GS Ngô Bảo Châu: Giáo trình toán quá cũ, cần nghiên cứu, thay đổi dạy – học
Theo GS Ngô Bảo Châu, giáo trình môn toán được viết từ những năm 1970, theo giáo trình của Nga từ những năm 1940.
Việc dạy toán hiện nay quá chậm, không bắt kịp tốc độ phát triển của xã hội
Chia sẻ tại tọa đàm trong “Ngày hội Toán học mở – MOD HCM năm 2022″ sáng 4-12, tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP HCM, GS Ngô Bảo Châu bày tỏ trăn trở trước việc dạy toán hiện nay.
Theo GS Ngô Bảo Châu, sinh viên rất ít theo học toán. Khoa toán các trường ĐH gặp khó khăn khi tuyển sinh, đặc biệt là toán ứng dụng.
Học sinh, sinh viên tham gia các trò chơi ứng dụng môn toán vào thực tiễn tại ngày hội
Video đang HOT
Dẫn giải nhận định trên, GS Ngô Bảo Châu thông tin ở Việt Nam có hơn 400 trường ĐH nhưng chỉ có khoảng 5 khoa toán hoạt động 1 cách đúng nghĩa và có nhiều sinh viên. Đa số các khoa toán hoạt động lèo tèo. Trong khi đó, thực tế việc sử dụng toán học đang càng ngày càng sâu rộng, kiến thức toán học rất cần thiết ngay trong lĩnh vực chuyên môn, kinh doanh, quản lý chuỗi cung ứng… đòi hỏi kiến thức toán chắc chắn.
“Có rất nhiều vấn đề. Các em sinh viên không theo ngành toán không thể đổ lỗi cho các em được, mà trách nhiệm thuộc về chúng ta. Một trong những vấn đề cơ bản ở đây là việc dạy của chúng ta còn quá chậm bắt nhịp với tốc độ phát triển của xã hội. Ví dụ đơn giản là giáo trình môn toán được viết từ những năm 1970, dựa theo giáo trình của Nga từ những năm 1940. Giáo trình đó về mặt toán học thì khá ổn nhưng vô cùng nặng nề. Nếu giáo trình này dạy cho những người làm toán cơ bản thì hơi thiếu song dạy cho người làm toán ứng dụng thì lại quá thừa, không đáp ứng được nhu cầu”- GS Ngô Bảo Châu phân tích.
Ông đồng thời nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng là cần cập nhật chương trình toán, dạy cho toán lý thuyết khác với những người dạy toán kỹ sư, công nghiệp. Việc nghiên cứu thay đổi giáo trình dạy toán đáp ứng yêu cầu hiện nay là vô cùng quan trọng. Dạy đúng những cái cần thiết, không phải cứ mua nguyên phần mềm của nước ngoài về…
Ngày hội Toán học mở – MOD HCM năm 2022 do Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP HCM phối hợp với Viện Nghiên cứu cao cấp về toán và Sở GD-ĐT TP HCM tổ chức. Ngày hội với chủ đề “Toán học kết nối – Mathematics” là chuỗi các hoạt động về toán và STEM nhằm tạo cơ hội cho đông đảo học sinh, sinh viên, giáo viên và các nhà toán học, những người làm giáo dục cùng nhau thưởng thức vẻ đẹp của toán học.
Vì sao rất ít sinh viên theo học toán?
Giáo trình dạy toán trong các trường học hiện nay quá cũ, không bắt kịp tốc độ phát triển của xã hội; thiếu tính thực tiễn, ứng dụng, khiến môn toán trở thành nỗi sợ
"Ngày hội Toán học mở - MOD HCM năm 2022" do Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP HCM phối hợp với Viện Nghiên cứu cao cấp về toán và Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM tổ chức ngày 4-12 với hơn 2.000 học sinh (HS), sinh viên (SV) tham dự đã lý giải vì sao cần cấp thiết thay đổi giáo trình, cách tiếp cận môn toán trong các trường học.
Nỗi ám ảnh của học sinh, sinh viên
Nhận định về thực trạng đào tạo SV toán hiện nay, GS Ngô Bảo Châu, Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu cao cấp về toán, thẳng thắn cho rằng hiện rất ít SV theo học toán. Có thể dẫn chứng, khoa toán tại các trường ĐH gặp nhiều khó khăn khi tuyển sinh, đặc biệt là toán ứng dụng. GS Ngô Bảo Châu dẫn chứng ở Việt Nam với hơn 400 trường ĐH nhưng chỉ có khoảng 5 khoa toán hoạt động một cách đúng nghĩa và có nhiều SV. Trong khi đó, thực tế hiện nay, việc sử dụng toán học ngày càng sâu rộng, kiến thức toán học rất cần thiết; ngay trong lĩnh vực chuyên môn, kinh doanh, quản lý chuỗi cung ứng... đòi hỏi kiến thức toán phải thật sự chắc chắn.
GS Ngô Bảo Châu cùng các chuyên gia toán học tại ngày hội
Các chuyên gia, nhà giáo tại chương trình cũng bày tỏ ý kiến xung quanh vấn đề hiện nay nhiều HS, SV xem môn toán là nỗi ám ảnh, thậm chí có những em dù rất đam mê nhưng chỉ học được giữa chừng phải bỏ ngang vì... không tìm thấy hướng ra. GS Ngô Bảo Châu cho rằng có rất nhiều vấn đề. "SV không theo học ngành toán không thể đổ lỗi cho các em được, mà trách nhiệm thuộc về chúng ta. Một trong những vấn đề cơ bản ở đây là việc dạy của chúng ta còn bắt nhịp quá chậm với tốc độ phát triển của xã hội" - GS Châu thẳng thắn. Ông lấy ví dụ đơn giản là giáo trình môn toán được viết từ những năm 1970 dựa theo giáo trình của Nga từ những năm 1940. Giáo trình đó về mặt toán học thì khá ổn nhưng vô cùng nặng nề. Nếu giáo trình này dạy cho những người làm toán cơ bản thì hơi thiếu, song dạy cho người làm toán ứng dụng lại quá thừa, không đáp ứng được nhu cầu. "Nhiệm vụ quan trọng là cần cập nhật chương trình toán, dạy toán lý thuyết khác với những người dạy toán kỹ sư, công nghiệp. Việc nghiên cứu thay đổi giáo trình dạy toán nhằm đáp ứng yêu cầu hiện nay là vô cùng quan trọng. Dạy đúng những cái cần thiết, không phải cứ mua nguyên phần mềm của nước ngoài về..." - GS Ngô Bảo Châu nhận định.
Học toán tránh chỉ học công thức
Nhiều nhà quản lý giáo dục và các chuyên gia về toán nhận định có một thực tế lâu nay là các giáo trình, sách giáo khoa môn toán quá ôm đồm kiến thức, nặng tính hàn lâm khiến môn toán lẽ ra là môn học có tính ứng dụng rất nhiều lại mang tiếng "oan" là khô khan và... chán. TS Trần Nam Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Năng khiếu - ĐHQG TP HCM, nhận định trong chương trình phổ thông, HS đã được học khái niệm cơ bản về quy hoạch tuyến tính hay bộ môn giải tích liên quan rất nhiều đến ứng dụng. Điểm đặc biệt lớn nhất trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ở môn toán là đưa mạch thống kê và xác suất dạy xuyên suốt từ lớp 2 đến lớp 12. "Trước đây, môn thống kê, xác suất chỉ được đưa vào dạy một chút ở lớp 7 và lớp 10, lại không được chú trọng lắm vì thường không có ra thi, giáo viên thường dạy rất lớt phớt. Điều này rất tai hại vì thống kê, xác suất lại ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực" - ông Dũng nói.
TS Trần Nam Dũng cũng cho rằng để có thể làm việc tốt, ứng dụng những kiến thức toán học trong trường phổ thông, ĐH vào các lĩnh vực hoạt động của xã hội thì trước tiên, người học phải học tập một cách nghiêm túc và chủ động. Đừng chỉ học những lý thuyết suông mà phải tìm hiểu tính ứng dụng của kiến thức đó từ giáo viên, giảng viên, các bài giảng trên internet để nắm kiến thức vững vàng. Ngoài ra, nên dành thời gian để có những trải nghiệm, thực nghiệm.
Theo GS Ngô Bảo Châu, trong việc học toán, nhiều em thường chỉ áp dụng công thức nhưng lại ngại hiểu tại sao như thế, yên tâm rằng không cần hiểu. "Thực ra như thế là sai. Bởi lẽ, chuyện học công thức thì ai cũng học được, chỉ cần tra Google cũng ra công thức. Trong cuộc sống cạnh tranh, hơn nhau ở chỗ chỉ hiểu hơn một chút chứ không phải là tra Google nhanh hơn. Ngoài việc làm như thế nào, chúng ta phải hiểu ra sao, đó là điều mà người học toán phải nắm" - GS Ngô Bảo Châu chia sẻ.
Lấy thực tế từ hoạt động cần rất nhiều ứng dụng của môn toán là logistics, ông Phí Anh Tuấn, chuyên gia USAID - IPSC, cho biết nhiều HS, SV hay đặt câu hỏi là học toán có lợi gì, tại sao phải học về tổ hợp, tích phân...? Học những cái này có giúp tăng lương không? "Điều quan trọng nhất khi học toán là tạo cho mình tư duy có tính hệ thống. Cứ đặt ra các câu hỏi như vậy đôi khi lại khiến chúng ta mất đi tình yêu đối với toán học" - ông Tuấn nói.
Tăng cường các bài toán vận dụng từ thực tiễn
Tại TP HCM, trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp giảng dạy, cách ra đề thi và cách kiểm tra, đánh giá theo hướng vận dụng lý thuyết để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn được đặc biệt chú trọng.
Ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, cho biết qua ý kiến của các chuyên gia, nhà giáo, các trường THPT và thầy cô có thêm kinh nghiệm và cũng sẽ nỗ lực để giúp HS TP HCM có thêm niềm đam mê với toán học và vận dụng được trong thực tiễn.
Ngày hội 'Toán học kết nối' tại thành phố Hồ Chí Minh Ngày hội toán học mở với chủ đề 'Toán học kết nối' do Viện nghiên cứu cao cấp về toán, Trường Đại học Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM), Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM tổ chức ngày 4/12 thu hút hơn 2.000 học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên. Ngày hội là chuỗi các hoạt động mở về Toán học...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Ý Nhi ngày đầu tại Miss World: Đụng dàn "ngựa chiến", nói tiếng Anh thế nào mà bị bắt bẻ?
Sao việt
23:37:40 07/05/2025
Vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới gia tăng
Pháp luật
23:26:33 07/05/2025
Đọ sức đặc nhiệm Ấn Độ và Pakistan: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"
Thế giới
23:24:34 07/05/2025
Formol là chất độc, nếu dùng để tạo lòng xe điếu có thể gây ung thư
Sức khỏe
23:16:05 07/05/2025
Phim hài Hàn Quốc nên xem lại nhất lúc này: Nam chính vượt mặt Hyun Bin, vai diễn đỉnh đến mức khó tin là thật
Phim châu á
23:11:23 07/05/2025
Mỹ nhân Việt bị ghét nhất hiện tại: Ghê gớm quá quắt không ai bằng, giỏi nhất là trợn mắt gào thét
Phim việt
23:10:39 07/05/2025
Uất ức thay cho "bạch nguyệt quang" Trung Quốc: Đọc tin mà ngỡ chuyện đùa, nổi đình đám cũng phải chịu bất công
Hậu trường phim
23:02:34 07/05/2025
Nhà của Jennifer Aniston bị kẻ lạ đột nhập
Sao âu mỹ
22:49:53 07/05/2025
Jennie (BlackPink) chia sẻ về cuộc sống của một CEO
Sao châu á
22:44:22 07/05/2025
Nhan sắc không tuổi của Song Hye Kyo gây sốt
Phong cách sao
22:36:14 07/05/2025