Hà Nội: Đổi nhà cung cấp sữa học đường nếu sản phẩm không đạt
Báo cáo của Ban Văn hóa Xã hội, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội về kết quả khảo sát công tác triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019 tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập trên địa bàn thành phố đề nghị các sở ngành liên quan đánh giá hiệu quả chương trình “ Sữa học đường” hàng năm.
Cụ thể, Báo cáo yêu cầu Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với Sở Y tế và các sở ngành liên quan xây dựng quy trình quản lý, sử dụng sản phẩm và xử lý rác thải; Đánh giáo hiệu quả việc triển khai đề án thực hiện Chương trình “Sữa học đường” định kì hàng năm.
Văn bản này cũng đề nghị Sở Y tế tham mưu, đề xuất với UBND Thành phố tổ chức lựa chọn sản phẩm sữa đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế; Phối hợp với các bên liên quan giám sát việc cung ứng sữa đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng và an toàn thực phẩm.
Hướng dẫn xây dựng quy trình giám sát, giải quyết ngộ độc thực phẩm và triển khai giám sát khi xảy ra sự cố.
“Sở Y tế chủ trì thực hiện kiểm tra, kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm sữa định kì và đột xuất.
Khi phát hiện ra sản phẩm không đạt yêu cầu, cần có kiến nghị UBND TP thay đổi nhà cung cấp sữa; Chỉ đạo đánh giá thể lực trẻ theo từng giai đoạn”, Báo cáo nhấn mạnh.
Cũng theo báo cáo này, Sở Y tế cần phối hợp với Sở GD&ĐT hướng dẫn kiểm tra, giám sát chất lượng sữa của nhà cung cấp. Đánh giá hiệu quả của chương trình hàng năm.
Cần phối hợp với Sở GD&ĐT , UBND quận huyện, thị xã kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn trong trường học trên địa bàn thành phố.
Video đang HOT
Như Dân trí đưa tin trước đó, ngày 12/11, Sở GD&ĐT Hà Nội đã mở gói thầu tài chính chương trình “Sữa học đường”. Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đã đưa ra giá dự thầu thấp hơn đối thủ trực tiếp 130 tỷ đồng.
Tại buổi mở gói thầu tài chính, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: “Ngày 10/10/2018, Sở GD&ĐT đã đóng gói thầu kĩ thuật. Sau thời gian xem xét, ngày 12/11, đơn vị này tiếp tục mở gói thầu tài chính.”
“Sở đã thực hiện rất nghiêm túc bởi gói thầu này không những liên quan đến ngân sách Nhà nước mà còn liên quan đến người dân và chi phí mà phụ huynh đóng góp cho con em trên từng hộp sữa. Cuối cùng, người sẽ hưởng lợi ở đây là hàng triệu em học sinh”, ông Tiến cho biết thêm.
Giá dự thầu sau giảm giá mà hai bên đưa ra (Ảnh: Thế Hưng).
Ông Nguyễn Viết Cẩn, Trưởng Phòng Kế hoạch tài chính, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, có 3 đơn vị chính thức đấu thầu là công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk), công ty cổ phần thực phẩm sữa TH và công ty TNHH Thịnh Anh.
Tuy nhiên, trong đó, công ty TNHH Thịnh Anh vì lí do hồ sơ không đáp ứng yêu cầu năng lực, trách nhiệm nên đã bị loại.
Sau khi hai nhà thầu còn lại đủ năng lực đã kiểm tra thùng niêm phong gói hồ sơ tài chính và xác nhận còn nguyên vẹn, thông tin giá thầu hai bên đã được công bố.
Hiện, đơn vị trúng thầu cung cấp sữa học đường cho Hà Nội vẫn chưa được Sở GD&ĐT Hà Nội công bố.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Sữa học đường có cần thiết không?
Chương trình sữa học đường chỉ để góp phần nâng cao tầm vóc cho thế hệ tương lai chứ không phải phong trào thi đua hay thành tích. Nếu còn băn khoăn phụ huynh có thể tìm hiểu kỹ Chương trình trước khi đăng ký cho con vì đây hoàn toàn là tự nguyện; nếu học sinh đang đăng ký mà sau này không muốn đăng ký tiếp hoặc chưa đăng ký và muốn sau này đăng ký cũng không có vấn đề gì.
Đó là ý kiến của ông Phạm Ngọc Tuấn, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tại Tọa đàm "Sữa học đường có cần thiết không?" do Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt tổ chức chiều 9/10 tại Hà Nội.
Các chuyên gia trả lời nhiều vấn đề người dân thắc mắc.
Hoàn toàn tự nguyện
Trước thực tế triển khai Chương trình sữa học đường đã phát sinh những ý kiến băn khoăn, nghi ngại của nhiều phụ huynh, người dân, ông Tuấn khẳng định, việc lựa chọn sữa học đường hoàn toàn là do sự tự nguyện của phụ huynh và học sinh. Thông tin bắt học sinh đăng ký vì thành tích thi đua là hoàn toàn sai lệch. Đề án sữa học đương được Chính phủ đưa ra nhằm cải thiện tầm vóc với mục tiêu góp phần cải thiện tầm vóc cho thế hệ tương lai.
Về việc lo ngại chất lượng sữa trong Chương trình sữa học đường như: Hết hạn sử dụng, chất lượng không đảm bảo... UBND Thành phố Hà Nội đã giao Sở Y tế kiểm tra giám sát chất lượng sữa từ các hãng, nếu hãng nào không đảm bảo chất lượng sữa sẽ bị loại ngay. Ông Tuấn cũng đưa ra ví dụ, một trường có hơn 3.000 học sinh thì phải cung cấp sữa hàng ngày. Còn với trường ít học sinh thì một tuần trở lại phải cung cấp sữa một lần nên không có chuyện sữa quá hạn sử dụng và cũng không thể sản xuất sữa tràn lan.
Để triển khai Chương trình sữa học đường, từ 5/9, UBND Thành phố Hà Nội đã cho đấu thầu công khai, rộng rãi, hiện tại đã có 11 doanh nghiệp mua hồ sơ tham gia đấu thầu cung cấp sữa cho các trường học tại Hà Nội. Bộ Giáo dục cũng đã có những chỉ đạo, Sở Giáo dục Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị để triển khai xây dựng đề án bám vào những cơ sở khoa học, thực tiễn để triển khai, khảo sát ý kiến phụ huynh.
"Đề án đem lại những ý nghĩa nhân văn cao đẹp với mục đích nâng cao tầm vóc thể lực cho trẻ em, để mọi trẻ em hàng ngày đến trường đều được uống sữa tươi theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Kinh phí triển khai nhờ các nguồn từ doanh nghiệp và đóng góp của phụ huynh, chương trình cũng miễn phí tiền uống sữa đối với các em hộ nghèo, đối tượng chính sách. Sữa học đường là chủ trương lớn, đúng đắn của Chính phủ. Trách nhiệm của cơ quan chuyên môn là làm sao để công tác đấu thầu sữa, giá thành minh bạch công khai. Để chương trình đi vào cuộc sống, nâng cao thể chất cho học sinh là rất quan trọng", ông Tuấn cho biết thêm.
Anh Nguyễn Hoàng Quân, một phụ huynh học sinh ở Hà Nội tham dự tọa đàm chia sẻ: "Theo tôi, sữa học đường là một chính sách hợp lý, đặc biệt là nó giúp những bé sinh ra trong các gia đình có điều kiện khó khăn có cơ hội được sử dụng sữa một cách dễ dàng hơn. Như tôi được phổ biến, giá sữa các con uống ở trường sẽ được trợ giúp 30% từ nhà nước, 20% từ doanh nghiệp. Như vậy, giá thành một hộp sữa từ 7.000 - 8.000 đồng xuống chỉ còn 3.000 đồng, tương đương một ly trà sữa. Đây là một mức giá rất thích hợp".
Sữa là một phần quan trọng của bữa ăn học đường
Theo TS.BS. Bùi Thị Nhung, Phó trưởng Khoa Dinh dưỡng học đường, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, việc gần đây nhiều phụ huynh có nhiều ý kiến khi triển khai chương trình sữa học đường là một hiện tượng đáng mừng vì các phụ huynh đã quan tâm chăm lo đến vấn đề dinh dưỡng của con trẻ. Trẻ có thêm sữa học đường cho bữa phụ là cần thiết bên cạnh bữa chính là bữa trưa, các gia đình cần hỗ trợ cùng với nhà trường để có bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng.
"Nếu trường nào còn sử dụng bánh ngọt, bánh rán, bánh bích quy... thì thay thế bằng một ly sữa vào buổi chiều sẽ tốt hơn những thực phẩm này", TS. Bùi Thị Nhung khuyến cáo. Cũng theo TS. Bùi Thị Nhung, với trẻ ở các giai đoạn phát triển như 1000 ngày đầu đời hay tiền dậy thì là một cơ hội để trẻ tăng vọt chiều cao, cần phải có sự chuẩn bị tốt không chỉ sữa mà cả bữa ăn học đường cũng phải đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ; sữa là thành phần quan trọng trong bữa ăn học đường. Đặc biệt, theo khảo sát, khẩu phần canxi của người Việt hiện mới đáp ứng khoảng 50% nhu cầu nên việc bổ sung thêm sữa là tốt hơn.
Nhiều phụ huynh lo lắng trẻ thừa cân béo phì khi sử dụng sữa ở trường, nhưng với những trẻ thừa cân béo phì vẫn cần canxi và thừa cân béo phì không phải do sữa mà là do chế độ ăn, những thức ăn nhanh, một hộp sữa trong bữa phụ sẽ tốt hơn một chiếc bánh bích quy, lon coca hay bánh giò, bánh rán...
Theo baotintuc
Lo ngại về chương trình sữa học đường Sở GD&ĐT TP Hà Nội, đơn vị chủ trì thực hiện, khẳng định chương trình này nhằm mục đích nâng cao tầm vóc, chiều cao của trẻ, chất lượng sữa hoàn toàn đảm bảo và hoàn toàn tự nguyện... Nhiều trường tiểu học, cơ sở giáo dục mầm non ở Hà Nội đã phát thông báo tới phụ huynh học sinh (HS) về...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Thùy Tiên từng trải qua quá khứ khốn khó như thế nào?
Sao việt
18:52:42 22/05/2025
Triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển 140kg ma túy
Pháp luật
18:40:32 22/05/2025
Ông Biden đã không tầm soát ung thư tuyến tiền liệt trong hơn 10 năm
Thế giới
18:30:58 22/05/2025
Điều ít biết về thiếu gia Đỗ Quang Vinh và bí mật của gia đình bầu Hiển
Netizen
18:22:53 22/05/2025
HLV Kim Sang-sik 'quay xe', triệu tập Công Phượng lên tuyển Việt Nam
Sao thể thao
17:43:10 22/05/2025
Tàng Hải Truyện: Tiêu Chiến tái xuất thất bại, bị nam phụ chiếm hết spotlight
Phim châu á
17:32:38 22/05/2025
Phim của Lý Hiện nhận phản ứng dữ dội vì tình tiết gây sốc
Hậu trường phim
17:31:46 22/05/2025
Kiểu váy 2 dây được bạn gái Hiệp Gà tích cực lăng xê
Phong cách sao
17:04:28 22/05/2025
Kevin Spacey trở lại sau khi bị phong trào "Me Too" hủy hoại, loạn cả LHP Cannes
Sao âu mỹ
16:52:30 22/05/2025
TPHCM xác minh, thẩm tra vụ TikToker Võ Hà Linh bị tố bán phá giá
Tin nổi bật
16:40:43 22/05/2025