Giáo viên chưa được tiếp cận sách giáo khoa mới

Theo dõi VGT trên

Sau hơn một tháng Bộ GD&ĐT thông qua 5 bộ sách giáo khoa mới, hiện nhiều trường tiểu học vẫn chưa tiếp cận bản mẫu. Trong khi đó, Bộ GD&ĐT quy định, hết tháng 3/2020, các trường phải chốt việc lựa chọn bộ sách học.

Giáo viên chưa được tiếp cận sách giáo khoa mới - Hình 1

Bộ sách giáo khoa mới.

Chia sẻ với Tiền Phong, cô Nguyễn Thị Thanh Huyền giáo viên có nhiều năm dạy lớp 1, Trường tiểu học Chu Văn An, quận Tây Hồ (Hà Nội) cho biết, đến thời điểm này, việc chuẩn bị đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đối với giáo viên lớp 1 dừng lại ở việc tập huấn chương trình khung, chưa được tiếp cận bất kỳ bản mẫu sách giáo khoa nào.

Theo cô Huyền, sách giáo khoa phải được phát tận tay từ hè năm trước để giáo viên có thời gian nghiên cứu từng bộ, sau đó mới có đánh giá, so sánh. Có tới 32 đầu sách mà không nghiên cứu, đánh giá một cách nghiêm túc thì việc lựa chọn bộ sách phù hợp cũng rất khó.

Cô Trần Thị Thu Hồng, giáo viên một trường tiểu học khác ở Hà Nội cho hay, ngoài việc giáo viên được giao quyền lựa chọn sách giáo khoa thì trách nhiệm chính vẫn là nghiên cứu sự đổi mới, quan điểm cốt lõi, phương pháp tổ chức bài học của từng bộ sách. “Thậm chí, trước khi lựa chọn, các bộ sách cần được dạy thực nghiệm, có hội đồng đánh giá mới khách quan”, cô Hồng nói. Cũng theo cô Hồng, thời điểm này, giáo viên lớp 1 của trường vẫn chưa ai được tiếp cận các bản mẫu sách giáo khoa.

Bà Phạm Thị Yến, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thành công B, quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết, nhà trường vẫn đang chờ Thông tư hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa vì Bộ GD&ĐT vẫn mới chỉ có bản dự thảo lấy ý kiến rộng rãi về việc này. “Tuy nhiên, thời điểm này, các nhà trường cũng chưa tiếp cận Bộ SGK nào để giao cho giáo viên nghiên cứu. Vì thế, nếu trong thời gian ngắn mà yêu cầu giáo viên nghiên cứu, đánh giá và đưa ra lựa chọn sẽ rất vội vàng”, bà Yến nói.

Video đang HOT

Giáo viên chưa được tiếp cận sách giáo khoa mới - Hình 2

Liên quan đến việc tiếp cận sách giáo khoa mới, báo Nhân dân đưa tin, ngày 28/12/2019, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức hội nghị trực tuyến giới thiệu bộ sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông, đại diện Phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm cho biết, với 32 cuốn sách giáo khoa lớp 1 được Bộ GD&ĐT phê duyệt cho thấy có một sự đa dạng hóa trong việc cung cấp sách, giúp giáo viên có cơ sở dữ liệu lớn phục vụ cho việc hướng dẫn dạy và học triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018. Các cuốn sách có sự kết nối dọc giữa các chương trình của các lớp học và kết nối ngang giữa các môn học trong cùng một khối lớp 1. Tuy nhiên, hiện nay, giáo viên chưa được tiếp cận đầy đủ 32 đầu sách do Bộ GD&ĐT phê duyệt. Vì vậy, mong muốn dự thảo Thông tư hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông sớm được Bộ GD&ĐT ban hành.

Đồng thời, có các bộ sách cho từng đơn vị trường triển khai sớm để giáo viên tiếp cận nội dung sách giáo khoa một cách tốt nhất để có hướng đầu tư về trang thiết bị, cơ sở vật chất tốt nhất phục vụ cho chương trình giáo dục phổ thông 2018 đạt hiệu quả.

THANH HÒA (tổng hợp)

Theo baodansinh

Thay đổi đối tượng lựa chọn SGK: Lo xáo trộn, lãng phí

Nhà trường, giáo viên được quyền lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong năm đầu tiên triển khai Chương trình Giáo dục Phổ thông mới. Bắt đầu từ năm thứ 2 trở đi, việc lựa chọn SGK thuộc UBND tỉnh khi Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực.

Theo các nhà quản lý giáo dục, điều này sẽ gây xáo trộn cho giáo viên, học sinh và lãng phí sách.

Thay đổi đối tượng lựa chọn SGK: Lo xáo trộn, lãng phí - Hình 1

Giáo viên, chuyên gia cho rằng việc lựa chọn SGK nên giao cho giáo viên. Ảnh: Ngọc Châu

Giáo viên sốt ruột chờ bản mẫu SGK

Cô Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên Trường tiểu học Chu Văn An (Hà Nội) có 15 năm dạy lớp 1 cho rằng, giáo viên mới là người hiểu SGK thế nào, phù hợp với học sinh hay không, học sinh thích cách trình bày nào. Nếu được lựa chọn, cô sẽ nghiên cứu 5 bộ sách và đưa ra nhận xét từng bộ để ban giám hiệu lựa chọn. Mọi băn khoăn, khúc mắc giáo viên sẽ trực tiếp trao đổi với tác giả trong quá trình tập huấn.

Tuy nhiên, cô Huyền cũng bày tỏ sự lo lắng khi đến thời điểm này, giáo viên dạy lớp 1 chưa được tiếp cận bản mẫu. Trong năm tới việc chọn SGK lại giao cho UBND tỉnh/TP, có thể sẽ nảy sinh nhiều bất cập cho giáo viên vì sẽ phải tập huấn lại từ đầu.

Hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho rằng, Bộ GD&ĐT nên có hướng dẫn sớm để các trường chủ động trong lựa chọn SGK và việc năm nay trường chọn, năm sau tỉnh chọn SGK sẽ gây ra bất cập, lãng phí. "Học sinh năm sau không học được sách của học sinh năm trước.

Bộ GD&ĐT cho rằng, kể cả UBND tỉnh chọn và hướng dẫn sẽ có sự kế thừa, tôn trọng ý kiến các trường. Nhưng tôn trọng làm sao khi địa phương rộng, mỗi trường chọn một kiểu để dạy?", vị này đặt câu hỏi. Vì thế, bà mong nên có sự thống nhất ngay từ chủ trương, không nên đẩy thế khó cho nhà trường, giáo viên và học sinh.

Có thể xảy ra tiêu cực

Bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ quan điểm, trong cùng một địa phương không nhất thiết chỉ chọn 1 bộ sách, căn cứ tình hình thực tế, có thể chọn 2-3 bộ phù hợp. Đồng thời, việc lựa chọn SGK nên có sự thống nhất ngay từ đầu, nếu giao cho các trường thì tính tự chủ của các trường sẽ lớn hơn còn giao UBND tỉnh/TP thì phải lấy ý kiến rộng rãi từ cơ sở.

"Trong Luật Giáo dục sửa đổi quy định "UBND các tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK chứ không phải quyết định lựa chọn". Do đó, sau một năm thực hiện, UBND có thể làm văn bản giao quyền, hướng dẫn các trường tự lựa chọn bộ sách phù hợp. Thực hiện như thế sẽ phù hợp hơn, không nên để xảy ra chuyện năm nay quyết một đằng năm sau chọn nẻo khác", GS Nguyễn Minh Thuyết

TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó vụ trưởng Vụ ĐH (Bộ GD&ĐT) cũng cho rằng, nếu năm nay việc lựa chọn SGK thực hiện theo Nghị quyết 88 của Quốc hội, sang năm lại thực hiện theo Luật Giáo dục sửa đổi không cẩn thận sẽ gây xáo trộn trong các trường học. Theo ông Khuyến, một chương trình chỉ có 5 bộ sách vẫn là hơi ít để lựa chọn. Sắp tới, Bộ GD&ĐT nên tập trung hướng dẫn tiêu chí lựa chọn các bộ sách như thế nào.

GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục Phổ thông mới cho rằng, để nảy sinh những băn khoăn như hiện nay về lựa chọn SGK có phần trách nhiệm của Quốc hội. "Nghị quyết 88 ra đời năm 2014, lúc đó có thể Quốc hội khoá 13 đã bàn và dự kiến giao cho nhà trường, giáo viên lựa chọn. Khi đó, các đại biểu bàn, thống nhất việc giao cho các nhà trường sẽ khách quan hơn, hạn chế được tiêu cực.

Tuy nhiên, đến Quốc hội khoá này bàn thảo lại vấn đề chọn SGK và đi đến ý kiến khác là giao cho UBND tỉnh trái với Quốc hội khoá trước. Đây là điều đáng tiếc", ông Thuyết nhìn nhận.

GS Thuyết cho rằng, khi có nhiều bộ SGK, có thể nảy sinh chuyện "đi đêm", "cạnh tranh không lành mạnh" giữa các NXB. Vì vậy, cơ quan quan lý nhà nước cần cầm trịch việc này để đảm bảo yếu tố khách quan. Điều quan trọng nữa là giáo viên phải nghiên cứu kỹ SGK, không chọn cảm tính hay chịu một yếu tố tác động nào.

Theo Tiền phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Ái nữ nhà Đỗ Mỹ Linh gây sốt với khoảnh khắc nằm gọn trong lòng Chủ tịch Hà Nội FCÁi nữ nhà Đỗ Mỹ Linh gây sốt với khoảnh khắc nằm gọn trong lòng Chủ tịch Hà Nội FC
20:26:18 06/05/2025
Vụ Quang Linh - Hằng Du Mục: Viện VKSND hé lộ 1 tin cực căng, đưa lên Quốc hộiVụ Quang Linh - Hằng Du Mục: Viện VKSND hé lộ 1 tin cực căng, đưa lên Quốc hội
17:20:08 06/05/2025
Nhặt được túi xách chứa 90 triệu đồng của hành khách, phụ xe tảng lờ "không biết"Nhặt được túi xách chứa 90 triệu đồng của hành khách, phụ xe tảng lờ "không biết"
18:05:56 06/05/2025
Bố mẹ vợ Văn Hậu bị soi thái độ lạ, xa cách không chụp ảnh chung, nghi lục đục?Bố mẹ vợ Văn Hậu bị soi thái độ lạ, xa cách không chụp ảnh chung, nghi lục đục?
21:32:11 06/05/2025
MC Đại Nghĩa có biểu hiện bất thường, đồng nghiệp không dám hỏi han trước 1 ngày mẹ qua đờiMC Đại Nghĩa có biểu hiện bất thường, đồng nghiệp không dám hỏi han trước 1 ngày mẹ qua đời
18:01:36 06/05/2025
Nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Nam Định bị con trai bệnh nhân đấm liên tiếpNhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Nam Định bị con trai bệnh nhân đấm liên tiếp
22:04:26 06/05/2025
Vụ sữa giả, thuốc giả: Bộ Y tế nói đã 'làm hết trách nhiệm'Vụ sữa giả, thuốc giả: Bộ Y tế nói đã 'làm hết trách nhiệm'
20:25:22 06/05/2025
Chu Thanh Huyền đưa mẹ chồng đi du lịch sang chảnh, thái độ của mẹ Quang Hải ra sao sau loạt drama của nàng dâu?Chu Thanh Huyền đưa mẹ chồng đi du lịch sang chảnh, thái độ của mẹ Quang Hải ra sao sau loạt drama của nàng dâu?
18:13:46 06/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vé concert của BlackPink bị chê 'quá đắt'?

Vé concert của BlackPink bị chê 'quá đắt'?

Nhạc quốc tế

23:16:56 06/05/2025
Nhiều người nhận xét giá vé concert của BlackPink đang quá cao, dẫn đến nhiều cuộc tranh luận trên mạng xã hội.
Lee Seung Gi và Kim Soo Hyun: Hai ngôi sao nhận nhiều 'gạch đá' nhất thời điểm hiện tại

Lee Seung Gi và Kim Soo Hyun: Hai ngôi sao nhận nhiều 'gạch đá' nhất thời điểm hiện tại

Sao châu á

23:14:11 06/05/2025
Khi Lee Seung Gi và Kim Soo Hyun vướng vào những vụ bê bối và nhận về nhiều sự chỉ trích của công chúng, người hâm mộ đã đặt câu hỏi về thời điểm và cách phản ứng của họ khi gặp scandal.
Bị chê nghèo vì mang dép 50K, nữ ca sĩ Việt nổi tiếng cả nước nói rõ một điều

Bị chê nghèo vì mang dép 50K, nữ ca sĩ Việt nổi tiếng cả nước nói rõ một điều

Sao việt

23:09:59 06/05/2025
Mới đây, Nam Em bị một số cư dân mạng soi thói quen đi dép nửa chân và chê cô vừa quê mùa vừa nghèo. Nam Em thẳng thắn trả lời bình luận của cư dân mạng.
Karen Nguyễn, Kay Trần, Thanh Duy đóng phim kinh dị mới

Karen Nguyễn, Kay Trần, Thanh Duy đóng phim kinh dị mới

Phim việt

23:04:09 06/05/2025
Dưới đáy hồ đánh dấu sự hợp tác của đạo diễn Trần Hữu Tấn và nhà sản xuất Hoàng Quân sau những bộ phim kinh dị thành công trước đó như Tết ở làng Địa Ngục , Kẻ ăn hồn và Cám .
Chàng trai nhút nhát chinh phục cô gái xinh đẹp trên show hẹn hò

Chàng trai nhút nhát chinh phục cô gái xinh đẹp trên show hẹn hò

Tv show

23:01:04 06/05/2025
Nam quản lý khách sạn Trung Hiếu và cô gái Hồng Nhung đều từng trải qua mối tình ngắn ngủi trước khi tham gia chương trình hẹn hò.
Justin Bieber ngày càng lún sâu vào con đường nghiện ngập

Justin Bieber ngày càng lún sâu vào con đường nghiện ngập

Sao âu mỹ

22:57:52 06/05/2025
Ngày 4.5, Justin Bieber(31 tuổi) đăng một bức ảnh đang hút cần sa trên Instagram. Bài đăng này xuất hiện trong bối cảnh có nhiều đồn đoán về sức khỏe tâm thần của anh.
Thúy Diễm gợi cảm tại sự kiện, lần đầu thử sức ở vai trò mới

Thúy Diễm gợi cảm tại sự kiện, lần đầu thử sức ở vai trò mới

Hậu trường phim

22:51:03 06/05/2025
Xuất hiện tại sự kiện ra mắt phim, Thúy Diễm khiến nhiều người xuýt xoa bởi nhan sắc rạng rỡ dù đã chạm ngưỡng U.40.
Xem phim "Sex Education", tôi đau lòng biết lý do con trai khóc nức nở trong nhà vệ sinh: Một câu thoại đã giúp tôi cứu vớt tâm lý con

Xem phim "Sex Education", tôi đau lòng biết lý do con trai khóc nức nở trong nhà vệ sinh: Một câu thoại đã giúp tôi cứu vớt tâm lý con

Góc tâm tình

22:26:04 06/05/2025
Tận mắt chứng kiến cảnh con trai ngoan hiền khóc nức nở trong nhà vệ sinh là một trải nghiệm tồi tệ đối với tôi. Vợ chồng tôi từng rất hãnh diện vì có 2 đứa con ngoan ngoãn, giỏi giang.
Triệu tập đối tượng chặn đầu xe ô tô chửi bới, đập kính chiếu hậu ở Cần Thơ

Triệu tập đối tượng chặn đầu xe ô tô chửi bới, đập kính chiếu hậu ở Cần Thơ

Pháp luật

22:13:35 06/05/2025
Chiều 6/5, cơ quan Công an đã làm việc với đối tượng chạy xe máy chặn đầu xe ô tô chửi bới, bẻ cần gạt mưa, đập kính chiếu hậu trên đường 3 Tháng 2 (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) và những người liên quan.
Bộ Ngoại giao thông tin vụ 4 người Việt tử vong ở Đài Loan

Bộ Ngoại giao thông tin vụ 4 người Việt tử vong ở Đài Loan

Tin nổi bật

21:44:29 06/05/2025
Các cơ quan chức năng sở tại phát hiện 4 công dân Việt Nam tử vong tại một căn hộ ở thành phố Đào Viên, Đài Loan.
Ngoại giao hậu trường và thực tế chiến trường: Ukraine tại các cuộc họp của IMF

Ngoại giao hậu trường và thực tế chiến trường: Ukraine tại các cuộc họp của IMF

Thế giới

21:43:35 06/05/2025
Thứ hai là các cuộc đàm phán đang diễn ra hướng tới một giải pháp hòa bình với Nga, trong đó Tổng thống Donald Trump đã tích cực đóng vai trò trung gian.