Giáo viên sợ… tập huấn
Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ, chuyên môn là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên nhưng nhiều giáo viên lại sợ
Cần nhiều thay đổi để nghề giáo hấp dẫn hơn Ảnh: TẤN THẠNH
Vấn đề này được đưa ra tại hội thảo quốc tế chủ đề: “Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông và giảng viên sư phạm”, do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp Trường ĐH Sư phạm TP HCM tổ chức cuối tuần qua. Theo giảng viên Hoàng Tiến Chính (Khoa Sư phạm Trường ĐH Bạc Liêu), nguyên nhân đầu tiên khiến giáo viên sợ tập huấn là do ý thức người dạy chưa cao, ngại thay đổi trước cái mới, có tâm lý tự thỏa mãn.
Toàn kiến thức hàn lâm
Đánh giá chung về công tác bồi dưỡng giáo viên hiện nay, bà Trần Hoài Thanh, Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP HCM), cho biết hiện nay, vấn đề thiết kế môn học theo hướng tích cực là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được nghiên cứu và áp dụng ở nhiều cấp học phổ thông. Trong khi đó, nhiều trường sư phạm lại chưa chú tâm, nhanh nhạy đổi mới chương trình phù hợp thực tiễn. Hiện có một tỉ lệ khá lớn giáo viên phổ thông (đặc biệt vùng sâu, vùng xa) không đủ trình độ và khả năng đáp ứng các yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục hiện hành. Mặt khác, cách dạy hiện nay, nhiều giảng viên nặng về truyền thụ một chiều theo kiểu “độc thoại” khiến người học thụ động trong việc tiếp thu kiến thức bài giảng. “Việc nhồi nhét quá nhiều kiến thức hàn lâm không gắn với thực tiễn trường học phổ thông trong chương trình bồi dưỡng của nhiều trường. Không ít người dạy chưa vận dụng được phương pháp dạy học tích cực, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại chưa hiệu quả” – bà Thanh cho biết.
Video đang HOT
Để đổi mới hoạt động bồi dưỡng, nâng cao năng lực giáo viên đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục, giáo viên Hoài Thanh đề xuất cần đổi mới hệ thống chương trình, giáo trình theo hướng chuẩn hóa, liên thông giữa các trình độ bồi dưỡng và cơ sở bồi dưỡng giáo viên, đổi mới theo hướng phát triển năng lực thực hành, đầu tư hoạt động nghiên cứu khoa học và có cơ chế phối hợp giữa các trường sư phạm với sở GD-ĐT trong công tác bồi dưỡng giáo viên. Còn theo giảng viên Hoàng Tiến Chính, để bồi dưỡng giáo viên hiệu quả, cần tổ chức lớp học theo năng lực của giáo viên, nội dung bồi dưỡng cần phân ra nhiều chuyên đề khoa học và đánh giá giáo viên qua từng chuyên đề.
Sư phạm kém hấp dẫn
Bên cạnh hoạt động tập huấn giáo viên, độ thu hút của ngành sư phạm trong xã hội cũng là vấn đề được các chuyên gia bàn đến. Trình bày tại hội thảo, GS Kyung-Hwoi Kim, Trường ĐH Sungshin (Hàn Quốc), cho biết ở nước ông, giáo viên là nghề được giới trẻ Hàn Quốc chọn lựa nhiều nhất, trên cả kỹ sư, bác sĩ, với tỉ lệ chọi 1/20. 57% phụ huynh hy vọng con họ trở thành giáo viên, những giáo viên tiểu học được tuyển chọn từ tốp 5% học sinh trung học xuất sắc nhất. Theo GS Kim, ngành sư phạm ở Hàn Quốc sở dĩ trở nên thu hút đến vậy là do 3 yếu tố: Mức lương cạnh tranh, công việc ổn định, môi trường làm việc tốt. Khác với ở Việt Nam và một số nước, mức lương giáo viên sau 10 năm công tác sẽ gấp 2, 3 lần những nghề khác như kỹ sư.
Tương tự, TS Phạm Thị Lan Phượng, Viện Nghiên cứu Giáo dục – Trường ĐH Sư phạm
TP HCM, cho biết tại Nhật, nghề giáo có vị thế xã hội tốt hơn cả Mỹ, Pháp, được trả lương rất cao. “Vì thế, giáo viên đầu tư nhiều công sức cho công việc của một nhà giáo. Ngoài giờ dạy trên lớp, họ còn thăm viếng gia đình học sinh và xây dựng quan hệ với phụ huynh” – bà Phượng thông tin. Qua việc so sánh giáo dục Việt Nam với các nước Mỹ, Pháp, Nhật, bà Phượng cho biết ưu tiên của đổi mới giáo viên tại Việt Nam hiện nay là khắc phục được những bất cập mà dư luận đang phản ánh: Chất lượng tuyển sinh đầu vào giảm sút nghiêm trọng, điểm tuyển sinh một số trường sư phạm ở mức dưới trung bình, kiến thức thực tế và nghiệp vụ của sinh viên tốt nghiệp sư phạm chưa đáp ứng mong đợi của các trường THPT…
Cần kỳ thi chuẩn hóa
Theo TS Phạm Thị Lan Phượng, nguyên nhân hàng đầu khiến nghề giáo kém hấp dẫn, không thu hút được người tài là do sự đãi ngộ đối với giáo viên không đủ để họ an tâm với nghề dù nghề giáo vẫn là biểu tượng tinh thần tốt đẹp. Ngoài ra, thị trường lao động giáo viên ở nước ta hiện chưa hoạt động tốt. Sự chênh lệch cung – cầu cục bộ tồn tại dai dẳng, nơi thừa, nơi thiếu giáo viên đủ chuẩn, tuyển dụng giáo viên còn nhiều bất cập; vẫn còn hiện tượng “chạy việc” làm giáo viên. Để khắc phục, nhà nước có thể xem xét phương án tổ chức kỳ thi cạnh tranh và chuẩn hóa để cấp chứng chỉ dạy học như ở Pháp và Nhật.
Theo Afamily
Khác ở Việt Nam, lương giáo viên Hàn Quốc cao ngất ngưởng
Một giáo sư đại học Hàn Quốc cho biết nước này, giáo viên là một trong những nghề được săn đón do có mức lương cao ngất ngưởng.
Một giảng viên đặt câu hỏi cho các diễn giả tại hội thảo quốc tế sáng 16-12. Ảnh: Mỹ Tâm
Đó là những thông tin được cung cấp tại Hội thảo quốc tế chủ đề "Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông, cán bộ quan lý cơ sở giáo dục phổ thông và giảng viên sư phạm" do Bộ GD-ĐT phối hợp Trường ĐH Sư phạm TP HCM tổ chức sáng 16-12.
Trình bày tại hội thảo, GD Kyung-Hwoi Kim từ Trường ĐH Sungshin (Hàn Quốc) cho biết sở dĩ nước này từ một nước nghèo trở thành quốc gia phát triển như ngày nay là nhờ thành công từ nền giáo dục. GS Kim kể rằng ở nước ông, nghề giáo là nghề cao quý, luôn được trân trọng. Bằng chứng là 57% phụ huynh hy vọng con họ trở thành giáo viên, những giáo viên tiểu học được tuyển chọn từ tốp 5% những học sinh trung học xuất sắc nhất. Hiện nghề giáo là nghề được người trẻ Hàn Quốc chọn lựa nhiều nhất, trên cả kỹ sư, bác sĩ. Cũng theo GS Kim, ngành sư phạm ở Hàn Quốc sở dĩ trở nên thu hút đến vậy là do 3 yếu tố: Mức lương cạnh tranh, công việc ổn định, môi trường làm việc tốt. Khác với ở Việt Nam và một số nước khác, mức lương giáo viên sau 10 năm công tác sẽ gấp 2,3 lần những nghề khác như kỹ sư.
Do đó, quá trình tuyển sinh vào các trường sư phạm ở nước này rất khắc nghiệt: Cứ 20 thí sinh thi sư phạm chỉ 1 em đậu. Trước câu hỏi thú vị của một giảng viên: "Vậy 19 người còn lại đi đâu, làm việc gì? Sinh viên sư phạm ra trường có bị thất nghiệp như ở Việt Nam không?", GS Kim cho hay đa phần họ vẫn theo đuổi con đường dạy học, đó là làm gia sư. "Gia sư là nghề khá béo bở ở Hàn Quốc", ông nói. Theo chuyên gia này, để thu hút người tài giỏi vào ngành sư phạm, điều đầu tiên Việt Nam cần làm là tăng lương cho giáo viên.
Ngoài bài diễn thuyết của GS Kim, buổi hội thảo còn thu hút rất nhiều diễn giả là chuyên gia từ các trường ĐH trong và ngoài nước (Nhật, Mỹ, Đài Loan...). Qua đây, các chuyên gia đã phác thảo những kinh nghiệm thành công lẫn khó khăn tại các nước, trường ĐH, THPT về việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên, nhằm tạo cơ hội cho các trường sư phạm nước ta học hỏi.
Cũng tại buổi hội thảo, GS Tohsaku từ ĐH California, San Diego (Mỹ) cho biết giáo dục công lập ở Mỹ dựa trên 3 tiêu chuẩn: giáo viên, sinh viên và quá trình đào tạo giáo viên. Do mục tiêu đặt ra cho ngành giáo dục cao nên kết quả thu được khá mỹ mãn. Theo GS Tohsaku, tuy hiện tại nền giáo dục Mỹ xếp hàng đầu thế giới nhưng cũng có giai đoạn nước này trải qua khủng hoảng, phải thực hiện cải cách, đó là những năm 1980. Theo GS, giáo viên Mỹ được đánh giá dựa trên tiêu chuẩn rất cao nên chất lượng nhìn chung tốt. Mặt khác, các bang luôn có những buổi chuyên đề, khóa huấn luyện nhằm khuyến khích giáo viên đổi mới cách dạy, học hỏi kiến thức, đồng thời luôn giữ thái độ, tư tưởng đúng mực, là hình mẫu cho học sinh noi theo. Tuy nhiên, ông lưu ý Việt Nam muốn nâng cao hệ thống giáo dục cần kiên trì thực hiện các chính sách lâu dài, không thể nóng vội mà thành công trong một sớm một chiều.
Theo Tinmoi24.vn
Mong chính sách nhân văn sớm được triển khai Chia sẻ về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, nhiều nhà giáo rất phấn khởi và cho rằng việc tăng lương cho nhà giáo và miễn học phí cho HS đến cấp THCS là chính sách hết sức nhân văn. ảnh minh họa Bên cạnh đó, chính sách tiền lương cũng cần quan tâm đến...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Iran bày tỏ lập trường cứng rắn về quyền trong lĩnh vực hạt nhân
Thế giới
06:07:41 12/05/2025
Xuất hiện vài giây, Kim Hee Sun khiến cả mạng xã hội phát sốt vì ánh nhìn chuẩn "dâu hào môn"
Sao châu á
06:07:35 12/05/2025
Loại quả xưa chẳng ai ngó ngàng giờ là đặc sản ít người bán, đem kho chay được món trôi cơm
Ẩm thực
05:57:11 12/05/2025
Sao nữ Vbiz bị khán giả đuổi khỏi sân khấu vì "xấu quá", giờ là phú bà visual thăng hạng ngỡ ngàng
Hậu trường phim
05:53:44 12/05/2025
Bố tôi quyết định giúp chị dâu trả món nợ 7 tỷ khiến cả nhà choáng váng, anh rể vội vàng lên tiếng ngăn cản
Góc tâm tình
05:05:20 12/05/2025
HLV Carlo Ancelotti nói gì trước trận El Clasico định đoạt mùa giải?
Sao thể thao
23:33:47 11/05/2025
Giả danh nhân viên ngân hàng lừa đảo hỗ trợ vay vốn online
Pháp luật
23:33:26 11/05/2025
Xuất hiện cảnh hôn dở nhất phim Hàn, cặp chính ghét nhau nhưng bị ép đóng tình nhân đấy hả?
Phim châu á
23:32:58 11/05/2025
Cục trưởng, NSND Xuân Bắc khoe tình bạn 'hết nước chấm' với Đại tá Tự Long
Sao việt
23:20:01 11/05/2025
Vừa rút đơn kiện Mercedes Việt Nam, ca sĩ Duy Mạnh tung ngay bài 'Bố chuột'
Nhạc việt
23:15:15 11/05/2025