“Giờ học thay đổi, không biết phải đón con như thế nào?”
Ngày mai 1/2, các trường học của 12 quận huyện thuộc địa bàn thủ đô bắt đầu áp khung giờ mới do UBND thành phố ban hành. Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều trường học cũng như các phụ huynh bày tỏ những bất cập của việc điều chỉnh giờ học này.
Băn khoăn vì những điểm bất hợp lý
Theo công văn của Sở GD-ĐT Hà Nội gửi các đơn vị trường học, với HS các trường Mầm non, Tiểu học, THCS: Thời gian bắt đầu lớp học buổi sáng từ 8h và kết thúc lớp học chiều vào 17h. HS, SV các trường THPT, ĐH, học viện, CĐ, Trung cấp Chuyên nghiệp và dạy nghề: Thời gian bắt đầu học buổi sáng từ trước 7h hàng ngày; kết thúc giờ học buổi chiều sau 19h hàng ngày. Với việc quy định cứng như thế này đã khiến lãnh đạo nhiều trường, đặc biệt là các trường THPT, băn khoăn vì những điểm bất hợp lý.
Không được tự ý định ra các giờ học trái quy định Chiều ngày 31/1, Sở GD-ĐT Hà Nội đã có thông báo nhấn mạnh tới các đơn vị giáo dục là không được tự ý định ra các giờ học trái quy định của văn bản chỉ đạo điều chỉnh giờ làm việc và giờ học tập của thành phố và của ngành GD-ĐT. Đối với những trường học 2 ca, giờ học buổi chiều với trường Mầm non, Tiểu học và THCS báo cáo với phòng GD-ĐT và UBND quận, huyện. với các trường THPT, TCCN, CĐ, TTGDTX, TTGDKTTH-HN báo cáo về Sở đồng thời căn cứ vào số tiết học của thời khóa biểu để định ra giờ học tiết 1 buổi chiều cho phù hợp đảm bảo khi tan học đúng giờ quy định của thành phố và Sở GD-ĐT Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cho biết, hiện tại mới có phòng GD-ĐT huyện Thanh Trì, quận Cầu Giấy, Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm và các trường TC sư phạm Nhà trẻ mẫu giáo, THPT Nguyễn Gia Thiều, Lý Thường Kiệt báo cáo về phương án đổi giờ học.
Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm – hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, với quy định “rập khuôn” như vậy khiến các trường không biết phải thực hiện như thế nào đối với buổi học không phải là chính khóa.
Thầy Lâm cho rằng, đối với cấp THPT thì chỉ học một buổi, buổi còn lại thì các em có thể học thêm ở trường, hoặc học các môn hỗ trợ kỹ năng… Thông thường các buổi học như vậy chỉ kéo dài khoảng 1-2 tiếng và chia thành các ca. Kết thúc ca thì các em phải rời lớp để nhường cho các bạn học ca tiếp theo. Như vậy sẽ có những HS kết thúc việc học tập sớm chẳng nhẽ lại yêu cầu các em ngồi lại đến 19h mới về.
“Nếu là buổi học chính khóa thì chúng tôi có thế cố gắng để bố trí cho phù hợp. Còn đối với buổi học không chính khóa thì quy định quá gây khó khăn cho chúng tôi. Bên cạnh đó nếu đang học mà mất điện thì trường cũng chẳng biết xoay sở thế nào” – TS Lâm nhấn mạnh.
Đồng quan điểm trên, cô Hải – phó hiệu trưởng Trường THPT Đoàn Kết (Q. Hai Bà Trưng) lo lắng: “Mùa này trời tối rất nhanh nên việc để cho các em tan học vào lúc 19h là điều rất nguy hiểm. Hơn nữa, không phải cung đường nào cũng an toàn và có đèn cao áp. Tôi không biết khi nghiên cứu lịch thay đổi giờ học những người nghiên cứu có tính đến việc này hay không”.
So với cấp THPT thì ở bậc mầm non, tiểu học và THCS có vẻ yên tâm hơn với lịch thay đổi giờ học. Điều mà các cấp học này lo lắng đó là việc các bậc phụ huynh có bố trí kịp thời gian để đến đón con hay không.
Video đang HOT
Một số giáo viên đang dạy ở các trường THPT có con nhỏ theo học ở bậc tiểu học và THCS bày tỏ: “Với lịch thay đổi như quy định thì vợ chồng chúng tôi phải làm việc đến 19h, trong khi đó con lại tan trường lúc 17h. Như vậy không biết phải đón con như thế nào”.
Theo cô Phạm Thị Yến – hiệu trưởng Trường tiểu học Thành Công B, trường đã hoàn thành các phương án để thông báo cho cha mẹ HS. Việc điều chỉnh giờ dẫn đến giáo viên phải làm thêm giờ so với bình thường nhưng chưa biết là có chế độ thêm hay không. Tuy nhiên trước mắt trường phải nghiêm túc thực hiện theo quy định.
Nhiều phụ huynh lo lắng không biết phải sắp xếp thời gian làm việc thế nào để đón con khi tan học.
Nhiều trường ĐH, CĐ đứng ngoài cuộc
Trong khi các trường mầm non và phổ thông đang khẩn trương đưa ra các phương án cùng như thay đổi lịch trình làm việc tuân thủ theo quy định khung giờ mới thì các trường ĐH, CĐ khá “thờ ơ”. Sở dĩ có hiện tượng này là số lượng các trường ĐH, CĐ chịu sự quản lý trực tiếp của UBND thành phố Hà Nội chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Trong khi đó các trường chịu sự quản lý của các Bộ, Ngành khác thì vẫn chưa nhận được công văn hay quy định nào về sự điều chỉnh.
Lãnh đạo Phòng đào tạo trường ĐH Ngoại thương Hà Nội cho biết: “Đối với các trường ĐH thì việc thực hiện theo khung giờ quy định là không thể bởi tính đặc thù riêng. SV có thể học ca sáng, ca chiều, học một hoặc vài tiết… Khi kết thúc buổi học thì tất nhiên các em phải ra về. Hiện tại trường đang áp dụng khung giờ vào học từ 6h45 và kết thúc vào lúc khoảng 17h”.
Dưới góc độ khác, lãnh đạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chia sẻ thêm, việc thực hiện giờ bắt đầu vào học thì các trường ĐH, CĐ có thể tuân thủ để áp cùng một khung. Còn việc tan học thì không thể thực hiện được bởi không phải trường nào cũng đủ phòng, lớp nên việc chia ca, kíp là điều tất yếu.
Việc nhiều trường ĐH, CĐ không “mặn mà” tham gia vào khung giờ mà UBND thành phố Hà Nội ban hành đã đặt ra bài toán nan giải trong giải quyết ùn tắc giao thông bởi số lượng SV theo học ở các trường trong nội thành là rất lớn. Bên cạnh đó, khá nhiều SV đều có phương tiện đi lại cá nhân nên mật độ tham gia giao thông của đối tượng này cao hơn rất nhiều so với các cấp học phổ thông.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Hiệp Thống – phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cũng bày tỏ: “Đối với các trường thuộc sự quản lý của UBND thành phố thì chúng tôi đã có văn bản kiến nghị lên để đảm bảo làm sao các trường đồng bộ về khung thời gian học tập. Hiện tại chúng tôi thực hiện đúng theo văn bản của UBND thành phố ban hành. Còn trong quá trình thực hiện xuất hiện các tình huống cụ thể lúc đó sẽ có sự điều chỉnh hợp lý”.
Mặc dù ngày mai việc điều chỉnh giờ học mới được thực hiện. Song ngay trong quá trình các trường tiến hành họp để lên phương án phù hợp đã thấy không ít sự bất cập. Không những thế ngay cả các bậc phụ huynh cũng rơi vào tâm trạng bất an bởi với việc con cái họ tan trường vào lúc 19h mà đi xe buýt về nhà thì không biết lúc nào các em mới được ăn uống, nghỉ ngơi để sáng hôm sau bắt đầu buổi học vào lúc 7h.
“Nhà tôi ở quận Long Biên, cháu là học sinh lớp 10 Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam. Thời gian học vào các buổi chiều, nếu tan học lúc 19h hàng ngày đón được xe buýt (3 tuyến) về đến nhà cũng đã 21h vậy thời gian ăn tối và nghỉ ngơi là không có. Nếu muốn con về sớm một chút bố mẹ thay nhau đón thì giờ tan làm từ 17h, vậy là ngồi chơi đến 19h để đón con, nếu về nhà thì không nấu kịp bữa tối lại phải dắt xe đi đón con.” – một bậc phụ huynh phân tích.
Tăng chuyến lượt các tuyết xe buýt nhanh
Nguyễn Hùng
Theo dân trí
Gian nan đường hòa nhập
Chỉ 10% - 15% trẻ tự kỷ bị bệnh nặng có thể chuyển sang khuyết tật trí tuệ, số còn lại đều có thể trở thành người bình thường nếu được giáo dục trong môi trường hòa nhập từ nhỏ.
Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết năm học 2011 -2012, TP Hà Nội có hơn 1.000 trẻ tự kỷ đang học cấp tiểu học. Thực tế, con số này còn phải lớn hơn nhiều và tốc độ tăng nhanh đang khiến việc giáo dục hòa nhập trong các trường học trở nên khó khăn.
Giáo viên năn nỉ chuyển trường
Khi con chưa đầy 1 tuổi, chị Hải Vân (ngụ quận Hai Bà Trưng) phát hiện đứa con gái mắc chứng tự kỷ. Hiểu việc con mình có thể trở thành bình thường nếu được hòa nhập từ nhỏ, chị tìm đến nhiều trường xin học cho con nhưng việc hòa nhập với các bạn ở trường không hề đơn giản.
Có những trường từ chối với lý do cơ sở vật chất và hiểu biết của giáo viên đối với hội chứng này còn hạn chế, không thể chăm sóc tốt cho cháu. Có trường nhận rồi nhưng vì đi học vài hôm, thấy cháu quậy phá các bạn không học được, phụ huynh đồng loạt yêu cầu nhà trường phải có biện pháp nên cô giáo lại đành thưa chuyện với chị, năn nỉ chuyển trường khác cho con.
Bà Nguyễn Thị Thanh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ giáo dục trẻ đặc biệt Trường CĐ Sư phạm Trung ương 3, cho rằng trẻ tự kỷ có nhiều cấp độ. Chỉ có 10%-15% bị bệnh nặng có thể chuyển sang khuyết tật trí tuệ, còn lại đa số đều có thể trở thành người bình thường nếu được giáo dục trong môi trường hòa nhập từ nhỏ. Tuy nhiên, trên thực tế, đường đến trường của trẻ tự kỷ không hề dễ dàng.
Chính ông Phạm Xuân Tiến, Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học Sở GD-ĐT TP Hà Nội, cũng thừa nhận việc dạy trẻ tự kỷ ở Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn. Công việc này đòi hỏi giáo viên phải vừa có chuyên môn cao vừa có tinh thần trách nhiệm và tình thương con trẻ. Thêm vào đó, phải có sự phối hợp của nhiều bên, giữa phụ huynh với giáo viên và các nhà chuyên môn hiểu biết về hội chứng này.
Đặc biệt, việc nhận trẻ khuyết tật vào lớp sẽ khiến giáo viên gặp rất nhiều áp lực. Việc đánh giá chất lượng hiện nay dựa trên tỉ lệ bao nhiêu học sinh khá, giỏi trong lớp, các giáo viên luôn nhìn vào nhau để cố gắng không thua kém đồng nghiệp nên có thêm một học sinh trung bình là điều không ai muốn.
Ông Lê Văn Tạc, Giám đốc Trung tâm Giáo dục đặc biệt Viện Khoa học Giáo dục, cho rằng phải thay đổi cách đánh giá thì giáo viên mới có thể bớt áp lực trong việc nhận học sinh tự kỷ vào lớp mình.
Trường Tiểu học Yên Hòa (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) là một trong những cơ sở phối hợp tốt với phụ huynh trong giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ.
Cùng con đến lớp
Tại cuộc hội thảo đầu tiên về giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ cấp tiểu học vừa được Sở GD-ĐT TP Hà Nội tổ chức, ông Phạm Xuân Tiến cho biết đã đề nghị tất cả các trường phải tạo điều kiện tiếp nhận trẻ tự kỷ.
Bà Đỗ Thị Kim Loan, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yên Hòa, quận Cầu Giấy, chia sẻ rằng 3 năm nay trường đã tiếp nhận học sinh tự kỷ. Với những trường hợp này, các cô giáo phải phối hợp rất chặt chẽ với phụ huynh để giáo dục trẻ. Thậm chí, những lúc cần thiết, phụ huynh phải đến trường cùng con vì trẻ không kiểm soát được mình, quậy phá không cho các bạn học hoặc thích ngủ thì ngủ, muốn chơi là chơi.
Anh Lê, phụ huynh có con đang học lớp 1 tại Trường Tiểu học Dịch Vọng B, quận Cầu Giấy, cho biết để giúp con hòa nhập tốt hơn với các bạn, gia đình phải nhờ thêm một cô giáo am hiểu về tự kỷ đến trường cùng con để hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm trong giờ lên lớp.
Kèm cặp học sinh tự kỷ
Bà Nguyễn Thị Minh Xuyến, Phó trưởng Phòng Giáo dục quận Cầu Giấy, cho biết quận này có 105 học sinh mắc chứng tự kỷ đang theo học tại các trường tiểu học.
Hiện quận đã áp dụng hình thức đưa giáo viên chuyên biệt hỗ trợ kèm cặp học sinh tự kỷ học tại các trường tiểu học cùng giáo viên chủ nhiệm.
Phòng GD-ĐT quận đã kết hợp với Trường Mầm non Ngôi Sao Sáng (trường chuyên nhận trẻ đặc biệt) để các cô giáo mầm non theo các em vào học lớp 1, giúp các em thích nghi với điều kiện học tập mới cũng như hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm có phương pháp giáo dục thích hợp.
Phương pháp này đã được khẳng định là rất hiệu quả khi có tới 7/8 học sinh lớp 1 của Trường Tiểu học Mai Dịch được lên lớp 2 năm học 2011-2012.
Cũng trong năm học này, Trường Tiểu học Mai Dịch tiếp nhận thêm 7 trường hợp nữa vào lớp 1.
Theo NLĐ
Bất hợp lý đào tạo hướng dẫn viên Có những bất hợp lý về việc cấp thẻ và công nhận sự chuyên nghiệp của một hướng dẫn viên (HDV) du lịch. Cần thay đổi quy định về việc cấp thẻ đối với HDV quốc tế - Ảnh: Đào Ngọc Thạch Học 3 tháng trở thành HDV Theo Thông tư 89/2008 của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, những...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

"Đứa trẻ vàng" của ngành âm nhạc bị chê không có tố chất, nhảy đơ cứng như robot
Nhạc quốc tế
12:58:58 03/05/2025
Nữ ca sĩ Việt lộ ảnh bí mật ăn hỏi nhưng không ai tin, hoá ra vì hành động này của chú rể
Sao việt
12:55:44 03/05/2025
Vừa kết hôn, nam thần Địa Ngục Độc Thân tiếp tục bị réo gọi trong scandal của cô gái ồn ào nhất hiện nay
Sao châu á
12:52:30 03/05/2025
Cách nấu món ăn từ 3 loại rau bổ gan, sáng mắt, mỗi tuần nên chế biến một lần
Ẩm thực
12:45:17 03/05/2025
Phân khúc môtô phân khối lớn ngày càng khốc liệt tại Việt Nam
Xe máy
12:42:12 03/05/2025
Bảng giá ô tô KIA mới nhất tháng 5/2025
Ôtô
12:38:23 03/05/2025
Khắc phục lỗi bị nhảy khoảng trắng trong Word nhanh chóng
Thế giới số
12:14:44 03/05/2025
4 lý do vì sao bạn không nên mua điện thoại thông minh mới mỗi năm
Đồ 2-tek
12:06:18 03/05/2025
Tham nhặt drone 30/4: không giao nộp công khai rao bán, nguy cơ 'bóc lịch'
Tin nổi bật
12:04:06 03/05/2025
Những sai lầm gây tổn thương da khi tẩy tế bào chết
Làm đẹp
12:01:23 03/05/2025