Giúp trẻ lớp 1 tự tin học online: Bố mẹ cũng cần đồng hành đúng cách!
Ngoài những nguyên nhân khách quan về hạ tầng kỹ thuật ảnh hưởng tới việc học trực tuyến thì còn một trở ngại lớn khác chính là sự thiếu tự tin tương tác, học thụ động của học sinh.
Đồng hành cùng con trong quá trình học trực tuyến, chị Phạm Thu Trà (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, con chị vốn là đứa trẻ nhút nhát ở trường nên khi học trực tuyến thì càng thể hiện rõ sự thiếu tự tin, thậm chí lo sợ bị cô giáo gọi phát biểu.
“Tôi nhìn thấy rõ sự căng thẳng trong mỗi buổi học của con, thậm chí con còn tâm sự là rất sợ nếu bị cô giáo gọi tên lên phát biểu.
Khi được cô gọi thì con nói lí nhí không đâu vào đâu mặc dù con đa biết về phần kiến thức đó.
Trong khi đó, cùng lớp với con rất nhiều đứa trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt, thậm chí là hăng hái xung phong phát biểu.
Tôi rất lo lắng về tình trạng của con và chưa biết nên làm gì để giúp con khắc phục, mang lại sự tự tin, thoải mái cho con trong mỗi giờ học”, chị Trà chia sẻ.
Trước những băn khoăn của phụ huynh, TS. Đào Lê Hòa An – Hội Tâm lý học Việt Nam cho rằng, học trực tuyến là phương pháp phù hợp nhất giúp các con giữ được nhịp học tập mà vẫn đảm bảo an toàn trong bối cảnh không thể đến trường như hiện nay.
Đối với các con năm nay bắt đầu bước vào lớp 1 thì cần sự đồng hành, trực tiếp hỗ trợ và hướng dẫn từ bố mẹ để các con không cảm thấy áp lực mỗi giờ học.
Ảnh minh họa
“Trước thềm năm học mới, phụ huynh không nên tạo áp lực cho con, hãy đồng hành cùng con và tạo cho con có một tâm lý thoải mái, tự tin đối diện với năm học mới.
Video đang HOT
Phụ huynh cũng cần rèn luyện cho con các kỹ năng làm chủ công nghệ, tương tác, tự giác, chủ động học tập và cả kỹ năng tự phục vụ bản thân.
Về mặt kiến thức, đối với các con lớp 1, để giúp con có được sự tự tin trong quá trình học trực tuyến, phụ huynh có thể chuẩn bị cho con những kiến thức cơ bản như nhận diện các con số, chữ cái và những nét viết cơ bản hay cùng con xem trước nội dung bài…
Đối với các khối lớp lớn hơn, phụ huynh cũng cần chuẩn bị về kiến thức để con không bị “trôi” kiến thức cũ cũng như bị bỡ ngỡ với kiến thức năm học mới. Đây cũng là cách để các con có thể nâng cao tinh thần tự giác trong học tập cũng như trong cuộc sống, để các con có thể tự nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu”, TS. Đào Lê Hòa An cho hay.
Cùng chia sẻ về việc học trực tuyến của học sinh lớp 1, cô Nguyễn Thị Ngọc Hân – Trưởng phòng đào tạo iSMART Education cho biết, bước vào lớp 1 là bước ngoặt lớn trong đời của con trẻ, ở môi trường học tập mới có nhiều thay đổi, hoạt động chuyển từ vui chơi sang học tập, đi kèm với đó là việc học trực tuyến không chỉ là thách thức đối với con và phụ huynh mà còn cả giáo viên.
“Để tạo ra những tiết học hiệu quả, giúp học sinh hứng thú thì bản thân giáo viên cũng cần chuẩn bị kỹ càng, chu đáo từ hệ thống bài giảng, khung chương trình học online, nội dung giảng dạy từng buổi học đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật để sẵn sàng cho công tác dạy học trực tuyến”, cô Ngọc Hân chia sẻ.
Tại hệ thống trường của cô Hân, phương án dạy và học trực tuyến đã được lên kế hoạch chuẩn bị từ trước để vừa đảm bảo không gian học tập an toàn, vừa đảm bảo cho hơn 100.000 học sinh đang theo học chương trình iSMART trên toàn quốc có thể “bắt nhịp” tiến độ học tập khi quay trở lại trường.
Còn theo cô Lê Thị Loan – Học viện Quản lý Giáo dục thì học sinh lớp 1 rất cần sự đồng hành của bố mẹ để giúp con nhận thức được trách nhiệm trong mỗi buổi học.
“Làm sao bố mẹ phải chủ động tạo cho con sự thoải mái, coi mỗi buổi học như buổi trao đổi kiến thức với giáo viên chứ không nên áp đặt, vô tình tạo sự nặng nề cho con trong khi học.
Chúng ta nên đơn giản hóa việc học trực tuyến vì bản chất của việc dạy học trực tuyến là cách tự học có hướng dẫn. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, đóng vai trò phụ và học sinh là trung tâm, có vai trò chính bằng việc tự học của mình. Giáo viên đưa ra vấn đề, gợi mở hướng tiếp cận vấn đề để học sinh tìm cách giải quyết.
Bằng khả năng tự học, tự tìm hiểu kiến thức với các phương tiện “kết nối mở”, cùng với sự đồng hành của cha mẹ, học sinh tự giải quyết vấn đề giáo viên giao cho. Sau cùng, giáo viên và học sinh cùng nhau thảo luận để đi đến kết luận”, cô Loan nói.
Đổi mới kiểm tra, đánh giá: Cải thiện hiệu quả giáo dục
Sau thời gian triển khai, 2 thông tư mới về đánh giá học sinh tiểu học và trung học đã cho kết quả tích cực bước đầu. Kiểm tra, đánh giá được triển khai như một hoạt động học tập vì sự tiến bộ của học sinh.
Triển khai cách đánh giá mới bước đầu có kết quả tích cực. Ảnh: Minh họa
Đánh giá toàn diện
"Cô giáo thường xuyên khen các bạn học tốt và nhắc nhở, hướng dẫn bạn làm chưa tốt. Con rất vui khi được cô và bạn khen sau khi hoàn thành một bài tập hoặc sản phẩm, từ đó con tự tin hơn và thích đi học, đến trường" - Hà Lê Trúc Anh, học sinh Trường Tiểu học Bán trú A Long Thạnh, Tân Châu, An Giang chia sẻ như vậy sau khi được hỏi về cách được kiểm tra, đánh giá ở trường.
Là HS lớp 1, Trúc Anh cho biết em có thể tự tin tự nhận xét bài làm của mình và của bạn đúng hay sai, hướng dẫn bạn sửa nếu bài làm chưa đúng, biết cách tự học và điều chỉnh cách học khi được cô giáo nhắc nhở...
Chia sẻ về quy định kiểm tra, đánh giá HS tiểu học theo Thông tư 27 của Bộ GD&ĐT, cô Đặng Kim Loan, giáo viên Trường Tiểu học Bán trú A Long Thạnh nhận định: Việc bổ sung thêm các năng lực, phẩm chất ở Thông tư 27 giúp HS tự tin hơn trong học tập, giao tiếp. Cùng với đó, các em có thêm nhiều kĩ năng vận dụng trong thực tiễn cuộc sống. Để đánh giá HS, giáo viên sử dụng 2 hình thức đánh giá thường xuyên và định kì. Trong đó, việc đánh giá thường xuyên được sử dụng linh hoạt.
Đánh giá HS theo Thông tư 27 giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh hình thức tổ chức, phương pháp dạy học phù hợp với từng HS, như: Quan sát, vấn đáp, đánh giá qua sản phẩm học tập; kiểm tra viết qua hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc tự luận kết hợp với trắc nghiệm. Đồng thời, chỉ ra cho HS chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa, viết lời nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của HS khi cần thiết...
"Theo Thông tư 27, giáo viên tăng cường nhận xét bằng lời nói trực tiếp nhiều hơn, giúp HS dễ hiểu, tiếp nhận được ngay trên lớp. Từ đó, hiệu quả giáo dục cao hơn, đặc biệt giáo viên có cái nhìn đa chiều và HS được đánh giá toàn diện hơn. Thông qua đánh giá, thầy cô kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS để động viên khích lệ, biết khó khăn, vướng mắc của HS để hướng dẫn giúp đỡ. Từ đó, có hoạt động giáo dục phù hợp hơn giúp HS đạt được yêu cầu cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông mới" - cô Đặng Kim Loan cho hay.
Với đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực, cô Loan cho biết: Thông tư 27 yêu cầu giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá; căn cứ vào những biểu hiện về nhận thức, hành vi, thái độ của HS. Đồng thời, đối chiếu với yêu cầu cần đạt của từng phẩm chất, năng lực cốt lõi theo Chương trình GDPT cấp tiểu học để nhận xét và có biện pháp giúp đỡ kịp thời. Từ đó, HS bổ sung và dần hoàn thiện hơn các năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu chương trình.
HS Trường Tiểu học Ban Mai, Hà Đông, Hà Nội tự tin hơn với cách đánh giá mới. Ảnh: Nguyễn Nhung
Hỗ trợ tích cực cho quá trình dạy học
Theo ông Nguyễn Tấn Tường, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT Thừa Thiên - Huế, điểm chung của Thông tư 27 và 26 đều đánh giá vì sự tiến bộ của HS. Riêng Thông tư 26, một trong những điểm mới tích cực là tất cả môn học đều có đánh giá bằng nhận xét, thay vì chỉ nhận xét ở một số môn học như trước đây.
Với cách đánh giá này, HS được đánh giá nhiều lần, bằng nhiều hình thức khác nhau và có thêm cơ hội để thể hiện bản thân, năng lực và phẩm chất. Từ đó kết quả hoạt động kiểm tra, đánh giá sẽ sát với năng lực của HS.
Bên cạnh đó, Thông tư 26 cũng quy định hình thức kiểm tra qua thực hành, dự án, kiểm tra quá trình học tập... thuận tiện cho việc phát triển phẩm chất năng lực người học. Cùng với đó, tăng cường khen thưởng toàn diện hoặc theo lĩnh vực, góp phần khích lệ, động viên học trò học tập, rèn luyện, phát huy tối đa năng lực sở trường cá nhân...
Với giáo dục trung học, Thông tư 26 được thực hiện từ 11/10/2020. Nhận định của thầy Nguyễn Tiến Dũng, Hiệu trưởng Trường THCS Thụy Liên, Thái Thụy, Thái Bình, sự ra đời của Thông tư này giảm bớt áp lực cho cả thầy và trò nhà trường.
"Thông tư 26 ra đời thể hiện rõ quan điểm đổi mới về hoạt động kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS. Hoạt động kiểm tra, đánh giá như một hoạt động học tập, vì hoạt động học tập và sự tiến bộ của trò" - thầy Nguyễn Tiến Dũng khẳng định và cho rằng: Trong quá trình triển khai Thông tư nhận được sự đồng thuận của đội ngũ những người làm công tác giáo dục.
Theo Hiệu trưởng Trường THCS Thụy Liên, Thông tư 26 đa dạng hình thức kiểm tra đánh giá, kết hợp đánh giá bằng nhận xét và điểm số với hầu hết môn học. Đổi mới kiểm tra, đánh giá giúp giáo viên linh hoạt, chủ động trong hình thức kiểm tra trực tiếp hoặc trực tuyến. HS tích cực chủ động, sáng tạo trong học bài, làm bài, tránh học tủ, học thuộc...
Các hình thức kiểm tra mới còn tạo hành lang pháp lý để giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho HS tự học, tự nghiên cứu và hoạt động tổ nhóm linh hoạt trong và ngoài trường, ngay cả trong hoàn cảnh phải tạm dừng đến trường để phòng dịch. Việc đưa thêm môn Ngoại ngữ tham gia vào đánh giá chọn HS giỏi tạo động lực cho các em học tốt môn này.
"Thông tư 26 còn thể hiện quan điểm nhân văn qua quy định đánh giá với HS khuyết tật. Có thể thấy, sau một năm triển khai, HS của trường đạt được kết quả xứng đáng với nỗ lực học tập của mình. Nhiều em tiến bộ rõ rệt" - thầy Nguyễn Tiến Dũng nhận định.
Triển khai quy định mới về đánh giá HS, cần yêu cầu giáo viên, tổ chuyên môn có kế hoạch thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên bằng nhiều hình thức: Thực hành, ứng dụng, thuyết trình ngắn... trong thời gian cho phép. Ghi nhận sự chuyên cần, tiến bộ của HS và khuyến khích cộng vào điểm thường xuyên. Giáo viên chủ nhiệm cũng cần thông báo, giải thích rõ nội dung Thông tư 26 cho HS, cha mẹ HS để có sự phối hợp cần thiết. - Thầy Lê Đỗ Huy (Hiệu trưởng Trường THPT Thủ Khoa Nghĩa - An Giang)
Tự tin để vững bước đến tương lai Gia cảnh khó khăn, từng mang mặc cảm thua thiệt, nhưng sau khi tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ (CLB) Tuổi Hồng, các em dần thay đổi nhận thức, hành vi, tự tin, hoạt bát, đối diện thực tế cuộc sống và vượt lên chính mình. Ngoài kết quả hạnh kiểm, học lực tiến bộ, các em được trang bị kỹ năng...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Top 3 chòm sao may mắn nhất ngày 23/5
Trắc nghiệm
09:54:33 22/05/2025
Bãi biển trong xanh đẹp như ở Nha Trang, cách Hà Nội 3,5 tiếng lái xe
Du lịch
09:41:18 22/05/2025
Mỹ điều tàu, máy bay đến Biển Đông tập trận với Philippines
Thế giới
09:35:38 22/05/2025
Quỳnh Lương "bóc phốt" chồng cũ, tung ghi âm cãi cọ căng thẳng: Anh động vào con tôi là anh sai rồi
Sao việt
09:35:09 22/05/2025
Mối quan hệ của HuyR và Jun Phạm sau 'Anh trai vượt ngàn chông gai'
Nhạc việt
09:32:10 22/05/2025
Triệu Lệ Dĩnh, Huỳnh Hiểu Minh bàng hoàng khi Chu Viên Viên qua đời ở tuổi 51
Sao châu á
09:28:01 22/05/2025
Phát hiện đối tượng bí ẩn, hình cầu hoàn hảo nằm sâu trong vũ trụ
Lạ vui
09:23:52 22/05/2025
Sắp ra mắt tác phẩm cuối cùng của cố diễn viên Kim Sae Ron
Phim châu á
09:18:06 22/05/2025
7 loại thực phẩm giúp giảm mỡ máu xấu (cholesterol xấu)
Sức khỏe
09:15:16 22/05/2025
Tôi trốn ra thuê trọ bên ngoài sau khi nhìn thấy mẹ nhắn tin, gửi ảnh của mình cho người khác: 7 chữ của mẹ khiến tôi run rẩy
Góc tâm tình
09:14:19 22/05/2025