Giàn khoan Hải Dương 981 lại vào Biển Đông
Cục Hải sự Trung Quốc thông báo giàn khoan bán chìm Hải Dương 981 sẽ khoan thăm dò ở khu vực có tọa độ 17-29.53N, 110-57.18E từ ngày 28/12 đến 10/2/2016.
Vị trí giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép vào tháng 5/2014. Đồ họa: Infonet
Trên trang web chính thức, Cục Hải sự Trung Quốc cho biết giàn khoan Hải Dương 981 sẽ khoan thăm dò ở khu vực có tọa độ nêu trên đồng thời yêu cầu các phương tiện đường thủy cấm tiến vào khu vực 2.000 m xung quanh giàn khoan.
Giàn khoan hiện cách đảo Hải Nam 190 hải lý, cách đường mép ngoài cùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là 85 hải lý.
Hải Dương 981 là giàn khoan Trung Quốc hạ đặt trái phép trong thềm lục đia, vung đăc quyên kinh tê của Viêt Nam hồi tháng 5/2014. Sau 75 ngày hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ngày 16/7/2014, Trung Quốc tuyên bố rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi khu vực biển gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Giới quan sát coi đây là hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam nghiêm trọng nhất trong hơn 20 năm quan hệ Việt – Trung.
Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc.
Ngày 1/5/2014, Việt Nam phát hiện giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí của phía Trung Quốc di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía nam. Một ngày sau, giàn khoan Hải Dương 981 đã hạ đặt trái phép sâu trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý. Hàng chục tàu bảo vệ đi cùng.
Ngày 17/5/2014, nó được di dời khỏi vùng biển gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa, kết thúc việc thăm dò trái phép. Bắc Kinh đồng thời điều hàng trăm tàu hộ vệ bảo vệ giàn khoan trái phép này và nhiều lần gây hấn với tàu cảnh sát biển Việt Nam. Đến ngày 27/5, Trung Quốc mở rộng phạm vi hoạt động của giàn khoan trái phép Hải Dương 981, di chuyển đến vị trí mới, nằm sâu 60 hải lý trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Trung Quốc đồng thời gia tăng tàu hộ tống các loại, có lúc lên tới gần 140 tàu.
Hải Dương 981 là giàn khoan nửa nổi nửa chìm, có chiều dài 114 m, chiều rộng 90 m, chiều cao 137 m và khối lượng 31.000 tấn. Diện tích mặt sàn của nó bằng một sân bóng đá tiêu chuẩn.
Theo Wall Street Journal, lượng thép mà người ta dùng để xây dựng Hải Dương 981 lớn gấp 4 lần lượng thép để dựng tháp Eiffel của Pháp. Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) hạ thủy giàn khoan Hải Dương 981 vào giữa năm 2012. Hiện tại, Hải Dương 981 thuộc quyền quản lý của công ty dich vu Bai dâu Trung Quôc (COSL), đơn vị trực thuộc CNOOC.
Hồng Duy – Hải Anh
Theo Zing News
Video đang HOT
Báo Mỹ: Ấn Độ quyết định thiết lập giàn khoan ở Biển Đông
Ấn Độ muốn tham gia hợp tác chiến lược, cùng nhiều nước ngăn chặn tham vọng bành trướng lãnh thổ và bành trướng quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, Ấn Độ Dương
Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu thứ hai xuống Biển ĐôngHọc giả TQ xuyên tạc phát biểu về Biển Đông của Tổng thư ký ASEANTổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh nói về tranh chấp trên Biển Đông
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 31 tháng 8 dẫn Bloomberg Mỹ ngày 29 tháng 8 đưa tin, Tập đoàn dầu mỏ va khí đốt quốc doanh Ấn Độ quyết định tái khởi động công tác thăm dò dầu khí ở "vùng biển tranh chấp" (thực ra là ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam).
Chính phủ Trung Quốc ngang nhiên mời thầu dầu khí ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam - một loại bành trướng, bá quyền riêng có của Bắc Kinh (ảnh tư liệu)
Theo bài báo, Ấn Độ thực hiện quyền kinh tế ở khu vực này, cho thấy họ có ý định cùng Mỹ và một số quốc gia châu Á-Thái Bình Dương ngăn chặn tham vọng (bành trướng) lãnh thổ của Trung Quốc.
Bloomberg dẫn nguồn tin giấu tên cho biết, năm 2006, Ấn Độ đã giành được quyền thăm dò một khu vực, 3 năm sau, Trung Quốc liền triển khai "đấu thầu quốc tế" (bất hợp pháp) ở cùng một khu vực (lấn vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam kéo dài từ bắc vào nam).
Hiện nay, chính quyền Narendra Modi Ấn Độ trao quyền cho Tập đoàn dầu mỏ và khí đốt Ấn Độ thiết lập giàn khoan ở khu vực này.
Phó viện trưởng Ralf Emmers của Viện nghiên cứu quốc tế Rajaratnam, Singapore phân tích cho rằng: "Rất rõ ràng, Ấn Độ quan tâm đến Biển Đông và hy vọng thông qua can thiệp vào khu vực này để tăng cường quan hệ trên biển với Mỹ và Nhật Bản".
Theo ông Ralf Emmers: "Những năm gần đây, Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động ở Ấn Độ Dương, điều này đương nhiên sẽ làm cho Ấn Độ căng thẳng".
Năm 2014, Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào hạ đặt bất hợp pháp ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam - một loại bành trướng, bá quyền đặc sắc Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Theo bài báo, Biển Đông có trữ lượng khoảng 30 tỷ tấn dầu mỏ và 1.600 tỷ m3 khí đốt, quy mô này bằng khoảng 1/3 trữ lượng dầu khí của Trung Quốc.
Mặc dù Ấn Độ giành được quyền khai thác dầu khí ở khu vực này từ 9 năm trước, nhưng đến nay vẫn chưa xây dựng được giếng dầu nào.
Năm 2012, Chính phủ Trung Quốc từng mời các công ty nước ngoài trong đó có Exxon Mobil thăm dò tài nguyên dầu khí của khu vực này - Hành động này của Trung Quốc là bất hợp pháp và hết sức lố bịch, vì nó mời thầu ở phần lớn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Chưa có kẻ nào ngang ngược, bá quyền đến cỡ như vậy - PV.
Hãng tin Press Trust of India trước đó cho biết, từ năm 1988, Ấn Độ đã tham gia khai thác dầu khí ở khu vực Biển Đông, đồng thời nhận được một lô mỏ dầu của Việt Nam, sau đó năm 2006 lại nhận được quyền thăm dò khai thác 2 lô dầu.
Năm 2014, Trung Quốc kéo một lực lượng quân sự, bán quân sự khổng lồ vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam để đe dọa vũ lực đối với Việt Nam
Báo Trung Quốc ngang ngược cho rằng, 2 lô này đều nằm trong phạm vi "chủ quyền" của Trung Quốc. Trên thực tế, theo luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về luật biển, chúng hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam - PV.
Do thăm dò không có dầu, sau đó, Ấn Độ quyết định từ bỏ thăm dò một lô, đồng thời vẫn tiếp tục kiên trì hiện diện ở khu vực của một lô dầu khác.
Bloomberg Mỹ còn cho biết, trong một tuyên bố bằng fax, Bô Ngoai giao Trung Quôc đã (ngang ngược) "cảnh cáo" Ấn Độ không được tiến hành hoạt động thăm dò ở "vùng biển tranh chấp",
cho rằng, "không được Chính phủ Trung Quốc cho phép, hoạt động của công ty bất cứ nước nào ở vùng biển này đều là trái phép", "bất cứ tổ chức nào đều cần tránh làm cho vấn đề tranh chấp trở nên phức tạp hơn".
Trung Quốc khủng bố ngư dân Việt Nam ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam: đâm chìm, bắn cháy tàu cá, cướp đoạt tài sản đánh bắt được của ngư dân Việt Nam... (ảnh tư liệu năm 2014)
Đây là một tuyên bố ngang ngược, ngạo mạn, bộc lộ rõ nhất lòng tham không đáy của giới cầm quyền bành trướng Trung Quốc đối với biển đảo và tài nguyên của láng giềng. Nó chẳng khác gì con hổ đói đang rình rập hòng cướp giật tài sản của người khác, bất chấp luật pháp quốc tế và đạo lý - PV.
Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh đã từng tuyên bố rõ ràng rằng, chưa nước nào kéo giàn khoan đến vùng biển của Trung Quốc để hạ đặt. Tuyên bố này đã đánh thẳng vào hành động ngang ngược của Trung Quốc - hạ đặt giàn khoan Hải Dương Thạch Du-981 và kéo lực lượng quân sự, bán quân sự vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam để đe dọa vũ lực đối với Việt Nam vào năm 2014 - PV.
Theo bài báo, từ khi lên cầm quyền vào năm 2014 đến nay, chính quyền Narendra Modi đã tăng cường đầu tư cho Hải quân Ấn Độ, đồng thời kêu gọi bảo vệ quyền tự do đi lại của tàu thuyền Ấn Độ ở Biển Đông.
Ông Modi cũng đã tăng cường quan hệ với các nước xung quanh Biển Đông, bao gồm đồng ý bán 4 tàu tuần tra ven biển cho Việt Nam và lần đầu tiên triển khai diễn tập liên hợp hải quân với Australia.
Mặc dù Ấn Độ gần đây liên tiếp tìm cách can thiệp vấn đề biển Đông, nhưng chủ nhiệm Uday Bhaskar, Phòng nghiên cứu chính sách New Delhi đã nhắc nhở ứng xử thận trọng khi mà sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc đều hơn hẳn Ấn Độ.
Ngày 30 tháng 8 năm 2015, Cảnh sát biển Việt Nam và Ấn Độ tổ chức huấn luyện chung ở Vũng Tàu
Đông Bình (nguồn Thời báo Hoàn Cầu)
Theo giaoduc
Biển Đông: Trung Quốc liệu có "nói đi đôi với làm"? Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN - Trung Quốc ở Malaysia mới đây, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã đưa ra 10 đề xuất mới trong quan hệ Trung Quốc - ASEAN, trong đó có hai vấn đề về Biển Đông được giới nghiên cứu và dư luận quan tâm Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Ảnh: AFP) Từ "điểm nóng" biến...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đột phá AI: Con chip mới hứa hẹn cách mạng hóa nhiều lĩnh vực

Ông Zelensky ra mệnh lệnh quan trọng sau đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine

Ukraine bác tối hậu thư, kiên quyết không nhượng lãnh thổ

Tổng thống Trump, Putin công bố kết quả điện đàm

EU nhất trí lập quỹ quốc phòng 168 tỷ USD cho mua sắm vũ khí

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể nhận định về tác động của đối thoại Nga - Mỹ

Bloomberg: Chính quyền Trump cân nhắc rao bán trụ sở VOA

Núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở Indonesia phun trào nhiều lần trong 2 ngày qua

Ông Trump - Putin điện đàm sau đàm phán Nga - Ukraine

Ông Trump cảnh báo cứng rắn các doanh nghiệp Mỹ về vấn đề thuế quan

Nga bắt giữ tàu chở dầu từ Estonia

Mặt trận không tiếng súng giữa Nga và Ukraine
Có thể bạn quan tâm

Xe điện của Xiaomi liên tục bị khiếu nại: Tai nạn chết người, vênh cản
Ôtô
11:36:06 20/05/2025
Chính phủ đề xuất bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh
Tin nổi bật
11:27:21 20/05/2025
Từng tự ti vì giọng địa phương nặng, nam sinh viết 1 câu cực "thấm" trong bài luận, giành luôn học bổng 14 trường đại học của Mỹ
Netizen
11:22:34 20/05/2025
Một đêm nhạc đáng nhớ với khán giả thủ đô của con gái Mỹ Linh
Nhạc việt
11:11:50 20/05/2025
Chân váy dáng dài dễ mặc, dễ đẹp nhất mùa nắng
Thời trang
11:06:09 20/05/2025
Mẹo trang điểm không bị lem khi đổ mồ hôi
Làm đẹp
11:02:09 20/05/2025
Những hình ảnh không bao giờ được lên sóng của Thùy Tiên
Hậu trường phim
10:57:16 20/05/2025
Cận cảnh Honda SH350i bản Italy - nhập tư nhân, chưa chốt giá bán
Xe máy
10:40:04 20/05/2025
Tôi nhắc một cái tên, người tình giàu có đang vui vẻ bỗng nổi giận bỏ về
Góc tâm tình
10:38:36 20/05/2025
3 món đồ nội thất tưởng sang chảnh nhưng chủ nhà càng dùng càng hối hận
Sáng tạo
10:19:38 20/05/2025