Giun rồng ‘đục khoét’ cơ thể người đàn ông
Đến khám với nhiều vết loét nhỏ trên chân tay, các bác sĩ chẩn đoán người đàn ông mắc bệnh giun rồng – một loại ký sinh trùng hiếm gặp.
Giun rồng có thể chui ra ngoài qua da người bệnh. Ảnh: Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn.
Người đàn ông 44 tuổ.i vào khoa Truyền nhiễm, Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn (Phú Thọ), với nhiều vết loét nhỏ trên chân, tay. Qua thăm khám và xét nghiệm, bác sĩ xác định anh mắc bệnh giun rồng Dracunculus.
Ca bệnh này không chỉ cảnh báo nguy cơ tái bùng phát căn bệnh đã bị lãng quên mà còn cho thấy mối nguy vẫn âm thầm tồn tại ở các vùng nông thôn, nơi người dân còn duy trì thói quen ăn cá sống, uống nước chưa đun sôi.
Bệnh giun rồng (Guinea worm disease – GWD) do loài ký sinh trùng Dracunculus medinensis, hay còn gọi là giun Guinea, gây ra. Đây là một trong những loại giun ký sinh lớn nhất ảnh hưởng đến con người.
Loài giun này xâm nhập vào cơ thể người và động vật chủ yếu qua nguồn nước bị ô nhiễm hoặc thực phẩm có chứa xác của giáp xác nhỏ nhiễm ấu trùng giun.
Cận cảnh giun rồng được lấy ra từ cơ thể người bệnh. Ảnh: Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn.
Khi một người uống nguồn nước nhiễm giun này, vỏ bọc của ấu trùng giun rồng sẽ bị hòa tan bởi axit dạ dày, giải phóng ấu trùng vào cơ thể. Người nhiễm giun rồng có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề như tổn thương da, nhiễ.m trùn.g huyết, tổn thương cơ, biến chứng thần kinh.
Thực tế, từ năm 2021, Việt Nam đã ghi nhận 24 ca nhiễm giun rồng. Riêng tại huyện Tân Sơn đã có đến 6 ca, phân bố tại các xã Thạch Kiệt (4 ca), Thu Ngạc (1 ca) và Long Cốc (1 ca). Đặc điểm chung, bệnh nhân đều là nam giới, có thói quen sử dụng thực phẩm tái, sống.
Video đang HOT
Giun rồng khi trưởng thành có thể dài tới 1,2 m. Sau thời gian ủ bệnh trong cơ thể, loài ký sinh trùng này chui ra ngoài qua da gây viêm, sưng đau dữ dội. Nếu không được xử lý đúng cách, bệnh nhân có nguy cơ nhiễ.m trùn.g nặng, thậm chí tàn phế. Đáng lo ngại hơn, đến nay, y học vẫn chưa có thuố.c đặc trị hay vaccine phòng bệnh giun rồng.
Do đó, chủ động phòng bệnh là giải pháp duy nhất để bảo vệ bản thân và cộng đồng. Các chuyên gia khuyến cáo người dân nên tuân theo các nguyên tắc an toàn sau:
Chỉ ăn thực phẩm đã nấu chín, uống nước đun sôi để nguội
Tuyệt đối tránh ăn đồ sống, tái, nhất là cá nước ngọt
Giữ gìn vệ sinh nguồn nước, vệ sinh cá nhân và môi trường sống
Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như sưng đỏ, đau rát, nổi mụn nước ở tay chân hoặc sốt, cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.
Ăn gỏi cá, nam thanh niên mắc giun rồng và nhiều loại ký sinh trùng
Chiều 22/7, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cho biết vừa tiếp nhận và điều trị cho nam bệnh nhân (21 tuổ.i, ở Yên Bái) mắc giun rồng và nhiều loại ký sinh trùng do ăn gỏi cá.
Khi thấy có biểu hiện ngứa khắp người, anh T. Đ. T đã đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương thăm khám trong tình trạng: Sốt, chóng mặt, nôn, ngứa nhiều, tê cứng, mẩn đỏ và phát ban ở da. Dưới da ở đùi, mặt cẳng tay, bụng, lưng đều có hình ảnh giun sán, ký sinh trùng di chuyển. Anh T. được nhập viện theo dõi với chẩn đoán: Nghi nhiễm giun sán, ký sinh trùng (nghi do giun rồng).
Bệnh nhân cho biết, trước đây anh có ăn gỏi cá, sau đó có biểu hiện ngứa nhiều khắp người, nhất là vùng mông. Anh gãi đến trầy xước da, đến nỗi vùng gãi gây áp xe mủ. "Bản thân tôi cũng biết mình bị nhiễm giun sán khi nhìn thấy giun nổi ở mặt, tay, bụng, lưng, chân ngứa tại chỗ gây loét, có mủ khi vỡ tiết ra dịch vàng làm cho cuộc sống thường ngày gặp nhiều bất tiện", anh T. thông tin.
Tiếp nhận người bệnh, bác sĩ Lê Văn Thiệu nhận định, bệnh nhân có nhiều tổn thương ban đỏ rải rác toàn thân dạng nấm hắc lào gây nên. Đặc biệt, vùng da mặt, dưới cánh tay và dưới đùi 2 bên có hình ảnh ký sinh trùng di chuyển dưới da, trong đó vùng đùi 2 bên tạo ổ áp xe đã vỡ, vùng dưới cẳng tay có biểu hiện viêm mủ, lộ đầu giun.
Sau khi hội chẩn với bác sĩ Khoa Ngoại Tổng hợp Tiết niệu và Nam học, bệnh nhân đã được xử lý và lấy được bệnh phẩm ký sinh trùng là con giun dài khoảng 30 cm. Sau đó, anh được chuyển lại Khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp tiếp tục theo dõi và điều trị.
Bác sĩ Lê Văn Thiệu cho biết thêm: Bệnh phẩm giun sau đó đã được chuyển lên Khoa Vi sinh và Sinh học phân tử để định danh đã nghi ngờ giun tròn, kết hợp với lâm sàng, bệnh nhân được xác định nhiễm Dracunculus sp (giun rồng).
Ngoài ra, bệnh nhân đã được làm huyết thanh chẩn đoán các loại giun sán, ký sinh trùng khác và dương tính với khá nhiều loại giun sán khác như sán máng, sán dây chó, sán lợn, giun lươn, giun đũa chó mèo.
"Hiện tại, bệnh nhân được theo dõi các tổn thương ở các vị trí trên cơ thể. Khi tổn thương vỡ, có thể giun sẽ chui ra, nhân viên y tế hoặc người nhà có thể lấy dụng cụ từ từ lôi giun ra. Việc lấy giun ra có thể lấy luôn ra được hoặc có thể mất vài ngày. Tránh không làm đứt giun và không rạch dọc, rạch rộng theo chiều dài của giun để lấy giun ra", bác sĩ Thiệu cho biết.
Bác sĩ Thiệu nhấn mạnh: Cách điều trị duy nhất hiện nay là lấy giun rồng ra hoặc giun sẽ tự chui ra từ những tổn thương như mụn vỡ chảy nước vàng trên da. Nếu giun không tự chui ra hoặc không được lôi ra, nó có thể gây áp xe tại chỗ trú trên cơ thể người.
"Hiện chưa có vaccine và thuố.c điều trị bệnh giun rồng mà chỉ có thể điều trị theo triệu chứng. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giảm được những biến chứng nguy hiểm", bác sĩ Thiệu khuyến cáo.
Cách phòng bệnh giun rồng
Bệnh giun rồng có tên khoa học là Dracunculus medinensis gây bệnh ở người và động vật. Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa và xâm nhập vào cơ thể qua nước uống hoặc thức ăn như ăn tái, sống từ các động vật thủy sinh (cá, ếch, nhái, tôm...) có chứa ấu trùng giun rồng. Mọi lứa tuổ.i đều có thể bị nhiễm bệnh và tỷ lệ mắc có thể lên tới 60%.
Đây là loại giun tròn, dài nhất trong nhóm giun gây nhiễm trên người. Giun cái trưởng thành có chiều rộng 1 - 2 mm, dài khoảng 70 - 120cm, mỗi giun cái có thể mang tới 3 triệu ấu trùng giun. Giun đực ngắn hơn và chế.t sau khi gia.o phố.i với giun cái.
Bệnh có thời gian ủ bệnh kéo dài 9 - 14 tháng và tiến triển âm thầm, ít khi gây t.ử von.g trực tiếp nhưng có thể t.ử von.g do biến chứng của bệnh như nhiễ.m trùn.g thứ phát, áp xe lạnh xuất hiện tại chỗ giun chế.t, nhiễ.m trùn.g khớp..., tê liệt tủy sống, liệt nửa người do giun bị chế.t và vôi hóa.
Các biến chứng này làm hạn chế khả năng học tập, làm mất khả năng lao động, hoặc suy kiệt do diễn biến bệnh kéo dài. Tổ chức Y tế thế giới đán.h giá bệnh đang là gánh nặng bệnh tật, gánh nặng về kinh tế cho gia đình, xã hội.
Các dấu hiệu khi mắc bệnh giun rồng: Khi mới mắc bệnh thường không phát hiện có triệu chứng đặc biệt nào.
Khoảng 1 năm sau khi mắc bệnh, khi con giun cái bắt đầu di chuyển và phát triển trong các mô dưới da, người bệnh có thể có các dấu hiệu: Sốt nhẹ, chóng mặt, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, mẩn đỏ, tê cứng và ngứa tại chỗ giun khu trú.
Vài ngày tiếp theo, vết sưng tấy vỡ tiết ra dịch vàng, tại ổ tổn thương phát hiện một đoạn con giun màu trắng từ trong chui ra ngoài (thường là phần đầu con giun), nếu không có tác động thì con giun thường tự chui ra ngoài hoàn toàn sau 3 - 6 tuần.
Một số trường hợp người bệnh tự kéo nhưng làm đứt nửa chừng sẽ khiến ấu trùng giun và các chất độc giải phóng ra ngoài lây lan theo đường đi của giun làm cho tình trạng viêm nhiễm trầm trọng hơn, nặng hơn có thể dẫn đến các biến chứng như nhiễ.m trùn.g huyết, viêm cứng khớp, áp xe do giun chế.t trước khi thải ra ấu trùng giun hoặc uốn ván.
Chẩn đoán xác định nếu tìm thấy giun từ ổ áp xe hoặc biểu hiện trên X-quang của một con giun đã bị vôi hóa.
Các chuyên gia y tế khuyến cách phòng bệnh giun rồng:
Thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: ăn chín, uống sôi; sử dụng các dụng cụ trong chế biến thực phẩm chín và sống riêng biệt (thớt, dao, máy xay, bát, đĩa...) đặc biệt vệ sinh tay sau chế biến thực phẩm sống.
Nấu chín kỹ khi sử dụng các thực phẩm thủy sinh (ếch, cá, tôm...), chôn, đốt hoặc rắc vôi bột phần ruột, đầu... sau khi chế biến hạn chế phát tán nguồn lây.
Không cho chó, mèo ăn sống các thực phẩm thủy sinh (ếch, cá, tôm...).
Những người bệnh đang trong giai đoạn tiến triển của bệnh giun rồng không tắm, rửa tại ao hồ, hoặc các nguồn nước sinh hoạt khác để tránh phát tán ấu trùng ra môi trường; làm sạch vết thương, băng bó thường xuyên vùng da bị bệnh cho đến khi lấy hết hoàn toàn giun ra khỏi cơ thể.
Bệnh giun rồng là gì? Bệnh giun rồng là tình trạng nhiễm ký sinh trùng ở người. Loài giun này có thể dài tới 1 m, thường trồi lên từ dưới da qua các vết loét, đặc biệt ở vùng chân. Bệnh giun rồng, hay còn gọi là bệnh Guinea, là căn bệnh nhiễ.m trùn.g lây truyền qua đường tiêu hóa, do ký sinh trùng giun tròn có...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cháu bé 2 tuổ.i ở TPHCM uống nhầm bột thông cống, bỏng toàn bộ khoang miệng

Thải độc bằng nước cốt chanh: Lợi bất cập hại

Cảnh báo nguy hiểm do tự ý mua thuố.c điều trị

Bệnh thận ở tr.ẻ e.m: Cảnh báo sớm để không phải chạy thận

4 gia vị phổ biến không nên dùng chung với thuố.c tây

4 nhóm chất và thực phẩm cần thiết cho xương chắc khỏe

6 loại trà giúp tăng cường trí não cho sĩ tử mùa thi

Ăn dưa bắp cải vào thời điểm nào tốt cho sức khỏe đường ruột?

Hồi sinh hơi thở tự nhiên cho hai phụ nữ nhờ ghép phổi từ người chế.t não

Hồi sinh bệnh nhi đuối nước từ cửa tử

Cần cảnh giác với triệu chứng đầy bụng, chán ăn kéo dài

Ca ghép gan đặc biệt cứu bé 8 tháng tuổ.i
Có thể bạn quan tâm

Những mẫu hybrid tiếp tục hút khách tại Việt Nam
Ôtô
11:31:43 08/05/2025
Thuỳ Tiên lộ tung tích mới nhất, 'bật đèn xanh' trên MXH nghi tìm đường tái xuất
Sao việt
11:30:13 08/05/2025
Đỗ Mạnh Cường ngồi 'ghế nóng' show thực tế về người mẫu
Phong cách sao
11:22:27 08/05/2025
5 chiếc váy midi đa năng đáng sắm nhất mùa này
Thời trang
11:20:55 08/05/2025
Chồng tôi ngỏ ý mượn xe ô tô tập lái, anh rể nhảy dựng lên không cho vì tin chắc "kiểu gì cũng gây ta.i nạ.n"
Góc tâm tình
11:12:50 08/05/2025
Rủi ro khi mua tiề.n số liên quan Tổng thống Trump
Thế giới
11:11:16 08/05/2025
Dù thường xuyên phải trả giá bằng mạng sống, tại sao côn trùng vẫn bị ánh sáng thu hút?
Lạ vui
11:05:55 08/05/2025
Tôi từng giữ lại mọi thứ "phòng khi cần" nhưng sau 1 năm chi tiêu tối giản, tôi thấy nhẹ cả người, ví tiề.n, và lòng mình thì "đầy" hơn bao giờ hết
Sáng tạo
11:05:10 08/05/2025
Ngoài xào cùng dưa, lòng heo mà làm thế này, vị chua ngọt ngon vô cùng lại tránh ngấy
Ẩm thực
11:05:09 08/05/2025
Song Hye Kyo, Suzy cùng dàn mỹ nhân đã "flex nhẹ" sự đẳng cấp tại Baeksang 2025 như thế nào?
Sao châu á
11:00:47 08/05/2025