“Giờ đọc hạnh phúc” tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa
Sáng 19-10, dự án “Giờ đọc hạnh phúc” đã về với thầy trò Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM).
Đây là dự án do Công ty Sách Anbooks sáng lập, với mong muốn truyền cảm hứng, niềm yêu thích đọc sách đến thầy cô giáo lẫn học sinh. Dự án có thời lượng 45 phút, với sự tham gia của các chuyên gia, đại sứ đọc, những người có ảnh hưởng trong xã hội quan tâm đến hoạt động đọc sách.
Trong chương trình, 3 diễn giả gồm: bà Ngô Phương Thảo, Giám đốc Anbooks; tác giả Lê Quỳnh Thư và MC Thanh Thảo Hugo đã lần lượt chia sẻ về lợi ích cũng như phương pháp đọc sách có hiệu quả.
Ngoài “Giờ đọc hạnh phúc” dành cho các em học sinh khối THCS và THPT, Công ty Sách Anbooks còn có thêm dự án “Tiết đọc hạnh phúc” dành cho khối tiểu học. Sau chương trình thử nghiệm tại Trường Tiểu học Lê Đức Thọ (quận Gò Vấp, TPHCM), vào ngày 26-10 tới đây, dự án “Tiết đọc hạnh phúc” sẽ tiếp tục đến với Trường Lê Quý Đôn – Quyết Thắng (TP Biên Hòa, Đồng Nai).
Khiến học trò sợ môn lịch sử đến mấy đều yêu, cô giáo làm cách nào?
'Ngày đầu tiên đi dạy, tôi ngỡ ngàng vì học trò thông minh nhanh nhạy quá, tôi không cho phép mình dạy trò theo cách quen thuộc giống như trước đây mình từng được học', cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên lịch sử kể.
Cô giáo lịch sử Huyền Thảo được nhiều học sinh yêu mến - ẢNH THÚY HẰNG
Không phải là đọc - chép, học thuộc lòng và trả bài như một cái máy, trong giờ học lịch sử, dù ở bậc học THCS hay THPT, cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên lịch sử Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM đều có cách để học trò là trung tâm của lớp học, được phát triển nhiều kỹ năng. Lịch sử không phải là một môn học khô cứng, thuộc lòng sáo rỗng như nhiều người nghĩ, nó là hơi thở cuộc sống, và học nó cũng để hoàn thiện, phát triển kỹ năng của con người ở xã hội hiện đại.
Video đang HOT
Học trò là trung tâm
Cô Thảo vừa bước vào lớp, học trò chào cô, trên bảng đã dán hàng chục câu hỏi lịch sử gắn liền với bài học, chờ được giải đáp. Bài học về quốc gia Ấn Độ, một trò hỏi: Vì sao tên nước Ấn Độ lại được đặt tên theo một con sông mà không phải gì khác?
Ngày học về Trung Quốc, trò viết: Tại sao sách giáo khoa lớp 7 nói thời nhà Đường phát triển rất thịnh vượng về mọi mặt, nhưng lớp 6 có nói, nhà Đường có chính sách cai trị người dân Việt Nam rất hà khắc. Tại sao sự thịnh vượng không đi kèm với sự hòa hữu trong các chính sách với Việt Nam ngày đó? Có trò còn thắc mắc rất nhiều về vấn đề hiện tại, những điều mà trong sách giáo khoa không có: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hiện nay tác động gì tới Trung Quốc?
Những câu hỏi học sinh đã dán sẵn lên bảng, đợi được giải đáp - ẢNH H.THẢO
Học trò thuyết trình trong giờ học
Học sinh dưới lớp chú ý lắng nghe, đặt câu hỏi phản biện - ẢNH H.THẢO
Học sinh say sưa học lịch sử trong thư viện nhà trường - ẢNH H.THẢO
"Học sinh ngày càng thông minh, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ hơn, các em sẽ không phục nếu giáo viên thua kém, do đó, chính mỗi nhà giáo như tôi cũng phải học từng giờ", cô Huyền Thảo nói.
Trong các tiết học, cô Huyền Thảo thường chia lớp thành các nhóm. Mỗi nhóm sẽ có các bạn xuất sắc hơn và những bạn chưa xuất sắc bằng, nhưng các bạn sẽ bổ trợ, trao đổi và cùng giúp nhau xuất sắc hơn.
Đọc sách và các tài liệu lịch sử, phản biện lại sách giáo khoa, đặt câu hỏi sao cho gợi mở, thể hiện tư duy, trí tuệ của người hỏi... là những việc làm quen thuộc với các học trò của cô Huyền Thảo.
Sau đó, các học trò được học cách xem bản đồ, từ bản đồ có thể trình bày một bài nói về một chủ đề lịch sử, trình bày một cuộc khởi nghĩa, kháng chiến... Đồng thời, các em sẽ đại diện cho từng nhóm, trả lời những câu hỏi từ phía giáo viên và các bạn. Thậm chí từ cách trò đứng trên bục giảng, chỉ tay, cảm ơn câu hỏi các bạn đặt cho hay tranh luận một cách văn minh, lịch sự... đều được cô Huyền Thảo chỉ dẫn trò tỉ mỉ.
Các học trò được học cách xem bản đồ, từ bản đồ có thể trình bày một bài nói về một chủ đề lịch sử, trình bày một cuộc khởi nghĩa, kháng chiến... - ẢNH H.THẢO
"45 phút mỗi giờ học của cô trò trôi qua sôi nổi, hứng thú. Có những phần đại diện nhóm thuyết trình và phản biện nhau đầy gay cấn, hấp dẫn. Giáo viên sẽ là giám khảo, điều tiết những cử chỉ, câu hỏi... của học trò đi quá phạm vi bài học. Khi được đặt là trung tâm của lớp học, các em được làm chủ những kiến thức của mình, các em sẽ tìm tòi, say mê đọc, học rất tự nhiên. Bạn sẽ không phải thúc ép các trò đọc sách, các em ấy cũng sẽ tự giác tới thư viện và say sưa đọc", cô Huyền Thảo chia sẻ.
"Ngày đầu tiên đi dạy tôi ngỡ ngàng vì học trò bây giờ thông minh, nhanh nhạy quá, tôi không cho phép mình dạy trò theo cách quen thuộc giống như trước đây mình từng được học. Tôi phải thay đổi. Niềm hạnh phúc của tôi là bất chợt nhận được những tin nhắn cảm ơn từ phụ huynh, họ chia sẻ, các con từ những người sợ môn lịch sử đã yêu quý môn này. Chính các em học sinh đã cho tôi được là một giáo viên như ngày hôm nay", cô Huyền Thảo nói về động lực để mình cố gắng từng ngày với cách dạy học đổi mới.
Học trò thuyết trình tự tin trong môn học lịch sử - ẢNH H.THẢO
Cô giáo tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm TP.HCM bày tỏ, với phương pháp này, mỗi giáo viên cũng phải đọc và học hỏi hằng giờ, hằng ngày cùng học trò, để có thể song hành và giải đáp rất nhiều những thắc mắc, trăn trở của học trò về môn học.
Đặc biệt trong bối cảnh ngày nay, học sinh ngày càng giỏi hơn, phản biện nhiều hơn, các em được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin hơn từ thế giới phẳng, buộc người giáo viên lịch sử cũng phải nâng cao mình mỗi ngày, thông thạo ngoại ngữ, công nghệ thông tin, giải đáp được những băn khoăn của học trò, để các em hiểu đúng và thêm yêu lịch sử Việt Nam.
Cô giáo đề xuất được dùng tập bản đồ trong thi lịch sử THPT
Cô Huyền Thảo cho biết, tập bản đồ các năm lớp 10, 11, 12 là một trong những tài liệu học tập môn lịch sử phổ biến ở cấp THPT. Đồng thời, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có tập huấn cho các giáo viên phương pháp vận dụng tài liệu trên trong quá trình giảng dạy, học tập môn lịch sử.
Theo cô Huyền Thảo, từ cuốn tập bản đồ này, học sinh được học cách đọc bản đồ, được thuyết trình các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, nắm được các thông tin về các sự kiện quan trọng...
Một phần trong cuốn tập bản đồ, tài liệu học tập lịch sử của các em học sinh mỗi giờ lên lớp - ẢNH H.THẢO
"Với môn địa lý, trong kỳ thi THPT thì Atlat là tài liệu được cho phép mang vào phòng thi. Từ cuốn Atlat, nắm vững cách đọc bản đồ, biểu đồ, học sinh cũng có thể đạt ít nhất 5 điểm dễ dàng. Trong khi đó, các năm qua, điểm thi lịch sử kỳ thi tốt nghiệp THPT thấp, học sinh phải học một khối lượng kiến thức rất lớn để đi thi, từ đó có tâm lý sợ học, sợ thi môn lịch sử. Vậy thì tại sao chúng ta không cho phép thí sinh được sử dụng tập bản đồ vào thi lịch sử ở kỳ thi THPT?", cô giáo giúp nhiều học sinh yêu môn lịch sử hơn đề xuất.
Giáo viên chủ động triển khai chương trình phổ thông mới Chương trình GDPT mới đã "giao quyền" nhiều hơn cho giáo viên trong chủ động tổ chức lớp học. Vì vậy, cần thời gian đánh giá, phụ huynh không nên lo lắng tạo thêm áp lực cho giáo viên. Ảnh minh họa Xung quanh phản ánh của phụ huynh về thiết kế môn Tiếng Việt của chương trình giáo dục phổ thông (GDPT)...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Mặc kệ mâu thuẫn giữa mình và mẹ chồng, tôi vẫn để chồng đưa con về thăm ông bà, thế nhưng bà lại cho rằng tôi mưu đồ với nhà chồng
Góc tâm tình
05:03:41 19/05/2025
Phim 18+ ngập cảnh nóng nhận tràng pháo tay 9 phút ở Cannes 2025, nữ chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay Oscar
Phim âu mỹ
23:48:29 18/05/2025
Clip viral: Quốc bảo nhan sắc bị ngó lơ ở thảm đỏ Cannes 2025, pose dáng với máy hút bụi trước hàng trăm người
Hậu trường phim
23:46:01 18/05/2025
NSND Quang Thọ hát live với dàn nhạc ở tuổi 75 khiến khán giả nể phục
Nhạc việt
23:22:43 18/05/2025
Công an TP.HCM bắt 2 nghi phạm cho sinh viên vay nặng lãi lên đến 360%/năm
Pháp luật
23:13:21 18/05/2025
Nói xấu nhau trên Facebook, 2 nữ sinh gọi nhiều bạn bè tham gia hỗn chiến
Tin nổi bật
23:13:19 18/05/2025
Thanh Huế: 'Có người nói mặt tôi chỉ hợp đóng vai hư hỏng, ăn chơi'
Sao việt
22:49:00 18/05/2025
Cẩm Ly bật khóc khi nhìn ảnh một ca sĩ qua đời năm 41 tuổi vì đột quỵ
Tv show
22:45:36 18/05/2025
Justin Bieber bị nghi gia nhập giáo phái gây tranh cãi
Sao âu mỹ
22:41:12 18/05/2025
Lộ thông tin gây tranh cãi về cuộc "hẹn hò" bí mật của IU và nam thần V (BTS)
Sao châu á
22:26:34 18/05/2025