“Gỡ vướng” cho giáo dục đại học
Nghị định 99/2019/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 15/2/2020. Theo các chuyên gia, văn bản quy phạm này giải quyết nhiều vướng mắc mà thực tiễn đã và đang đặt ra.
Giờ học thực hành của Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội
Giải đáp nhiều băn khoăn
Theo TS Hoàng Xuân Hiệp – Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội, nếu như trước đây nhiều người còn băn khoăn về một số quy định liên quan đến hội đồng trường thì nay Nghị định 99/2019/NĐ-CP làm sáng tỏ và cơ bản bao quát hết các vấn đề liên quan đến tổ chức này.
Nghị định đã hướng dẫn chi tiết từ việc công nhận, bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch hội đồng trường, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên khác của hội đồng trường; công nhận hiệu trưởng của trường đại học công lập cho đến thủ tục thành lập hội đồng trường, công nhận hội đồng trường; công nhận, bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch hội đồng trường… Với những hướng dẫn cụ thể, Nghị định sẽ giúp các trường có căn cứ và cơ sở pháp lý để thực hiện.
Tán thành với quy định về liên kết các trường đại học thành đại học, TS Hoàng Xuân Hiệp phân tích: Điều kiện để các trường đại học liên kết thành đại học không có gì là khắt khe mà hoàn toàn “mở”. Việc còn lại các cơ sở giáo dục đại học phải phối hợp với nhau nếu như thực sự có nhu cầu.
Theo đó, các trường đại học phải bàn bạc, trao đổi và có chiến lược để đi đến thống nhất. Điều quan trọng nhất phải là nhu cầu tự thân của các cơ sở giáo dục đại học. Sự liên kết này sẽ có hướng đi tốt nếu như các cơ sở giáo dục đại học thực sự thấy cần thiết, mang lại lợi ích cho đất nước và cho chính các trường đại học.
Cũng theo TS Hoàng Xuân Hiệp, tinh thần về tự chủ đại học được thể hiện rất rõ trong Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Tuy nhiên, Nghị định 99/2019/NĐ-CP đã cụ thể hóa quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học. Đó là quyền tự chủ về học thuật và hoạt động chuyên môn; tổ chức bộ máy và nhân sự; tài chính và tài sản.
Đi kèm với đó là trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học. “Có thể nói, với các quy định hướng dẫn của Nghị định rất tường minh, dễ làm, dễ thực hiện và tạo thuận lợi cho các cơ sở đại học. Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đã có nền tảng về thực hiện tự chủ đại học, vì thế những quy định của Nghị định cơ bản tạo thuận lợi cho nhà trường” – TS Hoàng Xuân Hiệp cho biết.
Video đang HOT
Nghị định 99/2019/NĐ-CP đã giải quyết nhiều vấn đề mà thực tiễn đặt ra đối với giáo dục đại học. Ảnh: T.G
Quy định phù hợp, dễ thực hiện
Liên quan đến quy định để được công nhận cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu; TS Hoàng Xuân Hiệp trao đổi: Nếu xét riêng với Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội những tiêu chí được đưa ra là rất cao, khó thực hiện. Nhưng đặt trong bối cảnh hiện nay, những tiêu chí đó phù hợp với xu thế. Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng được các tiêu chí theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 99/2019/NĐ-CP mới được gọi cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với hoạt động nghiên cứu khoa học.
Quy định này sẽ khắc phục tình trạng các trường tự tuyên bố trường mình đào tạo theo hướng nghiên cứu; đồng thời các trường không bị lẫn lộn trong mục tiêu đào tạo, làm ảnh hưởng đến nguồn nhân lực cho nền kinh tế sau này của đất nước. “Tôi cho rằng, quy định như vậy là phù hợp; tiêu chí rõ ràng, minh bạch, trường nào không đáp ứng được các tiêu chí theo quy định sẽ đào tạo theo hướng ứng dụng” – TS Hoàng Xuân Hiệp nhấn mạnh.
Cho rằng, các quy định và hướng dẫn của Nghị định 99/2019/NĐ-CP về cơ bản đã đáp ứng được những vấn đề thực tiễn đang đặt ra, GS.TS Trần Hữu Nghị – Hiệu trưởng Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng ghi nhận: Có rất nhiều quy định liên quan đến hồ sơ, thủ tục và thời gian giải quyết. Tuy nhiên, các quy định này rất gọn nhẹ, không mất quá nhiều thời gian và công sức. Hầu hết, các thủ tục được thực hiện trong nội bộ của cơ sở giáo dục đại học. Điều này giải phóng nhiều vấn đề về thủ tục hành chính vốn được cho là rườm rà và bất cập.
Minh chứng cho nhận định của mình, GS.TS Trần Hữu Nghị viện dẫn, chẳng hạn như quy định về hồ sơ chuyển trường đại học thành đại học. Hồ sơ bao gồm: Tờ trình đề nghị chuyển trường đại học thành đại học; nghị quyết của hội đồng trường; Đề án chuyển trường đại học thành đại học, trong đó nêu rõ sự cần thiết, các minh chứng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 99/2019/NĐ-CP; dự thảo quy chế tổ chức hoạt động của đại học; các giải pháp giải quyết rủi ro khi tiến hành chuyển đổi (nếu có); đánh giá tác động của việc chuyển đổi về nhân sự, tài chính, tài sản và phương án xử lý.
Về quy trình xử lý hồ sơ chuyển trường đại học thành đại học, GS Trần Hữu Nghị cho biết: Trường đại học gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện kèm theo bản mềm đến Bộ GD&ĐT hoặc qua dịch vụ công trực tuyến thuộc cổng thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Điều này, Bộ GD&ĐT tổ chức thẩm định hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; Trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo đúng quy định, trong thời hạn 10 ngày làm việc tính từ ngày nhận hồ sơ, Bộ GD&ĐT gửi văn bản thông báo cho trường đại học và nêu rõ lý do.
“Về cơ bản, các quy định của Nghị định 99/2019/NĐ-CP đã cụ thể hóa nhiều vấn đề của lĩnh vực giáo dục đại học mà Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học đã đề cập. Với các quy định, hướng dẫn chi tiết như vậy, đã giải quyết được nhiều vấn đề mà trước đó các cơ sở giáo dục đại học còn băn khoăn, vướng mắc”. – TS Hoàng Xuân Hiệp
Sỹ Điền
Theo giaoducthoidai
Thúc đẩy hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam-Myanmar
Diễn đàn Giáo dục Việt Nam-Myanmar được tổ chức lần đầu tiên tại Myanmar là cơ hội rất tốt để mở rộng các mối quan hệ, thúc đẩy hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học của hai nước.
Đại sứ Việt Nam tại Myanmar Luận Thùy Dương chụp ảnh chung cùng các đại biểu dự diễn đàn. (Ảnh: TTXVN)
Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar vừa phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục Myanmar tổ chức Diễn đàn Giáo dục Việt Nam-Myanmar.
Diễn đàn này, được tổ chức ngày 2/12 tại thành phố Yangon, là dịp để các trường đại học Việt Nam đến gần hơn với các trường đại học và trung học ở Myanmar.
Tới dự diễn đàn có Đại sứ Việt Nam tại Myanmar Luận Thùy Dương, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Minh, đại diện Vụ sau Đại học Bộ Giáo dục Myanmar, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ Yangon Myint Thein cùng đại diện các trường đại học tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và đại diện lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, học viên của hơn 30 trường đại học, cao đẳng, trung học của Myanmar.
Phát biểu tại diễn đàn, Đại sứ Luận Thùy Dương nhấn mạnh diễn đàn là nỗ lực góp phần hiện thực Biên bản ghi nhớ hợp tác (MoU) giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục Myanmar, đồng thời góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Đại sứ cho biết bên cạnh chương trình học bổng của Chính phủ, các bộ, ngành và các trường đại học Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Myanmar cũng sẵn sàng hỗ trợ Myanmar phát triển trong lĩnh vực giáo dục.
Đại sứ Luận Thùy Dương bày tỏ hy vọng diễn đàn sẽ mang lại lợi ích cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, và cho rằng việc hợp tác, trao đổi, giao lưu giữa các trường, các học viên, sinh viên hai bên sẽ là yếu tố góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ và bền vững.
Bà Nguyễn Thị Thanh Minh, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, cho rằng sự kiện Diễn đàn Giáo dục Việt Nam-Myanmar được tổ chức lần đầu tiên tại Myanmar là cơ hội rất tốt để mở rộng các mối quan hệ, thúc đẩy hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học của hai nước thông qua các chương trình học bổng Chính phủ Việt Nam cấp cho Myanmar cũng như các chương trình học bổng, hỗ trợ khác của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Thanh Minh bày tỏ hy vọng kết quả của diễn đàn lần này sẽ là động lực, là dấu ấn đánh dấu một bước tiến trong hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Myanmar nói chung và giữa các cơ sở giáo dục hai nước nói riêng.
Tại diễn đàn, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cũng đã chia sẻ các thông tin chi tiết về Chương trình học bổng CLMV của Chính phủ Việt Nam dành cho ba nước Campuchia, Lào và Myanmar (CLM) được thực hiện từ năm 2008.
Mỗi năm, Việt Nam xem xét cấp tổng số 60 suất học bổng cho ba nước CLM, mỗi nước 20 suất bao gồm cả hệ đại học, sau đại học và thực tập ngắn hạn (không quy định cụ thể về số lượng cho từng trình độ), tập trung vào các lĩnh vực quản lý, kinh tế, nông-lâm-ngư nghiệp, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường... tại các trường đại học hàng đầu của Việt Nam.
Đại diện Bộ Giáo dục Myanmar, Hiệu trưởng Myint Thein cho biết Myanmar thời gian qua đang tiến hành cải cách các lĩnh vực trong đó có giáo dục.
Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác giữa các trường đại học ở hai nước trong đào tạo và nghiên cứu và cho rằng diễn đàn là sự kiện mang lại nhiều lợi ích cho các học viên Myanmar, góp phần thúc đẩy hợp tác giáo dục hai nước trong bối cảnh Myanmar đang đẩy mạnh quá trình cải cách và quốc tế hóa các trường đại học.
Tại diễn đàn, đại diện các trường đại học Việt Nam đã thuyết trình về chương trình đào tạo cũng như các chương trình học bổng dành cho sinh viên nước ngoài nói chung, sinh viên Myanmar nói riêng.
Các đại biểu phía Myanmar cũng đặt những câu hỏi rất thiết thực liên quan đến thủ tục đăng ký học bổng cũng như những nội dung liên quan đến ngành học, chương trình đào tạo tại các trường học ở Việt Nam, đồng thời bày tỏ rất hoan nghênh và mong muốn các nhà đầu tư Việt Nam tham gia đầu tư vào lĩnh vực giáo dục của nước này./.
Ngọc Quang
Theo TTXVN/Vietnamplus
Muốn chuyển từ trường thành đại học phải có 10 ngành đào tạo tiến sĩ Muốn chuyển trường đại học thành đại học chỉ còn yêu cầu tối thiếu 3 trường nhưng phải có 10 ngành đào tạo tiến sĩ, quy mô đào tạo chính quy 15.000 người. Bản dự thảo cuối cùng Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Tình trạng hiện tại của chồng Từ Hy Viên, tới lui quanh mộ sau gần 100 ngày vợ qua đời
Sao châu á
18:03:20 07/05/2025
"Cô gái nhiều lông nhất" sau 15 năm nổi tiếng: 1 đời chồng, hạnh phúc bên bồ mới
Netizen
17:59:53 07/05/2025
Phim Hàn dở nhất hiện tại với rating 0%, cặp chính yêu đương nhạt nhẽo hại nhà đài thê thảm chưa từng thấy
Phim châu á
17:59:27 07/05/2025
Lãnh Thanh từng là "nam thần" màn ảnh trước khi liệt dây thần kinh số 7
Sao việt
17:47:57 07/05/2025
Ai từng ăn lòng se điếu kiểu này đều nhớ mãi: Cách chọn chuẩn và 3 công thức chế biến ngon mê ly
Ẩm thực
17:44:21 07/05/2025
Phim điện ảnh Việt quy tụ toàn diễn viên 'trăm tỷ' gây chú ý
Hậu trường phim
17:20:33 07/05/2025
Trung Quốc đồng ý đàm phán với Mỹ về vấn đề thuế quan
Thế giới
17:19:38 07/05/2025
Nữ diễn viên 59 tuổi bị chỉ trích vì mặc váy hở hang trước cả triệu người
Sao âu mỹ
16:48:19 07/05/2025
Yến Xuân dẫn đầu đường đua bikini mùa hè: Body nóng bỏng, không chút mỡ thừa dù 2 tháng trước còn bụng bầu vượt mặt
Sao thể thao
16:32:30 07/05/2025
Dùng trẻ em làm "mồi nhử": Chiêu lừa đảo tại Tịnh thất Bồng Lai
Pháp luật
16:23:26 07/05/2025