Giáo viên tâm đắc với cách thức bồi dưỡng mới
Mô hình mới trong bồi dưỡng giáo viên được nhận định là thuận tiện, hiệu quả; thúc đẩy được tinh thần tự học, tự bồi dưỡng với tài liệu tập huấn chất lượng và sự hỗ trợ của đội ngũ giảng viên, giáo viên cốt cán.
Giáo viên tham gia bồi dưỡng trực tuyến.
Có thể học mọi lúc, mọi nơi
Chia sẻ về mô hình bồi dưỡng mới, điều cô Lương Thị Hồng, Trường tiểu học Lê Lợi (buôn M’Hăng, xã Cư Huê, huyện EaKar, Đắk Lắk) tâm đắc làđược chủ động về thời gian tham gia bồi dưỡng. Giáo viên có nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu, có thể lưu trữ tài liệu dễ dàng, tiết kiệm chi phí đi lại.
“Quá trình tập huấn, từ mô đun 1 cho đến mô đun 4, tôi nhận thấy điểm mới của chương trình này là tính hệ thống. Giáo viên được nghiên cứu tài liệu trên Hệ thống bồi dưỡng trực tuyến (LMS) để nắm nội dung cụ thể; sau đó được hướng dẫn trực tiếp từ các giảng viên sư phạm có năng lực và tâm huyết”. Đưa nhận định này, cô Lương Thị Hồng cũng cho rằng, hệ thống câu hỏi trên LMS đưa ra hợp lý, phù hợp với khả năng nhận thức của đa số giáo viên tham gia, nội dung dành cho giáo viên tự học rõ ràng, dễ học ở mọi lúc mọi nơi. Hơn nữa, việc vận dụng nội dung kiến thức trên LMS vào tập huấn giáo viên cốt cán đều dễ dàng.
Tham gia tập huấn, giáo viên cũng được “trực tiếp hoạt động, trực tiếp thực hành” các nội dung lên lớp của báo cáo viên để đáp ứng mục tiêu, phương pháp trong quá trình giảng dạy; được tạo điều kiện về cơ sở vật chất trong thời gian tập huấn. “Chương trình giúp chúng tôi tiếp cận với nhiều phương pháp dạy học mới. Với hình thức bồi dưỡng qua mạng có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, với cộng đồng kết nối thường xuyên, liên tục giữa giáo viên cốt cán và giảng viên sư phạm chủ chốt thì mọi thắc mắc sẽ được trao đổi, thảo luận và hỗ trợ kịp thời” – cô Lương Thị Hồng cho hay.
Cùng quan điểm, cô Lê Thị Thanh Hà, giáo viên Sinh học, Trường THCS&THPT Cửa Việt, Quảng Trị, cho rằng, hệ thống LMS đề cao tính chủ động, tự học của giáo viên. Nội dung, hệ thống câu hỏi phù hợp với việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018. “Tôi đã được bồi dưỡng được đầy đủ tất cả các năng lực cần có, từ năng lực chung đến các năng lực đặc thù; đặc biệt khả năng ứng dụng CNTT. Hệ thống luôn đề cao tính tự học của giáo viên; cập nhật, nhắc nhở, nếu phần nào thầy/cô chưa kịp hoàn thành” – cô Lê Thị Thanh Hà cho hay.
Video đang HOT
Giáo viên phát triển năng lực sau bồi dưỡng
Cô Cao Thị Thanh Tuyết, giáo viên Trường tiểu học Lý Thường Kiệt, TP Huế cho biết, giáo viên vẫn tương tác, được giải đáp các thắc mắc, các tài liệu đều được cung cấp một cách đầy đủ trên hệ thống. Nội dung được thiết kế khoa học, phân tích kĩ với nhiều ví dụ rõ ràng giúp quá trình tự học rất thuận lợi.
“Các nội dung được tập huấn thực ra lâu nay đã và đang áp dụng trong thực tế giảng dạy nhưng nhiều khi chưa bài bản, đúng quy trình. Sau khi tham gia tập huấn, tôi nắm chắc hơn các nội dung và mạnh dạn xây dựng các kế hoạch dạy học, giáo dục, hay thiết kế các bài học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Tôi cũng tự tin hơn khi trao đổi với đồng nghiệp về các nội dung đã được tập huấn.
Quá trình tham gia bồi dưỡng cũng giúp cô Lương Thị Hồng nâng cao nhiều năng lực. Cụ thể, nâng cao năng lực về tổ chức dạy học, giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh, năng lực tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh; nâng cao năng lực về xây dựng kế hoạch giáo dục và xây dựng kế hoạch bài dạy theo năng lực, phẩm chất.
“Trình độ công nghệ thông tin trong thời gian tự bồi dưỡng 4 modul trên hệ thống LMS cũng tiến bộ rõ rệt. Nếu thời gian đầu còn chưa biết cách làm thế nào để vào được hệ thống, làm bài tập và cập nhật bài tập lên LMS thì nay, tôi đã thao tác trơn tru mà không cần trợ giúp của đồng nghiệp dạy môn Tin học nữa” – cô Lương Thị Hồng cho hay.
Bồi dưỡng theo mô hình mới: Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của cán bộ quản lý và giáo viên
Không phải đi lại vất vả; chủ động về thời gian; bồi dưỡng mọi lúc, mọi nơi; luôn có sự hỗ trợ của đội ngũ giảng viên, giáo viên cốt cán... là những điều giáo viên tâm đắc khi được bồi dưỡng theo mô hình mới.
Buổi tập huấn Chương trình Giáo dục phổ thông mới cho cán bộ, giáo viên khu vực phía Bắc.
Tự tin triển khai chương trình mới sau bồi dưỡng
Trường THPT Xuân Áng, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ có 4 cán bộ quản lý (CBQL) và 39 giáo viên tham gia bồi dưỡng thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông(GDPT) 2018; trong đó có 1 CBQL cốt cán. Hiện 100% cán bộ quản lý, giáo viên của trường đạt yêu cầu qua 3 mô-đun đã bồi dưỡng; nhiều cán bộ quản lý, giáo viên đạt điểm cao.
Từ thực tế thực hiện bồi dưỡng 3 mô-đun đầu tiên, thầy Bùi Chương An, Hiệu trưởng Trường THPT Xuân Áng nhìn nhận nhiều ưu điểm của cách thức bồi dưỡng mới; trong đó ấn tượng với nội dung bồi dưỡng được biên soạn khá công phu, học liệu đầy đủ, hài hòa kênh hình, kênh chữ. Đặc biệt, có các video giới thiệu mô hình đã thí điểm thực hiện Chương trình GDPT 2018 để người học dễ hình dung những công việc sẽ triển khai tại cơ sở giáo dục.
Thầy An cũng nhận định hoạt động kiểm tra, đánh giá, các bài tập thực hành, bài tập cuối khóa được biên soạn phù hợp, cân đối giữa trắc nghiệm và tự luận. Chương trình bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu phát triển nghề nghiệp thường xuyên của cán bộ quản lý, giáo viên, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp cán bộ quản lý, giáo viên ở mức độ cao hơn. Đồng thời góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng cho giáo viên, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học. Quá trình bồi dưỡng thường xuyên nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời của cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán trong tỉnh. Hình thức bồi dưỡng qua mạng Internet với đường truyền khá ổn định nên dễ dàng thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi....
Thuộc vùng sâu của thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, Trường Tiểu học Phan Văn Năm có 23/23 giáo viên được bồi dưỡng triển khai Chương trình GDPT 2018. Đến nay, 100% giáo viên của trường đã hoàn thành bồi dưỡng đến mô-đun 3.
Là giáo viên đại trà được bồi dưỡng, cô Kim Thị Ka Nha Cát Ca Đa tâm đắc nhất với việc được chủ động về thời gian tham gia bồi dưỡng. Giáo viên có nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu, có thể lưu trữ tài liệu dễ dàng, tiết kiệm nhiều chi phí đi lại.... Học online nhưng tính tương tác, phối hợp với đồng nghiệp vẫn được bảo đảm, vì luôn được giáo viên cốt cán nhiệt tình hỗ trợ và có file hướng dẫn của thầy cô trường ĐH sư phạm. "Sau khi tham gia bồi dưỡng, tôi thấy mình được hỗ trợ đủ để tự tin triển khai chương trình mới lớp 2 từ năm học tới" - cô Kim Thị Ka Nha Cát Ca Đa khẳng định.
Cán bộ quản lý giáo dục tham gia buổi tập huấn Chương trình GDPT mới. Ảnh: Sỹ Điền
Tự bồi dưỡng thường xuyên, liên tục
Thông tin từ ông Đỗ Tường Hiệp, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk, việc bồi dưỡng giáo viên, CBQL được thực hiện theo hình thức tự bồi dưỡng qua mạng kết hợp với bồi dưỡng trực tiếp và tổ chức sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong trường hoặc cụm trường.
Nhằm chuẩn bị tốt nhất cho thực hiện Chương trình GDPT 2018 với lớp 1 năm học 2020 - 2021, UBND tỉnh, Sở GD&ĐT Đắk Lắk đã ưu tiên bố trí kinh phí và phối hợp với các giảng viên sư phạm chủ chốt của Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng tổ chức bồi dưỡng trực tiếp mô-đun 1 cho 3.552 giáo viên chuẩn bị dạy lớp 1 năm học 2020 - 2021 và 857 CBQL trường tiểu học.
Ngoài ra, từ kinh phí bồi dưỡng thường xuyên năm 2020, sở GD&ĐT đã mời giảng viên sư phạm chủ chốt của Học viện Quản lý Giáo dục và Trường ĐHSP Hồ Chí Minh bồi dưỡng trực tiếp mô-đun 1 cho 1.350 giáo viên và 650 CBQL trường THCS, THPT cốt cán của tỉnh. Mục đích nhằm hỗ trợ thêm cho đội ngũ giáo viên, CBQL cốt cán đã được tập huấn của Bộ GD&ĐT trong công tác sinh hoạt chuyên môn theo trường/cụm trường.
Trong quá trình triển khai, sở GD&ĐT thường xuyên nắm bắt tình hình tự học của giáo viên, CBQL đại trà, cũng như việc hỗ trợ đồng nghiệp và đánh giá của giáo viên, CBQL cốt cán trên hệ thống LMS. Kịp thời thông báo danh sách cụ thể giáo viên, CBQL chưa hoàn thành đúng tiến độ; nhắc nhở, đôn đốc và sẵn sàng hỗ trợ giáo viên, CBQL hoàn thành nội dung bồi dưỡng trên hệ thống.
"Kết quả, các cơ sở giáo dục phổ thông đã cung cấp đủ tài khoản cho giáo viên, CBQL để học tập, tự bồi dưỡng trên hệ thống LMS. Năm 2020, sở GD&ĐT tổ chức bồi dưỡng đại trà cho toàn thể 18.125 giáo viên, 1.513 CBQL cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh.
Cán bộ, giáo viên nhận thức sâu sắc ý nghĩa, mục đích của công tác bồi dưỡng các mô-đun để thực hiện Chương trình GDPT 2018. Với sự trợ giúp của hệ thống LMS, giáo viên, CBQL biến quá trình bồi dưỡng theo đợt trở thành quá trình tự bồi dưỡng thường xuyên, liên tục.
Tỉ lệ giáo viên, CBQL tham gia bồi dưỡng đạt 100%; trong đó, tỉ lệ được đánh giá đạt trên 99%. Thông qua các đợt sinh hoạt chuyên môn theo trường/cụm trường, sự kết nối giữa đội ngũ giáo viên và CBQL trong đơn vị, giữa đơn vị trường học được gắn kết, hiệu quả hơn. Kĩ năng tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học được vận dụng, phát huy hiệu quả" - ông Đỗ Tường Hiệp nhận định.
Các giáo viên đã được tham gia bồi dưỡng cũng cho biết, hệ thống LMS giúp bản thân có thể biến quá trình bồi dưỡng theo đợt trở thành quá trình tự bồi dưỡng thường xuyên, liên tục.
Là giáo viên lâu năm, trải qua nhiều đợt bồi dưỡng, cô Từ Thị Tân, Trường Tiểu học Bình Sơn, Lục Nam, Bắc Giang khẳng định nhiều ưu điểm của cách thức bồi dưỡng mới. Mong được các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa để mỗi tổ chuyên môn có được một máy tính, giúp giáo viên học tập, nghiên cứu thuận lợi hơn. Cô Kim Thị Ka Nha Cát Ca Đa kiến nghị, thời gian tập huấn nên được tổ chức trong hè với số ngày dài hơn, cũng như hoàn thành bài tập huấn để giáo viên có thể tìm hiểu sâu hơn, rõ hơn về nội dung tập huấn. Từ đó, chất lượng tập huấn được nâng cao hơn nữa...
Hà Nội: Giáo viên chủ động nghiên cứu SGK lớp 2, lớp 6 qua Internet Sở GD&ĐT Hà Nội đang xây dựng kế hoạch tổ chức giới thiệu, bồi dưỡng sử dụng SGK cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Mục tiêu đặt ra là 100% giáo viên dạy lớp 2 và lớp 6 tham gia bồi dưỡng sử dụng SGK. Ảnh minh họa. Sở GD&ĐT Hà Nội phấn đấu hoàn thành việc bồi dưỡng giáo...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Chiếc Lamborghini có màu sơn 'điên rồ' nhất thế giới
Ôtô
19:03:51 07/05/2025
Honda Super Cub 110 2025 'ăn xăng như ngửi', có thêm bản chuyên cho shipper
Xe máy
19:00:40 07/05/2025
EU cảnh báo Hungary và Slovakia ngừng nhập năng lượng Nga
Thế giới
18:57:01 07/05/2025
Khởi tố vụ nữ sinh 14 tuổi ở Vĩnh Long bị cán tử vong
Pháp luật
18:41:03 07/05/2025
Học sinh lớp 1 làm bài tập tiếng Việt, được hẳn 9 điểm nhưng dân mạng đọc xong chỉ biết thốt lên: "Thương bố quá trời!"
Netizen
18:38:32 07/05/2025
Tình trạng hiện tại của chồng Từ Hy Viên, tới lui quanh mộ sau gần 100 ngày vợ qua đời
Sao châu á
18:03:20 07/05/2025
Phim Hàn dở nhất hiện tại với rating 0%, cặp chính yêu đương nhạt nhẽo hại nhà đài thê thảm chưa từng thấy
Phim châu á
17:59:27 07/05/2025
Lãnh Thanh từng là "nam thần" màn ảnh trước khi liệt dây thần kinh số 7
Sao việt
17:47:57 07/05/2025
Ai từng ăn lòng se điếu kiểu này đều nhớ mãi: Cách chọn chuẩn và 3 công thức chế biến ngon mê ly
Ẩm thực
17:44:21 07/05/2025
Phim điện ảnh Việt quy tụ toàn diễn viên 'trăm tỷ' gây chú ý
Hậu trường phim
17:20:33 07/05/2025