Góc khuất về người lao động Việt Nam ở Angola

Nhiều lao động Việt Nam bị mua bán cho một số công ty xây dựng giống như cảnh buôn nộ lệ. Có người còn bị ép làm gái mại dâm.

Gần đây, các cơ quan thông tin đại chúng liên tục đưa nhiều thông tin về người Việt Nam lao động tại Angola . Thông tin chủ yếu vẫn chỉ từ phía những người sau khi lao động ở Angola trở về nước , người thì ốm đau bệnh tật, người thì không có việc làm bị trục xuất về nước, bị lừa bán sang lao động ở Angola… Để tìm hiểu rõ hơn sự thật người lao động ở Angola, phóng viên Đài TNVN đã có chuyến đi thực tế để phản ánh rõ hơn bức tranh về người Việt Nam lao động tại Angola.

Góc khuất về người lao động Việt Nam ở Angola - Hình 1

Chợ Saopaolo ở Angola

Thực trạng chung về người lao động ở Angola

Sau đúng 24 giờ từ Hà Nội, chúng tôi tới sân bay Luanda, thủ đô của Angola.

Bên ngoài sân bay Luanda thấy khá nhiều người Việt Nam sang lao động bộ dạng mệt mỏi, thất thểu, sau mới biết đó là những người lao động bị lừa bán sang lao động ở Angola. Những người này thường phải mất từ 6.000-7.000 USD với lời hứa được đưa sang nước bạn lao động với mức lương khoảng 1.000 USD/tháng.

Thực tế là họ đã bị một số kẻ bất lương trong nước lừa đảo vẽ ra một viễn cảnh tươi sáng bên xứ người và khi xuống đến sân bay thì bị mua bán trao tay cho một số công ty xây dựng, giống như cảnh buôn nô lệ từ hàng trăm năm trước trên bến cảng Benfica đã trở thành chứng tích lịch sử ở thủ đô Luanda.

Hiện nay, bảo tàng nô lệ vẫn hàng ngày mở cửa cho khách thăm quan với hòn đá bị mòn vẹt trước cửa.Theo lời kể lại, tảng đá bị mòn là do mọi người nô lệ trước khi rời quê hương đều hôn lên tảng đá này.

Góc khuất về người lao động Việt Nam ở Angola - Hình 2

Lao động Việt Nam và Angola đang làm việc ở một công trình xây dựng

Quay trở lại với tình cảnh người lao động Việt Nam khi mới đặt chân xuống sân bay tới Angola, người may mắn thì có công ty tới đón, người không thì có khi vật vờ vài ngày ở sân bay đến khi đói lả, mãi mới có công ty tới hỏi mua, đúng như cảnh buôn bán nô lệ thời cổ xưa trên mảnh đất châu Phi này.

Nhờ người quen ở Luanda, chúng tôi tìm gặp một số người làm xây dựng ở quận Vienna. Họ đều cho biết sang đây bằng visa lao động ngắn hạn (tiếng Bồ Đào Nha gọi là Vit- tu) thông qua một số đơn vị xây dựng. Nhưng khi sang đến nơi lại làm cho công ty khác, hoặc không đúng ngành nghề và theo quy định thì không hợp lệ. Chính vì vậy mà luôn phải sống chui lủi, lơ ngơ mà bị tóm vào đồn thì mất một vài nghìn đô và phải có người bảo lãnh nếu không sẽ bị trục xuất về nước. Nhiều người trước khi đi lao động ở Angola đã phải vay mượn ở nhà tới 5.000- 7.000 USD. Nếu bị trục xuất về nước thì giấc mơ đổi đời sẽ theo cùng mây khói, nợ lại chồng nợ.

Mục sở thị một khu lán của công nhân xây dựng nó cũng chẳng khác mấy với những lán trại của công nhân xây dựng trong nước, cũng tạm bợ, nhếch nhác. Chỗ nào tốt còn mua được nước để dùng (khoảng 10 USD/khối), nếu không thì phải dùng nước ao chuôm, và bệnh tả, sốt rét cũng từ đó mà ra.

Anh Nguyễn Huy Kiên ở Bình Gia, Hải Dương sang Luanda làm xây dựng được gần 1 năm, anh may mắn gặp được người chủ tốt nên cuộc sống cũng tạm ổn định. Anh Kiên cho biết: “Chúng em sang đây khó khăn lắm nhất là vấn đề an ninh…”.

Góc khuất về người lao động Việt Nam ở Angola - Hình 3

Trẻ em trong khu “ổ chuột” ở Luanda

Vấn đề an ninh là một trong những mối lo ngại lớn nhất với tất cả cộng đồng người Việt lao động tại Angola. Ở Trung tâm thủ đô Luand, an ninh tốt hơn, nhưng tối đến thì hầu hết người Việt đều không dám ra khỏi nhà. Còn ban ngày ở các quận, huyện ven đô thì người Việt, thậm chí cả người bản địa cũng bị trấn lột.

Nắm được tâm lý người lao động Việt Nam hay giữ tiền mặt trong người để dành giụm gửi về nhà, nên gần đây bọn cướp thường tới thẳng khu lán trại người lao động Việt Nam để cướp. Nếu họ nói không có tiền thì bị đánh đập, tra tấn dã man. Nhiều nơi, anh em lao động do quá lo sợ nên đào những hầm dưới đất như địa đạo để tối chui xuống ngủ.

Nói thế nhưng dù sao cướp ở Angola cũng rất “lịch sự”, nếu có tiền cứ nộp hết là được tha, thậm chí chúng còn để lại cho mấy đồng để đi xe về nhà, nhưng nếu chỉ cần manh động là bị bắn chết ngay.

Trong mấy tháng trở lại đây, trong số 15 người Việt bị chết ở Luanda, chỉ có một người bị cướp giết chết, còn lại là hầu hết do bị sốt rét và thương hàn. Hầu hết người lao động mới sang Angola mắc sốt rét là do chủ quan không phòng bệnh, đi ngủ không mắc màn, không uống nước đun sôi, hoặc là do phải sống trong môi trường quá kham khổ, thiếu thốn, mất vệ sinh. Nhiều người mắc bệnh không biết đi vào bệnh viện tư điều trị. Tuy nhiên, nếu vào điều trị ở đây phải trả từ 1.000- 6.000/ngày đêm.

Bác sỹ Trần Văn Long, Trưởng ban quản lý chuyên gia y tế tại Angola cho biết, bệnh viện công thì miễn phí nhưng xếp hàng hơi lâu, quan trọng nhất là người sang lao động phải biết phòng bệnh.

Video đang HOT

Hiện nay, một Blog có tên Cộng đồng người Việt ở Angola được rất nhiều người lao động ở Angola cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống. Khi đoàn nhà báo sang đến Angola, Blog này đã thông tin về số điện thoại của các nhà báo đi trong đoàn, qua đó chúng tôi biết được một số góc khuất của người lao động ở Angola.

Góc khuất về người lao động Việt Nam ở Angola - Hình 4

Phóng viên Đài TNVN đang trò chuyện với một số công nhân Việt Nam và Angola làm việc ở một công trường xây dựng

Góc khuất lao động Việt Nam ở Angola

Sau khi số điện thoại trong đoàn phóng viên được đưa lên Blog Cộng đồng người Việt ở Angola , chúng tôi nhận được nhiều cuộc điện thoại của người Việt Nam gọi đến để chia sẻ tâm sự về hoản cảnh của mình. Hầu hết người lao động đều bức xúc vì chuyện chủ quỵt lương, điều kiện lao động khổ cực… hay như bị lừa bán sang làm gái mại dâm.

Đi hơn 1.000 km từ thủ đô Luanda đến tỉnh Lubangu, nằm ở phía Nam Anggola, mặc dù quãng đường khá dài nhưng chúng tôi chỉ đi hết 10 tiếng đồng hồ.

Chị Phạm Thị Dung, Hội phụ nữ Việt Nam ở tỉnh Lubangu cho chúng tôi hay: ” Ở đây, có nhiều phụ nữ bị bán sang làm gái mại dâm. Bản thân tôi biết được 2 lò. Tôi hỏi hoàn cảnh các em nói bị lừa sang đây phải làm gái để trả nợ, còn ai muốn bảo lãnh ra phải mất 10.000 USD. Được biết, có trường hợp phụ nữ bị lừa sang Angola làm gái mại dâm khi trốn được ra ngoài chạy đến Đại sứ quán Việt Nam ở Angola cầu cứu. Đại sứ quán Việt Nam ở Angola đã phải lo vé cho người phụ nữ này bí mật ra sân bay để về nước”.

Cảnh phụ nữ bị ép bán dâm là thế, còn lao động nam giới thì sao? Ở Lubangu, chúng tôi cũng gặp được anh Trần Văn Toàn ở Hà Tĩnh vừa thoát được cảnh lầm than khổ chực khi bị lừa bán sang Angola làm xây dựng. Anh Toàn cho biết, làm xây dựng ở Luanda bị chủ quỵt lương đến 6-7 tháng, tiền ăn không có, tiếng tăm chẳng biết gì, hộ chiếu thì bị chủ giữ, may mà chạy được về đây kiếm được việc làm ổn định, cố kiếm ít tiền hoàn vốn rồi về nước. Anh Toàn đưa ra lời khuyến cáo: bà con nên lưu ý khi sang lao động bên Angola phải tìm hiểu kỹ về công ty đưa người lao động ra nước ngoài, không là sẽ bị lừa…

Góc khuất về người lao động Việt Nam ở Angola - Hình 5

Một gia đình người Việt Nam tại Angola vẫn trồng rau để chế biến món ăn theo phong cách dân tộc

Hiện nay, hợp tác lao động giữa hai Chính phủ Việt Nam và Angola chưa được ký kết, nên người lao động Việt Nam sang làm việc đều thông qua các công ty xây dựng tuyển dụng, làm thủ tục đưa sang. Chưa có thống kê cụ thể có bao nhiêu người Việt Nam sang Angola lao động, sinh sống, nhưng theo một đầu mối chuyên làm thủ tục cho người Việt Nam sang Angola tiết lộ cũng phải có 70.000-80.000 người.

Hiện một số công ty xây dựng ở Angola đủ tư cách pháp nhân móc nối với các đối tượng trong nước để đưa người sang lao động. Trên thực tế nhu cầu về nhân công của các công ty này đã đủ, nhưng vẫn xin visa đưa người sang bán lại cho các công ty xây dựng nhỏ lẻ, chưa đủ tư cách pháp nhân.

Được biết, thủ tục để đưa được một người sang lao động tại Angola khoảng 3.000 USD, nhưng các đầu nậu, cò mồi lao động thu của người dân tới 7.000 USD. Một đầu nậu người Việt có tiếng ở thành phố Benguala, một năm đưa tới 5.000 người sang Angola. Tính nhẩm mỗi người đầu nậu này kiếm 3.000 USD trên mỗi người thôi, thì cũng đã đút túi hàng chục triệu USD. Chính vì vậy mà thời gian gần đây việc đưa người sang Angola đang là món nghề kinh doanh béo bở.

Xin nói thêm, đưa sang đã kiếm đủ, đưa về đầu nậu lại kiếm lần nữa. Thường người Việt Nam sang lao động “chui”, hàng năm không xin gia hạn visa vì ở xa Luanda, hay như sợ tốn tiền (từ 500-1.000 USD) nên khi về nước lại phải thông qua các đầu nậu. Quy trình: nằm chờ ở Luanda làm thủ tục về nước mỗi ngày phải chi 100 USD tiền ở, 50 USD tiền ăn và thủ tục để được về nước phải trả là 1.000 USD.

Táng tận lương tâm hơn, có đợt đầu nậu còn phao tin đồn Angola sẽ đuổi lao động Việt Nam về nước, thế là người lao động sợ quá nhao về, sau một thời gian về nước thấy yên ắng lại chạy sang làm ăn để trả nợ. Có trường hợp người lao động đi về tới vài ba lần nợ vẫn chồng nợ, mỗi lần như vậy, các đầu nậu đều kiếm bộn tiền.

Hiện nay, cá biệt xuất hiện một số đầu nậu không hề có dự án gì hết, nhưng lợi dụng chính sách cấp visa cho các đơn vị xây dựng đã tổ chức đưa người sang Angola trục lợi, thậm chí bỏ rơi người lao động ngay tại sân bay nước bạn, cá biệt còn lừa bán phụ nữ làm gái mãi dâm. Chính vì vậy, người lao động trước khi sang Angola cần phải xem xét, nghiên cứu thật kỹ lưỡng những đơn vị, công ty có uy tín để ký hợp đồng lao động.

Giải pháp nào cho lao động Việt Nam tại Angola?

Người Việt Nam sang lao động tại Angola thế hệ đầu tiên từ năm 1983 có khoảng 600 người là các chuyên gia y tế, giáo dục, nông nghiệp, nhưng hiện nay số này còn lại rất ít. Thu nhập của các chuyên gia từ 5.000- 10.000 USD/tháng. Thế hệ thứ hai là con em, họ hàng của các chuyên gia sang sinh sống từ hơn chục năm nay, thường làm nghề photo copy, làm ảnh, buôn bán ở chợ trung thành phố, bán hàng ăn thu nhập khá ổn định cũng từ 5.000- 10.000 USD/tháng. Một số người làm ăn thành đạt mở được công ty thì có thể thu nhập từ vài chục nghìn đến cả trăm nghìn đô la một tháng. Người Việt lao động ổn định ở Angola chủ yếu làm ăn, sinh sống theo mô hình một gia đình lớn để có thể bảo vệ, hỗ trợ nhau bên đất khách quê người. Nhóm thứ ba ở Angola với số lượng tương đối lớn là người sang làm thuê, xây dựng. Thường thì khi sang tới Angola, họ bị chủ thu ngay hộ chiếu, ở nơi đất khách quê người tiếng tăm không biết, chủ đưa đi đâu thì biết đó, làm lụng vất vả lại còn bị quịt lương, muốn quay về cũng không được.

Nói đi cũng phải nói lại, người sang lao động tại Angola thường theo kiểu tự do nên không được đào tạo kỹ năng cơ bản, ngoại ngữ, luật pháp nước bạn không nắm được nên không đáp ứng được nhu cầu lao động. Chính vì thế, chỉ sau một hợp đồng bị chủ bỏ rơi và khi đó chỉ còn nước lang thang.

Hiện nay, lương thợ xây trung bình ở Angola khoảng 1.200 USD/tháng, nhưng do tay nghề người lao động không đáp ứng được công việc, hoặc như người lao động bị mua đi, bán lại qua vài lần chủ nên tiền lương đến tay người lao động chỉ còn khoảng 700 USD/tháng, thậm chí ít hơn.

Angola đang trong thời kỳ tái thiết đất nước, nhu cầu xây dựng lớn nên rất cần nhân lực lao động ngành xây dựng. Gần đây, có tình trạng người Việt Nam lừa đảo bên nước bạn với chiêu” tay không bắt giặc”.

Ở Angola khi ký hợp đồng xây dựng xong thường ứng trước một nửa số tiền nên nhiều chủ xây dựng có được hợp đồng liền ra sân bay mua lao động mang về cũng giả vờ làm như thật đo vẽ, đào móng… nhưng khi rút được tiền thì chuồn luôn về nước, bỏ mặc người lao động ở lại và những người bị bỏ lại chỉ còn nước bị đi tù và trục xuất. Điều đáng nói là sự việc này đang làm xấu đi hình ảnh của người lao động Việt Nam trong mắt bạn.

Trong lúc Việt Nam và Angola chưa ký hợp tác lao động, quyền lợi của người lao động không được bảo vệ thì rất may cộng đồng người Việt ở Angola đã có nhiều hoạt động hết sức cụ thể, thiết thực để giúp đỡ những lao động gặp hoàn cảnh khó khăn. Một số trường hợp người Việt bị chết không có tiền đóng quan tài về nước (khoảng 20.000 USD) đã được cộng đồng quyên góp hỗ trợ. Có trường hợp bị lừa bỏ rơi ở sân bay đã được cộng đồng giúp đỡ tìm việc làm.

Bà Đào Lan Hương, Phó chủ tịch cộng đồng người Việt ở Angola cho biết, xuất khẩu lao động sang Angola rất có tiềm năng, nhưng phải có sự giám sát của cơ quan chức năng từ đơn vị nhận lao động tại Angola cũng như đơn vị tuyển lao động trong nước.

Ông Nguyễn Tiến Sửu, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam ở Angola cho rằng, nên có sự hợp tác chính thức về lao động giữa hai nước. Từ đó, tổ chức công đoàn được hình thành tại các công ty có người Việt Nam lao động thì mới bảo vệ được người lao động.

Việc đưa người sang lao động tại Angola lâu nay đều do các công ty tư nhân thực hiện với thủ tục đơn giản, ràng buộc trách nhiệm kém và phần thiệt thòi người lao động luôn phải gánh chịu.

Gần đây, có khá nhiều tội phạm trong nước trốn sang Angola đi theo visa lao động ngắn hạn, khi sang đến nơi tiếp tục gây án và làm hoang mang cộng đồng người Việt, ảnh hưởng đến hình ảnh của người lao động Việt Nam ở Angola.

Chính vì vậy, cộng đồng người Việt Nam tại Angola rất mong muốn Cục xuất nhập cảnh trong nước có biện pháp quản lý tốt hơn và rất mong muốn Chỉnh phủ hai nước sớm ký hợp tác, qua đó quyền lợi của người lao động được đảm bảo. Đồng thời, các công ty có đủ pháp nhân, uy tín sẽ có điều kiện triển khai xuất khẩu lao động sang thị trường Angola.

Mới đây, Thứ Trưởng Bộ lao động thương binh xã hội Nguyễn Thanh Hòa có chuyến sang thăm, làm việc tại Angola cho biết, hai nước sẽ cố gắng ký được hợp tác lao động trong năm 2013./.

Theo VOV

Chợ Đồng Xuân giữa lòng Luanda

Hầu hết người Việt Nam khi đến Angola lập nghiệp đều trải qua những tháng ngày buôn bán ở đoạn phố dài khoảng 800m tại trung tâm thương mại sầm uất São Paulo. Khu thương mại đó, người Việt Nam quen gọi là chợ Đồng Xuân giữa lòng Luanda.

Chợ Đồng Xuân giữa lòng Luanda - Hình 1

Khu phố của người Việt luôn đông đúc người da đen mua sắm. Ảnh: Phong Cầm.

Phố lập nghiệp

Để đến được chợ São Paulo ở Thủ đô Luanda, tôi phải dậy từ sáng sớm. Đường từ chỗ nghỉ đến São Paulo dài chừng 20km. Vì là một trong những trục đường chính ở Thủ đô Luanda nên thường xuyên tắc đường. Giữa hàng ngàn xe ô tô chen chúc, xe chúng tôi phải nhích dần từng mét một. Sau gần hai tiếng đồng hồ vật lộn, cuối cùng tôi cũng đến được phố São Paulo - thủ phủ của người Việt tại Angola.

Trước mặt là đoạn phố dài chừng 800m, đông đúc người da đen vào ra mua sắm. Dãy phố này tầng trên dùng làm nhà ở, còn tầng dưới là các cửa hàng kinh doanh của người Việt. Hàng hoá ở đây đa chủng loại, nhưng nhiều nhất là quần áo, giày dép, đồ trang sức. Có lẽ vì khu phố được chia nhỏ thành từng ô để người Việt tiện buôn bán, kinh doanh (giống ở Chợ Đồng Xuân - Hà Nội) nên cái tên Đồng Xuân ra đời từ đó chăng?.

Một trong những ông chủ có nhiều cửa hàng cho thuê của khu phố này là anh Nguyễn Toàn Thắng (hay còn gọi là Thắng Victor). Dẫn chúng tôi đi một vòng quanh chợ, Thắng Victor cho biết, anh thuộc vào thế hệ thứ hai sang Angola kinh doanh. Mẹ anh là bà Việt Anh - một chuyên gia y tế công tác lâu năm tại Angola. Bà Việt Anh hiện là ủy viên Hội người Việt Nam tại Angola và cũng là một doanh nhân thành đạt tại Luanda.

Anh Thắng cho biết, công ty của anh hiện làm về dịch vụ vận chuyển hàng hoá và xây dựng, sử dụng khoảng hơn 100 lao động Việt Nam. Họ chủ yếu buôn bán ở chợ và tham gia các công trình xây dựng với mức lương bình quân 1.000 USD/người/tháng.

Ngoài ra, tại São Paulo, rất nhiều người Việt thuê lại ki-ốt của anh Thắng để tự buôn bán kinh doanh. Khi chúng tôi đến khu phố này, nhiều tiểu thương tỏ ra phấn khởi. Họ tiếp đón niềm nở và kể nhiều câu chuyện kinh doanh tại xứ sở này.

Thu Hương gốc ở phố Quán Thánh (Hà Nội) mở cửa hàng bán quần áo ở São Paulo được vài năm nay. Thu Hương 22 tuổi, trẻ trung, xinh xắn. Hương cho biết, đến Angola thông qua giới thiệu của người quen. Khi đến Luanda, Hương thuê một ki-ốt tại São Paulo để bán quần áo, vải vóc.

Để chiều những khách hàng khó tính, Hương phải nói bằng tiếng Bồ Đào Nha, phân tích để khách hàng thấy đó là đồ thật, giá rẻ. Hương vui vẻ cho biết, trừ chi phí thuê ki-ốt và các khoản khác, mỗi tháng thu được khoản tiền lãi hơn 1.000 USD từ buôn bán quần áo.

Chợ Đồng Xuân giữa lòng Luanda - Hình 2

Chị Hà Thị Hương đang bán quần áo cho người Angola.

Kế bên cạnh ki-ốt của Hương là ki-ốt của chị Hà Thị Hương. Chị Hương cũng là người quê gốc Hà Nội. Chị Hương sang Angola kinh doanh đã 8 năm. Chị thuê ki-ốt lại của chủ người Việt với giá 800 USD/tháng. Ki-ốt của chị Hương mặt tiền rộng chừng 3m. Bày bán chủ yếu là quần áo, vải vóc, giày dép. Khi nán lại nói chuyện, chị Hương tâm sự rằng, nói chung buôn bán ở đây dễ kiếm tiền hơn tại Hà Nội. Những tháng thường có thể cho lợi nhuận từ 1.000-1.500 USD, nhưng vào những tháng Tết của người Angola (Lễ Giáng sinh), hàng hoá thường bán chạy hơn.

"Dù phải xa nhà, xa gia đình nhưng vì kinh doanh thuận lợi nên ở lại Luanda thêm thời gian nữa để buôn bán. Khi có đủ vốn, sẽ về Hà Nội kinh doanh tiếp", chị Hương chia sẻ.

Trong câu chuyện với tôi, anh Nguyễn Toàn Thắng cho biết, São Paulo là cái nôi của người Việt tại Angola. Những đại gia người Việt tại Angola đều đã từng buôn bán kinh doanh ở nơi này. "Khi có vốn, họ mới bắt đầu đổ bộ đến các tỉnh, thành phố khác của Angola để tiếp tục kinh doanh và mở rộng sản xuất", anh Thắng nói.

Kinh doanh không đụng hàng

Tại chợ São Paulo, ngoài buôn bán quần áo, có nhiều người còn nghĩ ra được những chiêu kinh doanh riêng. Họ nói vui với nhau là kiểu kinh doanh không đụng hàng. Với 17 năm ở Angola, chị Trương Thị Thanh Hoà, nhà ở phố Thái Hà, TP Hà Nội (hiện là ủy viên Hội người Việt Nam tại Angola) lại chuyên buôn bán kinh doanh về áo cưới, áo thời trang.

Tại đây, chị Hoà có hai cửa hàng bán áo cưới và một láp ảnh. Dắt tôi vào cửa hàng, chị Hoà cho biết lý do vì sao lại chỉ bán áo cưới tại khu phố sầm uất này. Hoá ra văn hoá cưới hỏi của người Angola khác với Việt Nam. Nếu như ở Việt Nam, theo thông lệ, các cặp uyên ương thường cưới hỏi đàng hoàng rồi mới về ở với nhau thì ở Angola, có thể ở với nhau đến đầu bạc răng long rồi mới tổ chức đám cưới.

Theo chị Hoà, chỉ khi họ thực sự có tiền, lúc đó họ mới đi mua áo cưới cho lễ thành hôn. "Đặc thù cưới hỏi của họ lạ thế nên mình phải đáp ứng nhu cầu. Cái hay của người Việt Nam ở Angola là người bản địa cần gì, mình đáp ứng được cái đó", chị Hòa chia sẻ.

Chợ Đồng Xuân giữa lòng Luanda - Hình 3

Chị Trương Thị Thanh Hoà bên cửa hàng váy cưới.

Giống chị Hòa, chị Lê Kim Oanh, nhà ở Quận 2, TP Hồ Chí Minh, có thâm niên hơn 13 năm ở Angola. Để không đụng hàng, chị chọn làm nhà phân phối chính các loại tấm vải dùng để cuốn quanh người (người Angola rất thích loại vải cuốn này của Việt Nam) tại chợ São Paulo.

Các lái buôn tỉnh lẻ tại Angola thường tập trung về đây mua, sau đó phân phối đi khắp nơi trong cả nước. Để đủ nguồn hàng cung cấp cho thị trường Angola, chị Hương phải nhập hàng từ TP Hồ Chí Minh.

Trung bình mỗi năm, chị nhập vào Angola khoảng 1.000 kiện hàng với giá khoảng 1.000-2.000 USD/kiện. Nghe chị kể, tôi hỏi liệu chị đã thành triệu phú đô la? Chị cười bảo, con phố São Paulo này đúng là sản sinh ra nhiều triệu phú đô la người Việt tại Angola. Những người thành danh ở Angola hiện nay ít hay nhiều, đều đã từng buôn bán kinh doanh tại chợ này. Về phía mình, chị Oanh nhận mình chỉ là người bán buôn nhỏ lẻ.

Trong căn phòng rộng rãi, từng tấm vải được xếp chất chồng lên nhau. Các thương lái da đen vào ra liên tục. Chị Oanh cho biết, ngoài một số ông chủ thực sự, người buôn bán tại chợ São Paulo chủ yếu đi bán thuê. Ngày xưa thuê ki-ốt dễ, còn bây giờ rất khó. "Chị buôn bán ở đây có sợ cảnh sát bắt không"- tôi hỏi.

Chị cười: "Họ chỉ bắt giữ những người không có giấy tờ hợp lệ hoặc làm việc không đúng công ty mà thôi. Hơn nữa, nhiều người vì buôn bán trốn thuế nên mỗi lần gặp cảnh sát là cắm đầu cắm cổ bỏ chạy". "Những trường hợp này dù không nhiều nhưng chút gì đó ảnh hưởng đến hình ảnh người Việt tại Angola", chị Oanh nói.

Điều mà chị Oanh lo nhất hiện nay không phải là chuyện cảnh sát hoạnh họe hay thiếu thị trường mà lo nhất là hàng hóa Trung Quốc đang ngày càng ồ ạt nhập vào Angola. Tại chợ São Paulo đã bắt đầu manh nha các cửa hàng của thương lái Trung Quốc.

"Người Việt thường xé nhỏ cửa hàng ra để cho thuê nhưng người Trung Quốc lại thuê hẳn từng cửa hàng lớn, ít nhất là ba ki-ốt một lúc nên cửa hàng họ nhìn ngon mắt hơn. Với lại, người Việt thường kinh doanh đơn lẻ, người Trung Quốc lại chung nhau cùng làm cửa hàng nên khả năng cạnh tranh tốt hơn", chị Oanh cho biết.

Trong câu chuyện, tôi vu vơ hỏi rằng, ở Angola, ai là người Việt Nam giàu nhất, chị Oanh cười bảo, nói ai là người giàu nhất rất khó, vì một 9, một 10. Với các tiểu thương ở phố São Paulo, ai cũng biết đến ông Đoàn Văn Viện, Chủ tịch Công ty Salomas. Ông Viện được cho là người luôn hết mình giúp đỡ bà con tiểu thương tại chợ São Paulo.

"Ông Viện mở công ty và thành danh ở Luanda, đã trở lại giúp đỡ bà con người Việt. Nghe đâu ông ấy cũng là một trong những triệu phú người Việt tại Angola", chị Oanh cho biết.

Chia tay với chị Oanh, tôi trở lại đường phố São Paulo nhộn nhịp. Trong vô số người da đen, thi thoảng lại vang lên tiếng nói của người Việt Nam. Dù quen hay không, hễ gặp là hỏi "người Việt Nam à?". Sáng đó, ở São Paulo trời se lạnh nhưng với tôi, gặp được một người Việt ở nơi xa xôi này lòng ấm lại và thấy không hề lẻ loi.

Còn nữa

Theo Phong Cầm

Tiền phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Trợ lý cựu Tổng thống Ukraine bị bắn chếtTrợ lý cựu Tổng thống Ukraine bị bắn chết
19:31:42 22/05/2025
Quản lý nhà hàng ở TPHCM tổ chức cho nam nhân viên đi "sex tour"Quản lý nhà hàng ở TPHCM tổ chức cho nam nhân viên đi "sex tour"
13:54:45 23/05/2025
Cưới con gái tù trưởng châu Phi, chàng trai sống sung túc như đại giaCưới con gái tù trưởng châu Phi, chàng trai sống sung túc như đại gia
20:14:45 23/05/2025
Ông Trump khẩu chiến với Tổng thống Nam Phi RamaphosaÔng Trump khẩu chiến với Tổng thống Nam Phi Ramaphosa
22:44:14 22/05/2025
Nhặt thẻ tín dụng của khách, tài xế đi quanh thành phố rút tiền 14 lầnNhặt thẻ tín dụng của khách, tài xế đi quanh thành phố rút tiền 14 lần
13:38:39 22/05/2025
2 nhân viên đại sứ quán Israel bị bắn chết tại Mỹ, ông Trump cảnh báo2 nhân viên đại sứ quán Israel bị bắn chết tại Mỹ, ông Trump cảnh báo
22:39:13 23/05/2025
Cụ ông 78 tuổi lái xe vượt đèn đỏ, gây tai nạn liên hoàn khiến 3 người chếtCụ ông 78 tuổi lái xe vượt đèn đỏ, gây tai nạn liên hoàn khiến 3 người chết
07:54:57 23/05/2025
Tổng thống Trump lấy nhầm ảnh ở Congo làm bằng chứng diệt chủng ở Nam PhiTổng thống Trump lấy nhầm ảnh ở Congo làm bằng chứng diệt chủng ở Nam Phi
14:00:33 23/05/2025

Tin đang nóng

Vì sao Hoa hậu Ý Nhi trượt top 20 Miss World 2025?Vì sao Hoa hậu Ý Nhi trượt top 20 Miss World 2025?
22:41:39 23/05/2025
Những lần nhập viện liên tiếp của Hoa hậu Mai Phương Thúy: "Báo động đỏ" cho sức khỏe ở tuổi 37Những lần nhập viện liên tiếp của Hoa hậu Mai Phương Thúy: "Báo động đỏ" cho sức khỏe ở tuổi 37
22:55:47 23/05/2025
Clip hot: Đại mỹ nhân bỏ chạy khỏi thảm đỏ Cannes 2025 khiến hàng trăm phóng viên ngỡ ngàngClip hot: Đại mỹ nhân bỏ chạy khỏi thảm đỏ Cannes 2025 khiến hàng trăm phóng viên ngỡ ngàng
23:36:29 23/05/2025
Tạm đình chỉ giáo viên có hành vi bạo hành trẻ mầm nonTạm đình chỉ giáo viên có hành vi bạo hành trẻ mầm non
22:01:13 23/05/2025
Vết sẹo trên bụng vợ mới cưới hé lộ sự thật phũ phàng trong đêm tân hônVết sẹo trên bụng vợ mới cưới hé lộ sự thật phũ phàng trong đêm tân hôn
21:58:20 23/05/2025
Vừa gặt lúa vừa xem điện thoại, người đàn ông bị sét đánh tử vongVừa gặt lúa vừa xem điện thoại, người đàn ông bị sét đánh tử vong
22:16:56 23/05/2025
Chuyên trang sắc đẹp hàng đầu thế giới bất ngờ đăng tải bê bối của Hoa hậu Thuỳ TiênChuyên trang sắc đẹp hàng đầu thế giới bất ngờ đăng tải bê bối của Hoa hậu Thuỳ Tiên
22:53:00 23/05/2025
Biến căng: Triệu Lệ Dĩnh nổi điên giữa đêm, công khai mắng thẳng mặt kẻ đâm sau lưng mìnhBiến căng: Triệu Lệ Dĩnh nổi điên giữa đêm, công khai mắng thẳng mặt kẻ đâm sau lưng mình
23:24:19 23/05/2025

Tin mới nhất

COVID-19: Thái Lan cam kết đảm bảo nguồn cung vật tư y tế phòng dịch

COVID-19: Thái Lan cam kết đảm bảo nguồn cung vật tư y tế phòng dịch

06:21:53 24/05/2025
Ông Anukool cho biết, hoạt động sản xuất khẩu trang trong nước hiện đạt khoảng 50 - 60% công suất và có thể mở rộng quy mô nếu cần. Nguồn nguyên liệu đầu vào vẫn được cung ứng đầy đủ.
Iran và Mỹ bắt đầu vòng đàm phán gián tiếp thứ 5

Iran và Mỹ bắt đầu vòng đàm phán gián tiếp thứ 5

06:19:26 24/05/2025
Đây là nỗ lực mới nhất trong chuỗi các cuộc đàm phán bắt đầu từ tháng 4 năm nay, nhằm tìm kiếm giải pháp cho căng thẳng hạt nhân kéo dài giữa hai quốc gia.
Ngoại trưởng Nga S. Lavrov đề cập vòng đàm phán thứ hai với Ukraine

Ngoại trưởng Nga S. Lavrov đề cập vòng đàm phán thứ hai với Ukraine

06:15:31 24/05/2025
Liên quan đến địa điểm tổ chức đàm phán, Ngoại trưởng Lavrov không xác nhận về khả năng Vatican trở thành địa điểm tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình.
Nissan có thể chi thêm 60 tỷ yen cho kế hoạch tái cấu trúc

Nissan có thể chi thêm 60 tỷ yen cho kế hoạch tái cấu trúc

06:07:28 24/05/2025
Nhà sản xuất ô tô lớn thứ ba Nhật Bản về sản lượng này đang có kế hoạch đóng cửa 7 trong số 17 nhà máy lắp ráp ô tô hiện tại và cắt giảm 20.000 việc làm trên toàn cầu nhằm cải thiện khả năng sinh lời.
Mỹ khuyến cáo người dân không mang nông sản về nước sau khi du lịch nước ngoài

Mỹ khuyến cáo người dân không mang nông sản về nước sau khi du lịch nước ngoài

06:06:43 24/05/2025
Các cơ quan chức năng khuyến cáo người dân vào trang web dontpackapest.com để biết thêm thông tin về cách khai báo nông sản mang trong hành lý và những thứ không được mang vào Mỹ.
Đánh giá khái quát về quá trình hiện đại hoá kho vũ khí hạt nhân của Nga đến 2025

Đánh giá khái quát về quá trình hiện đại hoá kho vũ khí hạt nhân của Nga đến 2025

06:05:37 24/05/2025
Một trong những lý do chính cho sự chững lại này có thể là do những thách thức kinh tế và công nghệ. Việc sản xuất các hệ thống hạt nhân phức tạp đòi hỏi nguồn lực khổng lồ và công nghệ tiên tiến.
Nhật Bản: Hỏa hoạn gần sân bay ở Tokyo, một số chuyến bay bị ảnh hưởng

Nhật Bản: Hỏa hoạn gần sân bay ở Tokyo, một số chuyến bay bị ảnh hưởng

05:58:49 24/05/2025
Chiều 23/5, hỏa hoạn đã xảy ra tại một nhà máy gần sân bay Haneda ở Thủ đô Tokyo của Nhật Bản, khiến một số chuyến bay đi bị hoãn.
Oxford Economics: New York (Mỹ) duy trì vị thế thành phố toàn cầu

Oxford Economics: New York (Mỹ) duy trì vị thế thành phố toàn cầu

05:52:20 24/05/2025
Ngoài 2 thành phố trên, Brisbane cũng đã tăng từ vị trí thứ 27 lên vị trí thứ 23. Brisbane có những điểm mạnh tương tự như Melbourne và Sydney, bao gồm tuổi thọ cao, dân số sinh ra ở nước ngoài đông và các tổ chức giáo dục mạnh.
Trung Quốc khởi công xây dựng tổ máy điện hạt nhân mới ở miền Nam

Trung Quốc khởi công xây dựng tổ máy điện hạt nhân mới ở miền Nam

05:47:38 24/05/2025
Việc triển khai xây dựng các tổ máy này, sử dụng công nghệ Hoa Long 1 thế hệ thứ ba do Trung Quốc tự phát triển, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc mở rộng cơ sở năng lượng hạt nhân chủ chốt của quốc gia.
Pháp cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh nhiệt đới do muỗi vằn lan rộng

Pháp cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh nhiệt đới do muỗi vằn lan rộng

05:42:34 24/05/2025
Không chỉ riêng Pháp, tình trạng muỗi vằn lan rộng đang trở thành mối lo chung tại châu Âu. Viện Y tế Công cộng Bỉ cảnh báo số địa điểm phát hiện muỗi vằn trong năm 2023 đã tăng gấp đôi so với năm trước.
EU và Mỹ chuẩn bị nối lại đàm phán thuế quan nhằm tránh chiến tranh thương mại

EU và Mỹ chuẩn bị nối lại đàm phán thuế quan nhằm tránh chiến tranh thương mại

05:32:31 24/05/2025
Washington hiện vẫn áp thuế 25% đối với thép và nhôm, cùng với mức thuế 10% đối với ô tô nhập khẩu từ châu Âu. Nếu không đạt được thỏa thuận vào đầu tháng 7, mức thuế cao hơn - lên tới 20% - có thể được Mỹ áp dụng trở lại với phần lớn h...
Chính sách ngoại giao 'yếu' của châu Âu ở Thái Bình Dương

Chính sách ngoại giao 'yếu' của châu Âu ở Thái Bình Dương

05:27:50 24/05/2025
Việc hủy bỏ thỏa thuận miễn thị thực với Vanuatu vào tháng 7/2023, chỉ vài tháng sau chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao, cùng với việc cắt giảm ngân sách viện trợ đã làm giảm sút quyền lực mềm của Anh.

Có thể bạn quan tâm

Công Phượng được báo chí Đông Nam Á gọi tên, gợi nhớ ký ức huy hoàng thời HLV Park Hang-seo

Công Phượng được báo chí Đông Nam Á gọi tên, gợi nhớ ký ức huy hoàng thời HLV Park Hang-seo

Sao thể thao

07:55:10 24/05/2025
Dư luận khu vực vẫn chưa thể quên những dấu ấn của Công Phượng cùng tuyển Việt Nam ngày còn làm việc cùng HLV Park Hang-seo.
5 lợi ích từ loại quả đứng ngôi 'vua xuất khẩu' của Việt Nam

5 lợi ích từ loại quả đứng ngôi 'vua xuất khẩu' của Việt Nam

Sức khỏe

07:52:28 24/05/2025
Thanh long chứa các chất chống oxy hóa như vitamin C bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do. Theo Viện Y khoa Quốc gia Mỹ, những chất này có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, ung thư và bệnh thoái hóa thần ...
Quang Linh Store như 'rắn mất đầu', nợ lương, nhân viên cũ lên clip bóng gió?

Quang Linh Store như 'rắn mất đầu', nợ lương, nhân viên cũ lên clip bóng gió?

Netizen

07:45:21 24/05/2025
Ngoài làm sáng tạo nội dung, Quang Linh Vlogs còn có công việc kinh doanh của riêng mình. Tên anh được dùng trong nhiều dự án và doanh nghiệp. Đồng thời, nam YouTuber cư dân mạng gọi vui là Chủ tịch cho thấy vai trò lãnh đạo.
Vy Oanh tuổi 40: Giữ sắc vóc sau 3 lần sinh nở, viên mãn bên chồng đại gia

Vy Oanh tuổi 40: Giữ sắc vóc sau 3 lần sinh nở, viên mãn bên chồng đại gia

Sao việt

07:43:43 24/05/2025
Ca sĩ Vy Oanh cho biết cô giữ sự lạc quan, yêu đời, yêu người bất chấp hoàn cảnh để có cuộc sống bình yên, hạnh phúc sau những thăng trầm.
Bị "chị em nối khố" Blake Lively lợi dụng ké fame, Taylor Swift và bạn trai quyết định "cạch mặt"?

Bị "chị em nối khố" Blake Lively lợi dụng ké fame, Taylor Swift và bạn trai quyết định "cạch mặt"?

Sao âu mỹ

07:37:51 24/05/2025
Vào ngày 23/5, Daily Mail đưa tin Taylor Swift được cho là đã chấm dứt tình bạn dài cả thập kỷ với Blake Lively, sau khi bị lôi vào vụ kiện tụng với Justin Baldoni.
Mỹ nhân Cbiz 'đẩy' cha ruột vào vòng lao lý, gia đình phá sản chỉ vì 1 trang sức

Mỹ nhân Cbiz 'đẩy' cha ruột vào vòng lao lý, gia đình phá sản chỉ vì 1 trang sức

Sao châu á

07:32:46 24/05/2025
Trên các hội nhóm tám chuyện Cbiz của xứ tỷ dân những ngày qua đang xôn xao bàn tán giá trị của 1 món trang sức mà mỹ nhân Sở Kiều Truyện phối trong lễ trưởng thành. Món trang sức tưởng chừng vô hại nhưng lại có nguy cơ đẩy cha của cô v...
Mẹ biển - Tập 45: Bí mật 20 năm trước được hé lộ, Ba Sịa được minh oan

Mẹ biển - Tập 45: Bí mật 20 năm trước được hé lộ, Ba Sịa được minh oan

Phim việt

07:29:57 24/05/2025
Người đàn bà có cháu nội được Ba Sịa cứu sống đã đến gặp Hai Thơ để nói về một bí mật mà bà ta giấu kín suốt nhiều năm trời, điều khiến Ba Sịa bị hiểu nhầm.
Màn lột xác chấn động cả Trung Quốc: Sao nữ bị tàn phá nhan sắc vì ngộ độc khí gas giờ đẹp như Kim Hee Sun

Màn lột xác chấn động cả Trung Quốc: Sao nữ bị tàn phá nhan sắc vì ngộ độc khí gas giờ đẹp như Kim Hee Sun

Hậu trường phim

07:20:51 24/05/2025
Ngày 23/5, trang QQ đưa tin nữ diễn viên Vương Cúc xuất hiện với ngoại hình hoàn toàn khác lạ khiến khán giả không nhận ra.
Màn comeback không chút bọt sóng của nam ca sĩ "flop vì thực lực": Đến bao giờ mới hết nhạc dở, lỗi thời?

Màn comeback không chút bọt sóng của nam ca sĩ "flop vì thực lực": Đến bao giờ mới hết nhạc dở, lỗi thời?

Nhạc việt

06:53:18 24/05/2025
Nhiều năm làm nghề cộng hưởng với sức nóng từ show thực tế hot nhất năm qua vẫn không thể giúp ca sĩ này thoát kiếp flop .
Món sườn heo làm thế này chỉ mất 15 phút nấu mà vị chua ngọt, sốt ngon ăn cùng cơm thì tuyệt vị!

Món sườn heo làm thế này chỉ mất 15 phút nấu mà vị chua ngọt, sốt ngon ăn cùng cơm thì tuyệt vị!

Ẩm thực

05:58:59 24/05/2025
Hôm nay chúng tôi gợi ý cho bạn một cách chế biến món sườn heo khiến ngay cả những đứa trẻ kén ăn cũng phải yêu thích.
5 phim 18+ Trung Quốc cấm tuyệt đối trẻ em: Hạng 1 gây sốc vì quay cảnh nóng tới 100 giờ

5 phim 18+ Trung Quốc cấm tuyệt đối trẻ em: Hạng 1 gây sốc vì quay cảnh nóng tới 100 giờ

Phim châu á

05:55:07 24/05/2025
Điện ảnh Trung Quốc từng cho ra đời nhiều phim 18+ ngập cảnh nóng táo bạo, nói về tình yêu và xã hội, nhưng không ít lần vấp phải kiểm duyệt và tranh cãi gay gắt.