Hà Nội: Đàn lợn 7 vạn con ở Mê Linh chống dịch như thế nào?
Lãnh đạo huyện Mê Linh cho biết, mặc dù trên địa bàn huyện chưa xảy ra ổ dịch tả lợn châu Phi, nhưng chính quyền địa phương rất quan tâm đến việc này, hiện đã lên phương án dự phòng xử lý cho đàn lợn khoảng 70.000 con.
Chiều 5.3, tại cuộc giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, UBND huyện Mê Linh đã thông tin về tình hình kinh tế xã hội năm 2018, kế hoạch năm 2019.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Bùi Xuân Quang – Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh cho biết: hiện dịch tả lợn châu Phi được rất nhiều người quan tâm. Theo đó, ngay từ khi Chính phủ, Bộ NN&PTNT cũng như TP có chỉ thị UBND huyện đã đưa ra các kế hoạch, giải pháp phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, đặc biệt là dịch tả lợn Châu Phi.
“Sau khi ban hành các văn bản chỉ đạo, chúng tôi thành lập 2 đoàn kiểm tra cấp huyện đi kiểm tra tất cả các xã. Trong các cuộc giao ban, lãnh đạo huyện cũng đã truyền đạt tới lãnh đạo cấp xã các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NN&PTNT cũng như thành phố về việc này. Toàn huyện lấy tinh thần phòng bệnh là chính. Trong đó đảm bảo vệ sinh môi trường được ưu tiên hàng đầu” – ông Quang nói.
Ông Bùi Xuân Quang – Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh phát biểu tại cuộc giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 5.3.
Lãnh đạo huyện Mê Linh cũng cho biết, mặc dù trên địa bàn huyện chưa xảy ra ổ dịch tả lợn châu Phi, nhưng chính quyền địa phương rất quan tâm đến việc này và đã lên phương án dự phòng xử lý nếu xuất hiện ổ dịch.
“UBND huyện yêu cầu các xã chuẩn bị sẵn các phương án, xử lý tiêu độc khử trùng, chuẩn bị hố chôn lấp hợp vệ sinh môi trường. Việc chỉ đạo điều hành chống dịch tả lợn được huyện triển khai theo đúng quy định” – ông Quang nói và nhấn mạnh “cho tới thời điểm này chưa có bất cứ sự cố gì về dịch bệnh xảy ra trên địa bàn”.
Theo báo cáo của UBND huyện Mê Linh, hiện nay, địa phương đang giữ ổn định đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn. Cụ thể, toàn huyện có 70.000 con lợn, 850.000 con gia cầm và có 9.000 con trâu bò.
Trả lời câu hỏi của báo giới liên quan đến việc bao giờ Hà Nội công bố ổ dịch tả lợn châu Phi, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Trần Xuân Hà cho biết, do phải có ý kiến của nhiều cơ quan chức năng nên “hiện nay chưa thể công bố dịch”. Song, ông Hà cũng cho hay: “Lãnh đạo thành phố rất quan tâm đến sự việc này bởi vì liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân”.
Trước đó, như Dân Việt đã đưa tin, từ ngày 22-27.2.2019, sau khi xét nghiệm tại gia đình ông Nguyễn Thái Sơn – hộ chăn nuôi lợn rừng ở khu Đầm Lấm, phường Ngọc Thụy, Long Biên, kết quả cho thấy: Toàn bộ 25 con lợn rừng được nuôi tại đây dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Video đang HOT
Lãnh đạo Hà Nội kiểm tra đàn lợn trên địa bàn thành phố.
Ngay sau đó, cơ quan Thú y TP.Hà Nội đã yêu cầu tiêu hủy toàn bộ 25 con lợn, áp dụng các biện pháp khoanh vùng, rắc vôi, phun tiêu độc khử trùng chuồng trại của ông Sơn và của 4 hộ chăn nuôi xung quanh.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho hay, Hà Nội rất quyết liệt trong công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi bởi, ngoài số hộ chăn nuôi nhiều thì Hà Nội còn là thị trường tiêu thụ lớn, giáp với 8 tỉnh, thành phố khác nên nguy cơ lây lan, phát tán dịch là rất cao.
Lãnh đạo UBND TP.Hà Nội cũng cho biết, Hà Nội sẵn sàng lấy kinh phí dự phòng để kịp thời hỗ trợ cho người chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy do mắc dịch tả lợn châu Phi. Đồng thời, thành phố kiên quyết không để xảy ra tình trạng người dân lén vứt lợn bệnh ra sông ngòi.
Hiện, TP cũng đang kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn từ các địa phương lân cận vào nội đô, tăng cường kiểm soát thức ăn thừa tại các cơ sở ăn uống. Đặc biệt là tiếp tục tuyên truyền mạnh để người dân hiểu rõ về bệnh dịch, chủ động các biện pháp phòng chống và không hoang mang, tẩy chay thịt lợn.
Đại diện lãnh đạo Hà Nội kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường hỗ trợ kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh, từ nguồn kinh phí dự phòng của các tỉnh, TP. Mức hỗ trợ có thể cao hơn giá quy định hiện tại (38.000 đồng/kg), tức theo giá tại thời điểm thực tế xảy ra dịch bệnh để người dân chấp hành tốt quy định, tránh bán chạy khi có lợn ốm, chết; Tăng cường quản lý xuất, nhập động vật và sản phẩm động vật.
Theo Danviet
Dịch tả lợn châu Phi: Hỗ trợ bằng 80% giá thị trường, dân bị thiệt?
Liên quan đến phí hỗ trợ tiêu hủy lợn bị dịch tả lợn châu Phi, trên nhiều diễn đàn mạng xã hội, bà con nông dân cho rằng, mức hỗ trợ lợn con, lợn thịt bằng 80% giá thị trường có thể khiến nông dân bị thiệt thòi so với mức quy định hỗ trợ 38.000 đồng/kg lợn hơi hiện nay.
Ngay sau khi có chủ trương mới của Chính phủ được phát đi trong cuộc họp trực tuyến bàn giải pháp cấp bách phòng chống dịch tả lợn châu Phi do đích thân Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hôm qua (4/3) tại Hà Nội, PV Dân Việt đã có trao đổi qua điện thoại với ông Phạm Thành Nhương - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh Thái Bình về vấn đề này.
Thái Bình tổ chức tiêu hủy lợn bị dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: I.T
Ông Nhương cho rằng, việc không đánh đồng các loại lợn vào cùng một mức giá hỗ trợ sẽ giảm bớt thiệt hại cho người chăn nuôi vì giá trị của từng loại lợn khác nhau. Theo đó, quy định giá hỗ trợ lợn nái, lợn giống tăng gấp 1,5 - 1,8 lần sẽ giúp người chăn nuôi bớt khó khăn.
"Việc này sẽ giúp người chăn nuôi hạn chế phần nào thiệt hại vì giá trị của lợn nái, lợn giống rất cao, nhưng phía cán bộ cơ sở sẽ vất vả hơn trong công tác kiểm đếm, phân loại từng loại lợn sao cho chính xác, minh bạch, không ảnh hưởng đến tiền hỗ trợ của dân" - ông Nhương nói.
Tuy nhiên, ông Nhương cũng tỏ ra băn khoăn về quy định hỗ trợ tiêu hủy lợn con, lợn thịt bằng 80% giá thị trường, bởi nếu giá thị trường xuống quá thấp thì người dân sẽ không được lợi bằng quy định 38.000 đồng/kg lợn hơi như hiện nay.
Những con lợn bị nhiễm dịch tả heo châu Phi được đưa lên xe đưa đi tiêu huỷ. Ảnh: Trần Quang
Đây cũng là băn khoăn của nhiều nông dân. Phần lớn bà con đồng tình, phấn khởi với sự vào cuộc, chính sách hỗ trợ kịp thời của các ban ngành và Chính phủ, nhưng điều họ băn khoăn là nếu giá xuống quá thấp thì bà con sẽ bị thiệt thòi nhiều hơn.
Ví dụ, với giá heo hơi hôm nay (5/3) tại các tỉnh phía Bắc chỉ dao động trong khoảng 39.000 - 42.000 đồng/kg thì rõ ràng, nếu áp dụng chính sách mới sẽ khiến người chăn nuôi bị thiệt vì khi đó, giá hỗ trợ sẽ giảm đáng kể so với mức 38.000 đồng/kg hiện nay.
Trao đổi với PV Dân Việt, anh Nguyễn Công Bắc - một trong những chủ trang trại lợn có quy mô lớn nhất ở TP.Sơn La, tỉnh Sơn La cho biết: "Từ sau khi Bộ NN&PTNT công bố ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên, giá lợn hơi liên tục giảm tại nhiều nơi. Cụ thể, từ đầu tháng 2/2018 đến nay, giá lợn hơi đang từ chỗ 49.000 - 50.000 đồng/kg giảm 6.000 - 7.000 đồng xuống còn 44.000 - 45.000 đồng/kg".
Anh Nguyễn Công Bắc bên trang trại của gia đình. Ảnh Ngọc Huyền
Về mức giá hỗ trợ tiêu hủy lợn bị dịch tả lợn châu Phi, anh Bắc cho rằng: "Mức hỗ trợ đối với lợn nái, lợn đực bằng 1,5 -1,8 lần so với lợn thịt, tôi thấy điều này hợp lý. Tuy nhiên, nếu với mức hỗ trợ lợn thịt mà Thủ tướng Chính Phủ nói là bằng 80% giá thị trường, tính ra nông dân bị thiệt. Ví dụ, bây giờ giá lợn hơi bình quân 45.000 đồng/kg thì nông dân chỉ được hỗ trợ 36.000 đồng/kg, thấp hơn mức hỗ trợ cũ 2.000 đồng/kg.
Nông dân bị thiệt, thua lỗ nhiều sẽ tìm mọi cách bán lợn bệnh nhằm gỡ gạc, khiến bệnh dịch càng khó kiểm soát. Vì thế tôi đề nghị, Nhà nước nên xem xét mức giá hỗ trợ tiêu hủy phù hợp, cụ thể là bằng giá thị trường để giúp bà con nhanh chóng vượt qua khó khăn và khôi phục lại chăn nuôi".
Anh Bắc cũng bày tỏ, Chính phủ cần phải làm rõ đối tượng được hưởng mức giá hỗ trợ lợn bị dịch tả lợn châu Phi. "Hôm qua, Thủ tướng nói hỗ trợ cho nông dân tối thiểu bằng 80% giá thị trường, còn các doanh nghiệp, HTX có được hỗ trợ không và mức giá hỗ trợ như thế nào?
Thứ 2, thủ tục và thời gian giải ngân tiền hỗ trợ phải nhanh chóng, kịp thời, nói nôm na là "tiền tươi, thóc thật". Hầu hết các hộ chăn nuôi chúng tôi đều rất cần vốn, do đó, nếu thủ tục rườm rà, tiền hỗ trợ đến chậm cũng là nguyên nhân khiến các hộ e dè không khai báo dịch" - anh Nguyễn Công Bắc nêu ý kiến.
Đoàn công tác của Bộ NNPTNT do Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường dẫn đầu kiểm tra công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi tại Hải Phòng.
Trao đổi với PV báo Dân Việt, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định, căn cứ vào cơ sở thực tế và đề xuất của một số địa phương, tại buổi họp trực tuyến hôm qua Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với mức hỗ trợ tối thiểu bằng 80% giá thị trường với lợn thịt. Còn con số hỗ trợ cụ thể sẽ tùy vào địa phương.
"Ví dụ như Hải Phòng, họ đề nghị mức hỗ trợ tiêu hủy lợn nái, lợn đực giống bị nhiễm dịch bệnh tăng gấp 2 lần thì trong văn bản đề xuất, chúng tôi sẽ kiến nghị nâng mức hỗ trợ lên từ 1,5 - 2 lần. Bà con cần hiểu là Nhà nước có cơ chế hỗ trợ, chứ không phải đền bù. Với mức hỗ trợ tối thiểu 80% đã thể hiện sự quan tâm kịp thời của Nhà nước. Lúc này chúng ta cần nhìn vào lợi ích cộng đồng, với 2,5 triệu hộ nông dân nếu để xảy ra dịch bệnh thì thiệt hại kinh tế là vô cùng lớn" - Thứ trưởng nói.
Cũng theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, ngay sau khi Thủ tướng có ý kiến, Bộ NNPTNT và các bộ ngành liên quan sẽ xây dựng đề án, xin ý kiến Chính phủ ra nghị quyết. Thời gian triển khai mức hỗ trợ mới sẽ làm nhanh nhất có thể để bà con nông dân yên tâm chăn nuôi và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Còn về lâu dài, sẽ sửa đổi, bổ sung Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai, dịch bệnh.
Sau bao lâu bà con nhận được tiền hỗ trợ lợn bị tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi?
Về vấn đề này, ông Phạm Thành Nhương - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh Thái Bình cho biết, mỗi địa phương có cách làm khác nhau, ví như ở Hải Phòng, Hà Nội, chủ yếu là những ổ dịch nhỏ, nông dân có thể nhận được tiền hỗ trợ ngay sau khi khoanh vùng dập dịch.
"Tại Thái Bình, theo quy định và đã áp dụng từ các đợt dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng trước là từ khi phát hiện ổ dịch đến khi kết thúc ổ dịch thì các bộ phận liên quan mới tập hợp danh sách các hộ đã có động vật bị tiêu hủy, trình lên cấp có thẩm quyền xem xét, rà soát và cấp kinh phí, bà con sẽ nhận được tiền hỗ trợ khi kết thúc ổ dịch.
Hiện nay, Thái Bình vẫn còn ổ dịch tả lợn châu Phi nên trước mắt chúng tôi tập hợp danh sách người dân có lợn bị tiêu hủy một cách chính xác, sau đó sẽ hỗ trợ theo quy định" - ông Nhương nói.
Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ NNPTNT), từ ngày 13/02 - 03/3/2019, bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 101 hộ, 33 thôn của 15 xã, 3 huyện của tỉnh Thái Bình, toàn bộ 1.118 con lợn dương tính với bệnh đã được xử lý tiêu hủy bằng phương pháp chôn.
Theo Danviet
Dịch tả lợn châu Phi lan ra 6 tỉnh: Đàn lợn 26 triệu con bị đe dọa Kể từ sau ngày 19.2.2019, khi lần đầu tiên Cục Thú y (Bộ NNPTNT) thừa nhận dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xuất hiện ở 2 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên, đến nay, dịch đã lây lan ra 6 tỉnh với hàng nghìn con lợn buộc phải tiêu hủy. Rõ ràng, những biện pháp cấp bách phòng chống bệnh phải được...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ bắn tài xế ở Vĩnh Long: clip hiện trường TX có dấu hiệu vi phạm, xử lý cán bộ

Vụ giáo viên bị tát, đẩy ra đứng giữa trời mưa: Bài học đau xót!

Nữ phạm nhân được đặc xá: "Tôi đã suy nghĩ nhiều về sai lầm của bản thân"

Cháy 6 ha rừng ở Gia Lai, huy động 50 người dập lửa

Xe 40 chỗ nhồi nhét 67 khách bị phạt gần 200 triệu đồng

Hình ảnh độc quyền: Xá lợi Đức Phật đang chuẩn bị lên máy bay từ Ấn Độ đến Việt Nam

Đang đi du lịch với gia đình, người đàn ông lao xuống sông rồi mất tích

Đề nghị cung cấp hồ sơ dự án khu xen cư hồ Toàn Thành ở Thanh Hóa

Đàn trâu tung tăng trên cao tốc Hàm Nghi - Vũng Áng

Đà Nẵng thông tin tiến độ xử lý bến du thuyền liên quan Vũ "Nhôm"

Người đàn ông bán cà phê, vay tiền chuyển cho người yêu trên mạng

Bố chồng xách súng AK ra dọa, nàng dâu chạy đi báo công an
Có thể bạn quan tâm

Brad Pitt chưa quên Angelina Jolie, lộ 1 chi tiết không muốn kết hôn người mới?
Sao âu mỹ
15:26:52 02/05/2025
Rapper Double2T kể chuyện khó quên khi hát cùng Phương Mỹ Chi ở đại lễ
Nhạc việt
15:23:11 02/05/2025
Duyên Quỳnh giành giật với Võ Hạ Trâm, còn có động thái lạ, CĐM đào lại quá khứ?
Sao việt
15:22:46 02/05/2025
Em xinh 'say hi' hé lộ 10 cái tên: Bích Phương tái xuất, Bảo Anh gây tranh cãi
Tv show
15:17:40 02/05/2025
QN Thanh Hiếu Đặc nhiệm 2K5 'dọn sạch' quá khứ sau clip tặng hoa 17M view là ai?
Netizen
15:17:10 02/05/2025
Gợi ý 5 món lẩu vừa ngon, dễ ăn lại không ngấy để cả nhà quây quần dịp nghỉ lễ
Ẩm thực
15:13:59 02/05/2025
Apple giải đáp việc có nên sạc iPhone qua đêm hay không?
Đồ 2-tek
15:13:05 02/05/2025
Đất hiếm - Mặt trận nóng của các siêu cường
Thế giới
15:04:54 02/05/2025
Chiến lược chuyển nhượng táo bạo của Fabregas
Sao thể thao
15:01:05 02/05/2025
Á hậu MUT cạch mặt Anntonia, bỏ bạn trai, livestream lấy lòng Nawat, fan quay xe
Sao châu á
14:24:58 02/05/2025