Giới chuyên gia cảnh báo giá ngũ cốc tăng cao trong dài hạn
Xung đột Nga-Ukraine có thể khiến giá ngũ cốc trong dài hạn tăng 7% trong khi những nước khác tăng cường sản xuất ngũ cốc để bù đắp nguồn cung thiếu hụt lại làm gia tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Đây là nội dung được đưa ra trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Food ngày 19/9.
Thu hoạch lúa mì trên cánh đồng ở Stavropol, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhóm nhà khoa học tại Mỹ và Uruguay đã mô hình hóa tác động mà xung đột có thể gây ra đối với giá lúa mì và ngô trong 12 tháng tới, cũng như xem xét nhiều kịch bản khác nhau. Theo đó, nghiên cứu phát hiện nếu kim ngạch xuất khẩu ngũ cốc của Nga giảm 50% và xuất khẩu của Ukraine cũng giảm đáng kể trong thời gian trên, giá ngô sẽ tăng 4,6% và giá lúa mì sẽ tăng 7,2%, dù giả định rằng các nhà xuất khẩu khác có thể bù đắp lượng thiếu hụt ngũ cốc của hai nước. Nhóm nghiên cứu cho rằng giá ngũ cốc sẽ tiếp tục tăng chừng nào hoạt động xuất khẩu của Nga và Ukraine vẫn bị hạn chế.
Để bù đắp lượng ngũ cốc thiếu hụt, nghiên cứu cho rằng các nhà sản xuất ngũ cốc lớn khác trên thế giới cần tăng đáng kể diện tích trồng ngũ cốc. Theo mô hình dự báo, nếu Ukraine dừng toàn bộ hoạt động xuất khẩu ngũ cốc, Australia sẽ cần tăng 1%, Trung Quốc cần tăng 1,5%, Liên minh châu Âu (EU) tăng 1,9% và Ấn Độ cần tăng 1,2% diện tích trồng lúa mì. Tuy nhiên, nghiên cứu cho rằng việc thay đổi mục đích sử dụng đất này sẽ gây ra lượng khí thải tương đương với hơn 1 tỷ tấn CO2 vào bầu khí quyển.
Ông Jerome Dumortier, tác giả nghiên cứu tại Trường Các vấn đề công và môi trường thuộc Đại học Indianapolis, Mỹ, nhấn mạnh việc mở rộng diện tích trồng trọt kéo theo tăng phát thải khí carbon. Trong khi đó, hạn hán xảy ra tại Nam Mỹ, châu Âu và Trung Quốc, cùng với nhiều nước áp đặt biện pháp hạn chế xuất khẩu. Hiện chưa rõ liệu các nhà sản xuất ngũ cốc khác có thể đáp ứng nhu cầu của toàn cầu hay không. Trong bối cảnh này, ông Dumortier cho rằng giá ngũ cốc có thể tăng, thậm chí cao hơn so với mức dự báo của nghiên cứu.
Trước xung đột, Nga và Ukraine là hai nước xuất khẩu lúa mì lớn trên thế giới, chiếm khoảng 28% nguồn cung lúa mì toàn cầu. Xung đột xảy ra từ cuối tháng 2 năm nay khiến mùa màng tổn thất, cảng biển bị phong tỏa, các lệnh trừng phạt được áp đặt khiến giá ngũ cốc tăng trong ngắn hạn và làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng lương thực. Số liệu của tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho thấy giá thực phẩm hiện tăng cao hơn 10% so với giá cách đây một năm.
Video đang HOT
Tháng 7 vừa qua, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cảnh báo xung đột Nga-Ukraine cùng với tác động kéo dài do COVID-19 gây ra đối với thương mại sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu chưa từng có. Dù Nga và Ukraine đã ký các thỏa thuận do Thổ Nhĩ Kỳ và LHQ bảo trợ hồi tháng 7 nhằm nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc. Tuy nhiên, giới chuyên gia vẫn lo ngại xung đột có thể khiến giá thực phẩm tăng trong nhiều năm tới.
Thị trường hàng hoá diễn biến trái chiều, lực mua mạnh xuất hiện ở cuối phiên
Đóng cửa ngày giao dịch 04/08, thị trường hàng hoá cho thấy những diễn biến trái chiều. Tuy nhiên, lực mua mạnh hơn vào cuối phiên đã giúp chỉ số MXV-Index tăng nhẹ 0,1% lên mức 2.553,99 điểm, kết thúc chuỗi giảm 3 phiên liên tiếp trước đó.
Nông sản là nhóm dẫn dắt đà tăng trên thị trường khi toàn bộ 7 mặt hàng trong nhóm kết phiên trong sắc xanh. Trong khi đó, chỉ số MXV-Index Năng lượng là nhóm duy nhất giảm điểm trước sự lao dốc mạnh của giá xăng dầu. Giá trị giao dịch toàn Sở suy yếu nhẹ, ghi nhận ở mức hơn 3.700 tỷ đồng.
Nhóm nông sản và nguyên liệu công nghiệp đón nhận lực mua tích cực
Kết thúc phiên giao dịch ngày 04/08, thị trường nông sản đồng loạt hồi phục mạnh mẽ.
Khô đậu tương là mặt hàng dẫn đầu đà tăng với mức tăng vọt lên tới 5,68%. Trong báo cáo Bán hàng xuất khẩu - Export Sales, bán hàng khô đậu tương niên vụ 2021/22 trong tuần kết thúc ngày 28/07 đã đạt mức gần gấp 6 lần so với báo cáo trước. Theo Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), điều này đang phản ánh phần nào nhu cầu tăng mạnh đối với khô đậu Mỹ trong thời gian gần đây, nhất là trong bối cảnh EU đẩy mạnh nhập khẩu thức ăn chăn nuôi. Những số liệu trên đã hỗ trợ mạnh đến giá khô đậu và gián tiếp thúc đẩy giá đậu tương.
Đối với dầu đậu, dù đóng cửa trong sắc xanh do được hưởng lợi từ diễn biến đậu tương, tuy nhiên, việc khô đậu bật tăng mạnh cũng tạo áp lực trái chiều lên giá dầu đậu tương. Bên cạnh đó, tình hình nguồn cung dầu thực vật nới lỏng hơn do những chính sách nới lỏng xuất khẩu dầu cọ của Indonesia cũng là nguyên nhân khiến đây là mặt hàng tăng yếu nhất nhóm nông sản.
Thời tiết khô hạn hiện đang là mối đe dọa đối với mùa màng tại một số bang gieo trồng lớn ở Midwest, nơi sản xuất tới 80% khối lượng đậu tương và ngô Mỹ. Nhiều chuyên gia nhận định rằng năng suất mùa vụ năm nay sẽ không đạt được mức dự báo mà Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) đưa ra. Lo ngại về sản lượng bị ảnh hưởng đã giúp giá đậu tương lấy lại sắc xanh sau 3 phiên giảm liên tiếp và giá ngô cũng đóng cửa với mức tăng 1,68%.
Tương tự như diễn biến của ngô, giá lúa mì cũng trải qua một phiên giao dịch khởi sắc khi hồi phục trở lại từ mức thấp nhất trong vòng 6 tháng qua. Việc Nhật Bản và Đài Loan mua các đơn hàng lúa mì của Mỹ với khối lượng 50.910 tấn và 122.103 tấn trong các cuộc đấu thầu quốc tế cho thấy triển vọng tích cực về nhu cầu nhập khẩu và thúc đẩy giá lúa mì CBOT.
Trên thị trường nguyên liệu công nghiệp, lo ngại nguồn cung trong ngắn hạn tiếp tục thu hẹp đang là yếu tố chính thúc đẩy đà tăng mạnh 2,17% của cà phê Arabica trong phiên hôm qua. Cụ thể, tồn kho đạt chuẩn Arabica trên Sở ICE US giảm mạnh 29,202 bao (60kg), xuống 665.933 bao, mức thấp nhất trong vòng gần 23 năm trở lại đây. Cùng với đó là sản lượng trong tháng 07 sụt giảm tại 2 quốc gia sản xuất và xuất khẩu Arabica hàng đầu thế giới, Colombia và Honduras, đã đẩy giá Arabica về mức 219,30 USD. Bên cạnh đó, đồng Real phục hồi sau 2 phiên suy yếu trước đó đã hạn chế lực bán từ nông dân Brazil và hỗ trợ cho giá.
Giá dầu gặp áp lực trước lo ngại về nhu cầu suy yếu
Sắc đỏ tiếp tục duy trì trên thị trường dầu thô trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ đang có xu hướng chậm lại ngày một rõ ràng. Giá dầu WTI đánh mất mốc 90 USD với mức giảm 2,34%, về 88,54 USD/thùng. Giá dầu thô Brent cũng giảm 2,75% về 94,12 USD/thùng. Cả hai mặt hàng dầu thô đang ở trong vùng giá thấp nhất trong gần 6 tháng.
Theo MXV, thị trường vắng bóng các chất xúc tác mới có khả năng gây ảnh hưởng lên giá, nên các nhà đầu tư tiếp tục hấp thụ các tác động tiêu cực từ báo cáo tuần của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA). Mức tiêu thụ xăng trung bình trong bốn tuần của Mỹ, thước đo tốt nhất cho nhu cầu của nước này, hiện đã giảm về 8,59 triệu thùng/ngày, thấp hơn 1 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước.
Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) hôm qua cũng đã tiến hành tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản nhằm kiềm chế lạm phát leo thang. Tuy nhiên, đợt tăng lãi suất mạnh nhất trong vòng 27 năm có thể khiến cho nền kinh tế Anh rơi vào suy thoái, và kéo theo nhu cầu tiêu thụ dầu cũng bị ảnh hưởng.
Dữ liệu vĩ mô cuối tuần sẽ tác động mạnh đến thị trường hàng hoá
Trong bối cảnh giá các mặt hàng trên thị trường hàng hoá, đặc biệt là hai nhóm năng lượng và kim loại phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiêu thụ trong thời gian gần đây, thị trường tiếp tục chờ đợi thêm các thông tin nhằm đánh giá tình hình sức khoẻ của nền kinh tế. Tối nay, báo cáo bảng lương phi nông nghiệp sẽ cho các nhà đầu tư những manh mối về thị trường lao động, một trong các thước đo quan trọng nhằm đánh giá về mức độ rủi ro về suy thoái kinh tế.
MXV cho biết, giá dầu và kim loại là những mặt hàng thường có biến động rất lớn khi những dữ liệu này được công bố. Trong thời gian gần đây, dầu thô có xu hướng chịu sức ép do lo ngại về tăng trưởng chậm lại sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu về dầu hơn là những rủi ro về nguồn cung. Nếu như dữ liệu việc làm tiêu cực, cụ thể, số người có việc ngoài ngành nông nghiệp thấp hơn hoặc dao động quanh mức dự báo 250.000, tương đương với mức giảm hơn 100.000 so với tháng 6, giá các mặt hàng đặc biệt là nhóm năng lượng và kim loại sẽ gặp áp lực trước bức tranh tăng trưởng tiêu cực.
Hàng không với nỗ lực 'làm sạch bầu trời' Lượng khí thải từ hàng trăm nghìn chuyến bay trên bầu trời mỗi ngày đang ảnh hưởng xấu đến môi trường, đặt ra bài toán ngành Hàng không phải có những phương thức vận tải thay đổi để hạn chế tác động của biến đổi khí hậu. Mục tiêu chống biến đổi khí hậu Theo số liệu của Cục Hàng không Việt Nam,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bộ Ngoại giao thông tin vụ 4 người Việt tử vong ở Đài Loan

Vụ gần 600 loại sữa giả: Vì sao việc quy trách nhiệm trở nên mơ hồ?

Vụ cá bò hòm giá 3,5 triệu đồng/kg tại Nha Trang: Xác định nhiều vi phạm

Chủ tịch nước Lương Cường chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Thanh Tâm

TP.HCM: Tai nạn giữa ô tô công nghệ và xe tải, tài xế mắc kẹt trong xe

Bị chặn đầu xe, bẻ cần gạt nước, tài xế ô tô chỉ im lặng ghi hình

Thiếu tướng công an nói về vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Điều tra viên cùng nhân chứng tới hiện trường vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Phát hiện hàng chục tấn nội tạng bốc mùi chuẩn bị lên bàn ăn ở Hà Nội

2 người tử vong sau cú va chạm trên cầu ở Hà Nội

TP HCM vào cuộc kiểm tra mặt hàng "lòng se điếu"

Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Yêu cầu xử lý cán bộ sai phạm trong vụ việc
Có thể bạn quan tâm

Khung hình hỗn loạn nhất Baeksang 2025: 3 cực phẩm visual hội tụ, chỉ 1 hành động mà "quậy banh" cả sự kiện
Hậu trường phim
23:51:58 06/05/2025
Những skin CS:GO giá rẻ đáng chú ý
Mọt game
23:46:13 06/05/2025
Bị chê viết câu 'sai', tác giả 'Nhật ký của mẹ' bật khóc hé lộ lý do
Nhạc việt
23:29:55 06/05/2025
PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84
Sao việt
23:27:13 06/05/2025
Góc nhìn về ông bố phi thường trong 'Lật mặt 8': Nói ít làm nhiều, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng vì con
Phim việt
23:24:51 06/05/2025
Bất chấp scandal, Kim Soo Hyun vẫn 'on Top' BXH sao Hàn
Sao châu á
23:20:42 06/05/2025
Vé concert của BlackPink bị chê 'quá đắt'?
Nhạc quốc tế
23:16:56 06/05/2025
Chàng trai nhút nhát chinh phục cô gái xinh đẹp trên show hẹn hò
Tv show
23:01:04 06/05/2025
Justin Bieber ngày càng lún sâu vào con đường nghiện ngập
Sao âu mỹ
22:57:52 06/05/2025
Xem phim "Sex Education", tôi đau lòng biết lý do con trai khóc nức nở trong nhà vệ sinh: Một câu thoại đã giúp tôi cứu vớt tâm lý con
Góc tâm tình
22:26:04 06/05/2025