Giáo sư gốc Việt: ‘Trong tôi 100% nước mắm’
Mang trong mình dòng máu Việt, Anh, Pháp và Tây Ban Nha, nhưng nữ giáo sư Kiều Linh Caroline bảo bên trong cô có 100% nước mắm.
Với những người lần đầu gặp mặt, chưa nghe giáo sư Caroline Kiều Linh nói chuyện, khó ai đoán ra những nét gốc Việt của cô.
Trong nhà tôi có nước mắm và mắm tôm
Với giáo sư Caroline, tinh thần Việt của cô đọng trong hai từ “nước mắm”. Mùi vị của nước mắm chính là mùi gợi nhớ đến quê hương, đến ông bà nội, đến 5 năm đầu đời đầy kỷ niệm ở Việt Nam.
Caroline mang trong mình dòng máu Việt, Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Năm 1975, khi chiến tranh kết thúc, Caroline khi đó mới 5 tuổi. Cả gia đình sau đó chuyển sang Mỹ sinh sống.
Ở nơi được mệnh danh là đất nước của người di cư, nhiều người nói rằng mọi người có thể đến từ nhiều nước khác nhau, mang màu da khác nhau nhưng bình đẳng. Với Caroline, mọi chuyện không đơn giản như vậy.
Với giáo sư Kiều Linh Caroline, nói tiếng Việt là một cách để kết nối với quê hương. Ảnh: Hải An.
Nỗi sợ kỳ thị ám ảnh cuộc sống từ khi còn là đứa trẻ đến lúc trưởng thành. “Ở nhà, bố mẹ bắt tôi nói tiếng Anh. Vậy là sau hàng chục năm, tôi quên cả tiếng Việt lẫn phong tục của mình”.
Nhưng dẫu có bỏ tiếng nói, quên phong tục thì sự kỳ thị vẫn còn ở đó. “Nếu mình nói mình là người Mỹ thì người Mỹ cũng không bằng lòng với điều đó. Vậy mình là người gì nếu không phải là người Mỹ?”, giáo sư Caroline nhớ lại.
Rất nhiều câu hỏi ám ảnh khi giáo sư Caroline còn là cô sinh viên đại học. “Nếu là người Việt thì điều gì khiến mình nhận ra nguồn gốc của mình”, Caroline tự hỏi. Và cô sinh viên ấy bắt đầu kết nối với quê hương của mình bằng cách học tiếng Việt.
Video đang HOT
“Có người hỏi tôi bạn là người Việt ở Mỹ hả, hay 70% Pháp, 30% Việt. Tôi trả lời: Không, tôi 100% Mỹ nhưng trong tôi 100% nước mắm”, giáo sư Caroline cười.
Nhớ món ăn Việt Nam
Hơn 40 năm sau khi rời Việt Nam, trả lời câu hỏi về điều gì khiến chị nhớ quê hương của mình, giáo sư Caroline chia sẻ: “Ngày còn là một đứa trẻ, tôi chỉ thích đồ ăn ông bà nội nấu cho. Phở, bún bò Huế, bánh cuốn, xôi, đặc biệt là trái cây. Hồi đó, trái cây Việt Nam chưa được xuất khẩu sang Mỹ. Tôi nhớ vô cùng”.
Nỗi nhớ và nỗi ám ảnh về nguồn gốc dẫn Caroline đến với hành trình khám phá, nghiên cứu đời sống của người Việt tại Mỹ và Việt Nam. Càng tìm hiểu, càng đọc, chị bảo càng thấy sự hiểu biết của mình là không đủ.
“Tôi tự nhủ, mình cần biết nhiều hơn về Việt Nam. Hơn nửa triệu người Việt đến Mỹ nhưng sách vở về họ rất ít. Muốn tìm hiểu về phong tục thì đi đâu. Câu trả lời là về Việt Nam”, giáo sư Caroline nói.
Trở về Việt Nam, Caroline nghiên cứu về lịch sử, về mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước. Đặc biệt, cô bảo mình tập trung vào mối quan hệ của Việt kiều với đất nước. Đó là đề tài nữ giáo sư chia sẻ đã theo đuổi suốt cả cuộc đời. “Trái ngọt” của hành trình trở về cội nguồn ấy là cuốn sách “Transnationalizing Vietnam” – viết về cộng đồng người Việt tại Mỹ.
Caroline bảo cô trở về Việt Nam với mong muốn nối lại sợi dây tưởng đã đứt với nguồn cội của mình. “Nghĩ về gia đình, về người Việt, về Việt Nam, tôi cảm nhận được sự kết nối”, giáo sư gốc Việt bày tỏ.
Giảng dạy về văn hóa Việt Nam
Giáo sư, tiến sĩ Kiều Linh Caroline Valverde hiện giảng dạy tại Đại học UC Davis về văn hoá Việt Nam và Châu Á. Cô tham gia tích cực vào các hoạt động quảng bá văn hoá Việt Nam và đang có kế hoạch thành lập Trung tâm nghiên cứu Việt Nam tại Đại học UC Davis.
(Theo Zing News)
EURO 2016: Thưởng thức phở Việt giữa lòng Paris
Địa điểm trú ngụ của chúng tôi trong những ngày tác nghiệp EURO 2016 nằm ở quận 13, nơi có những góc phố mang đậm nét văn hóa và ẩm thực Việt.
Dạo quanh khu phố Rue de Tolbiac, có khoảng 5-7 tiệm ăn đề chữ Việt Nam cạnh tiếng Pháp. Tuy nhiên, tìm được quán đúng hương vị phở Việt không phải là điều dễ dàng, bởi không ít người gốc Hoa cũng bán phở, món ăn vốn được các thực khách Pháp và khách du lịch hỏi rất nhiều.
Sau một hồi sàng lọc, chúng tôi tìm đến quán Phở 126 với khá nhiều món ăn Việt hấp dẫn cùng bảng giá mềm hơn các tiệm ăn khác. Lúc đó đã là 18h30 nhưng quán vẫn vắng hoe. Thì ra, người Pháp có thói quen ăn tối khá muộn nên nhiều quán chỉ mở sau 19h.
Các quán ăn Việt ở nước ngoài cũng là sợi dây kết nối văn hóa và ẩm thực Việt với bạn bè quốc tế.
Chủ quán là một thanh niên da trắng với khuôn mặt thư sinh, ăn nói nhẹ nhàng, cử chỉ chu đáo. Hỏi ra mới biết anh tên Nhàn, tiệm ăn của anh đã mở ở đây được khoảng 5-6 năm.
Trong số các món ăn Việt Nam, phở, gỏi cuốn vẫn là 2 món được các vị khách ngoại quốc yêu thích nhất. Và chúng tôi cũng quyết định thử hai món này để nhớ về hương vị quê hương trên đất khách.
Tô phở nóng hổi mà chủ tiệm bê ra khá hấp dẫn, bởi nhìn màu nước dùng là biết chủ nhà đã ninh nhiều xương và rất kỹ mới có được nồi nước phở màu vàng nhẹ, trong, hơi sánh mỡ và vị rất đậm đà.
Chủ quán đã bán phở từ 5-6 năm nay và được nhiều thực khách quốc tế khen ngợi.
Cách trình bày bát phở của chủ quán lại vừa giống phở Hà Nội, vừa giống phở Nam Định, cũng có rau mùi, hành lá, hành tây và thêm một chút rau húng thơm, giống húng bạc hà ở Việt Nam. Ngoài ra chủ nhà còn kèm 1 bát phở một đĩa giá sống, một chút rau mùi, rau húng, rau mùi tàu, một phần tư quả chanh.
Bát phở này (giá 7 euro, khoảng 180.000 đồng) to gấp đôi bát phở ở Hà Nội nên người bình thường chỉ cần ăn một bát đã no. So với bát phở chúng tôi từng ăn khi tác nghiệp tại Olympic 2012 trong quán Pho Street, thuộc khu ẩm thực, nằm trong Westfield, London thì phở Việt tại Pháp có vẻ gần với phở bản xứ hơn về mùi vị và hình thức.
Ở Anh, các đầu bếp Tây cũng bày kèm bát phở một đĩa giá và cho thêm rau húng chó (loại rau thơm chuyên dùng ăn cùng với thịt chó, thịt vịt, ngan), hơi xa lạ với phở truyền thống của Việt Nam (nếu dùng thêm rau húng sẽ là húng thơm hay còn gọi là húng quế).
Ở Singapore, trong dịp tác nghiệp tại SEA Games vừa qua, chúng tôi cũng ghé qua hệ thống quán Nam Nam, ăn phở Việt và ở đây phở Việt đã được biến tấu khi cho thêm... rau răm vào. Đây là loại rau gia vị chủ yếu được người Việt dùng để ăn với trứng vịt lộn hoặc khi nấu bún thang, miến lươn... và hiếm khi dùng với phở.
Còn ở Đồng Xuân Center, do bà con người Việt chung tay gây dựng tại Berlin, Đức và giờ đã trở thành trung tâm thương mại bán những mặt hàng bình dân khá lớn gồm toàn người Việt, thì phở cũng mang hương vị khác. Chúng tôi ăn phở trong một quán do người gốc Nam Định mở, nhưng hương vị và cách trình bày thua xa bát phở đúng chất thành Nam.
Thưởng thức phở Việt bên thềm EURO 2016 là trải nghiệm thú vị.
Thế nhưng trong bối cảnh EURO đang nóng hầm hập tại các sân vận động và sau nhiều ngày thưởng thức đồ ăn Tây, được ăn một bát phở Việt nóng hổi, dậy mùi thơm của quế, hoa hồi, thảo quả, hành mùi... thì còn gì bằng.
Chúng tôi cũng nghe nỗi niềm của bà con Việt kiều tại Pháp ở xa quê. Họ cập nhật tin tức thời sự mỗi ngày và thường hỏi chuyện rau, thịt ở nhà ăn như thế có nguy hiểm không? Chúng tôi chỉ biết cười, "thì chúng tôi vẫn khỏe mạnh sang Pháp xem EURO đấy thôi."
Sau một bát phở ngon, nhận ra đồng hương, chủ quán vui mừng pha thêm một ấm trà và đĩa nho khô đãi khách. Khi trà được rót ra, mùi hương nhài thoang thoảng, làm chúng tôi nhớ da diết quê mẹ, với những bông nhài nhẹ nhàng, trắng muốt, thơm tinh khiết.
Một bát phở thuần Việt, một chén trà ướp hoa nhài giữa lòng Paris cũng là điểm nhấn thú vị trong những ngày EURO 2016 nóng hổi.16.
Theo Zing
Vẻ đẹp giữa "mớ hỗn độn" của Hà Nội Giữa mớ hỗn độn có tổ chức của Hà Nội, những chiếc xe máy nhỏ chở theo bàn ghế, cây cối thậm chí là cả những bình ga cồng kềnh cố gắng len lỏi qua những con ngõ hẹp. Nhiếp ảnh gia Mate Valtr đã du lịch tới thủ đô của Việt Nam vào tháng 2/2016 để khám phá và tìm hiểu về...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người đàn ông lạ mặt xông vào hành hung nữ chủ tiệm cắt tóc ở Nghệ An

Phát hiện thi thể đang phân hủy dưới ghềnh đá ở bán đảo Sơn Trà

Vừa gặt lúa vừa xem điện thoại, người đàn ông bị sét đánh tử vong

Xử phạt tài xế xe tải lấn làn, vượt ẩu trên đèo quốc lộ 1D

Tạm đình chỉ giáo viên có hành vi bạo hành trẻ mầm non

Công ty may chi 5,2 tỷ đồng mời công nhân dự tiệc ở nhà hàng hạng sang

3 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn

Sự cố khiến metro Nhổn - Cầu Giấy bất ngờ dừng đột ngột

Toàn cảnh vụ lùm xùm quảng cáo sữa Milo

Dừng xe tải nhiều nghi vấn, cảnh sát phát hiện 1.200 lọ kem dưỡng da không nguồn gốc

Vụ CSGT bám víu chới với sau yên xe máy: Lời trần tình khó chấp nhận của tài xế

Đề nghị xử phạt và tiêu hủy hai lô mỹ phẩm có ca sĩ Đoàn Di Băng quảng cáo
Có thể bạn quan tâm

Clip hot: Đại mỹ nhân bỏ chạy khỏi thảm đỏ Cannes 2025 khiến hàng trăm phóng viên ngỡ ngàng
Hậu trường phim
23:36:29 23/05/2025
Cặp đôi ngôn tình đang hot điên đảo: Chemistry tung toé màn hình, nhà gái đẹp nhất Trung Quốc hiện tại
Phim châu á
23:32:09 23/05/2025
'Zootopia 2' tung teaser đầu tiên, hé lộ nhân vật và nhiều vùng đất mới, cùng sự trở lại của cáo Nick và thỏ Judy sau 9 năm vắng bóng
Phim âu mỹ
23:17:28 23/05/2025
Đề xuất tăng mức phạt nghệ sĩ, người nổi tiếng khi quảng cáo sai sự thật
Sao việt
22:58:06 23/05/2025
Liệu cái kết của "Cha tôi, người ở lại" sẽ giống phiên bản Trung Quốc?
Phim việt
22:48:29 23/05/2025
Mỹ sắp mở web bán 'thẻ vàng' nhập cư vào tuần tới
Thế giới
22:48:28 23/05/2025
Lĩnh án vì chém hàng xóm té xuống ao nước rồi bỏ mặc dẫn đến tử vong
Pháp luật
22:41:29 23/05/2025
Miley Cyrus có nguy cơ bị hỏng giọng hát
Nhạc quốc tế
22:39:41 23/05/2025
Phương Thanh nói về chuyện 'hết thời', tiết lộ về con gái 20 tuổi
Tv show
22:36:24 23/05/2025
Ana de Armas lên tiếng giữa lúc vướng tin hẹn hò Tom Cruise
Sao âu mỹ
22:33:48 23/05/2025