Gỡ nút thắt để hình thành thị trường mua bán nợ
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành liên quan và tổ chức, doanh nghiệp (DN) cho dự thảo Nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC). Qua đó, đề xuất DATC được mở rộng phạm vi đối tượng hoạt động, bổ sung một số chức năng, nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DN này, góp phần thúc đẩy thị trường mua bán nợ còn sơ khai.
DATC đã và đang tiến hành cơ cấu nợ của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) tại các ngân hàng
“Chiếc áo” quá chật
Theo Bộ Tài chính, sau 14 năm đi vào hoạt động, DATC đã tích cực tham gia, xử lý khoảng 32 nghìn tỷ đồng nợ trong nước và quốc tế, thông qua việc phát hành trái phiếu, hối phiếu cơ cấu lại nợ. Đã tiếp nhận và chuyển đổi sở hữu của gần 2.700 DN, với tổng giá trị các khoản nợ và tài sản tiếp nhận hơn 4.425 tỷ đồng; tái cơ cấu 173 DN, giảm bớt áp lực về tài chính, từng bước ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm việc làm cho người lao động và ngân sách cho Nhà nước. Gần đây, DATC đã mua và xử lý 4.915 tỷ đồng nợ phải trả tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Tuy nhiên, DATC hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ do các quy định của pháp luật liên tục được điều chỉnh, bổ sung khiến các hoạt động liên quan mua bán nợ và thoái vốn… bị lạc hậu so thực tế. Trong khi đó, lĩnh vực mua bán nợ đặc thù, khối lượng cũng như trị giá của các DN nằm trong diện phải xử lý nợ, tái cơ cấu ngày càng tăng. Kể từ khi thành lập đến nay, văn bản pháp lý cao nhất về cơ chế hoạt động của DATC mới dừng ở Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg) và các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Do hoạt động của DATC liên quan nhiều văn bản pháp luật cấp cao và ở nhiều lĩnh vực khác nhau cho nên việc hướng dẫn cơ chế hoạt động của Bộ Tài chính rất hạn chế vì liên quan vấn đề thẩm quyền quy định.
Video đang HOT
Một năm sau khi có Nghị quyết 42 của Quốc hội về xử lý nợ xấu, hoạt động mua bán nợ đã sôi động hơn. Cả nước hiện có gần 35 DN mua bán nợ, nhưng đến nay, “sứ mệnh” chủ yếu vẫn là ở DATC và Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC, thành lập năm 2013). Trong đó, VAMC bên cạnh việc tập trung sử dụng trái phiếu đặc biệt để mua bán nợ, giúp các ngân hàng làm sạch tạm thời bảng cân đối kế toán thì việc mua bán nợ theo cơ chế thị trường còn hạn chế và chỉ giới hạn trong xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD). Còn DATC là DN đã hoạt động tương đối thuần thục và thành công ở mô hình tái cơ cấu DN thông qua xử lý nợ xấu (bao gồm cả nợ xấu trong và ngoài hệ thống các TCTD). Nhưng sự thay đổi dần về phạm vi hỗ trợ của DATC cùng với nhu cầu xử lý nợ xấu ngày càng nhiều và cấp bách đang đòi hỏi phải có những thay đổi theo hướng nâng cao năng lực pháp lý đủ mạnh, dưới hình thức văn bản cao hơn để DATC có thể hoạt động hiệu quả và tránh rủi ro về mặt pháp lý.
Tăng vốn, tăng thẩm quyền
Để tháo gỡ, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung cho DATC quyền cung cấp hỗ trợ tài chính, bảo lãnh vay vốn tín dụng cho các DN được DATC tham gia tái cơ cấu. Thực tiễn cho thấy, xử lý nợ xấu gắn với tái cơ cấu DN mới là giải pháp xử lý triệt để nợ xấu. Hầu hết DN do DATC hỗ trợ, xử lý tài chính và tham gia tái cơ cấu đều khó khăn về tài chính, thua lỗ, không thể vay vốn lưu động ngân hàng để sản xuất, kinh doanh. Nếu được DATC cung cấp tài chính, bảo lãnh vay vốn tín dụng sẽ tạo điều kiện để DN quay lại sản xuất, kinh doanh, vực dậy hoạt động của DN.
Tuy nhiên, góp ý cho dự thảo, có ý kiến lo ngại như vậy sẽ gây chồng chéo và ảnh hưởng hoạt động hiện nay của các ngân hàng và VAMC. Giải trình vấn đề khúc mắc này, Bộ Tài chính cho biết, theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Còn hoạt động hỗ trợ tài chính của DATC không diễn ra thường xuyên; DATC dùng nguồn vốn sản xuất, kinh doanh để hỗ trợ DN, không huy động vốn để thực hiện cho vay. Như vậy, việc hỗ trợ tài chính cho DN được DATC tham gia tái cơ cấu không phải là hoạt động cấp tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng.
Ngoài ra, dự thảo còn quy định các điều khoản ràng buộc khác đối với DATC. Cụ thể: khi bơm vốn, DATC phải nghiên cứu kỹ để có phương án cụ thể cho từng DN, bảo đảm đáp ứng những điều kiện đặt ra. Ba nguyên tắc để được bơm vốn là: cung cấp tài chính phải gắn với phương án tái cơ cấu được cấp có thẩm quyền phê duyệt; DATC quyết định và chịu trách nhiệm về việc bơm vốn cho DN tái cơ cấu, bảo đảm thu hồi vốn và có hiệu quả kinh tế. Không bơm vốn cho các DN tái cơ cấu đã có kế hoạch chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư của DATC. Việc cung cấp tài chính phải gắn với thu hồi nợ hiệu quả, DN không được sử dụng khoản cung cấp tài chính đó để trả nợ cho chính DATC. Thực tế với các DN tái cơ cấu, DATC phải cử cán bộ tham gia hoạt động quản trị, điều hành tại DN, thậm chí là giữ các vị trí Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, Trưởng ban kiểm soát tại DN nên hiểu rõ và có cơ sở thực hiện hỗ trợ tài chính cho DN.
Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico đánh giá: Đề xuất cho DATC bơm vốn, bảo lãnh phục hồi cho các DN được DATC xử lý là hoàn toàn bình thường, có tác dụng hỗ trợ nghiệp vụ chính của DATC. Hơn nữa, các DN sau khi được DATC tái cơ cấu, chuyển nợ thành vốn góp nếu đạt tỷ lệ sở hữu hơn 50% vốn điều lệ sẽ được coi là công ty con của DATC nên việc DATC bảo lãnh vay vốn là phù hợp với quy định của Luật DN.
Cùng quan điểm này, TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) khẳng định: Có nhiều biện pháp để xử lý nợ xấu, như bán tài sản bảo đảm, chuyển nợ thành vốn góp, bơm vốn cho DN tái cơ cấu giúp DN vượt qua khó khăn, hồi phục “ sức khỏe”, hoạt động trở lại để có nguồn trả nợ. Việc trao quyền hỗ trợ tài chính, bảo lãnh cho DATC là cần thiết nhằm tạo thuận lợi cho DN này hoạt động hiệu quả hơn và không chồng chéo với VAMC. Vì VAMC chỉ có chức năng xử lý nợ xấu của các TCTD, còn DATC hướng đến chủ yếu là các DN nhà nước và quy mô rộng hơn. “Tiềm năng phát triển thị trường mua bán nợ xấu là rất lớn. Việc tăng thẩm quyền cho DATC có chức năng giống như VAMC sẽ giúp hai DN này bổ trợ cho nhau, thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển”, TS Cấn Văn Lực nhấn mạnh.
Cùng với việc tháo nút thắt về hành lang pháp lý, Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng, cần mở rộng quy mô, phạm vi và nguồn lực tài chính để DATC hoạt động hiệu quả hơn. Bởi muốn “mua đứt bán đoạn” nợ xấu bằng “tiền tươi, thóc thật”, DATC phải huy động thêm vốn từ bên ngoài mới đủ tiềm lực. Ít nhất, cần nâng vốn điều lệ của DATC lên mức 10.000 tỷ đồng, nếu thấp hơn, bài toán huy động vốn của DATC sẽ gặp nhiều khó khăn.
Nợ xấu phát sinh hằng năm vào khoảng từ 1,3 đến 1,5% trên tổng dư nợ cho vay. Với mục tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay bình quân dự kiến là 16%, nợ xấu phát sinh trong 5 năm (2017 – 2022) sẽ vào khoảng 350 nghìn tỷ đồng. Ước tính, với mục tiêu duy trì nợ xấu dưới ngưỡng 3% thì tổng số nợ xấu phải xử lý trong 5 năm tới xấp xỉ 640 nghìn tỷ đồng, tức bình quân mỗi năm khoảng 130 nghìn tỷ đồng.
Nguồn: Bộ Tài chính
BÍCH NGÂN
IMF 'bật đèn xanh' cho Argentina, nâng gói vay tín dụng dự phòng lên 56,3 tỷ USD
Ngày 26/10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã chính thức thông qua khoản hỗ trợ tài chính cho Argentina trị giá 56,3 tỷ USD có thời hạn trong 3 năm. Gói tín dụng này ít hơn so với con số dự kiến 57,1 tỷ USD mà hai bên đã đưa ra hồi tháng 9 khi bắt đầu đàm phán.
Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde phát biểu trong cuộc họp của IMF tại Bali, Indonesia ngày 14/10. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông cáo của IMF cho biết, quyết định trên được đưa ra sau cuộc họp của Ban điều hành IMF dưới sự chủ trì của Tổng Giám đốc Christine Lagarde, theo đó đồng ý mở rộng gói vay tín dụng dự phòng cho Argentina từ 50 tỷ USD lên 56,3 tỷ USD, nhằm hỗ trợ nền kinh tế quốc gia Nam Mỹ này vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Theo đánh giá của IMF, mặc dù đang phải đối mặt với những điều kiện thị trường khó khăn, song chính phủ Argentina vẫn kiên định với những cam kết về việc thực hiện những mục tiêu trong chính sách kinh tế, phù hợp với thỏa thuận đã ký với tổ chức tài chính này.
IMF cũng yêu cầu Argentina bảo đảm sự ổn định của các khoản nợ công, giảm lạm phát, tạo thêm việc làm và thúc đẩy tăng trưởng.
Việc IMF "bật đèn xanh" cho Argentina sớm tiếp cận với gói vay tín dụng trên diễn ra một ngày sau khi Hạ viện Argentina thông qua dự thảo ngân sách năm 2019 do chính phủ đệ trình. Theo đó, dự kiến sẽ cắt giảm khoảng 400 tỷ peso (tương đương với hơn 10 tỷ USD) so với năm 2018 đối với các khoản chi tiêu công, trong bối cảnh nền kinh tế quốc gia Nam Mỹ này đang phải trải qua một giai đoạn suy giảm nghiêm trọng.
Theo báo cáo của chính phủ Argentina, nền kinh tế nước này dự kiến sẽ suy giảm từ 2% đến 3% trong năm 2018 và từ 0,5% đến 2% trong năm 2019 trước khi bắt đầu tiến trình hồi phục.
Hoài Nam (TTXVN)
Agribank khu vực TP.HCM với hành trình 30 năm phát triển Agribank khu vực TP.HCM với quy mô nguồn vốn huy động đạt trên 120.000 tỉ đồng, tín dụng hơn 110.000 tỉ đồng, trong đó dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm 30%. Mới đây, Agribank khu vực TP.HCM kỷ niệm tròn 30 năm thành lập. Trong hành trình ấy, Agribank khu vực TP.HCM đã không ngừng trưởng thành, lớn...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Ngày 8/5, 3 cung hoàng đạo vươn lên đỉnh may mắn: Vận đỏ cả sự nghiệp - tiền bạc - tình yêu, đổi đời ngoạn mục
Trắc nghiệm
10:40:41 07/05/2025
Duyên Quỳnh 'lén' đăng clip giữa lúc Võ Hạ Trâm được tung hô, hành xử chia rẽ?
Sao việt
10:35:53 07/05/2025
Mỹ-Trung Quốc xác nhận chuẩn bị đàm phán thương mại
Thế giới
10:28:51 07/05/2025
Loài vật tuyệt chủng 400 năm tái xuất trong tự nhiên
Lạ vui
10:25:24 07/05/2025
Tôi không thay đổi món ăn, không cắt giảm thực phẩm nhưng vẫn tiết kiệm được hơn 1 triệu/tháng tiền chợ, nhờ cách đơn giản này
Sáng tạo
10:23:09 07/05/2025
Rosé mất điểm vì mái tóc, diện váy sang trọng nhưng chưa đủ wow, lép vế toàn tập
Sao châu á
10:21:18 07/05/2025
Ăn mặc xuề xoà tới triển lãm xe, người đàn ông khiến dân mạng "vò đầu bứt tai" về thân thế sau phát ngôn sốc
Netizen
10:15:11 07/05/2025
Những họa tiết nữ tính và trẻ trung đang trở lại mạnh mẽ trong mùa hè 2025
Thời trang
09:36:47 07/05/2025
Sốt xuất huyết đang vào mùa, cần chủ động phòng bệnh
Sức khỏe
09:32:09 07/05/2025
Những hot girl nhúng chàm khi đem lòng yêu 'trùm' ma túy
Pháp luật
09:30:25 07/05/2025