Giáo viên và thách thức thực hiện đổi mới
Chất lượng đội ngũ giáo viên là một trong những nhân tố quan trọng quyết định trực tiếp chất lượng GD. Do đó, nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ hết sức cấp bách, đặc biệt quan trọng hiện nay.
ảnh minh họa
Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GD phổ thông, góp phần thực hiện thành công công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế hiện nay.
Yêu cầu cấp bách
TS Phạm Thị Kim Anh – Viện Nghiên cứu sư phạm (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) nhìn nhận: Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng GD, và là vấn đề then chốt của mọi sự cải cách, đổi mới GD. Bất kể thời đại nào, không có thầy giỏi cả về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm thì khó có thể có một nền GD có chất lượng. Nhưng nhìn vào thực tế hiện nay, năng lực dạy học, giảng dạy của đội ngũ giáo viên phổ thông đang là vấn đề đáng lo ngại trước yêu cầu đổi mới GD.
Nếu chương trình GD phổ thông mới được triển khai trong thời gian tới với định hướng và yêu cầu chuyển từ trang bị nội dung kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực người học bằng việc dạy học tích hợp và lồng ghép, dạy học phân hóa, trải nghiệm… thì năng lực của đội ngũ giáo viên phổ thông đang đứng trước những thách thức mới.
Vậy nên, làm thế nào để phát triển và nâng cao năng lực dạy học, giảng dạy cho giáo viên phổ thông đáp ứng chương trình GD phổ thông mới đang là bài toán đặt ra cho các nhà quản lý, trong đó có vai trò của các trường sư phạm.
giải pháp với các trường sư phạm về nội dung thực hiện bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông, TS Phạm Thị Kim Anh cho rằng nội dung bồi dưỡng giáo viên được quyết định bởi những khó khăn và nhu cầu thực tế của từng giáo viên trong dạy học bộ môn.
Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn cũng như yêu cầu của công cuộc đổi mới GD phổ thông đang diễn ra, việc bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên cần tập trung vào 3 mảng vấn đề cơ bản: Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn liên quan đến giảng dạy môn học do giáo viên phụ trách, trong đó bao gồm cả năng lực nghiên cứu khoa học. Bồi dưỡng năng lực dạy học và năng lực giảng dạy cho giáo viên (năng lực nghiệp vụ sư phạm). Bồi dưỡng phát triển các giá trị, đạo đức nghề nghiệp (phẩm chất đạo đức).
Hoạt động bồi dưỡng giáo viên cần được thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, có những hình thức bồi dưỡng trực tiếp mang tính tổ chức chính quy như: Tham dự các khóa học, khóa tập huấn bồi dưỡng, hội thảo khoa học… và những hình thức mang tính chất gián tiếp như: Bồi dưỡng từ xa qua mạng Internet, tài liệu hướng dẫn; hay bồi dưỡng cá nhân dưới sự hướng dẫn, tư vấn của giảng viên sư phạm.
Đổi mới mô hình đào tạo để phù hợp với đổi mới GD
Trao đổi về mô hình đào tạo, bồi dưỡng và phát triển năng lực nghề nghiệp của nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GD phổ thông, TS Nguyễn Khải Hoàn – Trường ĐH Tân Trào, : Ngày nay, triết lý đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đã thay đổi, theo đó, nhà giáo phải trở thành: Nhà GD, nhà nghiên cứu, người học suốt đời, nhà văn hóa – xã hội.
Video đang HOT
Thực tiễn cho thấy chức năng nghề nghiệp của nhà giáo đã trở nên rộng hơn, trong đó, hệ thống năng lực nghề nghiệp phải được xác định một cách rõ ràng, tường minh và phải thường xuyên được cập nhật, bổ sung. Chính vì vậy, việc xác định rõ mô hình, phương thức, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng và phát triển năng lực nghề nghiệp nhà giáo trong các cơ sở đào tạo giáo viên đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Dựa trên mô hình năng lực nghề nghiệp nhà giáo gồm: Năng lực trí tuệ nghề nghiệp, năng lực hành nghề, năng lực thực thi đạo đức nghề nghiệp, năng lực thực thi văn hóa nghề nghiệp; TS Nguyễn Khải Hoàn phân tích:
Cần hình thành và phát triển năng lực trí tuệ nghề nghiệp nhà giáo theo hướng tích hợp liên môn, xuyên môn: Tri thức môn học và hoạt động GD ngoài môn học, tri thức về con người và sự phát triển người học (sinh lý học, tâm lý học, GD học, xã hội học), tri thức về thông tin, môi trường và điều kiện GD, tri thức về phương pháp, phương tiện, công nghệ dạy học.
Đối với phát triển năng lực hành nghề hay thực chất là phát triển các kỹ năng nghề nghiệp: Kỹ năng nghiên cứu người học và việc học; kỹ năng lãnh đạo và quản lý người học, việc học; kỹ năng thiết kế dạy học và hoạt động GD; kỹ năng dạy học và tác động GD trực tiếp.
Chú trọng nâng cao năng lực thực thi đạo đức nghề nghiệp trong suốt quá trình học tập và trải nghiệm: Tình cảm và ứng xử đạo đức đối với người học; quan hệ đạo đức với đồng nghiệp và với nghề; quan hệ ứng xử đạo đức với cộng đồng và gia đình; đạo đức trong thực hiện nhiệm vụ.
Bồi dưỡng và phát triển năng lực thực thi văn hóa nghề nghệp cần tập trung vào các nội dung: Bồi dưỡng và phát triển phong cách cá nhân và phong cách sư phạm, học tập thường xuyên và gương mẫu, nhận thức văn hóa – xã hội, kỹ năng xã hội.
“Để có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, trước hết các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cần phải xác định rõ mô hình năng lực của nhà giáo hiện đại. Từ đó, điều chỉnh và phát triển các chương trình đào tạo, bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp nhà giáo theo hướng tích hợp liên môn, xuyên môn. Xây dựng các mô hình học tập lý thuyết, thực hành để rèn luyện và nâng cao các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng xã hội. Những điều này phải được cụ thể hóa trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp của nhà giáo phải gắn kết chặt chẽ với mô hình năng lực nghề nghiệp của nhà giáo hiện đại, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển” – TS Nguyễn Khải Hoàn nhấn mạnh.
Theo Giaoducthoidai.vn
Muốn thành công, chương trình mới cần tính đến cách mạng 4.0
"Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi sự đóng góp của những con người năng động, tự lập, tự do, tự học, tự nghiên cứu, tự động viên, nhất là óc sáng tạo".
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 (diễn ra vào ngày 3/10), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý với đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc lùi thời gian một năm cho việc thực hiện chương trình-sách giáo khoa mới.
Như vậy có nghĩa nếu được Quốc hội thông qua thì chương trình - sách giáo khoa mới sẽ được thực hiện từ năm học 2019 - 2020 thay vì năm học 2018 - 2019 như Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Được biết tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14, Chính phủ sẽ trình Quốc hội việc lùi thời hạn 1 năm triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Ngày 1/11/2017, trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, bà Nguyễn Thị Mai Hoa - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho hay:
"Tôi biết thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rất quyết liệt trong việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng chương trình để cố gắng thực hiện Nghị quyết 88 đúng thời hạn.
Nhưng để có được sự thành công trong triển khai đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, quyết tâm của Bộ dù quan trọng nhưng cũng chỉ là yếu tố cần;
Còn điều kiện bảo đảm về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, về hệ thống trường lớp, trang thiết bị mới là những yếu tố đủ, có tính chất quyết định".
Theo Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa: "Muốn thành công, chương trình mới cần tiệm cận với cách mạng 4.0" (Ảnh: quochoi.vn)
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa chia sẻ:
"Theo khuyến nghị của Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (Uỷ ban) sau khi nghe Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 88 tại hai kỳ họp toàn thể vừa qua (kỳ họp tháng 5 và kỳ họp tháng 10/2017).
Và đây cũng là đề xuất của các địa phương trước thềm năm học mới 2017-2018.
Đó là, nếu thấy điều kiện chưa chín muồi thì đề xuất lùi thời hạn là cần thiết, thể hiện tinh thần cầu thị của Chính phủ và ngành giáo dục và đào tạo trong việc tiếp thu ý kiến xã hội.
Bài học từ việc thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 cho thấy, việc thực hiện chương trình sẽ không thể có kết quả tốt nếu đội ngũ nhà giáo và cơ sở vật chất chưa được chuẩn bị đồng bộ".
Trước tiến độ xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa, chuẩn bị đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học như hiện nay, nhiều cử tri băn khoăn, cho rằng việc lùi thời hạn một năm cũng chưa đủ để bảo đảm triển khai thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thành công.
Về vấn đề này, Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng: "Việc đề xuất lùi một năm hay hơn một năm phải căn cứ trên những điều kiện, năng lực cụ thể.
Tuy nhiên, dư luận băn khoăn không phải là không có căn cứ. Tiến độ xây dựng và ban hành chương trình giáo dục phổ thông tổng thể chậm 1 năm so với dự kiến.
Từ nay đến đầu năm học 2018-2019 là khoảng thời gian ngắn, trong khi còn nhiều khâu phải thực hiện, từ hoàn thiện chương trình bộ môn, biên soạn và thực nghiệm sách giáo khoa, tài liệu học tập, giảng dạy.
Các điều kiện để thực hiện chương trình cũng chưa thực sự bảo đảm. Cơ sở trường học, lớp học, phòng học còn thiếu thốn, chất lượng không bảo đảm; và điều quan trọng là lực lượng giáo viên cũng chưa sẵn sàng.
Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy số lượng giáo viên tiểu học hiện nay còn thiếu hơn 14 ngàn người, cơ cấu giáo viên trung học cơ sở và giáo viên trung học phổ thông chưa hợp lý, vừa thừa, vừa thiếu;
Phòng học kiên cố mới chỉ đạt 77% (cấp tiểu học là 67,8%); số bộ thiết bị dạy học mới chỉ đáp ứng được 56% nhu cầu".
Ngoài việc chuẩn bị các điều kiện để triển khai thành công chương trình giáo dục phổ thông thì theo bà Nguyễn Thị Mai Hoa, cần sự thay đổi cần thiết trong tư duy về hoạt động dạy học theo hướng giáo dục gắn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan rộng trên toàn thế giới, tránh tình trạng lạc hậu ngay từ khi mới bắt đầu triển khai.
Để có hệ thống nhân lực trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục chính là khâu then chốt.
Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi sự đóng góp của những con người năng động, tự lập, tự do, tự học, tự nghiên cứu, tự động viên, nhất là óc sáng tạo.
Đây là sản phẩm tất yếu cần được tạo ra bởi một nền giáo dục khai phóng.
Qua trao đổi với đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa, có thể thấy còn nhiều vấn đề mà vị đại biểu này đặt ra cần giải trình từ Bộ Giáo dục và Đào tạo như việc:
"Vấn đề số hoá sách giáo khoa và tài liệu tham khảo song song với sách giáo khoa truyền thống ra sao?
Rồi phải có những mô hình giáo dục mới, phương pháp đào tạo áp dụng công nghệ số với những trang thiết bị dạy học tiên tiến bên cạnh những nhà trường truyền thống, phương pháp truyền thống...?".
Theo GDVN
Ban giám hiệu bị ghét, tìm cách mà sửa, đừng đổ thừa cho ai Chế tài xử lý kỷ luật trong lĩnh vực giáo dục về cơ bản đã khá đầy đủ và chặt chẽ. Vấn đề còn lại là ở cách kiểm tra, kết luận và xử lý sai phạm của cấp trên. Bài viết đã đề cập khái quát tới những căn "bệnh" cơ bản của một số ban giám hiệu nhà trường hiện nay...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Mẹ hai con từ chối hẹn hò nam nhạc công kém tuổi
Tv show
22:49:15 20/05/2025
Vụ "xẻ thịt" bờ biển ở Thanh Hóa: Giao công an vào cuộc điều tra
Tin nổi bật
22:47:31 20/05/2025
Động thái đầu tiên gây bất ngờ của bà Phạm Kim Dung giữa lúc Hoa hậu Thuỳ Tiên bị bắt
Sao việt
22:42:24 20/05/2025
Mải cà phê, săn hàng hạ giá, sinh viên giật mình khi cuối tháng "trắng ví"
Netizen
22:41:52 20/05/2025
Vợ quỳ xuống đưa tiền cho chị giúp việc, bi kịch gia đình tôi ập đến
Góc tâm tình
22:36:12 20/05/2025
Lo ngại kho tên lửa của Nga - Trung Quốc, Mỹ thúc đẩy lá chắn "Vòm Vàng"
Thế giới
22:31:50 20/05/2025
6 người đàn ông cùng 1 phụ nữ mua bán ma túy trong quán cà phê
Pháp luật
22:15:19 20/05/2025
2 loại rau kiểm soát tiểu đường nhưng người Việt thường ăn sai cách
Sức khỏe
22:00:22 20/05/2025
Lý Vũ Xuân: Ca sĩ hàng đầu Cbiz, thượng khách không ai dám đụng của LHP Cannes
Sao châu á
21:35:31 20/05/2025
Mẫu smartphone Xiaomi khiến người hâm mộ đứng ngồi không yên
Đồ 2-tek
21:33:59 20/05/2025