Góc tư vấn học đường: Để trẻ đến trường không bị nhiễm chí
Không ít học sinh ngày nay vẫn bị bệnh chí (chấy) trên da đầu, đặc biệt là bậc học mầm non và tiểu học .
Hình ảnh phóng to một con chí (chấy) bám trên tóc – ẢNH: REUTERS
Không chỉ gây ra sự khó chịu dữ dội, việc nhiễm chí còn có thể gây ra tình trạng bội nhiễm, viêm da mủ trên đầu.
Cách phòng ngừa và điều trị dứt điểm bị nhiễm chí ở trẻ nhỏ, đặc biệt trong môi trường học đường được nhiều phụ huynh quan tâm. BSCK2 Võ Thị Đoan Phượng, Trưởng khoa Lâm sàng 1 Bệnh viện Da liễu TP.HCM, có những lời khuyên cho phụ huynh.
Theo BS Võ Thị Đoan Phượng, chí là loại côn trùng hút máu để sống, có kích thước khoảng 2 mm với 3 cặp chân có móc dùng để bám vào da đầu và tóc. Chúng sống chủ yếu trên da đầu, con cái thường đẻ từ 5 – 10 trứng/ngày dính trên tóc. Chí có thể sống sót khoảng 2 ngày, còn trứng chí có thể tồn tại hơn 10 ngày sau khi rơi vãi ra khỏi môi trường da đầu.
Video đang HOT
Chí có thể gặp ở người lớn nhưng thường gặp ở trẻ em từ 3 – 12 tuổi. Đối với trẻ nhỏ, việc sinh hoạt ở trường lớp với những giờ ngủ trưa cùng nhau, tiếp xúc gần gũi trực tiếp hoặc sử dụng chung lược, gối, mũ, bàn chải, kẹp tóc khiến cho chí lây lan từ bé này sang bé khác là chuyện dễ dàng xảy ra.
Chí da đầu không mang mầm bệnh. Tuy nhiên, bệnh gây ngứa rất dữ dội, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe , sinh hoạt của bé. Ngoài ra, tình trạng bội nhiễm rất thường xảy ra, thậm chí có thể gây viêm da mủ trên đầu. Do vậy, việc phát hiện bệnh sớm, điều trị nhanh chóng, dứt điểm và tránh tái phát là hết sức quan trọng.
Theo BS Đoan Phượng, thông thường phụ huynh thường mua dầu gội ở nhà thuốc về tự điều trị nhưng không hiệu quả. Nguyên nhân có thể do dầu gội đó không chứa các hoạt chất điều trị chí hoặc dùng để điều trị các bệnh lý khác có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho bé.
Khi nghi ngờ bị chí, phụ huynh nên cho bé đi thăm khám tại các cơ sở da liễu có uy tín để bác sĩ có thể chẩn đoán xác định, tùy từng độ tuổi và độ nặng của tình trạng bệnh để kê đơn các thuốc phù hợp như Permethrine 1%, Malathion 0,5%, Ivermectin thoa, uống…
Để phòng ngừa lâu dài, phụ huynh nên tìm hiểu nguyên nhân từ đâu dẫn đến việc bé bị nhiễm chí để xử lý hiệu quả.
Mọi người trong gia đình nên vệ sinh quần áo, mũ, khăn quàng và chăn màn, gối, giường chiếu sạch sẽ để loại bỏ triệt để chí và trứng chí còn bám ở các vị trí này. Những vật dụng này nên được giặt trong nước nóng (ít nhất 65 độ C) và sấy khô ở nhiệt độ cao. Các sản phẩm không giặt ướt nên được giặt khô, ủi, cho vào máy sấy hoặc bảo quản trong túi nhựa kín trong khu vực ấm trong 2 tuần.
Hút bụi tất cả ghế, sofa, đầu giường và bất cứ thứ gì có thể tiếp xúc với đầu của bất kỳ ai, đặc biệt là thành viên trong nhà có chí, hoặc khách tới chơi. Ngâm lược, bàn chải và buộc tóc trong nước nóng (ít nhất 65 độ C) hoặc dung dịch sát trùng ít nhất 20 phút…
Và cuối cùng là đừng quên điều trị cho các bé khác trong lớp nếu không muốn bị lây trở lại.
Đà Lạt: Xuất hiện chùm ca bệnh tay chân miệng ở một trường mầm non
CDC Lâm Đồng đề nghị Trung tâm Y tế TP.Đà Lạt tham mưu cho Phòng GD-ĐT cho học sinh lớp Nhà trẻ 1 nghỉ học 10 ngày kể từ ngày 17.9 để giám sát phòng chống dịch tay chân miệng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Chiều 17.9, bác sĩ Nguyễn Quốc Minh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Lâm Đồng, cho biết sau khi xuất hiện chùm ca bệnh tay chân miệng tại Trường Mầm non Anh Đào (P.4, TP.Đà Lạt), CDC Lâm Đồng đề nghị Trung tâm Y tế TP.Đà Lạt tham mưu cho Phòng GD-ĐT cho học sinh lớp Nhà trẻ 1 nghỉ học 10 ngày kể từ ngày 17.9 để giám sát phòng chống dịch tay chân miệng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Cán bộ y tế kiểm tra thân nhiệt học sinh Trường Mầm non Anh Đào - ẢNH: LÂM VIÊN
Trước đó, khi có nhiều học sinh Trường Mầm non Anh Đào nghỉ học vì có biểu hiện bệnh tay chân miệng, Trung tâm Y tế Đà Lạt lập danh sách và xác minh tại gia đình 15 trường hợp là học sinh lớp Nhà trẻ 1 nghỉ học, trong đó có 13 trường hợp lây nhiễm bệnh tay chân miệng, 2 trường hợp viêm họng.
Các trường hợp bệnh tay chân miệng này được chẩn đoán tại các cơ sở y tế như: Bệnh viện Nhi đồng 1 TP. HCM, Bệnh viện Đa Khoa Lâm Đồng, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt và các phòng khám tư nhân trên địa bàn TP.Đà Lạt, có trường hợp người thân của gia đình tự mua thuốc điều trị.
Sau khi vào cuộc, cơ quan chức năng nhận định trường hợp khởi bệnh đầu tiên là một trẻ tại lớp Nhà trẻ 1 Trường Mầm non Anh Đào, nghỉ học từ ngày 10.9. Sau đó, tại lớp học này tiếp tục có sự lây lan và xuất hiện chùm ca bệnh tay chân miệng tại trường học này.
Trung tâm Y tế Đà Lạt đã và đang triển khai các biện pháp chuyên môn đối với các gia đình có trường hợp mắc bệnh tay chân miệng để theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ. Nếu có các biểu hiện sốt, viêm họng, nổi bọng nước và các biến chứng thần kinh... thì đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế. Cho trẻ nghỉ học cách ly tại nhà trong thời gian 14 ngày kể từ ngày khởi bệnh.
Trung tâm Y tế Đà Lạt cũng tiếp tục phun khử khuẩn tại trường học và tại gia đình các trẻ nghi ngờ mắc bệnh tay chân miệng; tiếp tục triển khai tập huấn chuyên môn phòng chống bệnh tay chân miệng theo hướng dẫn của Bộ Y tế cho mạng lưới y tế toàn thành phố; báo cáo hằng ngày tình hình bệnh tay chân miệng cho Sở Y tế và CDC tỉnh theo quy định.
Cán bộ Phòng Y tế Đà Lạt hướng dẫn cha mẹ học sinh cách phòng bệnh tay chân miệng - ẢNH: LÂM VIÊN
Mặt khác, theo bác sĩ Minh, CDC Lâm Đồng đang cử cán bộ phối hợp điều tra, thu thập các thông tin, đề xuất giải pháp cụ thể để khống chế dịch lây lan; xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống bệnh tay chân miệng trên địa bàn TP.Đà Lạt; cấp tốc in ấn tờ rơi truyền thông về bệnh tay chân miệng để cấp phát cho các gia đình và các trường mầm non trên địa bàn Đà Lạt; tiếp tục triển khai hoạt động khám sàng lọc để phát hiện những ca mắc mới...
Sai lầm thường gặp trong chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè Để nhiệt độ phòng không phù hợp, quấn quá nhiều lớp tã hay tắm chưa đúng cách là những sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ sơ sinh của nhiều ông bố, bà mẹ. Bệnh nhi 14 ngày tuổi tới khám tại Bệnh viện Bưu điện trong tình trạng toàn thân bị mưng mủ. Em bé quấy khóc, biếng ăn, mất ngủ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chiến lược 'hồi sinh' các mẫu ô tô phân khúc Sedan cỡ C?

Những điều cần biết về virus RSV

Nhận diện loài muỗi gây bệnh sốt xuất huyết

Ho, đau rát họng là bệnh gì và cách chữa hiệu quả

Người mắc tiểu đường, suy thận, gout nên ăn uống như thế nào?

Thoát vị đĩa đệm khi nào cần mổ?

Vòng tay ôm sứa biển trong suốt, bé gái bị bỏng rát chằng chịt 2 cẳng tay

6 loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin C hơn cam

Hiểm họa từ ủ tắm trắng: Bác sĩ cũng sợ nhưng nhiều chị em bất chấp

5 thay đổi chế độ ăn uống để có giấc ngủ ngon

Nam thanh niên thủng ruột non do nuốt phải tăm tre

Tại sao cần nạp chất béo tốt khi giảm cân?
Có thể bạn quan tâm

Đầm cổ yếm thanh thoát, dễ dàng 'hack' tuổi và tôn làn da
Thời trang
10:36:13 26/05/2025
Công bố video khoảnh khắc tàu lặn Titan nổ
Thế giới
10:28:49 26/05/2025
Tại sao trồng hoa giấy trước nhà giúp mang lại may mắn, tài lộc nhưng trồng hoa giấy trong nhà lại gây cản dòng năng lượng tích cực?
Sáng tạo
10:26:36 26/05/2025
Cô dâu Vĩnh Long chụp ảnh bên ngôi mộ, phía sau là chuyện thắt lòng
Netizen
10:21:35 26/05/2025
Hấp dẫn hành trình kết nối du lịch khám phá văn hóa Mường
Du lịch
10:18:46 26/05/2025
Miu Lê chia tay Wean Lê liền hẹn hò tiktoker Nam Vlog: Cao 1m9, em 1 siêu mẫu?
Sao việt
10:18:11 26/05/2025
Chồng của Từ Hy Viên đến viếng mộ vợ mỗi ngày
Sao châu á
10:07:53 26/05/2025
Đây là lý do smartphone Xiaomi ngày càng trở nên hấp dẫn
Đồ 2-tek
10:02:55 26/05/2025
Bảng xếp hạng may mắn trong tuần mới của 12 con giáp: Ai được Thần Tài che chở, ai công việc hanh thông?
Trắc nghiệm
10:01:17 26/05/2025
Chu Thanh Huyền "bóc" góc khuất cuộc sống dù cưới chồng đại gia, mới được tặng xe hơi hơn 8 tỷ
Sao thể thao
09:47:01 26/05/2025