Hà Giang thành lập các trường PTDT nội trú THCS và THPT
Các trường được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ Trường PTDT nội trú THCS và sẽ trực thuộc Sở GD&ĐT Hà Giang. Hoạt động của các nhà trường không làm tăng biên chế của ngành.
Giờ học của cô trò Trường PTDT Nội trú huyện Hoàng Su Phì. Ảnh: Hoàng Tính (Chụp trước tháng 4/2021)
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang vừa ký các quyết định phê duyệt Đề án thành lập các Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT huyện Đồng Văn, Bắc Mê, Hoàng Su Phì và Xín Mần.
Theo quyết định, trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT các huyện Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Bắc Mê và Xín Mần được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ Trường PTDT nội trú THCS và trực thuộc Sở GD&ĐT Hà Giang.
Việc thành lập trường PTDT nội trú THCS và THPT nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho con em đồng bào dân tộc (kể cả dân tộc Kinh) định cư lâu dài tại huyện được đi học cấp THPT. Đồng thời, để tạo nguồn nhân lực có chất lượng ngay tại địa phương và cho tỉnh, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ.
Các trường được thành lập không làm tăng thêm biên chế của ngành, kinh phí đảm bảo tăng tối thiểu nhất cho những hạng mục thiết yếu như lớp học, chỗ ở nội trú cho học sinh cấp THPT. Sau khi thành lập, các trường phải đảm bảo các điều kiện xây dựng trường chuẩn Quốc gia trong tương lai. Các trường sẽ bắt đầu tuyển sinh ngay từ năm học 2021 – 2022.
Video đang HOT
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang chỉ đạo Giám đốc Sở GD&ĐT có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện đề án thành lập các trường PTDT nội trú THCS và THPT ở huyện. Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan đảm bảo các điều kiện cần thiết để tổ chức triển khai và duy trì tổ chức tốt các hoạt động của nhà trường sau khi thành lập.
Giáo viên cắm bản: Lựa chọn không nuối tiếc
Dành cả thanh xuân tươi đẹp của mình cho giáo dục vùng khó, nhưng cô Hoàng Thị Thanh Bình - giáo viên Trường Tiểu học Phố Cáo (Đồng Văn, Hà Giang) chưa bao giờ hối hận về lựa chọn của mình.
Cô Bình và học trò của mình. Ảnh: NVCC
Ngày ngày cô vẫn miệt mài bên trang giáo án để thắp sáng ước mơ cho học trò vùng cao.
Thanh xuân là những ngày "cắm bản"
Chiều cuối năm, sương mù giăng mắc khắp nơi, cao nguyên đá Đồng Văn chìm trong cái lạnh tê buốt. Cô Bình tất tả che chắn lớp học, chống gió lùa; thu gom củi khô để đốt lửa cho cô - trò đều ấm. Nhìn học trò run rẩy trong giá rét, cô không cầm lòng được và muốn làm nhiều điều hơn nữa để các em đỡ thiệt thòi. Bởi cô hiểu hạnh phúc giản dị của HS vùng dân tộc thiểu số là "cơm ăn đủ no, áo mặc đủ ấm" và ngày ngày vui bước đến trường học tập.
Cô Bình tâm sự: Từ nhỏ, tôi đã mơ ước được làm GV nên thường hay chơi trò cô giáo. Cũng bảng, phấn, cũng sách, thước... học trò là mấy em nhỏ trong xóm và tôi được bầu làm cô giáo. Cứ như thế, lớp học "trò chơi" của con trẻ đã được thành lập, rộn vang tiếng cười và chiều nào cũng ê, a những chữ "i tờ". Ấy vậy mà mấy em nhỏ trong xóm đều được cô Bình "dạy vỡ lòng" từ những "lớp học đồ hàng" như thế.
"Đứa nào, đứa nấy đều nghe răm rắp, có đứa gọi cô giáo Bình, có đứa chị giáo... Tuổi thơ của tôi cứ thế trôi qua - ngọt ngào và ấm áp" - cô Bình mỉm cười, phóng tầm mắt xa xăm, rồi thủ thỉ tâm sự: Mới đó mà đã gần 30 năm đứng trên bục giảng, làm bạn với "phấn trắng, bảng đen", núi rừng mờ sương và trùng điệp. 30 năm - cũng là chừng ấy thời gian cô gắn bó, miệt mài "gieo chữ" nơi rẻo cao Đồng Văn.
Cô kể: Năm 1991, tỉnh Hà Giang thiếu GV "cắm bản". Vừa học xong THPT, từ một cô gái sống ở thị trấn (thị trấn Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, Hà Giang), cô viết thư tình nguyện lên cao nguyên đá Đồng Văn dạy học; vừa thực hiện ước làm cô giáo, nhưng đồng thời cũng muốn cống hiến sức trẻ của mình cho vùng đất khó. "Ngày ấy, chẳng nghĩ gì đến khó khăn, gian khổ; cứ thế xách ba lô lên đường nhận nhiệm vụ. Đúng là tuổi xuân phơi phới, đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên", cô Bình tự hào nói.
Cung đường đến trường của cô Bình. Ảnh: NVCC
Mong các con hiểu
Theo cô Bình, từ thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên) đến huyện Đồng Văn hơn 160 km đường đèo. Nơi cô Bình đến dạy học là một trong những bản nghèo nhất của huyện, cách trung tâm huyện Đồng Văn gần 20 km. Thời điểm đó, nơi đây đúng là "3 không": Không đường, không điện, không nước sinh hoạt. Gọi là lớp học nhưng thực chất là phòng học tạm nên mùa đông thì lạnh "thấu xương". Khó khăn nhất là bà con dân bản chưa nhận thức được sự học nên việc vận động học sinh đến trường là câu chuyện dài và lắm gian nan.
"Bà con quan niệm, đi học hay không như nhau, đều ăn mèn mén (món bột ngô của đồng bào Mông). Do đó, chúng tôi phải đến "từng ngõ, gõ từng nhà" để làm công tác tư tưởng với phụ huynh. Thậm chí, tình nguyện đưa, đón con em họ đến trường. Có HS đến lớp rồi, nhưng khi đứng trên bục giảng mới thấy bi hài và thất vọng. Các em sử dụng tiếng Mông nên cô - trò bất đồng ngôn ngữ.
Cô vừa giảng bài, vừa phải ký hiệu: Từ khẩu hình cho đến động tác hình thể. Ấy vậy mà HS chỉ biết cười sảng khoái vì chúng nhìn cô như một chú hề đang biểu diễn trong lớp, nhưng kiến thức bài học thì vẫn bằng không. Còn khi HS nói, cô chỉ biết căng tai, nheo mắt nhưng vẫn không hiểu các em nói gì và muốn gì", cô Bình nhớ lại.
Kiên trì, bền bỉ và không chùn bước hay coi đó là thử thách, đòi hỏi mình phải vượt qua; cuối cùng cô Bình đã vượt lên tất cả mọi khó khăn và trở thành GV "cứng" của Trường Tiểu học Phố Cáo. Mới đây, cô là GV của tỉnh Hà Giang được vinh danh tại Đại hội Thi đua yêu nước do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức.
Quyết định là GV "cắm bản" đồng nghĩa với việc chấp nhận thiệt thòi, hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình cho giáo dục vùng khó. Khi lập gia đình riêng, cô cũng chấp nhận xa tổ ấm nhỏ của mình, xa con thơ khi vẫn còn khát dòng sữa mẹ.
Năm 1996, cô Bình sinh con gái đầu lòng. Bé được 9 tháng, cô gửi ông, bà để tiếp tục hành trình "cõng chữ" lên non của mình. Đến cháu thứ 2, cô Bình quyết định đón con lên ở cùng để mẹ - con có nhau. Nhưng vì điều kiện thời tiết khắc nghiệt và cũng vì nhiều lý do khách quan, nên cô phải gửi về cho ông bà nuôi khi cháu được 4 tuổi. Để rồi mỗi tháng cô mong chờ cuộc sum họp gia đình ngắn ngủi, mẹ con âu yếm, hít hà lẫn nhau, rồi lại phải dứt lòng chia xa.
"Tôi thường đem theo chiếc khăn mặt, chiếc áo của con lên trường để vơi đi nỗi nhớ. Tôi không hối hận khi mình là cô giáo "cắm bản". Điều tôi trăn trở là, các con phải xa mẹ khi còn quá nhỏ nên thiếu sự ôm ấp, vuốt ve và những lời ru ngủ. Tôi mong các con hiểu cho công việc "gieo chữ" của một cô giáo "cắm bản". Đã nguyện là GV "cắm bản" thì phải tạm quên mình đi, bởi nơi vùng cao vẫn còn nhiều HS chờ cô giáo đến lớp dạy chữ" - cô Bình nói khi nước mắt lưng tròng.
Khi cô - trò hiểu nhau, bà con dân bản đã ủng hộ và hỗ trợ cô Hoàng Thị Thanh Bình rất nhiều từ những sinh hoạt thường nhật như: Mắm, muối, dầu thắp sáng... cho đến tự giác đưa con đến trường. Ngay trong những ngày lạnh giá, nhưng HS của cô Bình vẫn đến lớp đầy đủ, chăm ngoan học bài. Với cô, đó là thành công, bởi có những lúc tưởng chừng như không thể vượt qua khó khăn.
Chiến sĩ biên phòng: Cha nuôi nơi địa đầu Tổ quốc Cha mất sớm, mẹ bỏ nhà đi, ba chị em Thò Thị Dính, Thò Mí Và, Thò Thị Xúa (dân tộc Mông) tại xã Ma Lé, huyện Đồng Văn (Hà Giang) rơi vào cảnh mồ côi cha mẹ. Cán bộ, chiến sĩ đồn Lũng Cú luôn yêu thương và chăm sóc hết mình cho 3 chị em Thò Thị Dính, Thò Mí Và,...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Chuyển giao "đất vàng" trái quy định, bộ sậu cựu lãnh đạo Vinafood II lãnh án
Pháp luật
08:46:50 14/05/2025
Tarisland "World of Warcraft phiên bản Trung Quốc" bất ngờ gây sốt, tự tin không nạp tiền, gacha, hút máu game thủ
Mọt game
08:45:03 14/05/2025
Nga bác bỏ phán quyết trong vụ rơi máy bay MH17 năm 2014
Thế giới
08:30:52 14/05/2025
Bệnh nhân 43 tuổi có hàng tỷ virus viêm gan B trong máu
Sức khỏe
08:09:59 14/05/2025
Top 3 chòm sao cực kỳ may mắn ngày 14/5
Trắc nghiệm
07:31:38 14/05/2025
NSND Mai Hoa nói về danh xưng "Nữ hoàng nhạc phim", hạnh phúc ở tuổi 50
Sao việt
07:28:10 14/05/2025
Thấy chồng chuyển tiền cho người lạ, tôi âm thầm điều tra và tìm đến một căn hộ tập thể cũ, khi bắt gặp "đối tượng", tôi bỗng thấy xấu hổ
Góc tâm tình
07:23:03 14/05/2025
Nguyễn Xuân Son 'tình tứ' bên 1 hoa hậu, chính thất liền đăng ảnh khoe bụng bầu
Sao thể thao
07:21:29 14/05/2025
Justin Bieber làm 1 chuyện khiến vợ vỡ oà nhân Ngày của Mẹ, ngọt thế này ai còn đồn ly hôn nữa?
Sao âu mỹ
07:15:47 14/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 38: Bị Nguyên phũ thẳng thừng, Thảo 'thà đau một lần' nên chọn ra đi
Phim việt
07:07:27 14/05/2025