Gót chân Achilles của Trung Quốc ở Biển Đông
Các học giả quan hệ quốc tế theo chủ nghĩa thực tế từ lâu đã tin rằng, khi đối mặt với một mối đe dọa an ninh, các quốc gia sẽ tìm cách đối phó với mối đe dọa đó bằng hai cách. Cách đầu tiên là thông qua việc cân bằng trong nước. Điều đó có nghĩa là họ sẽ tìm cách củng cố năng lực, sức mạnh nội tại của bản thân. Con đường này được ưa chuộng bởi theo những người của chủ nghĩa thực tế, việc đó sẽ giúp các nước không phải bắt buộc dựa vào thiện chí của đồng minh trong việc thực hiện cam kết và nó cũng không gây ra nguy cơ là các nước đó bị lôi vào cuộc chiến của các nước khác.
Mỹ, Nhật tập trận đổ bộ chiếm đảo gần đây. Cuộc tập trận này được xem là một lời cảnh báo đối với Trung Quốc.
Tuy nhiên, thường thì sự chênh lệch về sức mạnh giữa một quốc gia mới nổi với đối thủ đồng nghĩa với việc hoạt động cân bằng sức mạnh trong nước là chưa đủ để chống lại mối đe dọa an ninh mà họ phải đối mặt. Trong những hoàn cảnh như vậy, những người theo chủ nghĩa thực tế cho rằng, các nước sẽ tìm cách bắt tay liên kết với các bên thứ ba. Bên thứ ba này cũng xem quốc gia mạnh mà đối tác của họ đang lo đối phó là một mối đe dọa.
Mặc dù khoa học xã hội không hoàn toàn chính xác như khoa học tự nhiên nhưng Đông Á trong vài tháng qua phần lớn đã diễn biến theo con đường nói trên, đặc biệt là đối với Philippines và Nhật Bản – hai nước đang có cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải kéo dài và căng thẳng với Trung Quốc trong những năm gần đây.
Sau khi tranh chấp quyết liệt với Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough hồi năm ngoái, Philippines đã thông qua một kế hoạch hiện đại hóa quân sự trị giá 1,8 tỉ USD với phần lớn số tiền này được đầu tư cho trang bị, mua sắm vũ khí. Tương tự, sau khi lên cầm quyền hồi tháng 12 năm ngoái, chính quyền của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe riêng trong tháng 1 đã hai lần đề nghị tăng chi tiêu quốc phòng. Điều đáng chú ý là Tokyo đã không đề nghị tăng chi tiêu quốc phòng từ năm 2002.
Ông Abe cũng tìm cách củng cố lại sức mạnh của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, cho phép họ thực hiện một loạt chiến dịch mở rộng hơn rất nhiều so với trong quá khứ. Đặc biệt, ông Abe đã cổ súy mạnh mẽ cho một sự thay đổi theo đó cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đến trợ giúp cho các nước đồng minh dưới ngọn cờ phòng vệ.
Trục liên minh Mỹ-Nhật-Philippines: Hàng made in China
Nhưng rốt cuộc chẳng có nước nào có thể đơn phương cạnh tranh với sức mạnh quân sự với Trung Quốc trong tương lai xa. Điều này hoàn toàn đúng với Philippines trong bối cảnh GDP năm 2011 của Bắc Kinh lớn gấp 30 lần của Philippines. Không ngạc nhiên khi Manila quyết định ngoài việc củng cố sức mạnh quân sự còn tích cực thực hiện một chiến dịch tìm kiếm đồng minh để lôi kéo bất kỳ ai đứng về phía họ, từ ASEAN, Mỹ đến tòa án quốc tế, Nga và giờ là Nhật Bản.
Mặc dù hiện tại Nhật Bản có thể bảo vệ quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trước quân đội Trung Quốc nhưng xu hướng lâu dài không có lợi cho họ. Chấp nhận thực tế này, Nhật Bản cũng thận trọng tìm cách củng cố quan hệ với gần như tất cả các nước, từ Đông Nam Á và Mỹ đến Nga, Vùng lãnh thổ Đài Loan, Ấn Độ và thậm chí là cả khu vực Trung Đông..
Cho đến gần đây, dù Nhật Bản đề cập đến việc cung cấp tàu tuần tra cho Philippines, Manila và Tokyo vẫn theo đuổi hai con đường riêng rẽ, song song với nhau trong cuộc tranh chấp lãnh hải, lãnh thổ với Trung Quốc. Đây là việc đã kết thúc trong tuần này sau chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đến thăm Philippines.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã nhất trí với nhau về việc tăng cường hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực bảo vệ những quần đảo ở xa cũng như bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải và các lợi ích hàng hải. Chúng tôi sẽ hợp tác với phía Philippines trong vấn đề này”, Bộ trưởng Quốc phòng onodera đã nói như vậy sau khi có cuộc gặp với người đồng cấp Philippines Voltair Gazmin.
Theo lời vị quan chức quân sự cấp cao hàng đầu Nhật Bản, nước ông cùng với Philippines đều phải đối mặt với “những mối quan ngại chung” khi Trung Quốc đụng độ với một loạt nước khác nhau vì tranh chấp chủ quyền ở những vùng lãnh hải chồng lấn. “Tôi cũng nói rằng, phía Nhật Bản cực kỳ quan ngại về tình hình hiện nay ở Biển Đông bởi điều đó có thể ảnh hưởng cả đến tình hình ở biển Hoa Đông”, ông onodera nói thêm.
Chuyến thăm của ông onodera trùng với thời điểm diễn ra cuộc tập trận chung Mỹ-Philippines ở gần bãi cạn Scarborough thuộc Biển Đông. Cuộc tập trận này diễn ra ngay sau một cuộc tập trận khác giữa Mỹ và Nhật Bản. Điều thú vị là sau chuyến thăm của Bộ trưởng onodera, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gazmin đã thông báo về kế hoạch xây một căn cứ hải quân và không quân mới ở nơi từng là căn cứ của Mỹ ở Vịnh Subic và rằng Mỹ sẽ được tiếp cận với những căn cứ mới này. Ông Gazmin còn nói, Philippines mong các cường quốc khác đến căn cứ của họ, chỉ đích danh Nhật Bản là một cường quốc như vậy.
Rõ ràng, trục liên minh Mỹ-Nhật-Philippines là “hàng Trung Quốc”. Điều đó có nghĩa, chính những hành động của Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp ở khu vực đã đẩy các nước tìm cách liên minh với nhau.
Dù Trung Quốc có mạnh thì nước này cũng không đủ sức để đánh bại được một liên minh đủ lớn giữa nhiều nước láng giềng khác nhau. Đây chính là gót chân Achilles của cường quốc số 1 khu vực Châu Á.
Trong 2, 3 năm qua, Bắc Kinh dường như đã bỏ quên chính sách chia để trị mà thay vào đó là làm leo thang căng thẳng với gần như tất cả các nước trong khu vực, thường là một cách không cần thiết. Một ví dụ dễ thấy nhất là việc Bắc Kinh hồi năm ngoái ban hành hộ chiếu có in hình bản đồ trong đó Trung Quốc đòi chủ quyền lãnh thổ từ vùng đất của Ấn Độ đến toàn bộ Biển Đông.
Kết quả là các nước láng giềng của Trung Quốc tăng cường hợp tác với nhau. Không may là giới lãnh đạo Trung Quốc dường như không nhận ra rằng các hành động của họ đã gây ra những thay đổi như thế nào bởi họ vẫn tin rằng đó là một phần của âm mưu lớn hơn của Mỹ.
Từ thời Bill Clinton, chính quyền Mỹ luôn phủ nhận chiến lược kiềm chế Trung Quốc bởi họ hiểu sẽ “khó có thể thuyết phục các nước khác tham gia vào liên minh kiềm chế Trung Quốc trừ khi Trung Quốc có những hành động dọa nạt các nước khác. Bằng một loạt hành vi của mình, Trung Quốc có thể khiến các nước khác tìm cách kiềm chế mình”. Nói cách khác, chính sách đối ngoại của Trung Quốc đang khiến “công việc” của Washington trở nên dễ dàng hơn.
Theo vietbao
Tập trận bất thường, Nhật, Mỹ khiến Trung Quốc "giật mình"
3 tàu chiến Nhật Bản chở 1.000 binh lính sẽ ồ ạt đổ về vùng bờ biển phía nam California trong hai tuần tới để tham gia vào một cuộc tập trận "chưa từng có trong tiền lệ" với Mỹ. Mục đích của cuộc tập trận này là nhằm nâng cao năng lực tấn công đổ bộ của Nhật Bản trong bối cảnh nước này đang có cuộc tranh chấp căng thẳng với Trung Quốc ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc biển Hoa Đông
Nhật Bản là đồng minh thân thiết nhất của Mỹ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương
Cuộc tập trận bất thường
Sở dĩ nói cuộc tập trận trên "chưa có trong tiền lệ" là vì nó đánh dấu lần đầu tiên quân đội Nhật Bản kéo ra nước ngoài xa như vậy để tham gia tập trận và lại đi bằng tàu chiến.
Ngoài ra, cuộc tập trận ở Mỹ cũng đánh dấu bước ngoặt về mức độ tham gia của phía Nhật Bản. Trong những cuộc diễn tập quân sự trước đây, Nhật Bản thường chỉ cử bộ binh đến tham gia cùng lính thủy đánh bộ Mỹ. Lần này, Nhật Bản "tung" cả lục quân, hải quân và không quân ra phối hợp diễn tập với quân đội Mỹ, ông Takashi Inoue - phát ngôn viên của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, cho biết.
Theo các nguồn tin quân sự, Tokyo sẽ phái 3 tàu chiến, 730 lính thuộc Lực lượng Phòng vệ Hàng hải, 250 lính bộ binh, 5 lính không quân và 4 trực thăng chiến đấu đến diễn tập tấn công đổ bộ với Thủy quân lục chiến Mỹ.
Cuộc tập trận mang tên Dawn Blitz 2013 còn có sự tham gia của các lực lượng đến từ New Zealand và Canada.
Trong cuộc tập trận dự kiến kết thúc vào ngày 28/6 này, binh lính Nhật Bản sẽ được đào tạo những kỹ năng "thực sự cần thiết" để giúp họ triển khai một cách nhanh chóng cho nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ hoặc tham gia công tác cứu trợ thảm hoạ, ông Inoue cho biết. Với khả năng đổ bộ hạn chế, Nhật Bản cần sự giúp đỡ từ phía Thuỷ quân lục chiến Mỹ để giải cứu người dân trong thảm hoạ kép động đất-sóng thần năm 2011.
Lực lượng Nhật Bản sẽ tiến hành một bài diễn tập tấn công đổ bộ vào quần đảo San Clemente Island - một bãi tập hải quân ở ngoài khơi bờ biển San Diego, và một cuộc xâm nhập giả định vào Căn cứ Hải quân Pendleton.
Giới chức quân sự Mỹ và Nhật Bản cho biết, cuộc tập trận chưa từng có trong lệ với phía Nhật Bản sẽ do lực lượng lính thuỷ đánh bộ và thuỷ thủ Mỹ chỉ huy. Cuộc tập trận này sẽ giúp Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản phối hợp chặt chẽ hơn với đồng minh Mỹ và phản ứng tốt hơn với các cuộc khủng hoảng như thảm hoạ thiên nhiên.
Trung Quốc bất an trước cuộc tập trận Mỹ-Nhật
Tuy nhiên, Trung Quốc lại nhìn cuộc tập trận chung Mỹ-Nhật theo hướng khác trong bối cảnh Tokyo và Bắc Kinh đang có cuộc tranh chấp kéo dài liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
"Đây sẽ là một điểm khác nữa mà Trung Quốc tin rằng, đó là hành động thể hiện sự tăng cường hợp tác quân sự" giữa Mỹ và Nhật Bản, ông Tai Ming Cheung - một nhà phân tích về các vấn đề an ninh Đông Á và Trung Quốc thuộc Viện Hợp tác và Xung đột Toàn cầu ở trường Đại học California, San Diego, cho hay.
Bắc Kinh đã đề nghị Washington và Tokyo huỷ bỏ cuộc tập trận nói trên, hãng tin Kyodo dẫn lời các nguồn tin giấu tên trong chính phủ Nhật Bản cho biết. Mặc dù Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Nhật Bản không xác nhận có hay không việc Trung Quốc đưa ra yêu cầu nói trên nhưng hai cơ quan này khẳng định họ sẽ tiếp tục tiến hành cuộc tập trận như kế hoạch.
Các quan chức quân sự Mỹ cho biết, củng cố năng lực tấn công đổ bộ của Nhật Bản là điều vô cùng quan trọng trong bối cảnh Mỹ đang tập trung chú ý vào việc phát triển chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương. Khu vực này đang chìm trong căng thẳng vì những vụ thử hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên cũng như các cuộc tranh chấp lãnh thổ nóng bỏng giữa Trung Quốc với một loạt nước láng giềng.
"Nếu thế kỷ 20 dạy chúng ta bất kỳ điều gì thì đó chính là, khi các nền dân chủ có thể và sẵn sàng bảo vệ họ thì điều đó cũng bảo vệ hoà bình và sự ổn định. Hầu hết các nước Châu Á đều hoan nghênh một lực lượng Nhật Bản có năng lực hơn và thân thiết với lực lượng của Mỹ", Đại tá Grant Newsham, người phụ trách liên lạc giữa hải quân Mỹ với quân đội Nhật Bản, cho biết.
Cuộc tập trận Mỹ-Nhật diễn ra chỉ vài ngày sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc gặp với Tổng thống Barack Obama tại một khu nghỉ ở California. Hai nhà lãnh đạo được cho là đã bàn một loạt chủ đề, trong đó có vấn đề căng thẳng leo thang ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Trung Quốc gần đây đang tranh giành quyết liệt chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông với Nhật Bản.
Hải quân Nhật Bản là một trong những lực lượng được đào tạo tốt nhất và được trang bị tốt nhất trên thế giới. Tuy nhiên, kỹ năng tấn công vào các bờ biển cũng như các năng lực đổ bộ khác của Nhật Bản còn yếu kể từ khi lực lượng quốc phòng của họ được thành lập những năm 1950.
Để đối phó với sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc - trong đó có việc nước này có tàu sân bay đầu tiên hồi năm ngoái, Nhật Bản đang mua tàu đổ bộ và tăng cường huấn luyện lực lượng để chuẩn bị cho khả năng có thể xảy ra các cuộc xung đột ở quần đảo tranh chấp
Việc Tokyo tập trận để nâng cao năng lực tấn công đổ bộ "rất có ý nghĩa" bởi Mỹ có nghĩa vụ phải bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản theo hiệp ước an ninh thời hậu thế chiến II, một nhà phân tích Mỹ nhận định. Theo ông này, "chúng ta không thể yêu cầu những lính thuỷ đánh bộ trẻ của Mỹ chiến đấu và hy sinh vì thực hiện một nhiệm vụ mà lực lượng Nhật Bản không thể hoặc sẽ không làm. Thuỷ quân lục chiến Mỹ sẽ giúp nhưng họ cũng phải là một lực lượng có năng lực".
Theo vietbao
Trung Quốc thất bại trong nỗ lực về Biển Đông Giới lãnh đạo Trung Quốc gần đây đã nỗ lực tìm mọi cách để tập hợp sự ủng hộ của các nước có tiếng nói quan trọng như Nga và Ấn Độ cho việc đòi hỏi chủ quyền thái quá của họ ở Biển Đông. Tuy nhiên, sau hai cuộc gặp thượng đỉnh gần đây ở Moscow và New Delhi, hai nhà lãnh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ấn Độ: Ông Trump không làm trung gian cho lệnh ngừng bắn

Thủ tướng Ấn Độ ca ngợi hệ thống phòng không S-400 mua từ Nga

Việc Trung Quốc đang ráo riết gom vàng báo hiệu điều gì?

Ông Trump được tặng "cung điện bay": Thách thức an ninh với tình báo Mỹ

"Sát thủ" cảm tử của Ukraine bị Nga bắt bài trên diện rộng

Tổng thống Pháp: Ukraine biết không thể giành lại toàn bộ lãnh thổ

Mỹ mất dần vị thế công nghệ: Nguy cơ 'chảy máu chất xám' và tụt hậu trước Trung Quốc

EU bất ngờ chuẩn bị áp thuế cao hơn đối với hàng nhập khẩu từ Ukraine

Tầm quan trọng của các căn cứ Mỹ ở châu Âu

Những tiết lộ ban đầu về gói trừng phạt thứ 17 nhằm vào Liên bang Nga

Tổng thống Putin có thể không tham gia đàm phán với Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ

Mỹ cảnh báo áp trừng phạt khắc nghiệt nhất với Nga
Có thể bạn quan tâm

Sự thật đau lòng về bức ảnh cô gái khóc nghẹn ở hành lang bệnh viện
Tin nổi bật
23:46:25 14/05/2025
Vừa đăng ảnh tình tứ Wren Evans và bóc bạn trai ngoại tình, Lim Feng lại gây sốc: "Cô gái kia nói là fan tôi!"
Sao việt
23:33:53 14/05/2025
Bích Phương 'sợ già', Phương Mỹ Chi bảo vệ đàn chị bị khán giả 'chê'
Tv show
23:24:35 14/05/2025
'The Haunted Palace' của Yook Sung Jae đứng đầu BXH với rating kỷ lục
Phim châu á
23:19:38 14/05/2025
'Khom lưng' gây tranh cãi, nhan sắc Tống Tổ Nhi 'lấn át' Lưu Vũ Ninh?
Hậu trường phim
23:17:33 14/05/2025
Tôi bấm nút xả 6 lít ở bồn cầu, bạn trai nổi giận mắng là hoang phí
Góc tâm tình
23:12:12 14/05/2025
'Until Dawn' - Tựa phim kinh dị ám ảnh tiếp nối 'Lights Out' và 'Annabelle: Creation'
Phim âu mỹ
22:54:22 14/05/2025
V (BTS) được ca ngợi là biểu tượng sắc đẹp toàn cầu
Sao châu á
22:42:36 14/05/2025
Kim Kardashian ra tòa làm chứng vụ cướp nữ trang ở Paris
Sao âu mỹ
22:22:52 14/05/2025
Ý nghĩa đằng sau bông hoa cúc đang xâm chiếm MXH, vì sao lại khuyết 1 cánh?
Nhạc quốc tế
22:02:59 14/05/2025