Giữa hai làn đạn
Sau cuộc trưng cầu dân ý ở Hy Lạp, chính phủ nước này đã nhanh chóng cùng với EU nối lại đàm phán về gói cứu trợ tài chính mới với tương quan lực lượng đã thay đổi. Cả chính phủ Hy Lạp lẫn EU đều phải dịu giọng với nhau. Chỉ có Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF) là khó xử hơn cả.
Người Hy Lạp đổ xô đi rút tiền – Ảnh: Reuters
Kết quả trưng cầu dân ý cho thấy IMF – cùng với EU và Ngân hàng trung ương châu Âu ( ECB) – bị cử tri xứ này ghét như thế nào cho dù IMF đã chi rất nhiều tỉ euro để cứu Hy Lạp. Đối với IMF, như thế đâu khác gì “làm ơn mắc oán”. IMF lại còn khiến EU và ECB không hài lòng khi công bố những dự báo về triển vọng tình hình ở Hy Lạp và đặc biệt khuyến nghị EU và ECB nên bỏ ra thêm khoảng 40 tỉ euro nữa để cứu Hy Lạp. EU và ECB không thể không nhận ra sự nghi ngờ của IMF về tính đúng đắn và khả thi trong đường lối của EU và ECB nhằm xử lý khủng hoảng. Họ lại càng khó chấp nhận để bị IMF “dạy bảo” như vậy.
Video đang HOT
Trước đây, IMF ngang bằng về vị thế và uy quyền với EU và ECB trong quá trình cứu trợ Hy Lạp. Nhưng kể từ khi Athens không trả nợ đến hạn cho IMF thì vị thế của IMF không còn như trước. Phía Hy Lạp không còn giấu giếm thái độ bất chấp IMF. Rõ ràng suy tính của phía Hy Lạp là đối tác đàm phán quyết định là EU và ECB và một khi đã thỏa thuận được với EU và ECB thì IMF sẽ buộc phải theo.
Cho nên trong giai đoạn mới của việc tiếp tục giải cứu Hy Lạp, IMF chẳng khác gì ở giữa hai làn đạn, phải tham gia đàm phán để không bị mất những gì đã bỏ ra cho Hy Lạp, nhưng tham gia thì chỉ được thế yếu.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Người Hy Lạp nói không với các chủ nợ
Cuộc trưng cầu dân ý tại Hy Lạp đã kết thúc với kết quả cử tri thẳng thừng bác bỏ những điều kiện của các chủ nợ quốc tế.
Người ủng hộ chính phủ ăn mừng sau khi có kết quả trưng cầu - Ảnh: Reuters
Tờ Le Monde rạng sáng 6.7 dẫn thông cáo của Bộ Nội vụ Hy Lạp cho biết có 61,31% số cử tri chọn trả lời "không" đối với câu hỏi: "Bạn có đồng ý với kế hoạch do Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đề xuất hay không?". Thủ tướng Alexis Tsipras tuyên bố: "Đây không phải là dấu hiệu của sự chia rẽ với châu Âu mà là cơ sở để tiếng nói của chúng ta mạnh mẽ hơn tại các cuộc đàm phán". Cuộc trưng cầu ngày 5.7 cũng có thể được hiểu ngầm là cuộc bỏ phiếu tín nhiệm với ông Tsipras, vì nhà lãnh đạo này đã kêu gọi người dân chọn "không" và gần như chắc chắn từ chức nếu kết quả ngược lại.
Tuy nhiên, sự ủng hộ của người dân là điều kiện cần chứ chưa đủ để Hy Lạp có thể buộc các chủ nợ quốc tế nhượng bộ về kế hoạch thắt lưng buộc bụng hà khắc, bao gồm tăng thuế giá trị gia tăng, tăng độ tuổi về hưu, cắt giảm chi tiêu công, cắt giảm nhiều khoản trợ cấp xã hội... Thủ tướng Tsipras cho biết Hy Lạp mong muốn có thể ngồi vào bàn đàm phán "trong vòng 48 giờ" sau trưng cầu. Athens cũng yêu cầu ECB tăng mức trần của Quỹ hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp để các ngân hàng nước này có thể đảm bảo hoạt động trở lại vào ngày 7.7, sau 1 tuần đóng cửa.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng cử tri Hy Lạp đã có quyết định rất mạo hiểm và có thể khiến tình trạng bế tắc thêm kéo dài. AFP hôm qua dẫn lời Bộ trưởng Kinh tế Đức Sigmar Gabriel cho biết sẽ khó xác định được khi nào Athens và các chủ nợ có thể nối lại đàm phán. Một hội nghị thượng đỉnh của khu vực sử dụng đồng euro (eurozone) sẽ được tổ chức vào ngày 7.7 và những đề xuất mới của Hy Lạp sẽ được mang ra bàn thảo. Đáng chú ý là hôm qua, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis bất ngờ thông báo từ chức vì: "Nhiều người không muốn tôi dự các cuộc đàm phán sắp tới và Thủ tướng Tsipras cũng cho rằng điều đó cần thiết để đạt được thỏa thuận".
Theo giới quan sát, tất cả các bên đều muốn tránh việc Hy Lạp phải rời bỏ eurozone, còn được gọi là "Grexit". Với gánh nặng khủng hoảng kinh tế, Hy Lạp không muốn quay lưng lại với đồng minh truyền thống trong lúc những "quan hệ mới" như Nga, Trung Quốc chỉ dừng ở mức "đối tác quan trọng". Đối với EU, Grexit sẽ cho thấy liên minh không thật sự bền vững và khiến nhà đầu tư không còn tin tưởng vào đồng euro. Hôm qua, nhiều thị trường chứng khoán EU đồng loạt sụt giảm; đồng euro cũng giảm mạnh tại châu Á còn 1 euro ăn 1,0979 USD.
Lan Chi
Theo Thanhnien
Sau trưng cầu dân ý, điều gì sẽ xảy ra ở Hy Lạp? 61% người dân Hy Lạp vừa từ chối gói viện trợ quốc tế, dẫn đến một loạt mệnh đề phủ định dành cho Hy Lạp trong vài tuần tới: không có các điều kiện thắt lưng buộc bụng, không có thỏa thuận cứu trợ tài chính và không có đồng euro. Hy Lạp có thể phải rời eurozone - Ảnh: Reuters Sau nhiều...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông

Đàm phán Nga - Ukraine thất bại, ông Trump nói Kiev không có lá bài nào

Con gái Bill Gates bị chỉ trích vì khởi nghiệp kiểu "con nhà giàu"

Mỹ lên dây cót cho cuộc duyệt binh lớn tại thủ đô Washington

Mỹ "rục rịch" rút bớt quân tại châu Âu, trấn an đồng minh NATO

Mỹ có thể tốn hơn 1.500 tỷ USD lập lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Ấn Độ và Pakistan 'cầu viện' EU để giải quyết xung đột theo những cách khác nhau

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol rời khỏi đảng Quyền lực Nhân dân

Chương mới cho mối quan hệ lợi ích gắn kết

WADA tước giấy phép của phòng xét nghiệm doping duy nhất ở châu Phi

Thủ tướng Hungary: Ảo tưởng khi nhìn nhận đàm phán Nga - Ukraine có thể giải quyết xung đột

Giảm phụ thuộc Trung Quốc: Mỹ cần đồng minh, không chỉ thuế quan
Có thể bạn quan tâm

Đoàn Bi Băng xin lỗi vụ kem chống nắng không đạt chuẩn, dân mạng vẫn bức xúc
Sao việt
23:27:06 17/05/2025
Đòi nợ bằng cách cướp tài sản, hai đối tượng bị bắt
Pháp luật
23:10:40 17/05/2025
Xuất hiện bom tấn đánh bại toàn bộ phim Việt chiếm top 1 phòng vé, hot đến mức ai nghe tên cũng muốn đi xem
Phim châu á
23:09:30 17/05/2025
Biết bố mẹ cho riêng vợ mảnh đất, chồng tôi kiên quyết đòi ly hôn
Góc tâm tình
23:03:08 17/05/2025
Chàng rể Tây trúng 'tiếng sét ái tình', chinh phục 2 năm mới lấy được vợ Việt
Tv show
22:18:47 17/05/2025
Tổng thống Donald Trump chê Taylor Swift
Sao âu mỹ
22:13:54 17/05/2025
Mỹ nhân sở hữu visual siêu thực bị chê rẻ tiền, nhận loạt chỉ trích vì hình ảnh quấy rối tình dục
Nhạc quốc tế
22:01:40 17/05/2025
Con gái huyền thoại Lý Tiểu Long nỗ lực hoàn thành giấc mơ của cha
Netizen
21:51:55 17/05/2025
Lamine Yamal đối đầu Messi trước World Cup 2026
Sao thể thao
21:49:52 17/05/2025
Trịnh Sảng nữ hoàng thị phi bị 'phong sát', sinh con cho đại gia được thưởng lớn
Sao châu á
21:43:47 17/05/2025