“Giờ chưa thấy sách giáo khoa, chọn sao cho kịp?”

Đến cuối tháng 3/2020, tức còn khoảng hơn 3 tháng nữa, các cơ sở giáo dục sẽ phải báo cáo phương án lựa chọn sách giáo khoa cho chương trình phổ thông mới . Tuy nhiên, đến nay còn nhiều vấn đề đặt ra ở chính công tác này.

Người chọn chưa biết “mặt mũi” sách ra sao

Bà Teo Thị Thanh Mai, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (quận Hà Đông, Hà Nội) cho hay mình chưa được xem qua bộ sách giáo khoa mới nào.

Song, bà nắm được tinh thần là thành phố Hà Nội sẽ chỉ đạo Sở GD-ĐT chọn trước những bộ sách có thể phù hợp. Sau đó các phòng GD-ĐT sẽ tổ chức các hội thảo và chọn bộ sách phù hợp với đặc điểm địa phương.Trước đó, các hiệu trưởng sẽ ngồi lại với nhau, đưa ra ý kiến và đi đến thống nhất trong vùng.

Bà Đặng Thu Vân (Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Chu Văn An, tỉnh Đồng Nai) bày tỏ: “Đến giờ, chúng tôi còn chưa biết sách có nội dung ra sao thì chưa thể nói đến việc chọn lựa. Do đó, chưa có kế hoạch gì cho việc chọn sách hay thành lập hội đồng”.

Giờ chưa thấy sách giáo khoa, chọn sao cho kịp? - Hình 1

Các bộ sách giáo khoa lớp 1 được giới thiệu tại một hội thảo cuối tháng 11. Ảnh: Thanh Hùng

Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tại một trường tiểu học ở Nghệ An thông tin: Trường chưa hề “đả động” gì đến việc chọn sách, ngoại trừ có một số giáo viên đi tập huấn.

Hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận 5, TP.HCM cũng chưa biết “mặt mũi” các bộ sách nên chưa thể nói về việc chọn lựa lúc này. Giáo viên của trường đang đi tập huấn, sau khi mua 32 đầu sách và đọc mới có thể thảo luận.

Theo tính toán, công việc chọn SGK cho năm học 2020-2021 sẽ phải hoàn tất trong tháng 3/2020 để còn kịp thời gian cho các khâu chuẩn bị. Hướng dẫn chọn sách đang ở dạng dự thảo đến hết ngày 30/1/2020. Sớm nhất cũng phải đến đầu tháng 2/2020, mới có hướng dẫn lựa chọn sách, từ đó cơ sở mới bắt tay vào triển khai.

Nhưng nhiều hiệu trưởng cho rằng, thực tế thì để chọn sách, giáo viên không chỉ cần có đầy đủ các bản mẫu để được xem, mà còn phải có thời gian để được dạy thử, thảo luận về tính ưu việt, phù hợp của từng sách.

Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) chia sẻ: “Đến thời điểm này giáo viên vẫn chưa được tiếp cận các bộ sách nên vẫn chưa thể lựa chọn được. Do vậy, chúng tôi mong muốn các nhà xuất bản cung cấp kịp thời để các trường có thời gian đọc kỹ tất cả các bản SGK để có thể sớm dạy thử hoặc mời chuyên gia đến dạy thử. Từ đó, giáo viên mới có thể chắt lọc, tham khảo giá trị của từng cuốn và tạo thành bài giảng của riêng mình để đưa ra quyết định lựa chọn chính xác”.

Thách thức trước kim tiền

Video đang HOT

Quyền chọn sách trong tay ai cũng là “quả bóng đá đi đá lại” khá nhùng nhằng. Theo Nghị quyết 88 của Quốc hội từ năm 2014 thì quyền này thuộc về các cơ sở giáo dục, với tiếng nói của giáo viên, phụ huynh. Nhưng Luật Giáo dục sửa đổi thông qua vào giữa năm 2019 thì đã đưa quyền lựa chọn về UBND các tỉnh, thành. Bộ GD-ĐT đã chuẩn bị các bước, thậm chí còn thông báo như “đinh đóng cột” tại cuộc họp báo hồi cuối tháng 11/2019 là UBND các tỉnh sẽ chọn sách cho học sinh. “Đùng một cái”, vài ngày sau đó, Uỷ ban của Quốc hội yêu cầu phải đưa “quả bóng” trở về tay các giáo viên, phụ huynh với lý do: Luật Giáo dục đến tháng 7/2020 mới có hiệu lực thi hành. Vậy là Bộ GD-ĐT phải chuẩn bị song song cả 2 hướng. Một mặt, ban hành dự thảo thông tư hướng dẫn chọn sách áp dụng trước tháng 7/2020; một mặt vẫn phải chuẩn bị văn bản pháp lý để “đưa bóng về sân gôn” UBND tỉnh, thành.

Dù “quả bóng” ở trong tay cơ sở giáo dục hay UBND tỉnh, thành thì các Sở GD-ĐT đều đóng vai trò quan trọng. Chẳng hạn, với phương án “cơ sở lựa chọn”, thì Sở GD-ĐT cũng phải đặt ra các tiêu chí cho địa phương mình. Còn phương án UBND tỉnh quyết định, thì Sở cũng là nơi tham mưu chủ chốt.

Câu chuyện NXB Giáo dục Việt Nam chi “lương tháng” cho lãnh đạo Sở GD – ĐT TP.HCM từ năm 2015 đặt ra vấn đề: Các cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương sẽ ứng xử như thế nào khi có các lợi ích kinh tế hay những ràng buộc “dây mơ rễ má” chi phối.

Hiện nay, mới có 3 trong số 6 nhà xuất bản được phép làm sách giáo khoa tham gia thị trường sách đặc biệt này. Đó là NXB Giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản ĐH Sư phạm và NXB ĐH Sư phạm TP.HCM. Trong đó, NXB Giáo dục Việt Nam chiếm ưu thế với 24/32 đầu sách.

Ông Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng các Sở GD-ĐT phải đặt mục tiêu giáo dục lên hàng đầu, thay vì đặt lợi ích kinh tế lên hay bị chi phối bởi quà cáp, hối lộ, để ra những quyết định không phù hợp.

“Chuyện doanh nghiệp tìm cách tác động vào kết quả của một số công việc là điều có. Nên cần có hàng rào pháp lý tốt và đủ chặt chẽ thì sẽ hạn chế được”.

Theo ông Thi, quy định là một chuyện nhưng trên thực tế có thực hiện hay không lại là chuyện khác và thường ở Việt Nam lại yếu ở chỗ thực thi chưa nghiêm túc.

Do đó trách nhiệm của công dân và tính liêm chính của công chức cần được đề cao khi đóng vai giám tuyển.

Theo ông Thi, việc thực thi chính sách cạnh tranh lành mạnh để sách giáo khoa đa dạng thành công hay không phụ thuộc không nhỏ phần thực thi của các sở GD-ĐT với vai trò tham mưu. Tuy nhiên, không chỉ trách nhiệm của các sở mà cả các cơ quan hữu quan của địa phương.

“Những người có liên quan đến công việc chọn sách đều có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực, do đó đều phải có trách nhiệm. Địa phương còn có cả UBND, Sở GD-ĐT và phòng GD-ĐT các quận, huyện,…”.

Quyền lựa chọn của phụ huynh: Hữu danh vô thực?

Phụ huynh chỉ có chưa đầy một năm để thực thi quyền chọn sách cho học sinh lớp 1 cùng với cơ sở giáo dục.

Theo ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie, Hà Nội, 2 đối tượng để hỏi ý kiến là học sinh và cha mẹ học sinh đều không khả thi. Bởi lẽ, trước tháng 3/2020 các cơ sở giáo dục phải chọn xong sách, nhưng học sinh lớp 1 của năm học 2020 – 2021 sớm nhất cũng phải đến tháng 8/2020 mới tựu trường.

Trong khi các đối tượng khác là học sinh hiện đang học lớp 1 đến lớp 5 của năm nay và cha mẹ của các học sinh này đều là những đối tượng này không tham gia vào việc học chương trình lớp 1 mới.

Vì vậy, giáo viên – những người trực tiếp sử dụng sách để giảng dạy – sẽ phải là người giúp hiệu trưởng lựa chọn.

Ông Khang cũng khẳng định: “Dù có chọn bộ sách nào để giảng dạy đi chăng nữa, nhà trường cũng sẽ trang bị đủ các bộ SGK để giáo viên có thể chắt lọc, tham khảo giá trị của từng cuốn và tạo thành bài giảng của riêng mình”.

Ai chi tiền mua sách mẫu?

Ngoài chuyện “ngóng” sách, một vấn đề nữa đặt ra là ai sẽ chi tiền cho những bộ sách mẫu để có thể lựa chọn: Nhà trường hay các nhà xuất bản? Bởi điều này vẫn chưa có quy định rõ ràng.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay giáo viên các trường sẽ phải đọc hết 32 đầu sách để tham mưu cho ban giám hiệu lựa chọn. Để kịp cho công tác tập huấn giáo viên, các trường sẽ phải đặt mua 32 đầu sách này.

Có thể TP.HCM quyết định sớm việc các trường chủ động trong việc mua sách, nhưng nhiều địa phương khác, các trường vẫn chung chung câu: vẫn chờ!Hiện Bộ GD-ĐT khôn có hướng dẫn cụ thể về việc này.Và đương nhiên cũng không có quy định các đơn vị làm sách phải cung cấp cho các trường bản mẫu sách.

Phương án tiết kiệm nhất mà Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ tại một cuộc họp gần đây là đưa tất cả bản mẫu lên mạng để mọi người được xem. Tuy nhiên, hướng đi này, theo đại diện Bộ GD-ĐT là không thể thực hiện do lo ngại về vấn đề bản quyền và sở hữu trí tuệ.

Thực tế, các nhà xuất bản và các đơn vị làm sách cũng khó có thể chấp thuận việc cung cấp bản mẫu sách miễn phí. Việc khả thi nhất có lẽ là các trường tự trang bị cho thư viện của mình tất cả bản mẫu của các bộ sách giáo khoa để giáo viên, phụ huynh, học sinh tham khảo.

Ông Lưu Đức Quang, giảng viên khoa Luật, Trường ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM, cho rằng, đây là chính sách của nhà nước nên khi lấy sách mẫu thì ngân sách phải chi trả. “Điều này nằm trong quy trình chọn sách giáo khoa nên nhà nước phải chịu trách nhiệm. Hơn nữa, để chống lợi ích nhóm thì tốt nhất là không dùng tiền của doanh nghiệp. Khi nào trường chọn được bộ sách cho mình thì họ mới thông báo kết quả để phụ huynh học sinh mua sách của NXB” – ông Quang nói.

Nhóm phóng viên giáo dục

Theo vietnamnet

"Bùng nhùng" lựa chọn sử dụng sách giáo khoa lớp 1

Bộ GD&ĐT không thực hiện mà chỉ tổ chức thẩm định các bộ sách giáo khoa do nhà xuất bản tự viết, in ấn và phân phối khiến nhiều người lo ngại rằng điều này vẫn mang tính độc quyền.

Bùng nhùng lựa chọn sử dụng sách giáo khoa lớp 1 - Hình 1

Từ năm học 2020 - 2021, các địa phương sẽ được lựa chọn SGK sử dụng tại địa phương mình. Ảnh: văn toán

Vừa viết sách, vừa in ấn là thể hiện sự độc quyền

Chỉ không lâu sau khi Bộ GD&ĐT công bố kết quả phê duyệt 32 SGK lớp 1 sẽ được sử dụng từ năm học 2020 - 2021, đã xuất hiện nhiều nghi vấn về câu chuyện vì sao Bộ GD&ĐT được WB cho vay khoản vay 16 triệu USD để viết sách, nhưng sau đó không thực hiện mà để các nhà xuất bản thực hiện(?). Bộ GD&ĐT cho rằng, khoản tiền không thực hiện viết sách sẽ đàm phán với WB để thực hiện các nội dung khác.

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết, 16 triệu USD trong kế hoạch không chỉ để biên soạn một bộ SGK mà còn biên soạn SGK song ngữ tiếng dân tộc thiểu số, dành cho việc chuyển một số SGK sang chữ nổi. Bộ GD&ĐT đang thảo luận với nhà tài trợ để thiết kế lại, tái phân bổ và chỉnh sửa sổ tay. Dự tính, nguồn tiền sẽ chi dùng để tái cấu trúc kinh phí dự án tiếp tục triển khai như chi một phần nhỏ cho chuyên gia quốc tế về SGK để xây dựng tài liệu hướng dẫn cũng như thẩm định SGK đảm bảo chất lượng; tập huấn giáo viên; tăng kinh phí mua sách cho thư viện vùng khó khăn...

Trong khi những lùm xùm xoay quanh câu chuyện viết, thẩm định SGK lớp 1 kéo dài trong suốt năm qua chưa ngã ngũ, thực tế thời gian cho năm học 2020 - 2021 cũng đã sắp sửa cận kề. Một vấn đề quan trọng, đó là các địa phương được lựa chọn như thế nào trong 32 bộ sách đã được phê duyệt cũng trở thành vấn đề nan giải. Bởi vẫn dưới danh nghĩa là các địa phương được lựa chọn bộ sách sử dụng cho địa phương mình trong số 32 bộ sách đã được phê duyệt có một nhà xuất bản chiếm đa số.

Không đồng tình với cách cho phép nhà xuất bản được thực hiện biên soạn, rồi in ấn SGK lớp 1, GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến khọc Việt Nam cho rằng, cách giải quyết của Bộ GD&ĐT trong thời gian qua là chưa thấu đáo nên người dân lo ngại chuyện độc quyền trong biên soạn, in ấn, phát hành SGK lớp 1. Cách mà Bộ GD&ĐT cho phép các nhà xuất bản được độc tôn trong in ấn, xuất bản sẽ dẫn đến người dùng phải mua sách của nhà xuất bản, trong khi giá cả thế nào sẽ do nhà xuất bản ấn định.

Không cẩn thận, học sinh bị loạn sách

Cũng theo GS.TS Phạm Tất Dong, Bộ GD&ĐT có tiền để viết SGK nhưng lại không viết mà để cho các nhà xuất bản viết, rồi người dân sẽ phải mua những sản phẩm đó. Đáng lẽ, Bộ GD&ĐT phải có một bộ sách riêng để nhân dân lựa chọn cạnh tranh với các đơn vị khác. Hoặc cho phép người dân, nhà trường khi chọn sách, có thể mua bản quyền, trả tác giả tiền, rồi tự tổ chức in ấn sách sao cho phù hợp kinh tế của địa phương. Thậm chí, nhà trường có điều kiện có thể tự in sách ra, phục vụ học sinh... không phải lúc nào cũng nhất thiết phải mua cả quyển sách, nhất là nội dung chỉ để tham khảo.

Chỉ ra một bất cập khác là hiện nay Bộ GD&ĐT đang "làm khó" địa phương, nhà trường trong lựa chọn SGK lớp 1, GS.TS Phạm Tất Dong cho biết, Bộ cho phép được tự chọn SGK, trong khi lựa chọn sách ra sao đến nay chưa có quy định cụ thể nào cả, đến nội dung các cuốn sách được phê duyệt ra sao chắc hẳn chưa ai biết để mà lựa chọn. Nếu được tự do lựa chọn, sẽ dẫn đến tình huống rắc rối đó là mỗi trường chọn một loại, hai trường cạnh nhau nhưng sử dụng hai bộ sách khác nhau... Thậm chí, một trường học có thể chọn bộ sách này, nhưng sau một học kỳ lại thấy không phù hợp, "sửa sai" bằng cách sang học kỳ lại thay lại sách.

"Khâu thẩm định để lựa chọn SGK nào phù hợp sử dụng tại địa phương cũng rất quan trọng. Trước tiên, phải loại bỏ tính độc quyền, lợi ích nhóm trong đó. Sau đó, khâu thẩm định phải rất tỷ mỉ, Hội đồng thẩm định tại địa phương trước tiên phải là các chuyên gia, những người giàu kinh nghiệm trong giáo dục, tiếp đến là những giáo viên, những người luôn theo sát học sinh, biết học sinh hiện nay cần những gì để từ đó lựa chọn những bộ sách phù hợp", PGS.TS Phạm Tất Dong chia sẻ.

Về vấn đề tổ chức lựa chọn SGK lớp 1 tại các địa phương, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết, Bộ đang xây dựng Thông tư để hướng dẫn thực việc lựa chọn SGK theo từng môn học, hoạt động giáo dục ở các cấp học. Trong hướng dẫn để các địa phương lựa chọn SGK sẽ có quy định, giao cho các thành viên hội đồng xây dựng tiêu chí; ở cấp trường phải tham khảo ý kiến của giáo viên trong trường, phụ huynh, để khi lựa chọn có sự đồng ý đạt đến mức nhất định thì mới công bố SGK được dùng.

Bộ GD&ĐT cho biết, dự kiến từ tháng 3 đến tháng 5/2020, các Sở GD&ĐT phối hợp nhà xuất bản tổ chức tập huấn sử dụng SGK cho các giáo viên triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1. Từ tháng 3 đến tháng 8/2020, các nhà trường tập huấn, nhà xuất bản triển khai chương trình in ấn và xuất bản. Bắt đầu từ năm học 2020 - 2021, sách giáo khoa lớp 1 Chương trình Giáo dục phổ thông mới sẽ chính thức được áp dụng trên phạm vi toàn quốc.

Theo giadinh,net

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Danh tính 8 nạn nhân tử vong trong vụ cháy chung cư ở TPHCMDanh tính 8 nạn nhân tử vong trong vụ cháy chung cư ở TPHCM
09:34:13 07/07/2025
TP HCM: Cháy chung cư Độc Lập ở phường Phú Thọ Hòa, 8 người tử vongTP HCM: Cháy chung cư Độc Lập ở phường Phú Thọ Hòa, 8 người tử vong
05:45:28 07/07/2025
Hai cuộc gọi cầu cứu của nạn nhân trong vụ cháy chung cư 8 người tử vong ở TPHCMHai cuộc gọi cầu cứu của nạn nhân trong vụ cháy chung cư 8 người tử vong ở TPHCM
13:56:24 07/07/2025
Bên trong hiện trường vụ cháy 8 người tử vong: Ô tô trơ khung, cửa sắt biến dạngBên trong hiện trường vụ cháy 8 người tử vong: Ô tô trơ khung, cửa sắt biến dạng
09:20:43 07/07/2025
Tài xế chất vải ven đường để sửa xe bị lật, người dân tưởng 'hàng bỏ' thi nhau lấyTài xế chất vải ven đường để sửa xe bị lật, người dân tưởng 'hàng bỏ' thi nhau lấy
18:15:53 07/07/2025
Bão số 2: Biển Đông có gió mạnh, sóng lớnBão số 2: Biển Đông có gió mạnh, sóng lớn
18:14:25 06/07/2025
Chủ tịch TPHCM đến hiện trường, chỉ đạo khắc phục vụ cháy làm 8 người tử vongChủ tịch TPHCM đến hiện trường, chỉ đạo khắc phục vụ cháy làm 8 người tử vong
09:08:16 07/07/2025
Lửa bao trùm thiêu rụi 5 phòng trọ sát đường lớn ở TPHCMLửa bao trùm thiêu rụi 5 phòng trọ sát đường lớn ở TPHCM
13:19:43 08/07/2025

Tin đang nóng

Vụ giả gái lừa tình gần 1.700 trai trẻ: Thân phận thật gây sốc, cơ quan chức năng cảnh báo về video nhạy cảmVụ giả gái lừa tình gần 1.700 trai trẻ: Thân phận thật gây sốc, cơ quan chức năng cảnh báo về video nhạy cảm
11:47:05 08/07/2025
Xuất hiện "vợ cũ" Châu Khải Phong, Thanh Trúc liền "dằn mặt" cực thâm thúyXuất hiện "vợ cũ" Châu Khải Phong, Thanh Trúc liền "dằn mặt" cực thâm thúy
12:34:41 08/07/2025
Tăng Duy Tân lộ bí mật 'chí mạng', có con riêng, 'lật thuyền' với Bích Phương?Tăng Duy Tân lộ bí mật 'chí mạng', có con riêng, 'lật thuyền' với Bích Phương?
09:45:07 08/07/2025
Chị tôi mất chưa đầy 1 tháng, anh rể đã rước người phụ nữ khác về nhưng sự thật đằng sau lại khiến ai cũng rơi nước mắtChị tôi mất chưa đầy 1 tháng, anh rể đã rước người phụ nữ khác về nhưng sự thật đằng sau lại khiến ai cũng rơi nước mắt
09:42:56 08/07/2025
Tiêm filler toàn thân: cô gái kêu gào, lộ bó cơ, bác sĩ vào cuộc mổ nghẹt thởTiêm filler toàn thân: cô gái kêu gào, lộ bó cơ, bác sĩ vào cuộc mổ nghẹt thở
13:39:30 08/07/2025
Từ "cái bóng sau lưng chồng" đến nữ đại gia nông nghiệp 26 nghìn tỷ: Cú lột xác ngoạn mục khiến cả showbiz "câm nín"Từ "cái bóng sau lưng chồng" đến nữ đại gia nông nghiệp 26 nghìn tỷ: Cú lột xác ngoạn mục khiến cả showbiz "câm nín"
11:19:33 08/07/2025
Vợ hot girl của Phan Văn Đức gây sốt với bikini gợi cảmVợ hot girl của Phan Văn Đức gây sốt với bikini gợi cảm
12:01:55 08/07/2025
Phương Mỹ Chi - Quang Hùng MasterD dính nghi án "hẹn hò", showbiz náo loạn!Phương Mỹ Chi - Quang Hùng MasterD dính nghi án "hẹn hò", showbiz náo loạn!
13:33:52 08/07/2025

Tin mới nhất

Texas chìm trong trận lũ kinh hoàng, cảnh báo thời tiết bị "tố" không hiệu quả!

Texas chìm trong trận lũ kinh hoàng, cảnh báo thời tiết bị "tố" không hiệu quả!

10:37:45 08/07/2025
Texas hứng chịu lũ quét lịch sử ngày 4/7, khiến hơn 80 người ra đi. Mưa kỷ lục 500-1.000 năm có một lần đã vượt xa dự báo. NWS bị lên án nhưng khẳng định cảnh báo kịp thời. Tổng thống Trump ban bố tình trạng thảm họa.
Nạn nhân quá tỉnh táo, kẻ giả danh nhân viên đăng kiểm lặn mất tăm

Nạn nhân quá tỉnh táo, kẻ giả danh nhân viên đăng kiểm lặn mất tăm

05:22:14 08/07/2025
Có những tình huống tưởng chừng như sẽ trở thành một vụ lừa đảo trót lọt, nhưng lại kết thúc đầy bất ngờ khi nạn nhân quá tỉnh táo khiến kẻ giả danh phải lặn mất tăm.
Nữ trưởng phòng của phường ở Đắk Lắk tử vong trong tư thế treo cổ

Nữ trưởng phòng của phường ở Đắk Lắk tử vong trong tư thế treo cổ

05:20:34 08/07/2025
Công an tỉnh Đắk Lắk đang điều tra nguyên nhân một nữ trưởng phòng vừa được phát hiện đã tử vong trong tư thế treo cổ tại nhà riêng.
Hà Nội quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các tuyến sông

Hà Nội quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các tuyến sông

04:43:11 08/07/2025
Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành và ủy ban nhân dân xã, phường tổ chức sử dụng các quy định về mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ đảm bảo hiệu quả; nếu có khó khăn, vướng mắc thì phản ánh về Sở Nông nghiệp và Môi trường để t...
Vụ Công ty C.P. bị 'tố' bán heo bệnh: Công an điều tra động cơ phát tán vụ việc

Vụ Công ty C.P. bị 'tố' bán heo bệnh: Công an điều tra động cơ phát tán vụ việc

19:21:54 07/07/2025
Chiều 7/7, tại buổi họp báo của Bộ Công an, đại diện Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (C05) cho biết thông tin liên quan đến vụ tố bán thịt heo bệnh tại Công ty C.P. Việt Nam.
Hiện trường vụ tai nạn khiến 2 vợ chồng tử vong tại chỗ, xe tải cháy trơ khung

Hiện trường vụ tai nạn khiến 2 vợ chồng tử vong tại chỗ, xe tải cháy trơ khung

19:10:53 07/07/2025
Vụ tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Cà Mau khiến hai vợ chồng tử vong tại chỗ, nhiều phương tiện bốc cháy và gây ùn tắc kéo dài.
Cảnh sát ở Hà Nội huy động ca nô cứu nữ sinh viên nhảy cầu Vĩnh Tuy

Cảnh sát ở Hà Nội huy động ca nô cứu nữ sinh viên nhảy cầu Vĩnh Tuy

18:59:50 07/07/2025
Chiều 7/7, đại diện Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an TP Hà Nội cho biết đơn vị vừa giải cứu thành công một cô gái đang chới với dưới dòng nước xiết.
Hộ dân lo lắng khi bún mua từ hàng quen chuyển thành màu đỏ

Hộ dân lo lắng khi bún mua từ hàng quen chuyển thành màu đỏ

18:26:23 07/07/2025
Một người dân ở TP Đà Nẵng cho biết đã mua bún ở quầy quen trong chợ. Đến tối, trong phần bún để phần người nhà, đặt nơi khô thoáng, nhiều sợi đã chuyển sang màu đỏ.
Vụ cháy chung cư 8 người mất: Hé lộ cuộc gọi cuối cùng, nhân chứng kể điều sốc

Vụ cháy chung cư 8 người mất: Hé lộ cuộc gọi cuối cùng, nhân chứng kể điều sốc

17:36:00 07/07/2025
Sáng 7/7, tại nhà tang lễ Bình Hưng Hòa, không khí tang thương bao trùm khi người thân các nạn nhân vụ cháy kinh hoàng tại chung cư Độc Lập, phường Phú Thọ Hòa (quận Tân Phú cũ) đêm 6/7, chờ nhận xác.
Vụ người bán trà đá xô xát cô gái chờ xe: hai bên tự giải tán vì lý do 'khó đỡ'

Vụ người bán trà đá xô xát cô gái chờ xe: hai bên tự giải tán vì lý do 'khó đỡ'

14:47:41 07/07/2025
Tối 6-7, Công an TP Hà Nội cho biết Công an phường Từ Liêm (Hà Nội) đang lập hồ sơ xử lý vụ việc cô gái bị người bán trà đá đuổi đi vì đứng vào chỗ bán hàng trên vỉa hè bến xe Mỹ Đình.
Hai chị em xin gia đình ra Hà Nội làm thêm rồi đột nhiên mất liên lạc

Hai chị em xin gia đình ra Hà Nội làm thêm rồi đột nhiên mất liên lạc

13:58:22 07/07/2025
Hai chị em H. xin phép gia đình bắt xe khách ra Hà Nội để làm thêm tại quán ăn. Tuy nhiên, sau khi đến Hà Nội, 2 em đột nhiên mất liên lạc với gia đình.
Vụ tai nạn khiến 2 vợ chồng tử vong tại chỗ, ô tô bốc cháy dữ dội

Vụ tai nạn khiến 2 vợ chồng tử vong tại chỗ, ô tô bốc cháy dữ dội

13:55:16 07/07/2025
Sau khi va chạm với xe máy khác, hai vợ chồng ở Cà Mau té ngã xuống đường, bị ô tô tải chạy từ hướng ngược lại cán phải, tử vong tại chỗ.

Có thể bạn quan tâm

Giá iPhone 17 có thể tăng mạnh

Giá iPhone 17 có thể tăng mạnh

Đồ 2-tek

15:16:21 08/07/2025
Phát biểu này đã lập tức tạo ra lo ngại về khả năng giá bán iPhone sẽ chịu tác động kép từ cả chi phí sản xuất gia tăng lẫn chính sách thương mại không ổn định.
Đệ nhất mỹ nhân Việt bị đạo diễn đòi cắt vai vì xấu ơi là xấu, sao tưởng nhan sắc được cả nước tung hô?

Đệ nhất mỹ nhân Việt bị đạo diễn đòi cắt vai vì xấu ơi là xấu, sao tưởng nhan sắc được cả nước tung hô?

Hậu trường phim

15:15:44 08/07/2025
Dù đã rút khỏi làng giải trí hơn một thập kỷ, tên tuổi cô vẫn luôn được khán giả nhắc đến với một sự tiếc nuối xen lẫn ngưỡng mộ.
Hà Môi tậu Mercedes "bạc tỷ", netizen tá hỏa soi ra chi tiết ai cũng sốc!

Hà Môi tậu Mercedes "bạc tỷ", netizen tá hỏa soi ra chi tiết ai cũng sốc!

Netizen

15:15:07 08/07/2025
Hà Môi khiến dân mạng sốc nặng. 22 tuổi đã tậu Mercedes-Benz bạc tỷ, từ học sinh tự lập đến chủ công ty, salon, hot TikToker cô gái Gen Z này đang làm cả mạng xã hội dậy sóng vì quá giỏi.
Nữ ca sĩ được cả nước nhận làm con gái ruột, mặc váy cô dâu tự tổ chức đám cưới 1 mình trên sân khấu

Nữ ca sĩ được cả nước nhận làm con gái ruột, mặc váy cô dâu tự tổ chức đám cưới 1 mình trên sân khấu

Nhạc quốc tế

15:11:57 08/07/2025
Cuộc đời Mai Diễm Phương là minh chứng buồn cho câu hồng nhan bạc mệnh - dù đạt đến đỉnh cao danh vọng, cô vẫn phải đối mặt với không ít khổ đau và bất hạnh, kể cả khi lâm chung.
Sao Việt 8/7: Nhã Phương khoe lưng trần gợi cảm

Sao Việt 8/7: Nhã Phương khoe lưng trần gợi cảm

Sao việt

14:55:20 08/07/2025
Nhã Phương tham dự show thời trang tại một khu nghỉ dưỡng sang trọng ở Hội An, Đà Nẵng. Nhã Phương được khen ngọt ngào tựa nàng thơ với đầm cổ yếm dập ly bay bổng.
Dịu dàng màu nắng - Tập 26: Nam bất ngờ vì Nghĩa bị từ chối

Dịu dàng màu nắng - Tập 26: Nam bất ngờ vì Nghĩa bị từ chối

Phim việt

14:51:56 08/07/2025
Trong trích đoạn giới thiệu Dịu dàng màu nắng tập 26, việc Xuân từ chối tình cảm của Nghĩa khiến Nam không khỏi bất ngờ.
BLACKPINK vướng tranh cãi lớn tại Hàn Quốc: Vé đắt nhưng không thấy nổi sân khấu

BLACKPINK vướng tranh cãi lớn tại Hàn Quốc: Vé đắt nhưng không thấy nổi sân khấu

Sao châu á

14:44:09 08/07/2025
Concert của BLACKPINK tại Hàn Quốc mới đây đã vướng phải làn sóng tranh cãi dữ dội từ khán giả, xoay quanh nhiều vấn đề gây tranh luận như chất lượng biểu diễn, cách tổ chức và phản ứng từ người hâm mộ.
Cường quốc công nghệ triển khai sáng kiến AI y tế mang tính đột phá

Cường quốc công nghệ triển khai sáng kiến AI y tế mang tính đột phá

Thế giới số

14:05:03 08/07/2025
Ý tưởng thiết lập một hộp cát pháp lý trong lĩnh vực y tế được đánh giá là một bước tiến đáng hoan nghênh, với tiềm năng thúc đẩy đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Israel.
Hình ảnh mới nhất của Cristiano Ronaldo sau khi vắng mặt ở đám tang Diogo Jota

Hình ảnh mới nhất của Cristiano Ronaldo sau khi vắng mặt ở đám tang Diogo Jota

Sao thể thao

13:55:43 08/07/2025
Cầu thủngười Bồ Đào Nha là Cristiano Ronaldo đang cùng bạn gái Georgina Rodriguez tận hưởng kỳ nghỉ trên du thuyền sang trọng ở Mallorca, Tây Ban Nha.
Top 7 xe sedan tiết kiệm nhiên liệu nhất năm 2025

Top 7 xe sedan tiết kiệm nhiên liệu nhất năm 2025

Ôtô

13:55:00 08/07/2025
Jetta 2025 có diện mạo mới, bảng điều khiển và màn hình cảm ứng được cải thiện, cùng các nút điều khiển khí hậu cảm ứng. Xe giữ nguyên động cơ 1.5 lít tăng áp 158 mã lực, mang lại hiệu quả nhiên liệu tốt hơn so với một số đối thủ.
Dâu trưởng bất trị của Beckham giờ gây chiến đến cả em út Harper 13 tuổi, quyết khiến nhà chồng tan tác?

Dâu trưởng bất trị của Beckham giờ gây chiến đến cả em út Harper 13 tuổi, quyết khiến nhà chồng tan tác?

Sao âu mỹ

13:54:48 08/07/2025
Trước nghi vấn phá hỏng sinh nhật của em gái chồng, Nicola Peltz liên tục đăng đàn khẳng định tình thân gắn bó, hạnh phúc của gia đình cô