GS Đào Trọng Thi: Sẽ phải trả giá nếu thay đổi hệ thống giáo dục
“Chúng ta sẽ phải trả giá rất nhiều cho việc thay đổi hệ thống, thay đổi các chính sách đối với hệ thống giáo dục bắt buộc. Tôi nghĩ thời điểm hiện tại chưa nên thay đổi về cơ cấu cấp học phổ thông” – GS Đào Trọng Thi chia sẻ.
Trao đổi với báo chí ngày 28/8 tại hội nghị tham vấn chuyên gia về đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông của Uỷ ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội tổ chức về Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa, thi cử, trong đó có 2 phương án số năm học hệ thống giáo dục phổ thông, GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban, cho biết: “Hai phương án hệ thống giáo dục trong tài liệu Bộ GD-ĐT trình Ủy ban kiểm tra, thậm chí Bộ nghiêng về phương án 1, giai đoạn giáo dục cơ bản là 10 năm nhưng chúng tôi thấy có đó không hợp lý”.
GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa – Giáo dục- Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.
Không hợp lý như thế nào thưa ông?
Không hợp lý theo 2 nghĩa: Thứ nhất, có cần thiết hay không? Chúng ta kéo dài 1 năm hệ giáo dục cơ bản có nghĩa là kéo dài 1 năm giáo dục bắt buộc, phổ cập; có nghĩa là nhà nước phải chuẩn bị ngân sách nhiều hơn.
Thứ hai, thay đổi về hệ thống giáo dục thì trường THCS phải thêm 1 lớp, phải thêm giáo viên, thêm cơ sở trường lớp. Nếu bậc THCS ít đi 1 lớp lại thừa giáo viên, thừa cơ sở vật chất. Nếu không khéo, số lượng học sinh được vào học THPT lại nhiều hơn. Như vậy, lại không đáp ứng được chủ trương về phân luồng học sinh. Giáo viên cũng thế, giáo viên THCS là chỉ cần tốt nghiệp cao đẳng nhưng dạy hiện nay là dạy theo phương pháp tích hợp. Tích hợp là không còn giáo viên dạy theo từng môn học nữa mà giáo viên phải theo chức danh môn học như giáo viên khoa học tự nhiên.
Quan trọng hơn là việc thay đổi này có cần thiết hay không? Hiện nay, sau THCS chúng ta đã thực hiện phân luồng, có những em ra trường học nghề, học sơ cấp nghề… với những trình độ học tập ấy, 9 năm là quá đủ. Nếu những em nào cần trình độ văn hóa cao hơn để vào đại học,lúc đó chúng ta chuẩn bị thêm năm đầu của THPT như hiện nay vì năm đầu phổ thông vẫn củng cố kiến thức, còn 2 năm cuối cùng mới phân hóa mạnh định hướng nghề nghiệp cho các em. Lựa chọn như vậy là phù hợp với tình hình hiện nay của chúng ta.
Chính vì nhu cầu không có mà chúng ta sẽ phải trả giá rất nhiều cho việc thay đổi hệ thống, thay đổi các chính sách đối với giáo dục bắt buộc. Tôi nghĩ thời điểm hiện tại chưa nên thay đổi về cơ cấu cấp học phổ thông.
Phương án sách giáo khoa: Vì học sinh, vì chất lượng giáo dục chứ không phải bình đẳng giữa các nhà sản xuất.
Theo dự thảo Đổi mới chương trình, sách giáo khoa, Bộ GD-ĐT đưa ra 2 phương án, phương án 1 : Bộ GD-ĐT chủ động tổ chức biên soạn đầy đủ một bộ SGK. Đồng thời, khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn các bộ SGK hoặc các cuốn SGK khác, nhất là SGK cho các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Phương án 2 : Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK. Bộ GD-ĐT chỉ tổ chức biên soạn những SGK mà các tổ chức, cá nhân không đăng ký biên soạn. Ý kiến của ông thế nào?
Video đang HOT
Tôi thấy cần phải thực hiện phương án, Bộ GD-ĐT vẫn phải đứng ra chủ động xây dựng thực hiện 1 bộ sách giáo khoa. Thứ nhất, chúng ta thực hiện lộ trình rất chặt chẽ vì vậy chúng ta phải chủ động chuẩn bị điều kiện. Bây giờ chúng ta giao xã hội hóa nhưng không chuẩn bị được hoặc sách giáo khoa xã hội hóa không đáp ứng được yêu cầu. Nếu chúng ta không chủ động được thì chúng ta không thực hiện được, như vậy không đảm bảo được chất lượng.
Thứ hai, việc chuẩn bị 1 bộ SGK cũng cần cho việc là thực nghiệm chương trình mà chúng ta xây dựng. Bởi chương trình xây dựng mà chúng ta phải thực nghiệm, thực nghiệm phải có tài liệu giáo dục. Tài liệu giáo dục đó là tiền thân của SGK. Như vậy, dù muốn hay không muốn vẫn phải có tài liệu để thực nghiệm do Bộ GD-ĐT chuẩn bị. Tôi nghĩ điều đó là cần thiết.
Cũng có ý kiến cho rằng không nên chuẩn bị bộ SGK do Bộ GD-ĐT thực hiện để đảm bảo sự bình đẳng giữa Nhà xuất bản giáo dục với cá nhân xuất bản sách giáo khoa nhưng tôi nghĩ mục tiêu của chúng ta là vì học sinh vì chất lượng giáo dục chứ không phải bình đẳng giữa các nhà sản xuất.
Để cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà sản xuất xuống hàng thứ yếu chứ không phải để cho các tổ chức, cá nhân sản xuất SGK được bình đẳng với nhau. Như vậy chúng ta tôn trọng mục tiêu kinh doanh hơn vì nhân dân, vì học sinh, vì chất lượng giáo dục. Điều đó không thể chấp nhận dược.
Không nên vội vã thay đổi thi cử!
Bộ đang lấy ý kiến về 3 phương án thi quốc gia , ông nghiêng về phương án nào?
Tôi không nghiêng về phương án nào vì tôi nghĩ phương án đầu tiên không khác gì phương án chúng ta đang thực hiện. Chúng ta đang bước đầu cải tiến về phương pháp thi cử nên tôi cho rằng đến thời điểm này thế là đủ, cứ thực hiện như thi cử vừa qua trong một vài năm tới. Khi chúng ta thay đổi chương trình, SGK lúc đó chúng ta mới thay đổi về phương pháp thi cử. Bây giờ cứ thay đổi về phương thức nhưng nội dung chương trình học, SGK không thay đổi thì làm gì.
Tôi nghĩ không nên vội vã mà từng bước vững chắc thực hiện. Khi đã đi vào đổi mới nội dung chương trình, SGK thì lúc đó thay đổi phương pháp thi sẽ vững chắc hơn.
Bộ GD-ĐT đã rút lại rút lại phương án thay đổi về hệ thống giáo dục, giữ nguyên hệ thống giáo dục phổ thông hiện nay.
Hàng triệu giáo viên sẽ phải đào tạo lại
Thưa giáo sư, dự trù kinh phí của Đề án đổi mới chương trình, SGK là bao nhiêu?
Trong phần báo cáo của Bộ GD-ĐT chuyển cho Ủy ban chưa nói lý do. Bộ GD-ĐT vẫn nợ nội dung ấy.
Tôi nghĩ sẽ không có nguồn tiền tập trung nào ở trong đề án mà sẽ là phân bổ theo quy định của ngân sách hàng năm cho các địa phương để địa phương thực hiện trong thời gian dài.
Rất có thể đợt này quy định rõ, ngân sách dùng cho trực tiếp viết chương trình là bao nhiêu? Ngân sách trực tiếp cho SGK là bao nhiêu? Xuất bản SGK là bao nhiêu? Đào tạo giáo viên là bao nhiêu?… có thể huy động cả ngân sách xã hội hóa ở địa phương. Nhà nước sẽ không đầu tư bình quân mà tập trung hỗ trợ cơ sở, địa phương khó khăn để họ đạt tiêu chuẩn tối thiểu là đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất để thực hiện chương trình, SGK mới.
Vậy nguồn lực chuẩn bị của Đề án như thế nào, thưa ông?
Tôi được biết Chính phủ đã có sự thống nhất, thông qua. Theo tinh thần chủ yếu chúng ta chuẩn bị nguồn lực để thực hiện chương trình và SGK phổ thông mà 2 nguồn lực quan trọng nhất là đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất. Hiện nay chúng ta phải đầu tư mạnh cho cơ sở giáo dục sư phạm để chuẩn bị tốt đội ngũ giáo viên, không những đáp ứng yêu cầu bình thường thực hiện chương trình, SGK mà còn phải đi trước một bước.
Như tôi đã nói nếu chúng ta thay đổi mạnh về chương trình, về nội dung thì rất có thể đội ngũ giáo viên thay đổi về cơ cấu. Không còn giáo viên dạy môn học như bây giờ nữa mà thay đổi đội ngũ giáo viên dạy tích hợp mà thay đổi đội ngũ giáo viên ít nhất 4 năm giảng dạy trong nhà trường cộng với một số năm chuẩn bị tích lũy kinh nghiệm thì mới có thể thực hiện nhiệm vụ.
Về cơ sở vật chất, theo quy định, cơ sở vật chất là do UBND các tỉnh địa phương thực hiện và có trách nhiệm. Như vậy chúng ta phải giao nhiệm vụ cho địa phương, TƯ sẽ hỗ trợ cho những địa phương nào khó khăn. TƯ chỉ đạo các chuẩn, các mẫu để địa phương thực hiện nhưng không tập trung ở đề án mà tập trung ở TƯ để triển khai đồng loạt. Yêu cầu khả năng của chúng ta không đáp ứng được mà yêu cầu quan trọng hơn là có hiệu quả.
Điều lo ngại nhất của ông đối với Đề án này là gì?
Điều lo ngại nhất của tôi là chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Trong trường hợp này tôi nhấn mạnh đội ngũ giáo viên. Vì chúng ta thay đổi nhiều về nội dung chương trình, cơ cấu giáo viên. Bởi vậy, chúng ta không phải chỉ có các trường sư phạm hiện nay phải đổi mới phải đi trước một bước và phải mất 4 năm mới đào tạo được một đội ngũ giáo viên.
Nhưng cái khó là đội ngũ giáo viên đang sử dụng hiện nay, đào tạo lại họ mới khó. Hàng triệu con người đào tạo lại, thay đổi lại cơ cấu môn học, thay đổi chức danh giáo viên, thay đổi lại kiến thức cho phù hợp với yêu cầu đổi mới cái đó mới khó. Mà chương trình hay đến đâu, nhưng giáo viên không dạy được thì cũng bằng không.
Trân trọng cảm ơn GS!
Hồng Hạnh (ghi)
Theo Dantri
Thủ tướng Chính phủ đồng ý việc xin rút Đề án chương trình, sách giáo khoa
Văn phòng Chính phủ vừa thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề nghị của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc xin rút Đề án ra khỏi Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII.
Về việc chuẩn bị nội dung phục vụ Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII, dự kiến khai mạc vào ngày 20/5 và bế mạc vào ngày 24/6/2014, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo các Bộ trưởng, Thủ tưởng cơ quan ngang Bộ chuẩn bị, trình báo cáo của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đối với việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại các kỳ họp trong đó có việc triển khai thực hiện Nghị quyết chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII.
Về Nghị quyết của Quốc hội về việc xây dựng, triển khai chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông sau năm 2015, Văn phòng Chính phủ đã có công văn thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề nghị của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc xin rút Đề án ra khỏi Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII để xây dựng Đề án cụ thể bao gồm cả nội dung về dự kiến kinh phí và lộ trình thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và giao Bộ trưởng Bộ GD-ĐT có văn bản báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc này.
Trước đó, ngày 25/4, tại phiên họp toàn thể Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã xin rút nội dung thảo luận về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông ra khỏi chương trình làm việc với lý do thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay Bộ GD-ĐT đang tích cực hoàn thiện hồ sơ về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông theo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp ngày 14/4/2014.
Việc hoàn thiện và thẩm định bộ hồ sơ này trước khi gửi sang Ủy ban Thường Vụ Quốc hội cần phải có thời gian, nên không kịp hoàn thành để phục vụ cho phiên họp toàn thể Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội ngày 25/4/2014.
Vì lý do trên, Bộ GD-ĐT đề nghị Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội rút nội dung thảo luận về báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về đổi mới chương trình, SGK phổ thông ra khỏi chương trình làm việc của phiên họp toàn thể Ủy ban lần thứ 6.
Hồng Hạnh
Theo Dantri
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT "đính chính" con số 5.000 tỷ đồng biên soạn CT- SGK mới Cho rằng cả 2 con số 34 nghìn tỷ và 5 nghìn tỷ đồng để biên soạn CT-SGK phổ thông mới sau 2015 đều không đúng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã "đính chính" con số này là 105 tỷ đồng. Trước rất nhiều thắc mắc số tiền hơn 34 nghìn tỷ dùng để làm gì trong Đề án đổi mới...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tìm thân nhân bộ xương người được phát hiện dưới chân cầu ở TPHCM

Chuột cắn dây điện gây cháy du thuyền ở Long An

Sức khỏe của 4 người bị thương trên đường hành hương hiện ra sao?

Ô tô chở đoàn hành hương 24 người gặp tai nạn, nhiều nạn nhân cấp cứu

Vụ cháu bé bị bò tấn công ở Đà Nẵng: Yêu cầu chấm dứt thả rông gia súc

Xác minh clip người phụ nữ đi xe máy đuổi theo đập vỡ kính ô tô

Bắt quả tang kẻ có hành vi biến thái trước mặt các cô gái ở biển Nha Trang

Nam thanh niên bị tài xế xe ôm công nghệ tấn công ở TPHCM

Cô gái 23 tuổi tố cáo bị tài xế ô tô hành hung

Vụ cháu bé bị bò thả rông tấn công: Tìm được sẽ tạm giữ đàn bò

Sửa 11 luật quân sự, quốc phòng, có nhiều quy định mới về nhập ngũ

Phật tử Huế xếp hàng dài, đi bộ hơn 4km tại lễ rước tượng Phật sơ sinh
Có thể bạn quan tâm

Cặp đôi Việt lộ clip ôm ấp thân mật gây bão MXH, bảo sao bị đồn phim giả tình thật suốt 7 năm
Hậu trường phim
06:54:04 13/05/2025
Thiều Bảo Trâm bỏ phí Chị Đẹp, sau bao năm vẫn không thể bật lên: Đâu là điểm yếu chí mạng?
Nhạc việt
06:50:35 13/05/2025
Bài tiếng Việt yêu cầu tả "Ai thế nào", học sinh tiểu học bốc trúng đề về "Mẹ" liền ngoáy vài chữ khiến phụ huynh sốc: Con với cái!
Netizen
06:44:40 13/05/2025
Chồng Hoa hậu H'Hen Niê phẫu thuật thẩm mỹ?
Sao việt
06:31:11 13/05/2025
Rapper tai tiếng hàng đầu showbiz lộ diện: Vừa bị điều tra vì đánh người, nay tiếp tục bị tố xâm nhập trái phép
Sao châu á
06:25:09 13/05/2025
Ba loại đồ uống hạn chế đường tốt cho sức khỏe đường ruột
Sức khỏe
06:05:26 13/05/2025
Kylian Mbappe: Vị đắng hat-trick từ World Cup đến Siêu kinh điển
Sao thể thao
06:02:49 13/05/2025
Mì bò sốt tiêu đen chuẩn nhà hàng, làm siêu nhanh tại nhà
Ẩm thực
05:59:14 13/05/2025
Mẹ của Selena Gomez phải thế chấp nhà để trả lương cho nhân viên
Sao âu mỹ
05:53:26 13/05/2025
Tám năm không có con, tôi bị mẹ chồng đay nghiến đến mức phải ly hôn nhưng chỉ một năm sau, bà đã phải khóc lóc cầu xin tôi tha thứ
Góc tâm tình
05:31:50 13/05/2025