Giữ ấm cho học sinh vùng cao
Những ngày này, hầu hết các tỉnh miền Bắc nước ta, nhất là các tỉnh vùng núi cao, như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang… đang chìm trong giá rét.
Nhiều nơi nhiệt độ ban ngày hạ xuống khoảng 10 độ C, làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt thường nhật và lao động sản xuất của bà con. Một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của thời tiết rét buốt là các em học sinh.
Thấu hiểu sự vất vả và có phần cực nhọc của các em học sinh trong mùa đông lạnh giá, nhiều nhà trường, thầy cô giáo ở các địa phương miền núi phía đã có những việc làm, giải pháp sáng tạo góp phần phòng, chống giá rét cho học sinh. Một trong những sáng kiến điển hình là hệ thống công nghệ tạo nước nóng phục vụ học sinh sinh hoạt hằng ngày do đội ngũ giáo viên Trường THCS-THPT Bát Xát (Lào Cai) thiết kế.
Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN
Hệ thống tạo nước nóng gồm 3 nồi lớn được ủ bằng trấu suốt cả ngày lẫn đêm rồi chảy theo ống giữ nhiệt ra các bể nước, mỗi ngày có thể tạo ra khoảng 4.000 lít nước nóng đủ phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tắm giặt cho hơn 300 em học bán trú tại trường.
Chi phí chỉ hết hơn 20 triệu đồng, thiết kế giản đơn, tiện lợi, nguyên liệu đầu vào dễ kiếm, rẻ tiền nên sáng kiến này được đánh giá rất kinh tế, hiệu quả, phù hợp với điều kiện ở các trường miền núi. Nhưng ý nghĩa hơn, nhờ có sáng kiến của thầy cô mà từ mùa đông năm ngoái và trong mùa đông năm nay, hàng trăm học sinh dân tộc thiểu số học bán trú tại Trường THCS-THPT Bát Xát đã có nước nóng để sinh hoạt, tắm giặt hằng ngày. Nhờ đó, các em không còn phải lặn lội đi lên rừng kiếm củi hay cuối tuần về nhà lấy củi mang đến trường để đun nước nóng như trước đây.
Những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền và ngành giáo dục, cùng sự chung tay góp sức giúp đỡ của các ngành, các tổ chức, cá nhân thiện nguyện, hầu hết các điểm trường, nhà trường ở các địa phương vùng cao, biên giới xây dựng được trường, lớp kiên cố, khang trang nên cơ bản đã xóa được nhà tranh tre mái lá, lớp học tạm bợ.
Đại đa số học sinh nghèo, học sinh dân tộc thiểu số được Nhà nước hỗ trợ tiền ăn học hằng tháng. Vào mỗi mùa đông giá buốt, rất nhiều tổ chức, cá nhân giàu lòng nhân ái đã tổ chức vận động được hàng nghìn bộ quần áo ấm, chăn bông để mang hơi ấm đến học sinh vùng cao.
Video đang HOT
Tuy vậy, do thời tiết khí hậu khắc nghiệt, điều kiện kinh tế gia đình, kinh tế địa phương còn rất khó khăn mà một bộ phận học sinh ở vùng cao vẫn phải đối mặt với nhiều vất vả, thiệt thòi. Để đến trường, bám lớp thường xuyên, một bộ phận học sinh dân tộc thiểu số vùng núi cao vẫn chưa hết cảnh co ro vì giá rét. Vì vậy, bất cứ việc làm thiết thực, giải pháp, sáng kiến nào mang lại sự no đủ, ấm áp cho các em đều rất đáng ghi nhận, khuyến khích.
Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, tình hình thời tiết mùa đông năm nay sẽ rét buốt đậm hơn, kéo dài hơn so với mùa đông năm ngoái. Do đó, việc chủ động phòng ngừa, chống rét cho học sinh vùng cao cần phải được coi là giải pháp ưu tiên hàng đầu để bảo đảm sĩ số lớp học, đồng thời góp phần giữ vững chất lượng dạy học ở các nhà trường.
Giữ ấm cho học sinh vùng cao không đơn thuần chỉ là một biện pháp giữ gìn sức khỏe cho các em trong mùa đông giá rét, mà còn nhen lên ngọn lửa tình yêu học đường và nuôi dưỡng niềm tin hướng tới tương lai tươi sáng cho thế hệ trẻ.
Xây dựng mô hình trường học bán trú bài bản, đồng bộ
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Nghệ An sáng ngày 3/10, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đề xuất về hướng kêu gọi tài trợ xã hội hóa, đầu tư quy mô, bài bản mô hình trường học bán trú tại vùng cao, biên giới đặc biệt khó khăn.
Học sinh ở bán trú tại Trường Tiểu học Huồi Tụ 2 (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) được thầy cô phụ đạo kiến thức buổi tối.
Tổ chức bán trú để giảm điểm trường lẻ
Nghệ An là tỉnh rộng và có đường biên giới trên bộ dài nhất cả nước, với 419km. Trong đó, có 5 huyện miền núi cao phía tây: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu là nơi sinh sống của đa số đồng bào dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú... Điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, ảnh hưởng đến việc phát triển giáo dục, nhất là trong đầu tư phát triển quy mô mạng lưới trường lớp.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao đổi với lãnh đạo tỉnh Nghệ An về vấn đề xây dựng trường học bán trú
Nhiều năm qua, mô hình trường học nội trú, bán trú cho học sinh dân tộc thiểu số được xây dựng như một giải pháp quan trọng để phát triển chất lượng giáo dục, duy trì sĩ số học sinh tại Nghệ An.
Tuy nhiên, các trường dân tộc nội trú, trường dân tộc bán trú chủ yếu ở bậc THPT và THCS. Còn đối với tiểu học, mầm non, thì các điểm trường được đưa về tận bản để thuận tiện cho học sinh và trẻ đến lớp.
Toàn tỉnh Nghệ An hiện có khoảng 1.500 trường học, nhưng có hơn 1.000 điểm trường lẻ. Trong đó, mầm non có 605 điểm, tiểu học có 442 điểm và THCS có 35 điểm.
Theo lãnh đạo Phòng GD&ĐT nhiều huyện miền núi cao, dù được tỉnh ưu tiên phân bổ đủ tỷ lệ giáo viên/lớp, nhưng việc sắp xếp bố trí giáo viên vẫn gặp nhiều khó khăn. Bởi đặc thù trường học có nhiều điểm nhỏ lẻ, manh mún, phân bổ rải rác ở các thôn bản vùng sâu, vùng xa, sỹ số học sinh/lớp ít, tình trạng lớp ghép vẫn còn.
Nghệ An vẫn còn hơn 1.000 điểm trường lẻ, tập trung chủ yếu ở 5 huyện miền núi cao
Ngành giáo dục Nghệ An đã và đang rà soát sắp xếp thực hiện dồn dịch điểm lẻ, dự kiến năm học 2020 -2021 sẽ giảm thêm 40 điểm trường. Song việc dồn dịch này cũng sắp đến "giới hạn" do đã cơ bản nhập các điểm lẻ dưới 3km về trường chính.
Trước thực tế đó, nhiều địa phương ở Nghệ An đã thí điểm mô hình bán trú cho bậc tiểu học. Cụ thể đưa học sinh các lớp 3 - 5 được đưa từ điểm lẻ về trường chính, cho các em ăn ở, sinh hoạt tại trường liên tục từ đầu tuần đến cuối tuần. Mô hình này đã phát huy hiệu quả và được nhận rộng ở huyện Kỳ Sơn và Tương Dương.
Huy động tài trợ giáo dục xây dựng trường bán trú "mẫu"
Làm việc, trao đổi với lãnh đạo tỉnh Nghệ An và ngành giáo dục tỉnh, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đánh giá cao mô hình trường học bán trú tại Nghệ An. Đồng thời đề xuất tỉnh nên xây dựng mô hình này một cách bài bản, đồng bộ. Có khảo sát và thiết kế "mẫu" chi tiết mô hình trường học bán trú, phòng ở bán trú, tương ứng quy mô bao nhiêu học sinh và kinh phí xây dựng. Sau đó, đưa vào hệ thống công khai mô hình này để kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư, tài trợ. Đồng thời có quản lý minh bạch, hiệu quả nguồn tài trợ.
"Nếu Nghệ An quyết tâm, Bộ sẽ hỗ trợ để xây dựng dự án thí điểm đầu tư tập trung mô hình trường học bán trú cho tỉnh", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định. Đồng thời, giao cho văn phòng Bộ GD&ĐT làm đầu mối để trao đổi, làm việc với tỉnh Nghệ An. Bộ trưởng cũng đề nghị tỉnh có sơ kết, đánh giá mô hình và nhân rộng để các địa phương khác.
Ông Thái Thanh Quý - Bí thư tỉnh ủy Nghệ An cho biết, tỉnh đã triển khai mô hình trường học bán trú nhiều năm, nhưng còn nhiều khó khăn, chưa đồng bộ, bài bản.
Bí thư tỉnh ủy Nghệ An - ông Thái Thanh Quý - cho biết, tỉnh đã triển khai mô trường học bán trú nhiều năm, nhưng chưa bài bản, đồng bộ. Mỗi trường học, mỗi địa phương tùy điều kiện thực tế, mà tổ chức với hình thức phù hợp. Trong đó, nhiều trường tiểu học cũng đã đưa học sinh từ điểm lẻ về trường chính. Còn việc triển khai với quy mô lớn vẫn chưa làm được, liên quan đến khó khăn ngân sách đầu tư lớn. Nguồn lực tài trợ chưa trở thành kinh phí chủ thể.
Bữa ăn trưa của các em học sinh bán trú Trường Tiểu học Huồi Tụ 2 (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An).
Tiếp thu ý kiến của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, lãnh đạo tỉnh Nghệ An cho rằng, việc tổ chức bán trú, kêu gọi xã hội hóa sẽ bớt gánh nặng ngân sách, đầu tư khấu hao cho điểm trường lẻ cũng giảm xuống, số lớp giảm, kéo theo số lượng giáo viên cũng giảm.
Bí thư tỉnh ủy Nghệ An cũng xin phép Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho phép xây dựng trường bán trú "mẫu" là mô hình của Bộ và thí điểm tại tỉnh Nghệ An. Nếu thành công, sẽ lan tỏa và dẫn dắt các địa phương.
"Nghệ An sẽ chuẩn bị khảo sát, rà soát, xây dựng đề án trường học bán trú cụ thể, chi tiết và báo cáo với Bộ GD&ĐT. Tỉnh cũng quyết tâm kêu gọi xã hội hóa để triển khai đề án. Đảm bảo quản lý minh bạch, sử dụng đúng lúc đúng chỗ, đưa về đúng chủ thể thụ hưởng là học sinh 5 huyện miền núi cao Nghệ An", Bí thư tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý khẳng định.
Ngôi trường thắp sáng ước mơ cho học sinh vùng khó Là một ngôi trường nhỏ, quy mô đào tạo khiêm tốn, cơ sở vật chất thiếu thốn, nhưng với tâm huyết và nỗ lực vượt bậc của cán bộ, giáo viên, những năm qua, Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú Cao Bằng đã trở thành địa chỉ tin cậy trong công tác đào tạo, giáo dục học sinh dân tộc...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Trấn Thành livestream nóng trận mưa gió giáng xuống concert Anh Trai Say Hi, hoang mang sợ sập lều!
Sao việt
23:56:04 10/05/2025
6 nữ diễn viên Nhật Bản sở hữu gương mặt thiên thần "nghìn năm có một": Sắp 30 mà nhìn như gái 18
Hậu trường phim
23:43:34 10/05/2025
Phim Hàn hay nhức nhối có rating tăng 114% chỉ sau 1 tập, cặp chính đẹp bất bại trong mọi khung hình
Phim châu á
23:40:26 10/05/2025
5 chi tiết ẩn giấu cực khéo trong Thám Tử Kiên, xem một lần chưa chắc đã biết
Phim việt
23:37:16 10/05/2025
Ukraine tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện với Nga trong 30 ngày
Thế giới
23:17:17 10/05/2025
Chia sẻ hiếm hoi của Lưu Đức Hoa về cô con gái 13 tuổi
Sao châu á
22:50:12 10/05/2025
Ben Affleck khó chịu vì bạn thân Tom Cruise hẹn hò tình cũ Ana de Armas
Sao âu mỹ
22:47:59 10/05/2025
Hot girl 'Người ấy là ai', TikToker triệu view gây chú ý ở 'Gương mặt truyền hình'
Tv show
22:40:53 10/05/2025
Bắt tạm giam 22 đối tượng "bay lắc" tại bar Paris Night club
Pháp luật
22:02:09 10/05/2025
TP HCM: Tai nạn nghiêm trọng ở quận 12 tối nay
Tin nổi bật
21:45:48 10/05/2025