Gian nan học hành mùa dịch
Chị em Nghi cũng như những em nhỏ ở ấp đảo Thiềng Liềng đều lội bộ đường rừng và băng qua những ruộng muối từ 3, 4 giờ sáng mới đến được cầu đò để bắt thuyền sang xã đảo cho kịp giờ vào lớp.
Chòi muối nơi chị em Nghi bắt sóng wifi học trực tuyến – ẢNH: HỮU VƯƠNG
Khi nhiều tỉnh thành có phương án cho học sinh đi học trở lại sau thời gian dài nghỉ vì dịch Covid-19, hầu hết học sinh, sinh viên đều vui mừng mong ngày đến trường. Nhưng niềm mong ước đó càng lớn hơn với những học sinh vùng sâu, vùng xa khi hành trình học trực tuyến của các em thời gian qua đã vô cùng gian nan.
Qua 3 chuyến đò từ thị trấn Cần Thạnh, chúng tôi mới đến được nơi mà hai chị em ở ấp đảo Thiềng Liềng phải ngày ngày ra chòi muối mới bắt được tí sóng chập chờn, lúc có lúc không để học trực tuyến.
Ấp đảo Thiềng Liềng là nơi xa xôi và tách biệt nhất của xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ, TP.HCM), nhưng nơi mà gia đình của 2 chị em Phạm Thị Quỳnh Nghi và Phạm Thị Xuân Mai sinh sống lại còn được xếp vào địa điểm “khỉ ho cò gáy” nhất của ấp đảo. Chính vì thế, đường đến nhà 2 chị em như một cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm và cũng vì thế mà hành trình học trực tuyến của 2 chị em chưa bao giờ dễ dàng.
Ngoài thời gian học, trưa nắng chị em Nghi phải dãi mình trên những cánh đồng muối như diêm dân thực thụ
“Nhà em ở trong rừng, xa lắm”
Cách đây 4 năm trong một chuyến công tác, tôi đã có dịp về đến ấp đảo Thiềng Liềng, lúc còn chưa có cầu đò, lại đúng lúc con nước chưa lên nên khi xuống thuyền phải lội bộ một đoạn bùn lún đến gần nửa người mới vào được đến ấp. Lúc ấy, những tưởng đã là chặng đường khó khăn nhất để qua được ấp này, nhưng không ngờ, Thiềng Liềng còn một nơi tách biệt hơn mà người dân ở đây gọi là “ở trong rừng”.
Một ngày gần cuối tháng tư, ngọn gió vẫn đang còn chướng, thổi tạt vào người khiến những giọt mồ hôi nhễ nhại sau chặng đường gian nan vượt gần 100 km và qua 2 chuyến đò để sang ấp đảo Thiềng Liềng, được cơ hội ngấm vào người nghe man mát. Nhưng từ cầu đò của ấp, khi gọi điện với nhã ý muốn ghé đến nhà thì Quỳnh Nghi nói với vẻ từ chối: “Nhà em ở trong rừng, xa lắm, chị không vào được đâu”.
Sau một hồi, chúng tôi cũng quả quyết muốn vào nên Nghi mủi lòng và mượn một chiếc vỏ lãi sang đón. Thế là chuyến đò thứ 3 để đến được nhà của 2 chị em. Nhưng vì chúng tôi là khách, mới được đi sang như vậy, chứ bình thường, chị em Nghi cũng như những em nhỏ ở đây đều lội bộ đường rừng và băng qua những ruộng muối từ 3, 4 giờ sáng mới đến được cầu đò để bắt thuyền sang xã đảo cho kịp giờ vào lớp.
Video đang HOT
Ngoài này mạng chập chờn, lúc được lúc mất, nên chuyện đang học màn hình đứng sựng là chuyện bình thường. Có lúc cô đang đặt câu hỏi, chưa kịp nghe thì mạng đứng, lúc sau vào lại được, em mới nói cô hỏi lại giúp em để trả lời
Phạm Thị Quỳnh Nghi, xã đảo Thạnh An, H.Cần Giờ, TP.HCM
Ấy thế mà, năm nay Nghi đã là cô sinh viên năm nhất và em Nghi đã học lớp 11. Đường đến trường dẫu gian nan, hay cái khổ cứ bám lấy gia đình khiến nhiều lần ba mẹ Nghi phải nuốt nước mắt vào trong bảo 2 chị em nghỉ học, nhưng vì ham cái chữ, vì muốn đổi thay vùng đất bao đời vẫn khó này, nên những học trò hiếu học ở đây chưa bao giờ lùi bước.
Khổ vì học trực tuyến
Vào đến nhà rồi mới hiểu vì sao Nghi ái ngại khi chúng tôi đến chơi nhà. Một phần vì đường xa khó đi, một phần vì ngại căn nhà chật chội nơi gia đình Nghi sinh sống. Nghi bảo đấy là nhà, nhưng cũng chỉ là cái chòi lá được dựng lên và nền nhà cũng chỉ toàn đất sét, được thuê lại từ chủ của ruộng muối.
Càng vào sâu trong những rừng đước ngoài ấp đảo, sóng càng yếu. Ở trong nhà Nghi dường như không còn sóng điện thoại, mỗi lần muốn nghe điện thoại hay gọi đi đâu là ra ruộng muối trước nhà và hét lớn lên để đầu dây bên kia còn nghe, và lâu lâu lại không quên hỏi “Alô, còn nghe đó không?”, để biết rằng sóng có còn ổn?
Bắt sóng điện thoại đã kém, nên để bắt được mạng 3G học trực tuyến thì chị em Nghi phải xách ghế, cầm tập và điện thoại ra chòi muối cách nhà gần 500 m để bắt sóng.
Bất kể ngày hay đêm, cứ cần mạng để học trực tuyến là chị em Nghi lại xách ghế chạy ra chòi muối. Tận dụng khoảng diện tích còn trống trong chòi muối, Nghi đặt một chiếc ghế nhỏ, ngồi xổm và bắt mạng học.
“Ở đây không có mạng nên em ít rành về công nghệ, ngày đầu học trực tuyến vô cùng khó khăn. Ngày đầu em chưa thể nào vào được vì mò mãi chẳng mở được ứng dụng để học, mãi đến ngày hôm sau, được thầy cô hướng dẫn thì em mới mở được”, Nghi nói và kể thêm: “Ngoài này mạng chập chờn, lúc được lúc mất, nên chuyện đang học màn hình đứng sựng là chuyện bình thường. Có lúc cô đang đặt câu hỏi, chưa kịp nghe thì mạng đứng, lúc sau vào lại được, em mới nói cô hỏi lại giúp em để trả lời”.
Vì trong nhà không có mạng, nên mỗi lần ra chòi muối học trực tuyến, hay những lúc xem bài giảng thầy cô tải lên, Xuân Mai phải chụp màn hình lại để lúc vào nhà còn có cái để xem lại mà giải bài tập. Lúc giải xong, Mai chụp lại và mang ra chòi muối để bắt mạng gửi đi.
Gian nan vẫn không nản chí
Ở trong rừng này, đặc sản không gì ngoài muỗi và bóng đêm. Chỉ cần lơ là một cái, nhìn lại muỗi đã bu đen kín chân. Và vì dùng điện năng lượng mặt trời, tối đến mỗi nhà chỉ thắp vỏn vẹn một bóng đèn nhỏ nên cũng chỉ đủ như ánh đèn le lói lọt thỏm giữa màn đêm đen đặc. Vì thế, chòi muối làm gì có điện. Nên dạo này, cứ tối đến, nguồn sáng phát ra từ chiếc điện thoại nơi chòi muối của chị em Nghi, sao giống như ánh sáng phát ra từ con đom đóm trong vỏ trứng của chàng trai hiếu học Mạc Đĩnh Chi ngày xưa. Nhưng chắc có phần vui tai hơn vì cứ nghe âm thanh của tiếng đập muỗi bốp bốp mỗi lúc 2 chị em ngồi bắt sóng học bài.
“Ngồi đây là xác định nạp mạng cho muỗi, nhưng mỗi lần cần sóng để học bài thì chấp nhận thôi ạ”, Xuân Mai nói.
Học trực tuyến vất vả là thế, nhưng cứ trưa nắng là chị em Nghi lại “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” trên những ruộng muối để cùng ba mẹ làm một diêm dân thực thụ. Bao năm qua, gia đình Nghi vẫn bám lấy cái nghề mà cứ mát lại vào nghỉ và nắng phải ra dang, để kiếm tiền nuôi các con ăn học.
“Mình khổ quá rồi, sống gần 50 năm trên đời mà chưa có được cái nhà để ở. Khổ quá mới sống nơi khỉ ho cò gáy và bám lấy cái nghề vắt kiệt sức này để mưu sinh, và cũng khổ quá nên mới cố gắng lo cho con ăn học để mong tương lai của sắp nhỏ sẽ khá hơn”, ông Phạm Văn Thanh, cha của Quỳnh Nghi, trải lòng…
Thế đấy, dẫu sự khó cứ bám lấy người dân như sình lầy chẳng bao giờ chịu buông tha đôi bàn chân những diêm dân nơi ấp đảo Thiềng Liềng, thế nhưng các em vẫn kiên trì bám lấy sự học, như chị em Nghi, như cô bé Kim Thanh và những thế hệ học sinh nghèo nơi đây. Niềm quyết tâm đó khó lòng mà lay được, như 10 đầu ngón chân các em luôn bấu chặt xuống đất để không phải trượt ngã vì sình lầy mỗi lần mùa mưa đi học. (còn tiếp)
Nữ Vương – Phạm Hữu
Bức xúc học phí, phụ huynh trường AIS Saigon gửi đơn cầu cứu Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ
Ngày 21/4, 7 phụ huynh đại diện cho hơn 300 phụ huynh có con đang học ở Trường Quốc tế Úc (AIS Saigon) đã gửi đơn đến Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ để cầu cứu về việc hoàn trả học phí trong thời gian học sinh nghỉ học do dịch bệnh COVID-19.
Trường Quốc tế Úc (AIS Saigon) ở TPHCM
Ngoài kêu cứu đến Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, đơn còn gửi đến Chủ tịch UBND TPHCM, Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM và Ban lãnh đạo Trường Quốc tế Úc (AIS Saigon).
Trong đơn cầu cứu, phụ huynh AIS Saigon cho biết: "Trong gần nửa niên khóa vừa qua, tất cả phụ huynh, học sinh chúng tôi đã bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để hỗ trợ nhà trường thực hiện việc dạy và học online, tuy nhiên, phương pháp chưa được thẩm định và công nhận dẫn đến lo ngại về chất lượng, hiệu quả và các tác động tiêu cực của nó đến học sinh. Đối với một số bậc học từ cấp 2 trở lên, việc học online có thể có phần nào tác dụng. Nhưng đối với học sinh mầm non hay lớp 1, lớp 2 thì việc học online hoàn toàn vô nghĩa khi mà các bé chưa được phép hoặc không biết sử dụng thành thạo máy tính bảng hay điện thoại thông minh thì không thể tham gia vào quá trình học tập online. Từ thực tế quan sát và giúp đỡ con em mình học online, chúng tôi nhận thấy phương pháp dạy và học online mà trường AIS Saigon đang triển khai chỉ đơn giản là phương pháp giao bài và nộp bài trực tuyến..."
Theo các phụ huynh, mặc dù có rất nhiều bất cập và tính hiệu quả kém của phương pháp học online nhưng trường AIS Saigon vẫn thu đủ học phí. Cụ thể, ngày 06/4 nhà trường đã ra thông báo về việc đóng học phí năm học 2020-2021 nhưng không hề đề cập đến việc hoàn trả học phí trong thời gian học sinh học online.
Sau nhiều phản ánh của phụ huynh, ngày 17/4 trường AIS Saigon ra thông báo về các mức hoàn trả học phí theo bậc học. Theo đó, mức hoàn trả học phí cho các lớp mầm non là 20%, các lớp tiểu học là 12%, các lớp còn lại là 5% trên tổng số học phí tính theo số ngày học online kèm theo điều kiện phụ huynh phải tiếp tục cho con em theo học tại trường AIS Saigon.
Đơn cầu cứu của phụ huynh trường AIS Saigon gửi đến Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và các cơ quan chức năng
Tuy nhiên, theo các phụ huynh, mức hoàn phí này vẫn không thể chấp nhận bởi dạy trực tuyến và học trực tiếp hoàn toàn khác xa nhau, chưa kể các khoản như tiền xe đưa đón, tiền ăn không sử dụng nhưng vẫn không được trả lại, phụ huynh muốn được hoàn phí phải tiếp tục học ở trường...
Ngoài ra, các phụ huynh còn cho biết họ đã nhiều lần gửi mail, liên hệ trường yêu cầu có cuộc họp để làm việc song không được nhà trường đáp ứng.
Trước những bức xúc trên, các phụ huynh đã phải gửi đơn cầu cứu đến Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, Chủ tịch UBND TPHCM, Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM và Ban lãnh đạo Trường Quốc tế Úc để yêu cầu hoàn trả học phí trong thời gian học sinh nghỉ học do dịch bệnh COVID-19 diễn ra trong năm học 2019-2020
Theo các phụ huynh, họ yêu cầu trường AIS Saigon phải hoàn trả học phí cho khoảng thời gian trường tạm nghỉ do dịch bệnh theo qui định như sau:
- Đối với các lớp mầm non và Y1, Y2, Y3, Y4: tỷ lệ hoàn trả học phí là 70% tổng số học phí tính theo số ngày học online.
- Đối với các lớp từ Y5 đến Y13: tỷ lệ hoàn trả học phí là 50% tổng số học phí tính theo số ngày học online.
- Hoàn trả 100% các khoản thu ngoài học phí như: xe đưa đón, các lớp học ngoại khóa.
Ngoài ra, phụ huynh còn yêu cầu trường AIS Saigon giảm học phí năm học 2020-2021 20% học phí cho các bậc học trong trường hợp dịch bệnh COVID-19 được khống chế và trường khai giảng theo đúng lịch trình...
Trước đó, liên quan đến vấn đề học phí online mùa dịch, phụ huynh Trường Quốc tế Dân lập Việt Úc cũng đã gửi đơn kiến nghị đến Chủ tịch UBND TPHCM, Sở GD&ĐT TPHCM. Đến hiện tại Trường Quốc tế Dân lập Việt Úc đã hủy các thông báo thu học phí trước đó và xin phụ huynh thêm thời gian để đưa ra hướng giải quyết hợp lý.
Liên quan đến sự việc này, ngày 15/4, PV Tiền Phong đã gọi điện thoại cho ông Roderich Crouch, Tổng Hiệu trưởng AIS Saigon và được ông yêu cầu gửi mail đến trường để trả lời câu hỏi. Tuy nhiên, gần 1 tuần trôi qua, PV vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ phía nhà trường.
NGUYỄN DŨNG
Trường ĐH đầu tiên ở TPHCM chốt thời gian cho sinh viên quay lại học Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TPHCM) vừa thông báo thời gian trở lại học tập trung sau một thời gian dài cho sinh viên nghỉ tránh dịch bệnh Covid-19 và điều chỉnh kế hoạch học kỳ 2. Theo thông báo của Ban giám hiệu trường vào chiều ngày 22/4, sinh viên chính quy dự kiến quay trở lại học...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Pakistan cảnh báo nguy cơ chiến tranh với Ấn Độ
Thế giới
10:34:43 30/04/2025
Mách bạn ý tưởng trang trí góc ban công thư giãn tại nhà đón hè mát rười rượi
Sáng tạo
10:26:12 30/04/2025
Bí ẩn loài cây biết 'đi bộ' duy nhất trên thế giới, bộ rễ như 'mọc chân'
Lạ vui
10:24:31 30/04/2025
Đoàn Văn Hậu ngồi không cũng bị toxic khắp cõi mạng, cách Doãn Hải My đáp trả mới gây chú ý
Sao thể thao
10:17:46 30/04/2025
Thắp hương mùng 1, không đặt 3 loại hoa, 4 loại quả này trên bàn thờ
Trắc nghiệm
09:32:08 30/04/2025
Hình ảnh đẹp của Hồng Diễm, Tiểu Vy và dàn sao Việt mừng đại lễ 30/4
Sao việt
09:30:33 30/04/2025
Tựa game MMO sinh tồn được kỳ vọng nhất năm báo tin vui cho người chơi, game thủ háo hức chờ đón
Mọt game
09:24:20 30/04/2025
Chiêu trò trục lợi qua công ty "ma"
Pháp luật
09:23:45 30/04/2025
Nhan sắc rực rỡ của Á quân The Voice hát đúng 1 câu mà triệu người tấm tắc dịp Đại lễ 30/4
Nhạc việt
09:20:57 30/04/2025
Người sành điệu sẽ phối trang phục họa tiết như thế này để đẹp xuất sắc
Thời trang
09:19:58 30/04/2025