Giao thông còn nhiều bất cập
Dù mạng lưới giao thông Việt Nam phát triển mạnh thời gian qua nhưng còn nhiều hạn chế nên đang đối diện với tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông
Sáng 28-9, Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội cùng Văn phòng Quốc hội phối hợp Quỹ Hanns Seidel Foundation tổ chức diễn đàn “Giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp”. Tại diễn đàn, các đại biểu đã nhìn nhận lại thành tựu và thực trạng đáng quan ngại của giao thông Việt Nam.
Khó kiểm soát xe cá nhân
Theo ông Nguyễn Chí Kiên, đại diện Ngân hàng Thế giới, đánh giá việc mở rộng đường bộ với sự hình thành các tuyến đường cao tốc đã cải thiện đáng kể khả năng kết nối giao thông và tạo điều kiện cho giao lưu thương mại, tạo sự tăng trưởng ấn tượng cho kinh tế Việt Nam. Cụ thể, trong 15 năm qua, sự phát triển của ngành giao thông vận tải (trong đó giao thông đường bộ hiện chiếm tỉ trọng 78%) đã đóng góp 245,2 tỉ USD vào GDP (thống kê năm 2018), gấp 5,44 lần so với năm 2004.
Tuy nhiên, giao thông Việt Nam đang đối mặt nhiều khó khăn, thử thách do còn nhiều hạn chế. Mật độ đường bộ rất thấp khi quốc lộ chỉ đạt 0,075 km/km, cao tốc chỉ đạt 0,0028 km/km, từ đó dẫn đến tắc nghẽn giao thông trên các tuyến vành đai, cửa ngõ. Bên cạnh đó, thiếu ngân sách bảo trì thường xuyên, chỉ đáp ứng được 50% cho quốc lộ và 40% cho tỉnh lộ khiến chất lượng công trình giao thông xuống cấp nhanh chóng.
Phương tiện cá nhân phát triển nhanh, khó kiểm soát, đặc biệt là xe máy cũng ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng giao thông. Chỉ riêng năm 2019, số lượng xe máy bán ra đã lên đến 3,3 triệu chiếc. Trong khi đó, doanh số bán ra ôtô cũng lên đến 322.322 chiếc, tăng 11,7% so với năm 2018. Điều này khiến việc kiểm soát các vi phạm giao thông, tắc nghẽn đường bộ ngày càng khó khăn.
PGS-TS Phạm Thị Anh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Môi trường và Giao thông (Trường ĐH Giao thông Vận tải TP HCM), còn chỉ ra hoạt động giao thông tạo ra phát thải cho hầu hết các chất ô nhiễm không khí. Ở TP HCM, giao thông chiếm 99% phát thải khí CO/CO2, NOX 93%, SO2 78%. Tương tự, Hà Nội lọt vào danh sách 10 TP ô nhiễm không khí trên thế giới.
Video đang HOT
Ùn tắc giao thông – vấn đề nan giải của giao thông Việt Nam. Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Ứng dụng công nghệ trong quản lý giao thông
PGS-TS Nguyễn Quốc Hiển, đại diện Văn phòng Quốc hội, cho rằng các trục giao thông huyết mạch là trục hành lang phát triển kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng. Các trục giao thông này quy hoạch tốt sẽ giúp khai phá những vùng đất mới, biến các vùng đất hoang thành khu công nghiệp, đô thị…
Việc quy hoạch cần tôn trọng theo trục kết nối theo nguyên tắc: suối đổ ra sông, sông đổ ra biển và phải xem trọng tính “an toàn”. “Một trong những điểm yếu của giao thông Việt Nam là việc kết nối các tuyến đường khác cấp với nhau như quốc lộ và tỉnh lộ, thậm chí liên xã. Điều này gây mất an toàn giao thông, tốc độ di chuyển sẽ bị chậm lại khi gặp các nút giao này” – ông Hiển nhận xét.
TS Phan Lê Bình (Trường ĐH Việt Nhật – thành viên ĐHQG Hà Nội) cho rằng Việt Nam cũng cần ứng dụng hệ thống giao thông thông minh (ITS) để tạo ra sự thay đổi mang tính cách mạng trong hệ thống đường bộ. ITS đã được áp dụng ở Nhật Bản, Mỹ, châu Âu… nhằm thanh toán phí cầu đường, xăng dầu, đỗ xe. Việt Nam cũng đang áp dụng việc thu phí không dừng (ETC, một phần của ITS) nhưng phải có tính thống nhất, thông suốt và tuyệt đối không áp dụng nhiều loại công nghệ trên các đoạn đường khác nhau.
Tương tự, chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Thành cho rằng để bảo đảm an toàn đường bộ cần ứng dụng chương trình đánh giá đường bộ quốc tế (iRAP), dữ liệu an toàn đường bộ, đài quan sát an toàn đường bộ quốc gia (NRSO), sử dụng bê-tông tính năng siêu cao trong xây dựng đường bộ… Để thực hiện các giải pháp đó, cần có những cam kết mạnh mẽ từ Chính phủ để hỗ trợ thể chế và tài chính.
Luật Giao thông đường bộ sẽ không quy định cấp bằng lái xe
Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) lần này không còn quy định quản lý đào tạo, sát hạch lái xe, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe.
Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 48 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chiều 15-9, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể thừa ủy quyền Chính phủ báo cáo dự án Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) sửa đổi.
Nhất trí tách thành hai
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, so với Luật GTĐB năm 2008, dự thảo Luật GTĐB lần này có sự thay đổi về phạm vi điều chỉnh. Cụ thể, luật chỉ quy định về GTĐB gồm kết cấu hạ tầng GTĐB, hệ thống báo hiệu đường bộ, tổ chức giao thông; quản lý an toàn kỹ thuật phương tiện GTĐB, vận tải đường bộ, quản lý nhà nước về GTĐB.
"Như vậy, dự luật GTĐB lần này sẽ không còn quy định, điều chỉnh về đăng ký, cấp, thu hồi biển số phương tiện GTĐB; quản lý đào tạo, sát hạch lái xe; cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về GTĐB... Thay vào đó, những việc đó sẽ do (dự án) Luật Bảo đảm trật tự an toàn GTĐB quy định" - ông Thể cho biết.
Dự thảo Luật GTĐB (sửa đổi) bổ sung các quy định về cơ chế đầu tư xây dựng, kinh doanh đường cao tốc để phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam. Bổ sung quy định kiểm soát khí thải định kỳ, đèn tín hiệu nhận diện khi tham gia giao thông đối với mô tô, xe máy...
Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội nhất trí với việc tách Luật GTĐB năm 2008 ra thành hai dự án luật (thêm Luật Bảo đảm trật tự an toàn GTĐB).
Theo Chính phủ, việc tách hai nội dung lớn là GTĐB và bảo đảm trật tự an toàn GTĐB, đồng thời xây dựng thành hai dự án luật là phù hợp với thực tiễn hiện nay. Trong đó, dự án Luật GTĐB (sửa đổi) tập trung điều chỉnh các nội dung cơ bản về kết cấu hạ tầng GTĐB, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện GTĐB, vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về GTĐB.
Tuy nhiên, Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội nhận thấy một số quy định trong dự thảo Luật GTĐB trùng lặp với quy định của dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn GTĐB... Do đó, đề nghị cần tiếp tục rà soát để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) lần này không còn quy định quản lý đào tạo, sát hạch lái xe. Ảnh: HOÀNG GIANG
Cần tăng diện tích đất cho giao thông
Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng một số ý kiến đề nghị bổ sung phạm vi điều chỉnh như sau: "Luật này quy định về kết cấu hạ tầng GTĐB; an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện GTĐB; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về GTĐB".
Về tỉ lệ quỹ đất dành cho GTĐB trong đô thị, Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng nguyên nhân ùn tắc giao thông gia tăng ở các đô thị, nhất là Hà Nội và TP.HCM, hiện nay có phần do tỉ lệ đất dành cho giao thông đô thị quá thấp so với số lượng xe. Đặc biệt, các đô thị xây dựng mới sau năm 2008 chưa tuân thủ quy định của Luật GTĐB năm 2008.
Cạnh đó, sự tăng mạnh về số lượng phương tiện tham gia giao thông và nhu cầu đi lại của người dân, nhất là tại khu đô thị lớn, mật độ dân số quá cao ở khu vực trung tâm... dẫn đến ùn tắc giao thông. Vì vậy, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị quy định tỉ lệ quỹ đất giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị như Luật GTĐB hiện hành (từ 16% đến 26%).
Về đề xuất sử dụng tạm thời gầm cầu cạn để trông, giữ xe, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị cân nhắc quy định này nhằm bảo đảm an toàn cho cầu vượt, cầu cạn, phù hợp với chính sách hạn chế phương tiện cá nhân tại các TP.
Bổ nhiệm ông Vũ Minh Tuấn giữ chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Chiều ngày 22/9, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức lễ trao Nghị quyết bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho ông Vũ Minh Tuấn, Tổng Giám đốc Truyền hình Quốc hội Việt Nam. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị bổ nhiệm ông Vũ Minh Tuấn giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Dừng đèn đỏ, bé trai 10 tuổi bị nhánh cây khô rơi trúng đầu, vỡ hộp sọ

Vụ bà trùm Q7 PR dầu gội 'dỏm': Cục Quản lý Dược chưa kịp 'trở tay' ở kênh này?

Thương tâm con gái đi cùng bố bị xe đầu kéo cán tử vong trên quốc lộ 5

Hai cha con tử vong bất thường trong căn nhà khóa trái ở Lâm Đồng

Hồ sơ công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối dầu gội đầu bị thu hồi

Lòng Se Điếu 'hót hòn họt' gặp biến, loạt cơ sở bị điều tra, tạm ngừng đón khách

Đi chợ từ 4h sáng khắp Hà Nội, TPHCM vẫn... không mua được bộ lòng xe điếu

Sét đánh khiến 2 mẹ con tử vong khi đang núp mưa

Nam điều dưỡng Bệnh viện đa khoa Nam Định đang phải điều trị chấn thương đầu, mặt

Xử phạt người đánh nhân viên y tế ở Phú Thọ, đã công khai xin lỗi

5 trụ bê tông bất ngờ "mọc lù lù" trước khu chung cư ở Hà Nội

Một học sinh lớp 8 bị đánh phải nhập viện
Có thể bạn quan tâm

Nga Sumo: Nhỏ con nhưng dạ dày không đáy, ăn 15kg lòng se điếu, sức khỏe ra sao?
Netizen
17:41:40 08/05/2025
Lưu Diệc Phi bị đồng nghiệp phanh trên sóng livestream fan đồng loạt quay xe
Sao châu á
17:38:39 08/05/2025
Châu Âu khát khoáng sản, Romania nắm 'tấm vé vàng' nhờ kho báu bị lãng quên
Thế giới
17:30:58 08/05/2025
Cha đẻ bản hit 3 tỷ view nổi đình đám ở "concert quốc gia" nói gì về lời bài hát khó hiểu, gây tranh luận?
Nhạc việt
17:05:52 08/05/2025
Nữ ca sĩ Việt bị giám đốc người Nhật đuổi ra khỏi nhà hát, nói thẳng: "Ông sẽ hối hận"
Sao việt
16:57:17 08/05/2025
Hoài Thủy Trúc Đình lộ cái kết 'đại bi kịch', nữ chính từ 'bà cô' thành mỹ nhân
Phim châu á
16:49:51 08/05/2025
Bí quyết luộc lòng se điếu trắng giòn, không hôi
Ẩm thực
16:35:59 08/05/2025
Lương Thu Trang và bạn diễn hơn 11 tuổi trong 'Cha tôi người ở lại' bị phản ứng
Hậu trường phim
15:12:12 08/05/2025
OpenAI hỗ trợ các nước phát triển hạ tầng AI
Thế giới số
15:10:28 08/05/2025
Những hình ảnh công khai chấn động của cặp đôi "hot" nhất Hollywood
Sao âu mỹ
14:46:07 08/05/2025