Hà Lan lần đầu lên tiếng về Biển Đông
Hà Lan kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) lên tiếng mạnh mẽ hơn trước các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế ở Biển Đông.
Đây là một trong những nội dung chính trong chiến lược đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương được Bộ Ngoại giao Hà Lan công bố hôm 13/11. Chiến lược này được Bộ Ngoại giao Hà Lan mô tả là “tầm nhìn độc đáo của Hà Lan”.
Tương tự các quốc gia EU khác như Pháp và Đức, Hà Lan dành sự quan tâm lớn cho khu vực châu Á, cũng như mối quan hệ thương mại ngày càng tăng giữa khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và châu Âu, đặc biệt nhấn mạnh đến ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực.
Chiến lược lược đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mà Hà Lan vừa ban hành dành sự quan tâm đặc biệt cho Trung Quốc, cho rằng Bắc Kinh ngày càng bành trướng, mở rộng kinh tế cũng như sử dụng các công cụ dân sự và quân sự để đạt được “các mục tiêu chiến lược”.
Ngoại trưởng Hà Lan Stef Blok và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương tại cuộc gặp ngày 27/8/2020. (Ảnh: CCTV)
Chiến lược của Hà Lan chỉ ra những lo ngại về Biển Đông, nhấn mạnh sự cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh đe dọa sự ổn định của tuyến đường thủy quan trọng trên thế giới. Đồng thời, Hà Lan kêu gọi khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương không trở thành “nơi để các nước phô diễn sức mạnh”.
Hà Lan cho rằng, việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp, quân sự hóa Biển Đông dường như gây cản trở nước này trong hoạt động giao thương đến khu vực. Hà Lan đề xuất EU trao cho nước này vai trò cố vấn hoặc quan sát viên trong các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa ASEAN và Trung Quốc về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
“EU nên tìm kiếm hợp tác với các nước trong khu vực để tự do qua lại và đảm bảo an toàn hàng hải. Trong bối cảnh đó, EU phải thể hiện mình thường xuyên hơn và mạnh mẽ hơn về những diễn biến vi phạm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển đang diễn ra ở Biển Đông”, nội dung chiến lược khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Hà Lan cho hay.
Ngoại trưởng Hà Lan Stef Blok cũng đã đề cập đến các chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương do Pháp và Đức đề ra, cho biết chính sách mới của Hà Lan được chuẩn bị với mong muốn về “một tầm nhìn Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Ông cho rằng đây cũng là lập trường chung của nhiều nước EU.
Hơn 1/3 khối lượng hàng hóa, thương mại thế giới đi qua Biển Đông, phần lớn là khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền một cách phi lý. Hàng năm, khoảng 1,5 nghìn tỷ USD giá trị hàng hóa từ châu Âu đến các thị trường Ấn Độ – Thái Bình Dương.
EU gồm 27 thành viên là đối tác thương mại lớn thứ hai của khối Đông Nam Á và cũng là nhà đầu tư lớn nhất trong khối ASEAN. Hà Lan là một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất trong khối EU sang các nước ASEAN, sau Đức. 22,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hà Lan đến từ các nước châu Á.
Trung Quốc tỏ ra hung hăng khi khẳng định các yêu sách của mình ở Biển Đông, thường cử tàu tuần duyên và tàu dân quân đi vào vùng biển của các nước khác. Bắc Kinh cũng đã tăng tốc tập trận quân sự trong khu vực trong thời gian gần đây.
Trong khi đó, Washington cũng đã tiến hành một loạt cuộc tập trận quân sự ở Biển Đông và đang tiến hành các cuộc tập trận Malabar 2020 với Ấn Độ, Nhật Bản và Australia ở Ấn Độ Dương.
Các quốc gia châu Âu gần đây đã có quan điểm chỉ trích mạnh mẽ về các hành vi ngang ngược của Trung Quốc ở khu vực. Cuộc khảo sát mới đây từ Viện Nghiên cứu châu Á có trụ sở tại Bratislava cho thấy, quan điểm của các nước châu Âu về Trung Quốc là tiêu cực, trong đó các nước Đức, Pháp, Anh, Thụy Điển và Cộng hòa Séc dẫn đầu.
Thời gian qua, nhiều quốc gia đã lên tiếng về những tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông. Mới đây, Canada cũng đã lên tiếng, kịch liệt chỉ trích tình hình căng thẳng ở Biển Đông khi cho rằng những gì Trung Quốc “thể hiện ở Biển Đông rõ ràng là đáng lo ngại” và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cần phải cho thế giới thấy sự đoàn kết trong việc gởi thông điệp răn đe mạnh mẽ tới Bắc Kinh.
Vợ đại sứ Hà Lan bị thương nặng trong vụ nổ Beirut
Bộ Ngoại giao Hà Lan thông báo vợ của đại sứ nước này tại Lebanon nhập viện vì bị thương nghiêm trọng do vụ nổ ở Beirut ngày 4/8.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hà Lan hôm nay cho biết tại Amsterdam rằng vụ nổ tại Beirut khiến đại sứ quán Hà Lan ở Lebanon hư hại nghiêm trọng. Ngoài vợ của đại sứ, 4 người khác cũng bị thương.
Một tòa nhà biến thành đống gạch vụn ở Beirut sau vụ nổ hôm 4/8. Ảnh: Reuters.
Vua Hà Lan Willem-Alexander và Nữ hoàng Maxima đã gửi lời chia buồn với những người bị ảnh hưởng trong vụ nổ. Bộ trưởng Hợp tác Phát triển và Ngoại thương Hà Lan Sigrid Kaag cho biết nước này sẵn sàng hỗ trợ Lebanon tìm kiếm cứu nạn và hỗ trợ cho Hội Chữ thập đỏ Lebanon.
Ít nhất 100 người chết và hơn 4.000 người bị thương khi kho chứa 2.750 tấn amoni nitrat, thường được sử dụng để sản xuất phân bón, tại cảng ở Beirut phát nổ ngày 4/8 với sức công phá ngang 240 tấn TNT, làm rung chuyển thành phố.
Thống đốc Beirut Marwan Aboud nói rằng vụ nổ khiến 250.000 - 300.000 người mất nhà cửa, tàn phá hơn nửa thành phố và ước tính thiệt hại 3 - 5 tỷ USD. Sự việc xảy ra vào thời điểm nhạy cảm với Lebanon, khi nước này đang trải qua khủng hoảng kinh tế với tỷ lệ lạm phát cao, người dân rơi vào cảnh đói nghèo.
Vụ nổ 'như bom nguyên tử' ở Lebanon. Video: CNN.
Hong Kong đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hà Lan và Ireland Tối 10/11, chính quyền đặc khu Hong Kong (Trung Quốc) vừa ra thông cáo về việc dừng Hiệp ước dẫn độ và Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự với Hà Lan và Ireland. Thông cáo báo chí của chính quyền đặc khu Hong Kong cho biết, chính quyền vùng lãnh thổ này đã gửi thông báo về việc dừng thực...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Châu Âu hoan nghênh Vatican sẵn sàng tổ chức đàm phán Nga - Ukraine

Lãnh đạo Đài Loan lên tiếng về quan hệ với Bắc Kinh

Tàu sân bay Mỹ về nước sau khi mất 3 chiếc F/A-18

Nghị sĩ ra dự luật ngăn ông Trump nhận máy bay Qatar làm chuyên cơ

Houthi tuyên bố 'phong tỏa' cảng Haifa của Israel

Ông Trump đòi điều tra sao ca nhạc, truyền hình từng ủng hộ bà Harris

Thủ phạm vụ trộm bồn cầu vàng 155 tỉ đồng lãnh án treo

Hamas trước nguy cơ diệt vong

Nhóm người nhập cư đầu tiên nhận tiền 'tự trục xuất' khỏi Mỹ

Trung Quốc đối mặt mưa lớn, nắng nóng cực đoan

Mỹ tính áp thuế cho từng khu vực

Đài Loan cần gấp công nghệ giám sát sau vụ bắt 2 người Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm

Bỏ án tử hình với 4 tội danh: 'Nhân văn với tội phạm là độc ác với đồng bào'
Tin nổi bật
19:42:58 20/05/2025
Lại thêm 1 dự án khủng điêu đứng vì Thùy Tiên, netizen đồng loạt gọi tên một người
Hậu trường phim
19:36:45 20/05/2025
Cuộc sống vợ chồng của nam nghệ sĩ Việt lấy vợ hơn 3 tuổi, có 1 con riêng
Sao việt
19:29:03 20/05/2025
Vợ Quang Hải phẫu thuật thẩm mỹ bị nhầm Hòa Minzy, vợ Văn Hậu khoe đẹp tự nhiên
Netizen
19:23:02 20/05/2025
Doãn Hải My tăng 7kg so với thời thi hoa hậu nhưng vóc dáng vẫn nuột nà, đôi chân dài thẳng tắp chiếm trọn spotlight
Sao thể thao
18:31:48 20/05/2025
Muôn vẻ cách lên đồ với họa tiết kẻ sọc cho nàng sành điệu
Thời trang
18:05:34 20/05/2025
Shin Seung Ho xuất thân vệ sĩ Irene, 5 năm thăng cấp thành sao, visual cỡ nào?
Sao châu á
18:03:49 20/05/2025
Diddy lộ thỏa thuận bí mật, chi 100.000 USD 'bịt miệng', 2 ái nữ làm điều sốc?
Sao âu mỹ
18:03:40 20/05/2025
Cà Mau: Khởi tố cựu Phó giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai H.Ngọc Hiển
Pháp luật
17:18:29 20/05/2025
Số ca Covid 19 tăng nhanh, BYT chuẩn bị cơ sở sẵn sàng cách ly, điều trị bệnh
Sức khỏe
16:48:02 20/05/2025