Gian nan đời phu đá
Đời phu đá với bao hiểm nguy rình rập. Ngay cả khi phải đánh cược cả mạng sống của mình, họ vẫn chấp nhận cam chịu để mưu sinh.
Trước đây khi huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) chưa chuyển một số xã về thành phố, dọc các tuyến đường xã Đông Hưng, thị trấn Nhồi, Đông Vinh… nghề đá là nghề ăn nên làm ra của nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện. Nó không chỉ giải quyết việc làm cho mốt số lượng lớn lao động trong huyện mà còn mang lại nguồn thu nhập lớn cho địa phương. Nhiều ông chủ giàu lên từ đá, nhưng những người lao động thì đánh cược cả mạng sống của mình để mưu sinh vì miếng cơm, manh áo, bất chấp rủi ro để theo nghề.
Nỗi nhọc nhằn hiện lên trên khuôn mặt những phu đá
Một ngày làm việc của đội phu đá bắt đầu với lỉnh kỉnh những búa tạ, xà beng, máy khoan, đủ thứ đồ nghề… cõng ngược lên lưng chừng núi mà chẳng có thứ đồ bảo hộ nào. Đàn ông chỉ cần cái mũ cối, phụ nữ thì cái nón che đầu, cái khăn bịt mặt, thế là đủ cho họ đương đầu với một công việc gian nan, nguy hiểm.
Sau tiếng nổ mìn chát chúa, bụi bay mù mịt, những phu đá này bắt đầu bốc những khối đá to cả chục tấn đưa lên các xe tải, xe cẩu cỡ lớn vận chuyển về các bãi tập kết ở xưởng chế biến. Những khối đá nhỏ hơn thì được cho vào xưởng nghiền đá gần đấy. Tiết trời đầu đông lạnh se sắt thế nhưng dường như không ngăn nổi những giọt mồ hôi vẫn nhễ nhại trên khuôn mặt lấm tấm bụi của những người lao động trên núi đá.
Trải lòng với cuộc mưu sinh bằng cái nghề này, một phu đá tên Nam (xã Đông Quang), người có đến gần 10 năm gắn bó với nghề khai thác đá tâm sự: “Gọi là công nhân chứ thực ra đi làm ngày nào trả công ngày đó, chúng tôi có biết đến bảo hiểm, bảo hộ là gì đâu. Chỉ thấy nguy hiểm luôn rình rập thôi. Đời phu đi khoan đá, nổ mìn sợ nhất vẫn là cảnh cheo leo trên núi cao hàng trăm mét mà bảo hiểm chỉ là sợi dây thừng quấn ngang bụng. Tay chân trầy xước, bầm dập, máu đỏ nhuốm đá, thâm tím đến chai sạn là chuyện bình thường”.
Video đang HOT
Cheo leo trên những vách đá vô cùng hiểm nguy
Mỗi ngày leo núi, khoan đá rồi đánh mìn cho nổ, những người lao động này cũng kiếm được hơn 200 nghìn đồng, ai cũng biết là nguy hiểm, rủi ro có thể đến bất cứ lúc nào nhưng tất cả họ đều vì hoàn cảnh khó khăn. Ở cái vùng quê này, quanh quẩn với vài sào ruộng thì không đủ ăn, bởi thế mà nghề đá chính là nghề kiếm miếng cơm manh áo, là thu nhập chính cho cả gia đình nên họ đều chấp nhận.
Chị Cần (thôn Đồng Cao, xã Đông Vinh, TP Thanh Hóa), một góa phụ có chồng là nạn nhân của vụ tai nạn sập mỏ đá núi Vức xã Đông Quang hồi tháng 6 vừa qua. Thế nhưng, khi chồng mất, người phụ nữ này vì cuộc mưu sinh nuôi các con, chị lại một lần nữa đánh cược mạng sống của mình, chọn cách vào núi đi bốc đá nghiền thuê cho người ta.
Cố gạt đi những dòng nước mắt đang lăn dài trên khuôn mặt già nua, khắc khổ vì những tháng ngày mưu sinh, chị cho biết: “Dù biết là nghề đá nguy hiểm, nhưng nếu không làm thì chẳng biết lấy gì nuôi các con. Mấy mẹ con trông chờ vào vài sào ruộng cấy thì lấy gì mà ăn”.
Vất vả là vậy nhưng thu nhập của những phu đá này mỗi ngày chẳng được là bao
Chị bảo quanh đây mấy nhà có người thân cũng phải bỏ mạng, có người còn nằm liệt giường nữa. Phụ nữ như chị mỗi ngày 10 tiếng mà công cũng chỉ được 120 nghìn. Tiếng máy xẻ, máy mài… lúc nào cũng ầm ầm bên tai.
Hầu hết những phận đời làm phu ở nơi đây không ai muốn lựa chọn cho mình công việc nhọc nhằn với đầy rẫy hiểm nguy rình rập. Thế nhưng vì nghèo nên đành bán sức để mưu sinh, nhiều đứa trẻ lớn lên cũng theo cha, anh ra bãi đá chấp nhận phận làm phu. Những phận đời nhỏ nhoi như thế cứ mãi tiếp nối như một vòng luẩn quẩn không dễ dứt ra được.
Bà Vũ Thị Biên, Trưởng Phòng LĐ-TB&XH huyện Đông Sơn cho biết: “Hiện tại trên địa bàn huyện vẫn còn gần 1.300 lao động tham gia sản xuất chế biến đá và rất nhiều lao động đi làm nơi khác. Ý thức của chủ sở hữu lao động và nhiều lao động trong việc đảm bảo an toàn còn rất hạn chế, nhiều khi mang tính đối phó. Chỉ khi xảy ra sự việc nghiêm trọng thì đã quá muộn”.
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Chuẩn bị đúc trống, kiếm đồng dâng Đại tướng dịp giỗ đầu
Ông Hồ Quang Sơn, Chủ tịch Liên chi hội Di sản văn hóa Lam Kinh cho biết, ông đang cùng các nghệ nhân Thanh Hóa chuẩn bị kế hoạch đúc phiên bản trống đồng và kiếm đồng Đông Sơn dâng Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân dịp giỗ đầu.
Trước đó, vào năm 2008, Liên chi hội Di sản văn hóa Lam Kinh Thanh Hóa và nghệ nhân đúc đồng Thiều Quang Tùng (xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa) cũng đã đúc một chiếc trống đồng và một thanh kiếm "lệnh" dâng tặng Đại tướng nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày Người được phong hàm Đại tướng. Hiện hai vật phẩm này đang được lưu giữ tại nhà riêng của Đại tướng ở số 30 Hoàng Diệu (Hà Nội).
Chiếc trống đồng được các nghệ nhân Thanh Hóa đúc năm 2008 dâng lên Đại tướng
Hai vật phẩm lần này sẽ được triển khai sau khi các nghệ nhân đúc đồng Đông Sơn vào dâng hương và viếng mộ Đại tướng ở Quảng Bình nhân dịp 49 ngày mất của Đại tướng và sẽ được dâng vào ngày giỗ đầu của Người tại Vũng Chùa - Đảo Yến (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình).
Chiếc trống sẽ được đúc theo phiên bản trống đồng Đông Sơn với đường kính mặt trống tượng trưng cho tuổi thọ của Đại tướng: 103 cm; chiều cao tượng trưng cho năm sinh của Đại tướng: 91,1 cm (năm 1911); thân trống được trang trí 9 hình ảnh tiêu biểu trong sự nghiệp của Đại tướng.
Trống đồng và kiếm "lệnh" dâng tặng Đại tướng nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày Người được phong hàm Đại tướng
Còn thanh kiếm đồng được đúc theo phiên bản kiếm đồng Đông Sơn với chiều dài 65cm (tượng trưng cho 65 năm từ khi Đại tướng được phong hàm cho đến khi từ trần).
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Nam sinh dũng cảm cứu hai em nhỏ rơi xuống hố nước Trên đường đi học về, thấy hai em nhỏ đang chới với dưới hố nước công trình, Phạm Thanh Sơn (lớp 11A7, trường THPT Cẩm Thủy 1, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa) đã dũng cảm nhảy xuống hố sâu cứu sống hai em. Sự việc xảy ra vào khoảng 17h ngày 29/11, nạn nhân được Sơn cứu sống là hai em Trương Vũ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ba học sinh ở Hà Nội bị điện giật khi gỡ diều, 1 em tử vong

Thủ tướng chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt truy quét hàng giả

Đơn vị xây cầu Hòa Bình là nhà thầu "quen mặt" tại Tây Ninh

Phát hiện thi thể người đàn ông đang phân hủy bên tảng đá lớn

'Siêu âm' mặt đường tìm nguyên nhân sụt lún dự án 1.350 tỷ của Tập đoàn Phúc Sơn

Clip cô gái bị tàu hỏa húc văng khi đi bộ qua đường ray

Buộc doanh nghiệp nộp lại 740 triệu đồng do khai thác khoáng sản trái phép

Visual cực phẩm: Vợ Bùi Tiến Dũng thả dáng chiếm trọn ống kính giới truyền thông

Thót tim cảnh người phụ nữ mắc kẹt trong thang máy phòng gym ở TP HCM

Căn nhà có 4 người đang ngủ bị cháy, hàng xóm hành động tức thì

Cảnh tượng trăm khối rác đổ về gây áp lực thân cầu phao Phong Châu

Vụ cháy kho xưởng ở Hà Nội: Thượng tá công an tham gia chữa cháy bị thương
Có thể bạn quan tâm

Hôm nay nấu gì: Cơm tối 3 món ngon "cân" tất cả những ai khó tính
Ẩm thực
17:16:32 14/05/2025
Cắm trại ở Mũi Trèo: Ngắm bãi đá đặc biệt, ăn uống chỉ từ 10.000 đồng
Du lịch
17:15:58 14/05/2025
Apple dùng AI cải thiện thời gian sử dụng pin cho iPhone
Thế giới số
17:14:57 14/05/2025
2 tiểu thư chính hiệu của Vbiz: Bố là thiếu gia tập đoàn nhựa giàu nức tiếng, mẹ là ca sĩ top đầu
Sao việt
17:14:14 14/05/2025
Chú rể 'nóng' nhất Ấn Độ: biến lễ cưới thành võ đài, thái độ cô dâu bất ngờ hơn
Netizen
17:11:17 14/05/2025
Loạt xe Lada của Nga cập cảng, chuẩn bị ra mắt khách hàng Việt
Ôtô
17:08:29 14/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 39: Quyên xuất hiện cực ngầu tuyên bố trả nợ cho Huấn
Phim việt
16:57:04 14/05/2025
Người phụ nữ liên tiếp sinh con để hoãn ngồi tù rồi tranh thủ lừa thêm tiền tỷ
Pháp luật
16:56:31 14/05/2025
Con gái hoa khôi bóng chuyền Kim Huệ trở thành ứng viên "hoa khôi", 17 tuổi xinh đẹp phổng phao, chiều cao còn ấn tượng hơn
Sao thể thao
16:54:41 14/05/2025
"Muối mặt" nhất Cannes ngày 1: Sao nữ 9X Trung Quốc mặc "phá luật" liên tục bị đuổi khỏi thảm đỏ!
Sao châu á
16:47:27 14/05/2025