Gửi những ai đang than vãn học hành quá mệt mỏi: Ở đời nghèo đói không nhục, dốt nát mới nhục
Áp lực học hành chẳng thấm vào đâu so với áp lực mà cuộc sống sau này mang lại, cố lên các bạn!
Càng gần đến ngày thi Đại học, thi học kỳ, thi tốt nghiệp… áp lực càng đè nặng lên vai học sinh, sinh viên. Họ học không chỉ riêng cho mình họ mà còn phải phấn đấu vì giấc mơ của cha mẹ, kỳ vọng của gia đình và cả sự ganh đua với bạn bè cùng trang lứa.
Áp lực học hành là một thứ gì đó khó diễn tả được bằng lời nhưng có sức mạnh ghê gớm, nó là tác nhân dẫn đến hàng loạt vụ tự tử, trầm cảm không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Nguyên nhân chính đến một phần từ gia đình, một phần từ những lời nói cay nghiệt của xã hội và từ bản thân họ cũng không biết kiểm soát chính mình. Một bài kiểm tra có thể gây mệt mỏi, một bài thi có thể gây chán nản, một lần thi rớt gây hoang mang, muốn bỏ học buông xuôi… nhưng hãy nhớ rằng, ra đời, bước vào xã hội, áp lực cuộc sống, cơm áo gạo tiền, những mối quan hệ ràng buộc từ người yêu, bạn bè, đồng nghiệp, sếp… còn kinh khủng hơn gấp trăm ngàn lần. Nếu ngày từ bây giờ không biết cố gắng, không biết sắp xếp, không vượt qua được những điều nhỏ nhoi thì khó mà vượt được sóng lớn trong tương lai.
Video đang HOT
Đây chính là lời khuyên đến từ 2 vị tỷ phí Richard và Huffinton để giúp bạn làm chủ cuộc sống, tránh xa những áp lực vô hình bạn tự tạo cho chính mình, sống một đời tích cực để dễ dàng thành công hơn.
Theo Trí Thức Trẻ
Vụ 20 học sinh Ấn Độ tự tử vì thi trượt: Do phần mềm chấm thi bị lỗi?
Phần mềm chấm điểm bị cho là dính lỗi khiến hàng trăm nghìn học sinh Ấn Độ nhận điểm 0 dù làm bài thi tốt trong kỳ thi THPT. Tờ India Today (Ấn Độ) đưa tin, nước này đã ghi nhận hơn 20 trường hợp học sinh lớp 12 nước này tự tử chỉ trong vòng 2 tuần qua sau khi nhận kết quả trượt. Có nam sinh lao mình vào tàu hỏa, có trường hợp nữ sinh đã tự thiêu.
Có 2-3 vụ tự tử được ghi nhận mỗi ngày tại bang Telangana của Ấn Độ kể từ khi kết quả kỳ thi trung học phổ thông được công bố vào ngày 18/4.
Theo thống kê, chỉ riêng bang Telangana đã có 21 học sinh lớp 12 tự tử tính đến cuối tháng 4 sau khi kết quả thi THPT được công bố. Nguyên nhân khiến cho các thí sinh bị trượt trong kỳ thi quan trọng này được xác định là do lỗi phần mềm chấm thi dẫn đến hàng loạt thí sinh bị "0" điểm mặc dù làm được bài. Hầu hết đại học ở Ấn Độ tuyển sinh dựa vào kết quả bài thi này.
Gần 50.000 học sinh đã yêu cầu chấm phúc khảo. Có trường hợp thi rớt nhưng sau khi chấm lại thì điểm đạt 93/100. Một số học sinh nói rằng họ đã đến thi nhưng bị đánh dấu là vắng mặt hoặc bị chấm điểm 0 ở những môn mà họ đã làm được bài.
Các phụ huynh cũng chỉ trích đích danh công ty cung cấp phần mềm chấm điểm, đồng thời tố cáo những khuất tất như việc ban khảo thí chấm điểm cho những học sinh không hề dự thi và bao che lỗi chấm sai.
Nhiều nhà hoạt động, hội phụ huynh đã đưa ra mức yêu cầu bồi thường khoảng 2,5 triệu rupee (tương đương 800 triệu đồng) cho mỗi gia đình có học sinh đã tự sát.
Học sinh lớp 12 ở bang Telangana xem kết quả thi cuối cấp. Ảnh: Indian Express
Đa số cho rằng công ty công nghệ Globarena Technologies Private, vốn là nơi cung cấp phần mềm cho chính quyền bang Telengana để chấm điểm các bài thi xuất hiện lỗi, khiến nhiều học sinh bị rớt oan ức.
"Năm đầu tiên con trai tôi đứng đầu các kỳ thi, tuy nhiên trong kỳ thi này điểm của con tôi chưa được nổi 10 điểm. Tôi không biết phải làm gì nữa", một phụ huynh cho biết.
Nhiều phụ huynh cũng nghi ngờ, công ty này có "quan hệ" với con trai của thủ hiến bang Telangana, khiến cho việc xử lý vụ việc trở nên rất chậm chạp. Thủ hiến bang Telangana K. Chandrashekhar Rao đã bác bỏ cáo buộc này, đồng thời yêu cầu kiểm tra lại tất cả các bài thi rớt của học sinh.
Chính quyền bang đã chỉ đạo cho kiểm tra miễn phí lại kết quả của tất cả học sinh thi rớt và khuyên nhủ các em không nên tự tử vì thi rớt không có nghĩa là kết thúc cuộc đời.
Trong kỳ thi THPT Ấn Độ vào tháng 2-3 vừa qua, tiểu bang Telangana có gần 1 triệu học sinh tham gia, với hơn 300 nghìn học sinh bị trượt sau khi công ty Globarena được thuê để chấm thi.
Mặc dù giới chức trách cho rằng chỉ có một tỷ lệ nhỏ thí sinh bị trượt là do các lỗi, tuy nhiên họ cũng thừa nhận tỷ lệ này cao hơn so với năm ngoái.
Đó là nguyên nhân dẫn đến những cú sốc tâm lý lớn cho các học sinh, khiến con số tự tử vì điểm thi năm nay có tỷ lệ cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây.
Ấn Độ ghi nhận 21 trường hợp học sinh tự sát (lao vào tàu hỏa, tự thiêu,...) sau khi nhận kết quả thi trượt.
Trong một cuộc trò chuyện trực tiếp với học sinh, Thủ hiến bang Telangana Chandrashekhar Rao kêu gọi các em không nên có những hành động cực đoạn khi thi trượt.
"Thất bại trong thi cử không có nghĩa là thất bại trong cuộc sống. Kể cả khi thất bại trong kỳ thi này thì cũng vẫn còn nhiều cơ hội khác trong cuộc sống dành cho các em", ông Chandrashekhar Rao khuyên nhủ.
Việc xét tuyển vào các trường đại học danh tiếng ở Ấn Độ được xem là có tỷ lệ canh tranh rất cao. Lấy ví dụ trường đại học Shri Ram ở Delhi nhận tới 28.000 hồ sơ, trong khi chỉ có 400 chỉ tiêu đầu vào. Việc có được tấm bằng đại học của một trường danh giá được coi là rất quan trọng đối tương lai của nhiều em học sinh.
Chính quyền bang Telangana nhiều lần kêu gọi phụ huynh nộp đơn khiếu nại lên hội đồng giáo dục nếu nghi ngờ có vấn đề trong kết quả thi. Nếu phát hiện sai sót trong quá trình phúc khảo, kết quả sẽ được sửa. Tuy nhiên, các vụ tự tử vẫn xảy ra.
"Thật đáng tiếc vì những gì đã xảy ra. Các em không nên thực hiện hành động cực đoan như vậy. Nếu có sai sót trong việc chấm thi, chúng ta có thể phúc khảo và khắc phục", Jitender, cảnh sát của bang Telangana nói.
Theo thống kê, mỗi năm tại Ấn Độ, hàng nghìn thiếu niên xấu số ra đi. 9.000 thiếu niên chết năm 2015, chiếm 6,7% tổng số vụ tự tử. Một số chuyên gia, phụ huynh và quan chức cho rằng áp lực học hành là nguyên nhân chính.
Cùng năm này, các bức ảnh người thân của thí sinh bám cửa sổ trường học tại bang Bihar để chuyển đáp án cho con em họ (lớp 10) thi bên trong đã lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội.
Lệ Thu
Theo Fox news, India today, Daily mail
Hãy nói với con: Không học trường danh giá cũng đâu có sao Chúng ta tự tạo ra định kiến rằng đời là cuộc đua khốc liệt và chỉ bứt phá được bằng cách tốt nghiệp đại học danh giá. Nhưng có thật là khốc liệt đến thế? Peter Gray - Chuyên gia tâm lý học Peter Gray hiện là giáo sư tâm lý học tại ĐH Boston (Mỹ). Ông tốt nghiệp bậc cử nhân tại...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Không thể nhận ra Triệu Lệ Dĩnh hiện tại, nhan sắc chưa bao giờ sốc đến thế
Hậu trường phim
23:26:38 05/05/2025
"Người miền núi chất" mới làm răng sứ, còn diện vest đen như "tổng tài" - màn lột xác ngoạn mục chưa từng thấy của Quán quân Rap Việt
Nhạc việt
23:23:56 05/05/2025
Nghệ sĩ sở hữu biệt phủ 100 tỷ ở Đồng Nai, resort 10.000 m2 ở Di Linh: "Bị soi quá thì tôi trốn"
Sao việt
23:20:44 05/05/2025
Hà Giang lọt top 10 điểm đến đẹp nhất thế giới
Du lịch
22:33:00 05/05/2025
Tom Cruise và Ana de Armas dành thời gian bên nhau
Sao âu mỹ
22:27:21 05/05/2025
Sỹ Luân thay đổi ra sao sau vụ tai nạn kinh hoàng?
Tv show
22:24:57 05/05/2025
Khâu Thục Trinh: Được khao khát nhất Cbiz, 1 idol Kpop mê, Thư Kỳ hại giải nghệ?
Sao châu á
22:14:15 05/05/2025
Loạt bom tấn ngoại đổ bộ rạp Việt tháng 5
Phim âu mỹ
22:07:00 05/05/2025
Phản hồi của Điện Kremlin về khả năng Nga - Mỹ gặp thượng đỉnh
Thế giới
22:04:08 05/05/2025
Đại uý Lào nói tiếng Việt "như gió", vlog tường thuật diễu binh hút 6 triệu view
Netizen
21:33:49 05/05/2025