Gửi tiết kiệm online: “Mốt”, nhưng có an toàn?
Tại Việt Nam, ngân hàng điện tử đang phát triển mạnh mẽ với nhiều sản phẩm được các tung ra thị trường, trong đó có sản phẩm tiết kiệm trực tuyến (online). Thay vì phải đến quầy giao dịch, khách hàng có thể thực hiện các thao tác từ mở sổ tiết kiệm, kiểm tra thông tin lãi suất, gửi tiền, tất toán,… trên các thiết bị điện tử có kết nối internet mọi lúc, mọi nơi.
Giao dịch tại ngân hàng (ảnh minh họa)
Phổ biến, tiện lợi…
Dịch vụ tiết kiệm online đã được các ngân hàng triển khai từ năm 2009 nhằm phục vụ những cá nhân bận rộn. Với hình thức tiết kiệm trực tuyến này, người dùng chỉ cần thực hiện các thao tác đơn giản qua Internet banking, mobile banking của các ngân hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày để chuyển những khoản tiền nhàn rỗi, tích lũy từ tài khoản tiền gửi thanh toán sang tài khoản tiết kiệm. Khách hàng có thể tất toán sổ tiết kiệm bất cứ thời gian nào khi cần tiền mặt, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ.
Đồng thời khách hàng cũng có thể truy cập Internet banking, mobile banking để kiểm tra xem tài khoản tiết kiệm đã được ghi nhận vào hệ thống chưa, và kiểm tra số dư, tiền lãi bất cứ khi nào.
Gửi online sẽ giúp không chỉ khách hàng có nhiều tiện lợi mà còn giúp ngân hàng tiết giảm được thời gian, nhân sự trong ở phòng giao dịch. Vì vậy hầu hết các ngân hàng đều khuyến khích khách hàng gửi tiết kiệm online để mang lại lợi ích nhiều hơn cho cả hai bên.
…nhưng có an toàn?
Tuy nhiên, cũng còn khá nhiều người lo ngại về tính an toàn của hình thức gửi tiết kiệm này. Chẳng hạn như gửi tiết kiệm online thì không có sổ vật lý hay chứng từ làm “bằng chứng”, làm sao biết được tiền gửi đang an toàn trong sổ tiết kiệm của mình…?
Về vấn đề này, lãnh đạo các ngân hàng cho biết, gửi tiết kiệm trực tuyến thậm chí còn an toàn hơn cả gửi tiền tại quầy. Bởi lẽ lệnh giao dịch được thực hiện bởi chính khách hàng và nhân viên ngân hàng không thể can thiệp được. Hơn nữa, khi thực hiện giao dịch gửi tiền online, hệ thống của ngân hàng đã xác thực người dùng nhiều lớp và gửi thông tin xác thực cho khách hàng qua tin nhắn điện thoại, qua email, token hoặc nhận diện bằng vân tay, khuôn mặt… Thông tin xác thực này không thể giả mạo được và không hề có sự can thiệp của con người, mà tự sinh từ hệ thống và được lưu vết trên hệ thống.
Các chuyên gia cũng cho rằng, người dùng dịch vụ tiền gửi oline không cần lo lắng về tính pháp lý. Bởi những thông tin xác thực cho khách hàng qua tin nhắn điện thoại, qua email… được xem là những chứng từ điện tử hợp lệ và có giá trị pháp lý đối với hình thức gửi tiền trực tuyến.
Để người dùng thực sự tin tưởng, các ngân hàng đều có những giải pháp trong vấn đề bảo mật và an toàn đối với dịch vụ gửi tiết kiệm online. Khi có bất kì một biến động nào liên quan đến tài khoản gửi tiết kiệm, ngay lập tức hệ thống của các ngân hàng sẽ gửi tin nhắn thông báo về số điện thoại khách hàng đăng kí.
Chẳng hạn như giao dịch gửi tiền online tại Vietcombank, VIB, VPBank, Techcombank hiện nay, khách hàng sẽ được chứng thực bằng biên lai xác nhận giao dịch gửi tiền có kỳ hạn gửi vào hòm thư điện tử của khách hàng. Trên tài khoản, ngân hàng cũng có danh mục riêng cho các giao dịch online để khách hàng theo dõi xem tiền đã vào hệ thống hay chưa. Khi tất toán sổ tiết kiệm khách hàng cũng phải nhập mã OTP bằng tin nhắn hoặc mã sinh ra từ Smart OTP – là phương thức bảo mật an toàn cao hơn so với tin nhắn do được sinh ra duy nhất cho từng giao dịch.
Hay mới đây, SCB là ngân hàng tiên phong trong việc cho phép khách hàng gửi tiết kiệm online qua email khách hàng và tra cứu thông tin bằng cách quét mã QR trên sổ online. Ngân hàng cũng điều chỉnh giao diện màn hình eBanking, giúp khách hàng chủ động lựa chọn tính năng nhận sổ tiết kiệm online qua email bất kỳ lúc nào.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các ngân hàng, để tuyệt đối an toàn khi giao dịch trực tuyến thì khách hàng cần bảo quản điện thoại di động, email và các mật khẩu đăng nhập một cách chặt chẽ. Trường hợp thất lạc điện thoại hay bị rò rỉ thông tin…, cần thực hiện thay đổi hoặc báo ngân hàng khẩn cấp.
Mẹo gửi tiết kiệm để hưởng lãi cao nhất
Với những người thu nhập thấp, không sẵn khoản tiền lớn thì gửi góp trực tuyến là cách để tích cóp tiền khá phù hợp cho kế hoạch chi tiêu.
Đồng thời tiết kiệm online cũng đang là lựa chọn của nhiều bạn trẻ bởi rất phù hợp với những người không có sẵn khoản tiền tiết kiệm lớn nhưng lại có thu nhập ổn định hàng tháng. Đây là cách giúp người dùng dễ dàng tích cóp tiền hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm cho những kế hoạch chi tiêu như tiền học, tiền mua xe hay xây sửa nhà cửa…
Nắm bắt nhu cầu này, hiện nay, rất nhiều ngân hàng đã cung cấp khá đa dạng các hình thức gửi tiết kiệm trực tuyến với mức lãi suất hấp dẫn, cao hơn hẳn so với gửi tiết kiệm tại quầy, phổ biến từ 0,1 – 0,3%, thậm chí có nơi lên 0,4 – 0,5%. Theo lý giải của các ngân hàng, việc điều chỉnh lãi suất online cao hơn do ngân hàng không phải mất chi phí vận hành ở quầy giao dịch.
Và với sự chênh lệch này, nhiều ngân hàng đã niêm yết lãi suất tiền gửi online lên tới 8%-8,7%/năm. Chẳng hạn như Eximbank niêm yết mức lãi suất là 8,5%/năm cho kỳ hạn 24-36 tháng; Nam Á Bank niêm yết mức lãi suất 8%/năm cho kỳ hạn 6 tháng và 8,7% cho kỳ hạn 36 tháng; VIB có mức lãi suất dao động từ 7,5% đến 8%/năm cho kỳ hạn 18-36 tháng tùy theo số tiền gửi hay SCB có lãi suất bậc thang theo kỳ hạn và số tiền gửi với lãi suất là 8,76%/năm.
Phương Nam
Theo Trí thức trẻ
Xây dựng cơ sở dữ liệu hỗ trợ nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng
Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng là một trong những giải pháp có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tăng tính bình đẳng, giúp mọi người dân đều được thụ hưởng thành quả phát triển. Đồng thời, góp phần tạo việc làm, tăng sinh kế cho người dân và doanh nghiệp, hỗ trợ ổn định tài chính và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Mục tiêu đến năm 2020: 70% dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán tại hệ thống ngân hàng...
Mục tiêu phổ cập dịch vụ tài chính toàn dân
Liên quan trực tiếp tới ngành ngân hàng, ngày 5/9/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1726/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là đơn vị chủ trì tổ chức triển khai, theo dõi, đôn đốc thực hiện Đề án và định kỳ hàng năm sơ kết, đánh giá, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trong đó, có 3 vấn đề được Đề án đề cập xuyên suốt từ mục tiêu đến giải pháp là mở rộng kênh cung ứng dịch vụ ngân hàng; gia tăng số lượng và chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thiết kế đơn giản, dễ dàng tiếp cận đối với dân cư có độ tuổi trưởng thành và doanh nghiệp, nhất là dân cư ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người nghèo; gia tăng mức độ sử dụng dịch vụ ngân hàng.
Ông Nguyễn Đức Long, Vụ trưởng Vụ Dự báo thống kê, Ngân hàng Nhà nước
Đề án cũng xác định rõ mục tiêu tổng quát và 8 mục tiêu cần đạt đến năm 2020: Thứ nhất, 70% dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán tại hệ thống ngân hàng; thứ hai, ít nhất 20 chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng thương mại trên 100.000 dân số trưởng thành; thứ ba, 30.000 máy ATM (khoảng 40 máy ATM trên 100.000 dân số trưởng thành); thứ tư, tỷ lệ chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng thương mại tại địa bàn nông thôn đạt khoảng 15%, khoảng 35-40% số người trưởng thành ở nông thôn có tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng; thứ năm, khoảng 50-60% số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động vay vốn của các tổ chức tín dụng; thứ sáu, tăng gấp 2 lần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại.
Để có thể triển khai thực hiện và đánh giá hiệu quả đề án tổng thể này, một yêu cầu quan trọng là phải xây dựng được hệ cơ sở dữ liệu cho phép đánh giá thực trạng, theo dõi, hoạch định và đánh giá chính sách hiệu quả giúp nâng cao khả năng tiếp cận dịch ngân hàng của nền kinh tế.
Vì vậy, tại Đề án tổng thể ban hành kèm theo Quyết định 1726, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao Ngân hàng Nhà nước xây dựng một trong những đề án cốt lõi là Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê về tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng. Đây là cơ sở, là điều kiện tiền đề giúp đo lường, đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của người dân và doanh nghiệp trong nền kinh tế, từ đó giúp hoàn thiện và xây dựng chính sách nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng.
Đây cũng là một bộ phận cốt lõi để thực hiện Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Đây là nhiệm vụ mới khá thách thức do từ trước đến nay, các số liệu về tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng ở mức độ chi tiết đến từng cá nhân, doanh nghiệp hoặc phân bố theo các đặc điểm nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, phân bố địa lý mới chỉ được thu thập, lưu trữ chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, cũng chưa có một cuộc điều tra khảo sát trên quy mô rộng hay toàn quốc nào đủ lớn để giúp thu thập các thông tin về vấn đề này.
Thách thức và giải pháp thực hiện
Trên thực tế, tương tự như ở các nước, hệ thống thống kê số liệu thu thập từ các tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước hiện nay được thiết kế với mục tiêu chủ yếu nhằm đáp ứng việc thực hiện có hiệu quả các chức năng quan trọng nhất của ngân hàng trung ương là chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và chức năng ngân hàng của các ngân hàng.
Chỉ để riêng đáp ứng yêu cầu này, hệ thống số liệu báo cáo thống kê đã rất nhiều bảng biểu chỉ tiêu và yêu cầu cao do đặc thù và tính chất của các dữ liệu về tài chính đòi hỏi vừa nhanh, vừa chính xác, lại vừa phải tổng hợp và thống nhất trên toàn ngân hàng, toàn hệ thống tổ chức tín dụng, nên việc bổ sung thêm các chỉ tiêu để triển khai đề án cũng phải rà soát kỹ.
Do đó, một trong những giải pháp được đặt ra để xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê về tiếp cận dịch vụ tài chính - ngân hàng là yêu cầu các tổ chức tín dụng định kỳ báo cáo thêm một số chỉ tiêu có tính chọn lọc, đảm bảo khả năng thống kê từ hệ thống ngân hàng lõi, chẳng hạn các chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng tài chính như số lượng máy ATM, chi nhánh, điểm giao dịch, máy POS, tình hình hoạt động của tài khoản phân tổ chi tiết theo địa bàn nông thôn, thành thị, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập của khách hàng...
Bên cạnh việc thu thập số liệu từ hệ thống các tổ chức tín dụng là nơi cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng, số liệu về tình hình tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng đương nhiên còn có thể thu thập trực tiếp từ đối tượng thụ hưởng hiện tại hoặc tiềm năng, đó chính là các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp (gọi là số liệu bên cầu).
Do hầu như không nước nào trên thế giới yêu cầu các đối tượng này phải báo cáo chính thức định kỳ cho cơ quan quản lý về tình hình tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính ngân hàng của mình, đồng thời do sự yếu kém phổ biến ở các nước đang phát triển trong việc liên kết, tích hợp các thông tin cơ sở dữ liệu về thuế, ngân hàng, tài chính... nên ở hầu hết các quốc gia này, việc thu thập số liệu bên cầu chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức khảo sát, điều tra trên quy mô quốc gia.
Ở Việt Nam, cho đến nay, chưa có một cuộc điều tra chính thức, đủ rộng về tình hình tiếp cận dịch vụ tài chính, ngân hàng từ các đối tượng thụ hưởng của nền kinh tế.
Mới chỉ có một vài câu hỏi cơ bản được đưa vào trong cuộc Tổng điều tra kinh tế (định kỳ 5 năm/lần) của Tổng cục Thống kê, nhưng tần suất thưa và thông tin thu được không nhiều do số lượng câu hỏi ít và chung chung.
Một vài tổ chức quốc tế cũng đã từng tiến hành điều tra tại Việt Nam như Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) về hiểu biết của người dân về kiến thức tài chính hay Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEO) về mức độ tiếp cận vốn của doanh nghiệp. Đồng thời, theo định kỳ 3 năm/lần, Ngân hàng Thế giới (WB) có tổ chức điều tra một số vấn đề cơ bản về cách thức người dân tiết kiệm, vay vốn, thanh toán và quản lý rủi ro tài chính để xây dựng bộ cơ sở dữ liệu tài chính toàn diện toàn cầu (Global Findex), mới đây nhất là trên quy mô mẫu 1.000 người trưởng thành ở Việt Nam.
Tuy nhiên, tất cả các cuộc điều tra này đều được tiến hành trên quy mô nhỏ, nằm trong khuôn khổ các cuộc điều tra đồng loạt trên phạm vi toàn cầu, chủ yếu thu thập một vài chỉ tiêu nhằm so sánh giữa các nước trên thế giới. Do vậy, kết quả của cuộc điều tra không thể đại diện cho tình hình thực tế của cả nước.
Vì vậy, kể từ tháng 12/2018, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với Viện Khoa học thống kê (ISS) - Tổng cục Thống kê thực hiện cuộc khảo sát "Tiếp cận dịch vụ tài chính đối với cá nhân" với sự hỗ trợ của WB.
Cuộc khảo sát nhằm thu thập các thông tin, số liệu bên cầu về khả năng tiếp cận, hiểu biết và sử dụng các dịch vụ tài chính của người trưởng thành tại Việt Nam ở cấp quốc gia trên 6 vùng địa lý khắp cả nước.
Kết quả thu được từ cuộc khảo sát là cơ sở và căn cứ quan trọng để đánh giá thực trạng tiếp cận tài chính, đưa ra chính sách nhằm nâng cao khả năng và chất lượng tiếp cận, sử dụng dịch vụ tài chính của người dân; đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính, kênh cung ứng phù hợp với nhu cầu của người sử dụng, hướng tới các nhóm đối tượng mục tiêu dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin; phát triển hệ thống các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính bền vững, có trách nhiệm, tăng cường năng lực để phát huy vai trò của các tổ chức tài chính, đặc biệt trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện; hình thành những người tiêu dùng tài chính có kiến thức, hiểu biết về các sản phẩm, dịch vụ tài chính do các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính chính thức cung cấp.
Cuộc khảo sát này được tiến hành theo phương pháp chọn mẫu, với cỡ mẫu là 5.500 cá nhân từ 18 tuổi trở lên được chọn từ 250 địa bàn khảo sát.
Phiếu khảo sát được chia thành 7 phần với 48 câu hỏi, được thiết kế để thu thập thông tin từ đáp viên về nhiều nội dung: Một là, thông tin về nhân khẩu học như họ tên đáp viên, dân tộc, giới tính, năm sinh, trình độ giáo dục, nghề nghiệp, thu nhập;
Hai là, thông tin về điều kiện cơ sở hạ tầng tài chính mà đáp viên có thể tiếp cận như máy tính kết nối Internet, máy ATM, bưu điện, các tổ chức tài chính...;
Ba là, thông tin về tài khoản và thanh toán qua tài khoản của người trả lời như tình hình mở tài khoản, mở thẻ ATM tại ngân hàng, tình hình sử dụng tài khoản, thẻ ngân hàng, hình thức gửi/rút/chuyển tiền/nhận tiền vào/từ tài khoản, tình hình sử dụng các dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking, ví điện tử, các dịch vụ mua sắm trực tuyến của người trả lời trong 12 tháng...;
Bốn là, tình hình tiết kiệm, các hình thức tiết kiệm của người trả lời trong 12 tháng qua;
Năm là, tình hình tín dụng (vay nợ), các hình thức vay vốn, lý do vay vốn, tình hình và kế hoạch trả nợ, tình hình sử dụng thẻ tín dụng của người trả lời;
Sáu là, quan điểm về vấn đề mua bảo hiểm, các dịch vụ bảo hiểm mà người trả lời có tham gia; bảy là, một số hiểu biết về tài chính của đáp viên như nguồn tài chính có thể huy động khi gặp tình trạng khẩn cấp, kế hoạch chi tiêu, mức độ hiểu biết về các sản phẩm, dịch vụ tài chính, các tổ chức tài chính...
Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp trên, trong thời gian tới, hệ thống cơ sở dữ liệu về tiếp cận dịch vụ tài chính - ngân hàng sẽ từng bước được xây dựng và hoàn thiện, qua đó hỗ trợ tích cực cho công tác xây dựng chính sách nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của mọi tầng lớp dân cư và doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Theo Nguyễn Đức Long
Đặc san Toàn cảnh Ngân hàng Việt Nam 2019
"Sứ mệnh phục vụ nông nghiệp, nông thôn của Agribank luôn phải đặt lên hàng đầu" Đó là chia sẻ của ông Tiết Văn Thành, Tổng giám đốc Agribank với Đặc san Toàn cảnh Ngân hàng về hoạt động của Ngân hàng thời gian qua. Nhìn lại năm 2018, có thể thấy đó là một năm thành công của Agribank trên nhiều mặt, đặc biệt là kết quả kinh doanh ấn tượng. Là người điều hành Ngân hàng, ông...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

OpenAI hỗ trợ các nước phát triển hạ tầng AI
Thế giới số
15:10:28 08/05/2025
Hồng Đào tái hợp với diễn viên nghìn tỷ Tuấn Trần sau thành công lịch sử của 'Mai'
Hậu trường phim
15:10:05 08/05/2025
Tuổi 24 của 'cô bé đẹp nhất thế giới' một thời
Netizen
15:09:45 08/05/2025
Thiều Bảo Trâm 'lụy tình', tung Teaser mới, drama 'trà xanh' sau bao năm vẫn hot
Sao việt
15:07:39 08/05/2025
Thủ tướng Israel công bố thông tin về các con tin tại Gaza
Thế giới
15:05:41 08/05/2025
Con gái Triệu Vy bị tung 1 lượt 10 clip, diện mạo khó tin, mẹ xấu hổ vì điều này
Sao châu á
14:52:38 08/05/2025
Tùng Dương: 'Ở tuổi hơn 40 tôi không đặt nặng phải liên tục có bản hit'
Nhạc việt
14:48:59 08/05/2025
Những hình ảnh công khai chấn động của cặp đôi "hot" nhất Hollywood
Sao âu mỹ
14:46:07 08/05/2025
Galaxy A 'lên đời' mạnh mẽ khi 'hồn' Galaxy S25 nhập vào điện thoại giá rẻ
Đồ 2-tek
14:37:49 08/05/2025
Doãn Hải My tăng 7kg so với thời thi hoa hậu, vóc dáng thay đổ rõ rệt nhưng vẫn khiến Văn Hậu say đắm
Sao thể thao
14:32:09 08/05/2025