Hà Nội cứ mưa là ngập
Sau cơn mưa xối xả vào sáng qua 8.9, cảnh ngập lụt, ùn tắc trầm trọng lại tiếp tục tái diễn trên nhiều tuyến phố của Hà Nội.
Đường Quan Nhân (Q.Thanh Xuân) thường xuyên ngập mỗi khi mưa lớn – Ảnh: M.Hà
Chỉ sau hơn 30 phút mưa dồn dập, nhiều tuyến đường ở vị trí thấp như Quán Thánh, Liễu Giai, Hoàng Hoa Thám… lập tức rơi vào cảnh ngập úng. Mưa lớn cũng khiến những điểm nóng về tắc đường như Nguyễn Trãi, Tố Hữu… trầm trọng hơn. Đường Quan Nhân cũng ngập sâu cả một đoạn dài vài trăm mét, khiến người dân sống tại đây phải vất vả len lỏi qua đoạn đường vừa lầy lội trơn trượt, vừa ngập nước.
Lý giải cho tình trạng Hà Nội cứ mưa to là ngập, ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho rằng, nếu mưa cấp tập trong 30 phút mà tới 50 – 70mm thì không hệ thống nào chịu được.
Theo ông Sương, hệ thống thoát nước giai đoạn 1 của Hà Nội có công suất tiêu thoát 170mm/2 ngày (giai đoạn 2 sẽ tăng lên 310mm/2 ngày), nhưng hệ thống này mới chỉ tiêu thoát được cho lưu vực sông Tô Lịch (bơm tiêu thoát ra sông Hồng). Lưu vực phía Tây của TP là sông Tả – Nhuệ, tới nay vẫn chưa có quy hoạch chi tiết cho việc tiêu thoát nước, và cũng chưa hề có dự án thoát nước, mà vẫn dựa vào việc tiêu thoát tự nhiên. Hệ quả là các tuyến đường vành đai như Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến thường xuyên ngập úng mỗi khi mưa lớn.
“Tuyến đường Phạm Văn Đồng, TP đã chỉ đạo xây dựng dự án tiêu thoát nước, nhưng do trùng khớp với dự án vành đai 3, giai đoạn 2, nên vẫn chưa thực hiện được”, ông Sương nói.
Video đang HOT
Lãnh đạo công ty thoát nước cũng thừa nhận, nhiều tuyến phố vẫn là trọng điểm úng ngập như Đội Cấn, Phan Bội Châu, Lý Thường Kiệt… do hệ thống cống nhỏ, hay như tuyến Thanh Đàm- Vĩnh Hưng… do mới đô thị hóa nên thiếu hạ tầng. “Hệ số mặt phủ (hệ số thấm – PV) trước đây của TP là 0,7 thì nay là 0,95, tức là nước không có chỗ để thấm, do bị bê tông hóa cùng với quá trình xây dựng nhà cửa, nước mưa không thấm tự nhiên xuống đất được mà tràn hoàn toàn xuống hệ thống tiêu thoát nước. Trong khi hệ thống cống không đủ khả năng chịu được lượng mưa lớn”, ông Sương cho hay.
Dự án ì ạch
Trên thực tế, nguyên nhân úng ngập còn do nhiều dự án tiêu thoát nước đang đắp chiếu hoặc thi công ì ạch.
Mới đây, lãnh đạo UBND TP đã phê bình Sở KH-ĐT và Công ty Thoát nước Hà Nội vì chậm trễ triển khai dự án xây dựng và cải tạo 3 trạm bơm thoát nước Cổ Nhuế, Đồng Bông 1, 2 vay vốn của Chính phủ Bỉ. Các trạm bơm này, theo dự kiến thời gian thực hiện từ năm 2012 đến 2013, để giải quyết ngập lụt nội thành, nhưng tới nay vẫn chưa hoàn tất.
Đặc biệt, dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 2, với mục tiêu chống ngập úng cho Hà Nội trong lưu vực sông Tô Lịch do nước mưa, đã bị giãn tiến độ mức kỷ lục.
Bắt đầu thi công từ tháng 12.2006, dự án dự kiến hoàn thành vào tháng 10.2010, nhưng sau đó do phát sinh thêm một số hạng mục, nên thời gian thực hiện dự án được điều chỉnh đến hết năm 2011. Nhưng tới nay, sau gần 10 năm triển khai, dự án này vẫn vướng mặt bằng. Sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản, tổng mức đầu tư dự kiến của dự án này ban đầu hơn 6.000 tỉ đồng, nhưng đến thời điểm hiện tại, giá trị đầu tư đã tăng lên hơn 8.000 tỉ đồng, chủ yếu do tăng vốn giải phóng mặt bằng.
Tuy nhiên, việc chậm trễ mặt bằng chỉ là một phần nguyên nhân khiến dự án thoát nước ì ạch, một nguyên nhân nữa là năng lực thi công yếu của nhiều nhà thầu như tại tiểu dự án mương thoát nước Khương Thượng. Dự kiến, nếu thực hiện nghiêm các yêu cầu của TP, thì cũng phải đến cuối năm 2015 dự án mới hoàn thành, trễ hạn 5 năm so với kế hoạch.
Mai Hà
Theo Thanhnien
Thủ tướng yêu cầu TP HCM giải quyết ngập nước
Tốn hàng chục nghìn tỷ đồng nhưng việc chống ngập vẫn chưa hiệu quả, Thủ tướng yêu cầu TP HCM phải giải quyết tình trạng này trong 5 năm tới, trước hết là tập trung khắc phục ở khu trung tâm.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, TP HCM là đầu tàu về phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, tập trung đông dân cư của cả nước. Tuy nhiên, do cốt nền thấp, kết cấu hạ tầng thoát nước chưa đáp ứng yêu cầu nên nơi này thường xuyên bị ngập khi mưa lớn, triều cường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân.
Thủ tướng yêu cầu TP HCM phải giảm ngập ở khu vực trung tâm trong 5 năm tới. Ảnh: An Nhơn.
Bên cạnh đó, do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng nên mưa lớn, triều cường cao xảy ra thường xuyên hơn, nguy cơ ngập tại TP HCM sẽ ngày càng tăng. Vì vậy, thành phố phải tập trung giảm ngập, tạo chuyển biến rõ rệt trong 5 năm tới, trước hết là ở khu trung tâm.
TP HCM được yêu cầu phải quản lý chặt chẽ quy hoạch xây dựng, bảo vệ và xây dựng các hồ điều hòa, vùng chứa nước; nạo vét, giải tỏa vật cản trên hệ thống kênh rạch để tiêu thoát nước nhanh khi mưa lớn. Đồng thời, tăng cường quản lý, hạn chế việc khai thác nước ngầm tránh nguy cơ sụt lún.
Thủ tướng đồng ý bổ sung các cống Phú Định và Cây Khô vào Quy hoạch thủy lợi chống ngập để kiểm soát triều, phát huy hiệu quả đối với vùng Nam Sài Gòn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao phối hợp với UBND TP, UBND tỉnh Long An nghiên cứu, bổ sung giải pháp chống ngập.
Người đứng đầu Chính phủ cũng giao các Bộ, ngành và UBND TP phối hợp, tập trung giải quyết nguồn vốn đầu tư thực hiện các dự án thoát nước và chống ngập...
Theo thống kê những năm qua, TP HCM đã đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng để nạo vét, cải tạo, nâng cấp gần 2.600 km cống thoát nước, 60 km kênh rạch, củng cố đê bao, bờ bao, xây dựng cống kiểm soát triều Nhiêu Lộc - Thị Nghè, triển khai xây dựng một số Nhà máy xử lý nước thải, hồ điều hòa, góp phần giảm 62 điểm ngập úng (từ 95 còn 33 điểm ngập).
Tuy nhiên, việc thực hiện các quy hoạch còn rất chậm do thiếu nguồn vốn đầu tư, vướng mắc trong giải tỏa mặt bằng nên tình trạng ngập do triều chậm khắc phục (mới cải tạo được 43% hệ thống cống thoát nước, 12% kênh rạch, xây dựng được 1 trong 10 cống kiểm soát triều).
Từ năm 2013 đỉnh triều cường tại Phú An đã đạt mức lịch sử 1,68 m, năm 2011 đến 2014 đã xuất hiện 76 lần đỉnh triều cao trên 1,5 m, trong khi 63,5% diện tích thành phố có cao độ dưới 1,5 m nên tần suất ngập úng khi triều cường tăng nhanh.
Trung Sơn
Theo VNE
TP HCM muốn vay 422 triệu USD tiếp tục chống ngập Để giải quyết ngập cho vùng trung tâm và cải thiện vệ sinh môi trường, TP HCM xin phép vay 422 triệu USD từ Ngân hàng thế giới. UBND TP HCM vừa có văn bản kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, trình Thủ tướng phê duyệt dự án quản lý rủi ro ngập nước trên địa bàn với tổng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ Mazda tông Lexus rồi lao vào nhà dân: Tài xế có thể bị xử lý ra sao?

Vụ sạt lở ở Lai Châu: Tìm thấy thi thể 3 nạn nhân

Bí ẩn 7 hố sâu bất ngờ xuất hiện giữa làng, nhiều nhà phải di dời

Đưa hơn 450 công dân Việt Nam bị tạm giữ ở Myanmar về nước

Hiện trường vụ sạt lở 5 người chết ở Lai Châu

TPHCM phát hiện 50 tấn nội tạng động vật và hàng chục hộp yến sào trôi nổi

Người đàn ông khỏa thân đi dạo trên cần cẩu công trình ở Bình Dương

Bí mật trên chiếc xe bỏ lại bên đường

Voi rừng bám theo người đã cứu mình... để cảm ơn

Đi bắt ốc rồi bị lạc suốt đêm trên núi, 2 vợ chồng được cảnh sát giải cứu

Đôi nam nữ tử vong ở thác nước nổi tiếng Hòa Bình

Sạt lở đá khiến 5 người mất tích ở Lai Châu
Có thể bạn quan tâm

Cuối tuần đến nhà bạn trai, tôi sốc nặng khi thấy cảnh này ở phòng tân hôn
Góc tâm tình
12:05:59 17/05/2025
Mẹ Đặng Văn Lâm làm lộ ảnh cam thường của ái nữ, 18 tuổi cao gần 1m80, vóc dáng nuột nà chân dài thẳng tắp
Sao thể thao
12:03:29 17/05/2025
Cách nấu cháo ếch thơm ngon chuẩn vị đơn giản
Ẩm thực
12:03:07 17/05/2025
Hoa hậu nổi tiếng cả nước, quê Hải Phòng: "Họ trực ở nhà tôi và làm những việc rất kinh khủng"
Sao việt
11:23:00 17/05/2025
Căng: Thành viên đẹp nhất BLACKPINK bị quay lưng?
Nhạc quốc tế
11:20:33 17/05/2025
Mới ra 2 ngày, ca khúc debut "lẩu thập cẩm" của nhóm Anh Tài đã có sân khấu đầu tiên, bớt sến nhờ 1 điểm!
Nhạc việt
11:15:01 17/05/2025
12,7 triệu người "hết hồn" khi hoa sen bất ngờ chuyển động và biến thành con vật không ai ngờ tới
Netizen
11:13:27 17/05/2025
Tống Tổ Nhi 'lật đổ' cùng lúc Triệu Lộ Tư, Ngu Thư Hân, lứa 95 được 'viết lại'?
Sao châu á
11:10:38 17/05/2025
Khởi tố 4 bác sĩ, 1 công an vụ chi hàng trăm triệu "chạy" chứng chỉ nghề y
Pháp luật
11:04:31 17/05/2025
Netflix 'lột xác' giao diện sau 12 năm
Thế giới số
11:04:19 17/05/2025