Hà Nội dự kiến có tăng mức học phí năm học 2020-2021?
Hà Nội dự kiến giữ nguyên mức học phí năm học 2020-2021 như trước trong bối cảnh dịch COVID-19 có tác động đến đời sống xã hội.
Hà Nội dự kiến không tăng học phí năm học 2020-2021. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn
Trước kỳ họp 15 HĐND Thành phố Hà Nội khoá XV, UBND Thành phố Hà Nội dự kiến có Tờ trình đề nghị HĐND Thành phố xem xét Quy định mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập của Thành phố và mức thu học phí đối với Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Bắc Thăng Long, Trường Trung cấp Kỹ thuật Tin học Hà Nội năm học 2020-2021.
Theo UBND Thành phố Hà Nội, năm học 2019-2020, mức thu với học sinh thành thị là 217.000 đồng/tháng, học sinh nông thôn 95.000 đồng, học sinh xã miền núi 24.000 đồng.
Trẻ em mầm non 5 tuổi, THCS, GDTX cấp THCS, mức thu mỗi tháng đối với học sinh thành thị là 155.000 đồng, học sinh nông thôn 75.000 đồng, học sinh xã miền núi 19.000 đồng.
UBND Thành phố Hà Nội cho biết, năm học 2019-2020 do tác động bởi dịch COVID-19 học sinh phải nghỉ học dẫn đến tổng số thu từ học phí dự kiến không đạt so với dự toán thu. Mặt khác do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tình trạng lao động thiếu việc làm, không có việc làm và mất việc ở một số khu vực gia tăng, thu nhập của người của người lao động giảm mạnh khiến khả năng đóng góp của một bộ phận cha mẹ học sinh gặp nhiều khó khăn.
UBND Thành phố đề xuất mức thu học phí năm học 2020-2021 giữ nguyên như năm học trước. Điều này phù hợp khả năng chi trả của người dân Thành phố nhằm chia sẻ khó khăn với cha mẹ học sinh và phù hợp với các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với người lao động do chịu sự tác động, ảnh hưởng của dịch COVID-19.
UBND Thành phố đề xuất mức thu học phí năm học 2020-2021 giữ nguyên như năm học trước.
Video đang HOT
Tổng số thu học phí theo mức thu đề xuất dự kiến là 1.135,975 tỉ đồng. Tiền thu học phí chiếm tỷ lệ 12,1% trong tổng số chi (ngân sách chi thường xuyên và nguồn thu học phí). Nguồn kinh phí chi thường xuyên cho giáo dục và giáo dục phổ thông công lập chủ yếu từ ngân sách nhà nước.
Do không tăng học phí ở các cấp học theo lộ trình nên ngân sách Thành phố phải đảm bảo tương ứng khoảng 198,891 tỉ đồng.
Các đối tượng học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo, học sinh diện chính sách không bị ảnh hưởng vì các đối tượng này đã được hưởng chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo quy định. Kinh phí thực hiện chế độ miễn giảm học phí khoảng 20,533 tỉ đồng.
Đối với học phí với Trường trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Bắc Thăng Long, Trường Trung cấp Kỹ thuật Tin học Hà Nội năm học 2020-2021 cũng được Thành phố đề xuất mức thu phí được giữ nguyên để đảm bảo phù hợp với thu nhập, khả năng đóng góp của người học. Tổng số mức thu dự kiến là 1,295 tỉ đồng. Theo tính toán mức thu học phí này vẫn đảm bảo các chi phí cho hoạt động của nhà trường.
Nếu bố mẹ chưa thể tài trợ cho con ít nhất 1 tỷ mỗi năm thì đừng vội mơ tưởng đến giấc mộng du học Canada
Học phí, chi phí sinh hoạt,... là những khoản mà bố mẹ cần tính trước để chuẩn bị tài chính cho con đi du học tại Canada.
Từ nhiều năm nay, Canada là một trong những điểm đến du học nổi bật bởi nền giáo dục tiên tiến và chất lượng. Không chỉ vậy đến với Canada, du học sinh còn được khám phá, trải nghiệm những nét văn hóa mới lạ, được thăm qua những cảnh đẹp nổi tiếng.
Chính vì vậy ngày càng nhiều phụ huynh quyết đi cho con đi học tại "xứ sở lá phong". Tuy nhiên công cuộc đi du học không hề đơn giản, bởi ngoài những yêu cầu về học vấn thì phụ huynh và học sinh còn cần chuẩn bị kỹ càng về mặt tại chính. Các khoản phí dự trù bao gồm: học phí và chi phí sinh hoạt. Trong chi phí sinh hoạt lại bao gồm thêm nhiều khoản nhỏ khác.
Theo đó, các chi phí cụ thể như sau:
1. Học phí tại Canada
Các trường đại học ở Canada quy định mức phí riêng, tùy thuộc vào một số yếu tố như: chương trình học, sinh viên quốc tế hay bản địa, bậc học (đại học hay sau đại học). Theo báo cáo mới nhất từ trang "Statistics Canada", trong năm học 2019-2020, học phí ở Canada giảm trung bình 5,3% đối với sinh viên bản địa và tăng 7,6% đối với sinh viên quốc tế.
Nếu công dân Canada, bạn chỉ phải trả trung bình 6,463 CAD/năm cho bằng thạc sĩ và 7.056 CAD/năm (khoảng 120 triệu đồng) cho bằng cử nhân đại học. Đối với sinh viên quốc tế, học phí trung bình năm học 2019-20 là 29.714 CAD/ năm (khoảng 508 triệu đồng). Các khóa học về nhân văn thường rẻ hơn, trung bình 7.524 CAD/năm (khoảng 128 triệu đồng).
Trong khi các chuyên ngành như kỹ thuật và y học thì đắt hơn. Sinh viên phải trả trung bình 21.717 CAD/năm (khoảng 371 triệu đồng) cho ngành nha khoa và 14.162 CAD/năm (khoảng 242 triệu đồng) cho ngành dược. Các khóa học về quản lý có mức học phí trung bình 6.827 CAD/năm (khoảng 116 triệu đồng).
2. Chi phí sinh hoạt ở Canada
Nếu muốn du học tại Canada, du học sinh cần phải chứng minh tài chính, có ít nhất khoản tiền 10.000 CAD (khoảng 171 triệu đồng) hoặc 11.000 CAD (khoảng 188 triệu đồng) nếu học tập tại Quebec cho mỗi năm, không bao gồm học phí. Thực tế, du học sinh sẽ cần nhiều chi phí sinh hoạt hơn thế. Các khoản phí sẽ thay đổi đáng kể tùy thuộc vào thành phố sinh sống và thói quen chi tiêu. Các thành phố lớn thường có mức phí sinh hoạt đắt đỏ hơn.
Ước tính du học sinh sẽ cần tổng cộng của 14.700 CAD/ năm (khoảng 251 triệu đồng) bao gồm tiền nhà, ăn ở, sách vở, chi phí điện thoại và chi phí mua sắm. Theo một số cuộc khảo sát, nếu học ở Đại học British Columbia tại thành phố Vancouver, các em sẽ mất khoảng 15.500 CAD (khoảng 265 triệu đồng) mỗi năm cho chi phí sinh hoạt, chưa bao gồm bảo hiểm y tế bắt buộc - khoản phí này là 864 CAD (khoảng 14 triệu đồng) mỗi năm, đối với Chương trình Sức khỏe BC (BC Health Plan).
Tại Canada, Toronto là thành phố có chi phí sống đắt đỏ nhất, tiếp đến là Vancouver. Giá thuê nhà ở 2 nơi này đều cực kỳ cao. Theo đó, du học sinh sang Canada học có thể ở trọ theo 3 hình thức: homestay, ký túc xá và thuê nhà riêng. Các khoản phí theo đó cũng khác nhau.
Nếu phòng dạng "on-campus" (phòng trong khu học xá), du học sinh sẽ mất khoảng 3.000 - 7.500 CAD/năm (khoảng 51 triệu đồng - 128 triệu đồng). Nếu thuê nhà trọ và ở chung với người khác thì sẽ tốn khoảng 8.400 CAD/năm (khoảng 143 triệu đồng). Trong khi đó phòng ký túc xá thường rẻ hơn.
Dưới đây là một số ví dụ về chi phí sinh hoạt trung bình của du học sinh ở Canada, theo một số thống kê vào tháng 10/2019:
- Chi phí ăn uống tại nhà hàng: 16 CAD (khoảng 273 nghìn đồng)/ bữa.
- Phương tiện giao thông công cộng (1 chiều): 3 CAD (khoảng 51 nghìn đồng)/ lượt, khoảng 90 CAD (khoảng 1,5 triệu đồng)/tháng.
- Vé xem phim: 13,50 CAD (hơn 200 nghìn đồng).
- Phí tập thể dục hàng tháng: 48,25 CAD (khoảng 820 nghìn đồng).
- Phí Internet: 50-70 CAD/tháng (khoảng 850 nghìn đồng - 1,2 triệu đồng).
- Tiện ích cơ bản (điện, nước, sưởi ấm, rác thải): 150 CAD (khoảng 2,5 triệu đồng)/tháng.
- hóa đơn thực phẩm, mua sắm tại siêu thị: 300 CAD (khoảng 5 triệu đồng)/tháng.
Ngoài ra bạn còn phải mua bảo hiểm y tế bắt buộc khi học tập tại Canada, có giá khoảng 600-800 CAD (khoảng 10-13 triệu đồng) mỗi năm. Ngoài ra còn một số chi phí như quần áo ấm cho mùa đông (nếu chưa kịp mua),...
3. Hỗ trợ tài chính khi du học tại Canada
Có rất nhiều khoản học bổng, trợ cấp cho sinh viên quốc tế muốn học tập tai Canada, ở cả cấp đại học và sau đại học. Các học bổng đa dạng, từ học bổng thể thao đến học thuật và một số dạng học bổng theo chuyên ngành riêng biệt.
Nhiều trường đại học ở Canada cũng cung cấp học bổng riêng cho sinh viên. Du học sinh hoàn toàn có thể nộp đơn xin học bổng tại trường mình định theo học. Quan trọng là phải nộp đơn càng sớm càng tốt vì các quỹ học bổng thường hạn chế và có tỷ lệ cạnh tranh cao. Ngoài ra, du học sinh cũng cần nghiên cứu thêm các học bổng được cung cấp bởi chính phủ Canada. Tất nhiên để dành được học bổng, bạn cần có năng lực học tập thuộc dạng xuất sắc.
Tăng tốc tìm nguồn học bổng cho sinh viên Trong bối cảnh học phí tăng theo lộ trình tự chủ tài chính, lại vừa trải qua mùa dịch Covid-19, để chia sẻ với sinh viên khó khăn, nhiều trường ĐH - CĐ đã tăng tốc tìm nguồn cho các quỹ học bổng. Ảnh minh họa/ INT Quỹ học bổng tăng mạnh Hiểu được những lo lắng và áp lực tài chính mà...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Trấn Thành livestream nóng trận mưa gió giáng xuống concert Anh Trai Say Hi, hoang mang sợ sập lều!
Sao việt
23:56:04 10/05/2025
6 nữ diễn viên Nhật Bản sở hữu gương mặt thiên thần "nghìn năm có một": Sắp 30 mà nhìn như gái 18
Hậu trường phim
23:43:34 10/05/2025
Phim Hàn hay nhức nhối có rating tăng 114% chỉ sau 1 tập, cặp chính đẹp bất bại trong mọi khung hình
Phim châu á
23:40:26 10/05/2025
5 chi tiết ẩn giấu cực khéo trong Thám Tử Kiên, xem một lần chưa chắc đã biết
Phim việt
23:37:16 10/05/2025
Ukraine tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện với Nga trong 30 ngày
Thế giới
23:17:17 10/05/2025
Chia sẻ hiếm hoi của Lưu Đức Hoa về cô con gái 13 tuổi
Sao châu á
22:50:12 10/05/2025
Ben Affleck khó chịu vì bạn thân Tom Cruise hẹn hò tình cũ Ana de Armas
Sao âu mỹ
22:47:59 10/05/2025
Hot girl 'Người ấy là ai', TikToker triệu view gây chú ý ở 'Gương mặt truyền hình'
Tv show
22:40:53 10/05/2025
Bắt tạm giam 22 đối tượng "bay lắc" tại bar Paris Night club
Pháp luật
22:02:09 10/05/2025
TP HCM: Tai nạn nghiêm trọng ở quận 12 tối nay
Tin nổi bật
21:45:48 10/05/2025