mới nhất của Liên Xô. Do đó, năm 1974, giới tình báo Mỹ tìm cách trục vớt xác tàu để tìm hiểu sự tiến triển của công nghệ tên lửa đạn đạo và đầu đạn hạch nhân của Liên Xô. Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) triển khai chiến dịch có mật danh là Azorian, mượn bình phong của một hãng tư nhân Mỹ để đặt đóng chiếc tàu trục vớt Glomar Explorer, trên danh nghĩa là tàu khảo sát hải dương, để bí mật trục vớt chiếc K-129. Cuộc trục vớt thành công có một phần, do tàu K-129 chìm ở độ sâu đến 4,9 km và bị đứt làm đôi, nên lúc kéo xác tàu ngầm lên, cần cẩu của tàu Glomar Explorer bị gãy và chỉ lấy được một phần mũi tàu. Cho đến nay, CIA vẫn từ chối giải mật hồ sơ Azorian và không cho biết họ đã thu thập được những gì. Tổng chi phí phía Mỹ phải bỏ ra cho cuộc trục vớt này là 800 triệu USD (khoảng 4 tỉ USD tính theo thời giá hiện nay).

Đến năm 1987, giới quân sự Mỹ lại tìm cách sở hữu một chiếc trực thăng tấn công kiểu Mi-24 của Liên Xô. Đây là loại trực thăng tấn công hiện đại và uy lực nhất thời đó (lúc đó, loại tương đương của Mỹ là AH-64 Apache chỉ mới trong vòng thử nghiệm). Mi-24 được bọc thép chắc chắn, có sức chịu được đạn pháo 23 mm, nên có biệt danh là “Xe tăng bay”. Liên Xô chỉ xuất khẩu loại trực thăng này cho một số nước có quan hệ thân thiết với họ mà thôi, trong đó có Lybia thời nhà độc tài Gaddafi còn đương nhiệm. Trong cuộc chiến tranh giữa Libya và Cộng hòa Chad (1978-1987), vào tháng 4.1987, quân đội Libya rút lui, bỏ lại một chiếc Mi-24 trong tình trạng hoàn hảo và bị quân đội Chad tịch thu. Bộ Ngoại giao Mỹ không bỏ cơ hội bằng vàng này, lập tức thương lượng với chính phủ Chad để xin “chuyển nhượng” lại chiếc trực thăng, sau đó chở về Mỹ vào tháng 6.1987.

Nhưng, “hay chẳng bằng hên”, đôi khi chẳng tốn công sức gì lại có được những món quà từ trên trời rơi xuống. vào thập niên 1970 – thời sơ khai của vệ tinh do thám, việc trinh sát lãnh thổ Liên Xô của phía Mỹ chủ yếu dùng loại phản lực do thám SR-71. Chiếc SR-71 bay với vận tốc 3.500 km/giờ (trên Mach 3) và ở độ cao 26 km làm bó tay các loại tên lửa phòng không cũng như các loại chiến đấu cơ hiện có của Liên Xô. Sau đó, phía Liên Xô công bố chế tạo thành công loại siêu phản lực đánh chặn MiG-25 có vận tốc trên Mach 3 và cao độ hoạt động đương đương SR-71. Thông tin này làm giới quân sự Mỹ vô cùng lo lắng, họ lập tức cho ngưng các chuyến bay do thám vì sợ MiG-25 sẽ bắn hạ được SR-71, gây ra vô số rắc rối ngoại giao vì phía Liên Xô sẽ có bằng chứng cụ thể.

Người Mỹ rất muốn được trực tiếp nghiên cứu các tính năng kỹ thuật của MiG-25 để tìm cách đối phó, dĩ nhiên điều này là không tưởng vì làm sao có thể sờ đến loại chiến đấu cơ tuyệt mật này. Nhưng, điều không ngờ đã trở thành sự thật. Ngày 6.9.1976, trung úy không quân Liên Xô Viktor Belenko, 29 tuổi, lái một chiếc MiG-25 mới xuất xưởng bay từ căn cứ Không quân Chuguyevka gần thành phố Vlasdivostok (Liên Xô) sang đào tỵ ở Nhật, anh đáp đại xuống một căn cứ không quân Nhật trên đảo Hokkaido. Người Mỹ lập tức cho tháo tung chiếc MiG-25 ra để nghiên cứu, sau đó nhờ Nhật gửi trả lại cho Liên Xô. Họ phát hiện ra loại chiến đấu cơ này không kinh khiếp như họ tưởng. MiG-25 chỉ có thể bay ở vận tốc 2,8 Mach, nếu tăng tốc lên Mach 3 thì chỉ trong giai đoạn ngắn và khi đáp xuống động cơ sẽ hỏng hoàn toàn. Thêm nữa, do lượng nhiên liệu chở theo là khá ít nên bán kinh hoạt động của MiG-25 chỉ có 300 km, không đủ để rượt đuổi SR-71 trên quãng đường dài. Phía Nhật đã gửi hóa đơn đòi Liên Xô thanh toán 40.000 USD vì các thiệt hại do chiếc MiG-25 gây ra khi đáp mà không xin phép xuống sân bay quân sự Hakodate và chi phí khác trong việc gửi trả chiếc máy bay.

Chuyện ăn miếng trả miếng trong lĩnh vực đánh cắp công nghệ giữa hai siêu cường thời Chiến tranh lạnh cứ thế tiếp diễn. Sau khi Liên Xô sụp đổ, cuộc tranh đua đánh cắp công nghệ đã không còn quyết liệt vì Nga không còn là đối thủ đáng gờm như ngày trước. Tranh thủ thời cơ nước Nga đang lâm vào suy thoái kinh tế, kéo theo việc hủy bỏ nhiều công trình nghiên cứu khoa học công nghệ quan trọng vì thiếu kinh phí, người Mỹ đã trải thảm đỏ mời các nhà khoa học hàng đầu của Nga sang làm việc và định cư tại Mỹ. Bằng cách hút nguồn chất xám tinh hoa của Nga, nền công nghệ Mỹ đã hưởng lợi rất lớn.

Nhưng, trong cuộc chiến gián điệp công nghệ quân sự, lại xuất hiện một tay chơi mới với “tài năng” thì thuộc hàng siêu đẳng, đó là Trung Quốc.

Thợ sửa máy photocopy tiết lộ chiêu gián điệp 'độc nhất vô nhị' của CIA thời Chiến tranh Lạnh

Một chiếc máy photocopy vô cùng đơn giản của hãng Xerox nằm bên trong Đại sứ quán Liên Xô ở Washington DC đã trở thành lỗ hổng bảo mật và được Cơ quan Tình báo Trung Ương Mỹ phát hiện và khai thác.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các cơ quan tình báo ở mỗi quốc gia luôn tìm mọi cách để thu thập thông tin về các chiến dịch hay kế hoạch của đối phương.

Và vào năm 1962, khi CIA đang tìm kiếm những cách thức mới để thu thập thông tin tình báo về Liên Xô. Một người nào đó ở cơ quan này đã nhận ra rằng người tiếp cận dễ dàng và thường xuyên nhất với đại sứ quán Liên Xô ở Washington, D.C chính là một người Mỹ, có thể đến và đi mà không ai hỏi câu nào. Đó là thợ sửa chữa của hãng sản xuất máy photocopy Xerox. Anh đến thăm đại sứ quán này ít nhất một lần một tháng và không ai ngạc nhiên hay hoảng hốt khi thấy người đàn ông này mày mò máy photocopy, với các dụng cụ nằm rải rác khắp nơi trên sàn nhà. Và CIA nhận thấy đây dường như là một cơ hội quá tốt để bỏ qua.

Vì vậy, cơ quan này đã tìm đến tận tập đoàn Xerox Corp để kết nối với phó chủ tịch John Dessauer và đã thành công trong việc thành lập một nhóm dự án bí mật. Dessauer sau đó đưa Donald Cary, lãnh đạo một chương trình liên quan tới chính phủ làm người phụ trách dự án. Cary sau đó đã tuyển dụng Ray Zoppoth, một kỹ sư cơ khí 36 tuổi và ba người khác là kỹ sư quang học Kent Hemphill, kỹ sư điện Douglas Webb và chuyên gia điện tử chuyên về công nghệ hình ảnh James Young. Zoppoth được chọn từ chính nhân viên Xerox bởi vì anh là người đã giúp phát triển mô hình Xerox 914, máy photocopy nút nhấn tự động đầu tiên và cũng chính là loại được sử dụng trong đại sứ quán Liên Xô.

Trong nhiều năm sau đó, Zoppoth đã giữ bí mật vai trò của mình với cả vợ và tám đứa con. Nhưng bây giờ, ông tin rằng, đã đến lúc mọi người nên được biết sự thật. Đó là lý do tại sao anh quyết định kể câu chuyện của mình cho tạp chí Popular Science.

Thợ sửa máy photocopy tiết lộ chiêu gián điệp độc nhất vô nhị của CIA thời Chiến tranh Lạnh - Hình 1

Máy photocopy Xerox 914.

Quay trở lại câu chuyện thì việc một thợ sửa chữa cố gắng đưa tài liệu mật ra khỏi một đại sứ quán nước ngoài là điều mang lại quá nhiều rủi ro. Thay vào đó, CIA muốn người thợ sửa chữa này sẽ cài đặt một thiết bị cho phép họ bí mật theo dõi các tài liệu đang được sao chép trên chiếc máy photocopy của hãng Xerox bên trong đại sứ quán. Họ hy vọng một hệ thống như vậy sẽ không chỉ giúp xem nhanh các tài liệu tuyệt mật của Liên Xô, mà còn cho biết liệu các điệp viên của Liên Xô có thu thập được bất kỳ tài liệu bí mật nào của Hoa Kỳ hay không.

Vì tính chất bí mật của nó, dự án không thể được thực hiện tại cơ sở nơi Zoppoth và những người khác làm việc. Thay vào đó, những người đứng đầu dự án đã thuê một sân chơi bowling bị bỏ hoang trong một trung tâm mua sắm nhỏ. Sau khi lắp đặt hệ thống an ninh, sân chơi không có cửa sổ này đã trở thành một căn phòng thí nghiệm nghiên cứu đầy ngẫu hứng.

Tại đây, các kỹ sư đã thử nghiệm một số phương pháp để chụp ảnh các tài liệu được sao chép trên mẫu máy photocopy Xerox 914. Một cách tiếp cận được đề xuất bởi Zoppoth có vẻ hứa hẹn nhất. Đó là gắn một máy ảnh gia đình chạy bằng pin với ống kính zoom ngay bên trong máy photocopy. Họ sẽ hướng ống kính vào gương dùng để phản chiếu hình ảnh lên cảm biến. Thêm vào đó một tế bào quang điện sẽ nhắc nhở máy ảnh chụp các khung hình tĩnh bất cứ khi nào máy photocopy sáng lên.

Các kỹ sư sau đó đã mua một máy ảnh Bell & Howell, khá hiện đại thời bấy giờ, từ một cửa hàng bán lẻ. Nó dài khoảng 18 cm và chứa một cuộn phim 8 mm. Có rất nhiều chỗ để đặt máy ảnh nằm sâu bên trong chiếc máy photocopy cồng kềnh và không thể nhìn thấy ngay cả khi tháo nắp máy. Tiếng ồn của máy ảnh cũng sẽ bị nhấn chìm bởi âm thanh của máy photocopy khi nó hoạt động.

Thợ sửa máy photocopy tiết lộ chiêu gián điệp độc nhất vô nhị của CIA thời Chiến tranh Lạnh - Hình 2

Camera là thiết bị được đánh dấu X trong hình, bên trong máy photocopy.

Nhóm nghiên cứu đã lắp đặt camera trong một chiếc máy tại sân chơi bowling này và thử chụp ảnh các tài liệu mẫu.

"Chúng tôi đã sử dụng phòng tắm như phòng tối để rửa ảnh", Zoppoth nhớ lại.

Tiếp theo, họ đã thử cài đặt một camera bên trong một máy photocopy tại văn phòng chính của Xerox ở Webster. Nó đã hoạt động hoàn hảo, dù tài liệu thử nghiệm khi đó chỉ là các bản nhạc, truyện tranh và truyện cười.

Cuối cùng, các kỹ sư đã sẵn sàng để trao phát minh của họ cho CIA. Zoppoth đã thực hiện một loạt các chuyến đi đến Washington để gặp hai đặc vụ trong tầng hầm tối tăm của một tòa nhà của CIA, nơi có tên mã là "Disneyland East". Tại đây, kỹ sư của Xerox đã dạy các đặc vụ cách lắp đặt camera, để sau này họ có thể đào tạo người thợ sửa chữa tại Đại sứ quán Liên Xô. Người thợ sửa chữa này sẽ đặt một camera bên trong máy Xerox trong khi anh ta tới để bảo dưỡng nó. Sau đó trong lần bảo dưỡng tiếp theo, anh ta sẽ thay thế thiết bị này bằng một thiết bị mới và bàn giao thiết bị cũ cho CIA.

Hệ thống này đã đi vào hoạt động vào năm 1963. CIA sau đó cũng yêu cầu nhóm Xerox xây dựng một hệ thống tương tự để có thể đưa vào bên trong một mẫu máy photocopy để bàn nhỏ hơn, model Xerox 813.

Thợ sửa máy photocopy tiết lộ chiêu gián điệp độc nhất vô nhị của CIA thời Chiến tranh Lạnh - Hình 3

Bản vẽ từ bằng sáng chế 3.855.983, được cấp cho Zopppoth vào năm 1967 cho một camera giám sát thu nhỏ.

Việc giấu một chiếc camera bên trong một chiếc máy nhỏ như vậy gần như là không thể, vì vậy các kỹ sư đã thiết kế một chiếc máy ảnh cỡ nhỏ, hoạt động bằng nguồn cung cấp năng lượng của chính chiếc máy photocopy và chỉ giữ được một cuộn phim. Họ cũng phải sửa đổi gương của model 813 và loại bỏ một số phần bên trong của máy. Các bộ phận cần thiết cho camera đã được lấy từ một số thiết bị mua từ cửa hàng, để không ai ngoài nhóm nghiên cứu có thể nhận ra những gì họ đang được chế tạo. Năm 1964, Zoppoth đã được trao bằng sáng chế bí mật cho chiếc camera giám sát nhỏ được giấu bên trong cỗ máy.

Đánh giá về số lượng bộ phận được đặt hàng từ Xerox, Zoppoth tin rằng máy ảnh gián điệp có thể đã được lắp đặt trong nhiều máy photocopy trên toàn thế giới, để Mỹ có thể theo dõi các đồng minh cũng như kẻ thù. Nhưng vào năm 1969, một công ty hóa chất đã nảy ra ý tưởng tương tự về việc theo dõi đối thủ cạnh tranh và đã bị bắt quả tang. Sau đó, có vẻ như Liên Xô đã xem xét kỹ lưỡng hơn các máy móc mà họ sử dụng. Tuy nhiên, việc liệu Liên Xô có tìm thấy máy ảnh giấu kín hay CIA đã ngừng cài cắm chúng trong các máy photocopy hay không, vẫn chưa được bên nào tiết lộ.

Zoppoth đã nghỉ hưu vào năm 1979. Một thành viên khác trong nhóm trên đã xác nhận câu chuyện, nhưng không sẵn lòng chia sẻ về bất kỳ chi tiết nào. Các thành viên khác không thể nhận dạng, hoặc sẽ không thảo luận về vấn đề này. CIA và Xerox sẽ không xác nhận cũng như từ chối thừa nhận hoạt động của Zoppoth, có thể vì công ty vẫn có hợp đồng nghiên cứu bí mật với chính phủ cho đến ngày nay.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đột phá với tấm pin năng lượng mặt trời làm từ vật liệu không ngờĐột phá với tấm pin năng lượng mặt trời làm từ vật liệu không ngờ
08:56:00 13/05/2025
AI 'đổ bộ' Chrome và Android, những kẻ lừa đảo hết đường 'làm ăn'AI 'đổ bộ' Chrome và Android, những kẻ lừa đảo hết đường 'làm ăn'
07:33:42 12/05/2025
Tốc độ mạng 5G tại Việt Nam cải thiện mạnh mẽTốc độ mạng 5G tại Việt Nam cải thiện mạnh mẽ
12:02:20 12/05/2025
Tiết lộ mới về iOS 19Tiết lộ mới về iOS 19
18:33:44 12/05/2025
Bỏ đào tiền điện tử, dân công nghệ 'săn' card đồ họa đào tạo AIBỏ đào tiền điện tử, dân công nghệ 'săn' card đồ họa đào tạo AI
11:28:26 12/05/2025
Trí tuệ nhân tạo: Diệt cỏ dại bằng robot AI - Tương lai của ngành nông nghiệpTrí tuệ nhân tạo: Diệt cỏ dại bằng robot AI - Tương lai của ngành nông nghiệp
11:40:57 12/05/2025
Google triển khai loạt biện pháp chống lừa đảo bằng AIGoogle triển khai loạt biện pháp chống lừa đảo bằng AI
12:03:03 12/05/2025
Áp lực đổi mới bủa vây các 'ông lớn' công nghệ toàn cầuÁp lực đổi mới bủa vây các 'ông lớn' công nghệ toàn cầu
07:28:49 12/05/2025

Tin đang nóng

Ngọc Sơn đăng ảnh cuối đời, tiễn biệt CEO Hồ Nhân, hé lộ mối quan hệ khó ngờNgọc Sơn đăng ảnh cuối đời, tiễn biệt CEO Hồ Nhân, hé lộ mối quan hệ khó ngờ
16:59:08 13/05/2025
Mai Diễm Phương qua đời 22 năm, hé lộ lời dặn lúc hấp hối, "cấm cửa" người này!Mai Diễm Phương qua đời 22 năm, hé lộ lời dặn lúc hấp hối, "cấm cửa" người này!
15:21:02 13/05/2025
4 người Việt gặp 'nạn' ở Trung Quốc, tro cốt được đón về, người thân gục ngã4 người Việt gặp 'nạn' ở Trung Quốc, tro cốt được đón về, người thân gục ngã
16:34:54 13/05/2025
Nghi vấn Quách Ngọc Ngoan và Phượng Chanel yêu lại từ đầu, tất cả vì con?Nghi vấn Quách Ngọc Ngoan và Phượng Chanel yêu lại từ đầu, tất cả vì con?
17:34:01 13/05/2025
Thí sinh HHHVVN 'chiêu trò', chỉ thẳng mặt Mook nói 1 câu, Ngọc Châu chỉnh đốnThí sinh HHHVVN 'chiêu trò', chỉ thẳng mặt Mook nói 1 câu, Ngọc Châu chỉnh đốn
16:18:10 13/05/2025
Bị chê 'body như khô mực', Lệ Quyên đáp trả một câu khiến dân mạng bất ngờBị chê 'body như khô mực', Lệ Quyên đáp trả một câu khiến dân mạng bất ngờ
15:23:45 13/05/2025
Mẹ vợ Đoàn Văn Hậu lại gây sốt, hồi xuân, bố vợ "bơ", lại mất tích bí ẩn?Mẹ vợ Đoàn Văn Hậu lại gây sốt, hồi xuân, bố vợ "bơ", lại mất tích bí ẩn?
19:17:06 13/05/2025
Cuộc gọi cuối cùng của Từ Hy Viên trước khi rút ống thởCuộc gọi cuối cùng của Từ Hy Viên trước khi rút ống thở
18:38:41 13/05/2025

Tin mới nhất

One UI 7 là dấu chấm hết cho Galaxy A14

One UI 7 là dấu chấm hết cho Galaxy A14

19:20:26 13/05/2025
Samsung vừa chính thức phát hành bản cập nhật One UI 7 cho các mẫu smartphone trong dòng Galaxy A, bao gồm Galaxy A35, A36 và A55.
Galaxy AI trên Galaxy S25 series đồng hành cùng người trẻ cải thiện giấc ngủ

Galaxy AI trên Galaxy S25 series đồng hành cùng người trẻ cải thiện giấc ngủ

18:52:49 13/05/2025
Khi ngày càng nhiều người trẻ gặp khó khăn trong việc kiểm soát giấc ngủ, Galaxy AI trở thành một trong các giải pháp theo dõi và hỗ trợ điều chỉnh thói quen nghỉ ngơi hiệu quả.
Tại sao iPhone không sử dụng quạt làm mát?

Tại sao iPhone không sử dụng quạt làm mát?

18:46:38 13/05/2025
Có thể người dùng chưa bao giờ đặt câu hỏi này nhưng nội dung bài viết sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lý do iPhone không trang bị quạt làm mát.
Hơn 40 lỗ hổng được phát hiện trong diễn tập thực chiến an ninh mạng toàn quốc lần đầu

Hơn 40 lỗ hổng được phát hiện trong diễn tập thực chiến an ninh mạng toàn quốc lần đầu

08:40:15 13/05/2025
Trong đó, hoạt động diễn tập thực chiến định kỳ là nhiệm vụ trọng tâm của Liên minh, nhằm đảm bảo tính sẵn sàng và khả năng phối hợp nhuần nhuyễn giữa các thành viên khi có sự cố xảy ra.
Gần 3 tỉ mật khẩu và 14 triệu thẻ tín dụng bị đánh cắp

Gần 3 tỉ mật khẩu và 14 triệu thẻ tín dụng bị đánh cắp

12:00:05 12/05/2025
Mặc dù thẻ tín dụng là loại dữ liệu bị đánh cắp phổ biến thứ hai sau mật khẩu, nhưng những thông tin này đủ để thực hiện hàng loạt hành vi lừa đảo tài chính, chiếm đoạt tiền hoặc mở các tài khoản mạo danh.
Kiến tạo trung tâm AI tại Đà Nẵng: triển vọng và những bài toán cần giải

Kiến tạo trung tâm AI tại Đà Nẵng: triển vọng và những bài toán cần giải

15:02:30 11/05/2025
Ở lĩnh vực giáo dục, AI có thể được ứng dụng để cá nhân hóa học tập, phát triển các công cụ hỗ trợ giảng dạy và đánh giá năng lực học sinh, tạo ra môi trường học tập thích ứng và nâng cao chất lượng giáo dục.
Dân công nghệ đổ xô 'săn' card đồ họa để đào tạo AI

Dân công nghệ đổ xô 'săn' card đồ họa để đào tạo AI

10:12:28 11/05/2025
Không chỉ dân công nghệ mới lao vào săn GPU, mà chính các game thủ chuyên nghiệp cũng đang đối mặt với thực tế là card đồ họa mạnh, dung lượng lớn ngày càng khó mua, đắt đỏ.
Cuộc đua giáo dục AI giữa Mỹ và Trung Quốc: Khi những đứa trẻ trở thành vũ khí chiến lược

Cuộc đua giáo dục AI giữa Mỹ và Trung Quốc: Khi những đứa trẻ trở thành vũ khí chiến lược

09:55:18 11/05/2025
Nội dung thư không kêu gọi đầu tư hay giảm thuế, mà là một kiến nghị táo bạo: bắt buộc dạy trí tuệ nhân tạo (AI) và khoa học máy tính cho học sinh phổ thông.
Nhiều người chưa thể phân biệt giữa USB-C và USB4

Nhiều người chưa thể phân biệt giữa USB-C và USB4

09:52:14 11/05/2025
Một điểm nổi bật khác của USB4 là khả năng tương thích với Thunderbolt 3 trở lên giúp người dùng kết nối các phụ kiện tốc độ cao như màn hình ngoài và ổ lưu trữ thông qua cùng một cổng USB-C.
Ứng dụng AI thúc đẩy phát triển du lịch

Ứng dụng AI thúc đẩy phát triển du lịch

09:50:09 11/05/2025
Những bước đi này sẽ giúp tối ưu hóa dịch vụ, nâng cao chất lượng trải nghiệm và thúc đẩy sự phát triển vượt trội nhưng bền vững của ngành du lịch Đà Nẵng.
Google buộc các ứng dụng Android phải nâng cấp

Google buộc các ứng dụng Android phải nâng cấp

19:40:56 10/05/2025
Ứng dụng không chạy mã gốc sẽ không cần điều chỉnh gì. Còn ứng dụng chạy mã gốc hoặc SDK có thể phải cập nhật. Tất cả nên được kiểm tra khả năng tương thích với tiêu chuẩn 16KB.
Thống nhất đầu mối duy nhất quản lý kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia

Thống nhất đầu mối duy nhất quản lý kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia

10:35:06 10/05/2025
Đây là mô hình tổ chức quản lý nhiệm vụ mang tính hiện đại, hội nhập quốc tế; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học tiếp cận nguồn lực, giảm thiểu thủ tục hành chính, tăng tính linh hoạt và hiệu quả trong công tác quản lý.

Có thể bạn quan tâm

Syria đề xuất ký thỏa thuận khoáng sản kiểu Ukraine với Tổng thống Trump

Syria đề xuất ký thỏa thuận khoáng sản kiểu Ukraine với Tổng thống Trump

Thế giới

21:17:03 13/05/2025
Thông tin trên xuất hiện trong bối cảnh nhà lãnh đạo mới của Syria đã bắt đầu tìm cách chấm dứt tình trạng Syria bị cô lập và chịu các lệnh trừng phạt quốc tế kéo dài nhiều năm qua.
Con gái bị bắt nạt ở trường học nhưng chồng tôi nhất quyết không dám lên tiếng vì sợ mất mặt

Con gái bị bắt nạt ở trường học nhưng chồng tôi nhất quyết không dám lên tiếng vì sợ mất mặt

Góc tâm tình

21:16:04 13/05/2025
Trên đời này, có những cuộc chiến chỉ người mẹ mới hiểu. Và tôi sẽ không bao giờ hối tiếc vì đã chọn đứng về phía con gái mình.
SOOBIN tuyển "nàng thơ", fan đứng ngồi không yên vì loạt "đặc quyền" đáng mơ ước

SOOBIN tuyển "nàng thơ", fan đứng ngồi không yên vì loạt "đặc quyền" đáng mơ ước

Nhạc việt

21:13:08 13/05/2025
SOOBIN quyết định mở cuộc thi tuyển chọn nữ chính đặc biệt trên nền tảng online. Đặc quyền của nữ chính là xuất hiện tại sân khấu SOOBIN LIVE CONCERT: ALL - ROUNDER.
Hé lộ cát-xê gây sốc của G-Dragon, cần bao nhiêu tiền để "ông hoàng Kpop" càn quét SVĐ Mỹ Đình?

Hé lộ cát-xê gây sốc của G-Dragon, cần bao nhiêu tiền để "ông hoàng Kpop" càn quét SVĐ Mỹ Đình?

Nhạc quốc tế

21:07:55 13/05/2025
Thông tin G-Dragon đến Việt Nam biểu diễn chưa hết nóng, dân tình cực kỳ tò mò về mức cát-xê của ông hoàng Kpop .
Ngắm xe SUV hạng C công suất 355 mã lực, siêu tiết kiệm xăng, giá ngang Hyundai Grand i10

Ngắm xe SUV hạng C công suất 355 mã lực, siêu tiết kiệm xăng, giá ngang Hyundai Grand i10

Ôtô

21:04:01 13/05/2025
Dongfeng Aeolus L7 PHEV 2025 là mẫu xe SUV có cả biến thể thuần điện (EV) và plug-in hybrid (PHEV), ngoại hình cá tính và nội thất tiện nghi nhưng giá khá mềm .
Diddy để trai bao dùng baby oil, nhập cuộc với bạn gái, hành động sau đó sốc hơn

Diddy để trai bao dùng baby oil, nhập cuộc với bạn gái, hành động sau đó sốc hơn

Sao âu mỹ

21:02:20 13/05/2025
Sau phiên toà diễn ra cách đây hơn 1 tuần, Sean Diddy Combs vừa chính thức bị đưa ra xét xử hôm nay. Nếu bị kết án, nam rapper sẽ ăn cơm tù suốt quãng đời còn lại.
Đoạn kết kỳ lạ giữa Ancelotti và Real Madrid

Đoạn kết kỳ lạ giữa Ancelotti và Real Madrid

Sao thể thao

20:59:22 13/05/2025
Vào thời điểm Liên đoàn Bóng đá Brazil (CBF) thông báo Carlo Ancelotti sẽ nắm quyền đội tuyển từ ngày 26/5, Real Madrid coi như không có chuyện gì xảy ra.
Thực hư câu chuyện vợ và "bồ" cùng đến bệnh viện khi nhận được tin chồng cấp cứu

Thực hư câu chuyện vợ và "bồ" cùng đến bệnh viện khi nhận được tin chồng cấp cứu

Netizen

20:55:00 13/05/2025
Câu chuyện xôn xao khi người đàn ông bị nạn và được một câu lạc bộ tình nguyện hỗ trợ đưa tới bệnh viện nhưng lại gọi được cả vợ lẫn bồ cùng tới.
Phương Thanh nói thẳng góc khuất và lý do bỏ diễn Chị đẹp: "Ngay từ đầu đã có chuyện"

Phương Thanh nói thẳng góc khuất và lý do bỏ diễn Chị đẹp: "Ngay từ đầu đã có chuyện"

Tv show

20:47:44 13/05/2025
Đáng lẽ phải cho tôi vào show Anh trai vượt ngàn chông gai còn Chị đẹp chán quá, toàn múa - ca sĩ Phương Thanh nói.
Lộ bằng chứng Hà Tâm Như được dàn xếp đăng quang Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam?

Lộ bằng chứng Hà Tâm Như được dàn xếp đăng quang Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam?

Sao việt

20:44:23 13/05/2025
Netizen bàn tán về việc Hà Tâm Như đã được chú ý trước khi diễn ra đêm Chung kết Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam 2025.
Được 'ông trùm' đất hiếm tặng túi hoa quả, mở ra thấy 500 triệu

Được 'ông trùm' đất hiếm tặng túi hoa quả, mở ra thấy 500 triệu

Pháp luật

20:41:05 13/05/2025
Cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản khai được Chủ tịch Công ty đất hiếm Thái Dương tặng quà sinh nhật là một túi hoa quả , khi về mở ra thấy bên trong có 500 triệu đồng.