Giáo viên phải “sống chung” với Công văn 5512?
Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH chi phối chương trình Bồi dưỡng chương trình 2018, cho giáo viên trên cả nước.
Có thể nói, từ trước đến nay chưa có văn bản nào của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành, nhận nhiều ý kiến trái chiều của dư luận như Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020.
Bạn chỉ cần gõ vào Google cụm từ “ công văn 5512″ bạn có ngay 419.000 kết quả trong vòng 0.44 giây. Con số đó đã nói lên nhiều điều về “sức nóng” của công văn 5512 với xã hội.
Với nhà giáo, bài viết “Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH như cơn mưa xóa tan “nắng hạn” mẫu giáo án 5512″ đã nhận được gần 1 triệu lượt đọc, cho dù Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH chẳng phải cơn mưa rào mà chỉ là “mưa bóng mây” vì “Bộ chưa sửa đổi, thay thế Công văn 5512 theo Nghị định 30 giáo viên chưa yên tâm”.
Giáo viên phải “sống chung” với Công văn 5512? (Ảnh minh hoạ: Hoatieu.vn)
Giáo viên phải “sống chung” với Công văn 5512?
Hiện nay, không phải tất cả các địa phương đã triển khai Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH, điều này cũng nói lên một điều, Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH chưa được tất cả các địa phương trên cả nước nhiệt tình ủng hộ?
Để triển khai đầy đủ Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH, giáo viên phải thực hiện bồi dưỡng xong mô-đun 4, nên các địa phương chưa học xong mô-đun 4 đã triển khai Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH là hơi… vội vàng.
Nói cách khác, Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH chi phối chương trình Bồi dưỡng chương trình 2018, cho giáo viên trên cả nước.
Vì thế, theo người viết, sẽ không có chuyện Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản thay thế Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH, dù Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH là hình thức, giáo viên sẽ mua bán xin cho các loại Kế hoạch theo phụ lục IV để đối phó.
Nếu bỏ Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH đồng nghĩa với việc hàng triệu giáo viên đã khổ công tập huấn Bồi dưỡng chương trình 2018 sẽ… đổ xuống sông xuống biển.
Video đang HOT
Theo người viết, chắc chắn giáo viên phải sống chung với Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH, dù muốn hay không muốn!
Kể cả khi giáo viên phản ánh “Công văn 5512 trở thành vật cản đầu tiên khi thực hiện chương trình mới”, Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH là “lũ” thì bạn cũng phải… sống chung với lũ.
Vì thế, giáo viên chúng ta phải chấp nhận các phụ lục trong Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH là “tài liệu tham khảo”, thấy phù hợp với “phong cách” của mình, phù hợp thực tế ở địa phương… thì áp dụng; cái gì hay thì áp dụng; nếu không thấy cái gì áp dụng được cho mình thì coi như không có… Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH.
Cách nào soạn Kế hoạch bài dạy theo phụ lục IV nhưng vẫn ngắn?
Lũ là thiên tai, vậy mà chúng ta phải sống chung với lũ, nay phải “sống chung” với Công văn 5512 chắc cũng chẳng khó khăn lắm.
Thầy giáo H. (đề nghị không nêu tên) ở Vũng Tàu chia sẻ: “Ngay trang đầu giáo án mình đã “mã hóa” các phẩm chất, năng lực của học sinh.
Vì thế khi soạn bài, mình chỉ đánh số thứ tự 1, 2… theo trật tự đã “mã hóa”, bài soạn chỉ dành cho mình, nếu giáo viên khác không thuộc “mã hóa” của mình sẽ không biết.
Làm như thế sẽ giảm bớt được dung lượng bài soạn, nhưng vẫn rườm rà, vô ích. Nếu được đề xuất, mình cũng đề nghị bỏ công văn 5512 để tránh các cơ sở giáo dục gây áp lực cho giáo viên dù các phụ lục đã có hướng dẫn được coi là tài liệu tham khảo”.
Lũ lụt là thiên tai, văn bản là do con người soạn thảo. Văn bản chỉ có giá trị khi nó được áp dụng có kết quả nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nếu văn bản không có giá trị cho cuộc sống, là vật cản của sự tiến bộ xã hội, văn bản đó nên bỏ. Bỏ văn bản không có giá trị là bắt buộc, nhưng không được dừng lại ở đó, cần truy trách nhiệm người tư vấn ra văn bản ‘lũ’, làm bài học kinh nghiệm cho những người khác. Có như thế mới tránh được những văn bản mang tính chất ‘phòng máy lạnh’ xa rời thực tế, gây bức xúc xã hội.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH như cơn mưa xóa tan "nắng hạn" mẫu giáo án 5512
Hơn 6 tháng qua- kể từ khi Bộ ban hành Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH thì trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có khoảng vài chục bài viết phản ánh về chủ đề này.
Ngày 18/12/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường và từ đó đến nay đã có rất nhiều bài viết phản biện về chủ đề này của giáo viên được đăng tải trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam...
Những bài viết được đăng tải đã nói lên những bất cập trong các kế hoạch đã được nội dung Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn. Sau đó, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành đã lên tiếng giải thích về nội dung Công văn, về thực hiện các kế hoạch nhưng vẫn chưa nhận được sự đồng thuận từ đội ngũ nhà giáo.
Phần đầu của Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH, ảnh chụp từ màn hình
Chính vì thế, ngày 23/6/2021, Bộ Giáo dục đã ban hành công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học cho năm học 2021-2022 tới đây.
Điều đặc biệt là trong Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH mà Bộ vừa ban hành chỉ yêu cầu chỉ áp dụng Công văn 5512 đối với chương trình giáo dục phổ thông mới, cụ thể là với lớp 6 từ năm học 2021-2022 và các phụ lục mẫu giáo án, mẫu kế hoạch 5512 "chỉ để tham khảo" thay vì bắt buộc như Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH
Còn từ lớp 7 đến lớp 12 thì theo "chương trình cũ" vẫn thực hiện theo các văn bản ban hành trước đó.
Nội dung chỉ đạo của Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH khác với Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH như thế nào?
Trong phần Tổ chức thực hiện của Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH thì Bộ đã yêu cầu các Sở Giáo dục thực hiện như sau:
" 1. Sở Giáo dục và Đào chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào, các trường trung học phổ thông triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc hướng dẫn này; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý; định kỳ hằng năm báo cáo tình hình và kết quả thực hiện về Bộ Giáo dục và Đào .
2. Hiệu trưởng tổ chức xây dựng và ban hành Kế hoạch giáo dục của nhà trường, hằng năm báo cáo Sở Giáo dục và Đào (đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông) và Phòng Giáo dục và Đào (đối với trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở) trước khi bắt đầu năm học mới ".
Điều này cũng đồng nghĩa các trường phổ thông sẽ phải thực hiện đầy đủ 4 kế hoạch đã được hướng dẫn cụ thể trong Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH được ban hành ngày 18/12/2020.
Cụ thể là giáo viên không kiêm nhiệm chức vụ sẽ thực hiện 2 kế hoạch theo Phụ lục 3 và 4, những giáo viên kiêm nhiệm chức danh tổ trưởng chuyên môn còn phải thực hiện thêm kế hoạch của phụ lục 1 và 1 nữa.
Tuy nhiên, trước sự phản ánh bất cập của đội ngũ giáo viên trên cả nước, nhất là những bài phản biện được đăng tải trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam và một số tờ báo khác một cách thấu tình đạt lý nên đến ngày 23/6/2021 thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH yêu cầu năm học 2021-2022 chỉ thực hiện ở lớp 6.
Cụ thể, Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH đã hướng dẫn như sau:
" Đối với lớp 6 : Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường được thực hiện theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường (Công văn 5512);
Các phụ lục kèm theo Công văn 5512 được sử dụng để tham khảo trong việc xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục, kế hoạch giáo dục của giáo viên, kế hoạch bài dạy (giáo án) ".
Như vậy, Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH đã gỡ bỏ được gánh nặng cho hàng triệu nhà giáo trong năm học tới đây bởi rất nhiều áp lực đã được giảm tải. Việc thực hiện chỉ dừng lại ở lớp 6 mà các kế hoạch trong Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH " được sử dụng để tham khảo " chứ không phải là sự bắt buộc như trước đây.
Đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng bởi trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay mà giáo viên đang còn phải tiếp cận với Chương trình giáo dục phổ thông mới mà phải soạn toàn bộ các kế hoạch như hướng dẫn của Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH thì quả là quá tải.
Cảm ơn Bộ trưởng đã thấu hiểu nỗi vất vả của giáo viên
Hơn 6 tháng qua- kể từ khi Bộ ban hành Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH thì trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có khoảng vài chục bài viết phản ánh về chủ đề này một cách thấu đáo, tỉ mỉ.
Đa số tác giả các bài viết này là những nhà giáo đang công tác tại các nhà trường phổ thông trên cả nước- họ viết bằng trách nhiệm của những người đang chung sức, chung lòng vì sự phát triển của ngành giáo dục nước nhà.
Họ viết vì thấy thời gian đầu tư cho các kế hoạch này quá nhiều mà khó mang lại hiệu quả trong giảng dạy. Đồng thời, nếu thực hiện các kế hoạch theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH một cách máy móc, áp đặt thì sẽ tạo kẽ hở cho nhiều người bán- mua giáo án, tài liệu...và làm khổ nhiều giáo viên đứng lớp.
Rất may, lãnh đạo ngành mà đặc biệt là Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã lắng nghe, thấu hiểu nỗi vất vả, khó nhọc của giáo viên nên đã có chỉ đạo kịp thời, kết quả là Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH đã được ban hành ngày 23/6 vừa qua.
Thông qua bài viết nhỏ này, chúng tôi- những nhà giáo đang trực tiếp đứng lớp xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo - đặc biệt là Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, cảm ơn Ban biên tập Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã trở thành cầu nối giữa giáo viên đến Bộ Giáo dục và Đào tạo khi đăng tải liên tục những bài viết về chủ đề Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH trong những tháng qua.
Việc Bộ ban hành Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH là một sự cầu thị kịp thời để giáo viên yên tâm bước vào năm học mới tới đây bởi nó đã giúp cho đội ngũ nhà giáo trên cả nước vơi bớt nỗi lo về giáo án 5512 đã từng ám ảnh họ.
Soạn giáo án bài Vợ chồng A Phủ theo mẫu 5512 dài 23 trang, có cách nào rút gọn? Giáo viên nên xem Kế hoạch bài dạy theo Công văn 5512 như một mẫu giáo án tham khảo thì việc soạn bài sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Ngày 18/12/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, đưa ra mẫu giáo án...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Công cụ AI NotebookLM mạnh mẽ đã có trên iOS và Android
Thế giới số
10:10:12 21/05/2025
Trò chơi Pinball huyền thoại của Windows XP bất ngờ hồi sinh trên Android
Mọt game
10:06:47 21/05/2025
8 món đồ mà phụ nữ tuổi 30 nên đầu tư để mỗi ngày bận rộn vẫn thấy đời gọn gàng và xứng đáng
Sáng tạo
10:01:25 21/05/2025
Con gái hở hàm ếch của Lý Á Bằng - Vương Phi : Sống như 1 nàng công chúa nhờ sự bao bọc của người mẹ giàu có
Sao châu á
09:56:53 21/05/2025
Bên trong căn hộ vừa bị khám xét của Hoa hậu Thuỳ Tiên
Sao việt
09:53:15 21/05/2025
Triệt xóa ổ nhóm đánh bạc trong rừng với nhiều đối tượng có tiền án
Pháp luật
09:20:55 21/05/2025
Sắp xét xử phúc thẩm bị cáo Trần Đình Triển
Tin nổi bật
09:19:05 21/05/2025
Galaxy S25 Edge: Minh chứng cho chiếc smartphone vừa có thiết kế đẹp, vừa có ảnh sang
Đồ 2-tek
09:12:01 21/05/2025
Bãi biển 'vô cực' đẹp như tranh vẽ ở miền Trung, nổi rần rần trên mạng xã hội
Du lịch
08:26:06 21/05/2025
Nửa cuối năm, 4 con giáp được Thần tài ưu ái, thoát khỏi khó khăn, tài lộc chảy về như nước
Trắc nghiệm
08:23:31 21/05/2025