Hà Nội ghi nhận 3 ca hoại tử xương hàm
Cả hai bệnh nhân bị sưng đau, hoại tử xương hàm mặt đều mắc đái tháo đường và từng mắc Covid-19.
Do tình trạng tổn thương quá nặng, bệnh nhân đã tử vong sau nhiều tuần điều trị.
Tại hội nghị Ký sinh trùng toàn quốc diễn ra ở TP HCM mới đây, PGS-TS Đỗ Duy Cường, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai ( Hà Nội), đã có báo cáo về một số ca bệnh nhiễm nấm đen Mucormycosis điều trị tại bệnh viện. Trong số này có hai trường hợp nhiễm nấm đen bị hoại tử xương nặng, không qua khỏi từng mắc Covid-19.
Hai bệnh nhân này có một trường hợp 64 tuổi mắc đái tháo đường nhiều năm và một trường hợp 59 tuổi có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường nhưng không điều trị.
Một bệnh nhân nhiễm nấm Mucormycosis được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai – Ảnh:Vietnamnet
Bệnh nhân nhập viện với tình trạng hoại tử vùng hàm mặt nghiêm trọng, trong đó một bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu đau răng hàm trái nên đi khám và uống thuốc ở phòng khám tư. Tuy nhiên, mặt ông bị sưng nề nhanh, mắt phải gần như mất thị lực và được chuyển vào Bệnh viện Bạch Mai.
Với bệnh nhân còn lại, 15 ngày trước nhập viện, người này bị sưng đau vùng hàm mặt bên trái, có nhổ răng và đau nhức. Tình trạng sưng đau mặt kèm sốt, đau đầu, khó thở tăng dần, ý thức lơ mơ, CT-Scan sọ có hình ảnh tụ khí nội sọ, tổn thương thùy thái dương.
Theo PGS Cường kết quả chụp sọ não cho thấy bệnh nhân bị nhồi máu não cấp tính, tắc hoàn toàn động mạch não giữa, kèm theo viêm đa xoang biến chứng áp xe vùng má, lan vào mắt trái và nội sọ, viêm màng não. Bệnh viện Bạch Mai đã hội chẩn toàn viện và tiến hành mổ cấp cứu với nhiều chuyên khoa như Phẫu thuật thần kinh, Tai mũi họng, Răng hàm mặt.
Video đang HOT
Dù điều trị tích cực nhưng sau mổ, bệnh nhân hôn mê sâu, tổn thương não. Gia đình đã xin về và người bệnh tử vong sau đó. Kết quả chẩn đoán trước mổ của bệnh nhân cho thấy bệnh nhân tổn thương thâm nhiễm xương hàm do nhiễm nấm Mucormycosis.
Ngoài ra, theo PGS Cường, Bệnh viện Bạch Mai còn tiếp nhận nữ bệnh nhân 72 tuổi, nhập viện với tình trạng viêm xoang hàm cấp trên, dù chưa từng mắc Covid-19 nhưng có tiền sử đái tháo đường không kiểm soát tốt. Bệnh nhân được mổ cấp cứu và cũng được xác định nhiễm Mucormycosis. Bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh, thuốc kháng nấm trong 3 tuần.
Theo PGS Cường, với 3 ca bệnh nói trên, có thể nhận thấy nấm Mucormycosis chủ yếu gây tổn thương hàm mặt trên người có bệnh lý đái tháo đường, có thể sau khi mắc Covid-19. Tất cả bệnh nhân đều đến khám đầu tiên ở chuyên khoa Tai mũi họng và Răng hàm mặt.
Nấm Mucormycosis (còn gọi là Zygomycosis) là một bệnh nhiễm trùng nấm nghiêm trọng, hiếm gặp do nấm mốc Mucormycetes gây ra.
Một số hình ảnh tổn thương của bệnh nấm đen và hình ảnh sợi nấm đen- Ảnh: Internet
Nấm sống ở môi trường như đất, nước, nhất là chất hữu cơ (như rau quả) đang thối rữa, có thể hít vào hoặc xâm nhập qua vết xước trên da. Nấm dễ xâm nhập trên người suy giảm miễn dịch, đặc biệt là người bệnh đái tháo đường, hay người sử dụng nhiều corticoid…
Trên thế giới đặc điểm các ca nhiễm nấm Mucormycosis được thống kê: Sau khi nhiễm Covid-19 chiếm 76%, bệnh tiểu đường không kiểm soát là 80%, nam giới chiếm 78%, tổn thương ở xoang, mũi họng, mắt, não… Tỉ lệ tử vong chiếm 31%. Đáng chú ý, Ấn Độ là nước có tỉ lệ nhiễm Mucormycosis cao gấp hơn 80 lần so với các quốc gia khác, liên quan chặt chẽ đến yếu tố nguy cơ là đái tháo đường và dùng corticoid.
Sau đại dịch Covid-19, nước này từng báo cáo hàng loạt ca nhiễm nấm đen ở bệnh nhân từng nhiễm SARS-CoV-2. Các ca nhiễm nấm thường xảy ra từ 12-18 ngày sau khi khỏi Covid-19. Tỉ lệ tử vong lên hơn 90% nếu xâm lấn vào não.
Nấm đen là bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, tổn thương thường được cắt lọc và được điều trị bằng thuốc kháng nấm. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh đái tháo đường trong và sau mắc Covid-19, khi có tổn thương xoang hàm mặt, mắt cần nghĩ đến bệnh nhiễm nấm đen Mucormycosis để đến bệnh viện kiểm tra và điều trị sớm.
Trước đó, Hội đồng chuyên môn họp về nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến tình trạng hoại tử xương hàm mặt trên bệnh nhân sau mắc Covid-19 đã nhấn mạnh hoại tử xương sọ – mặt là một bệnh lý ít gặp nhưng không phải là một bệnh lạ.
Hội đồng chuyên môn đưa ra khuyến cáo về các dấu hiệu lâm sàng gợi ý chẩn đoán sớm trên bệnh nhân có tiền sử mắc Covid-19, gồm: Sưng, đau sọ – mặt kéo dài; dò mủ trong miệng, ngoài mặt; nhiều răng lung lay bất thường; loét niêm mạc, lộ xương. Khi xuất hiện các triệu chứng trên, thực hiện hội chẩn các chuyên khoa liên quan, chụp cắt lớp vi tính là phương tiện tốt nhất để chẩn đoán sớm hoại tử xương sọ – mặt. Việc điều trị cần phối hợp các chuyên khoa liên quan; phẫu thuật loại bỏ các tổ chức hoại tử.
'Hoại tử xương hàm mặt là bệnh lý ít gặp, không phải bệnh lạ'
Đây là kết luận của hội đồng chuyên môn với hơn 16 chuyên gia hàng đầu về răng hàm mặt của TP.HCM, Hà Nội sau cuộc họp xác định nguyên nhân gây ra bệnh hoại tử xương hàm mặt trên bệnh nhân sau nhiễm COVID-19.
Hình ảnh bệnh nhân bị hoại tử xương sọ được chụp lại - Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy cung cấp
Chiều 20-7, xác nhận với Tuổi Trẻ Online, ông Lương Ngọc Khuê - cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) - cho biết đã nhận được báo cáo từ hội đồng chuyên môn kết luận về nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố liên quan đến tình trạng hoại tử xương hàm mặt trên bệnh nhân sau nhiễm COVID-19 mà một số bệnh viện tiếp nhận.
"Người dân không nên hoang mang, cần theo dõi sức khỏe, các triệu chứng nghi ngờ theo hướng dẫn của các bác sĩ nêu trên. Khi phát hiện bất thường, cần đến cơ sở y tế để kiểm tra, điều trị. Hiện tại Việt Nam có đầy đủ trang thiết bị, đội ngũ bác sĩ điều trị căn bệnh này", ông Khuê nhấn mạnh.
Chiều 18-7, Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương TP.HCM và Bệnh viện Chợ Rẫy đã phối hợp thành lập hội đồng chuyên môn xác định nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố liên quan đến tình trạng hoại tử xương hàm mặt trên bệnh nhân sau nhiễm COVID-19.
Hội đồng chuyên môn do PGS Lê Văn Sơn - nguyên trưởng bộ môn phẫu thuật hàm mặt, Viện đào tạo răng hàm mặt, Trường ĐH Y Hà Nội - làm chủ tịch, và 16 thành viên là các chuyên gia thuộc chuyên khoa răng hàm mặt, tai mũi họng, nội nhiễm, huyết học, ngoại thần kinh và y tế công cộng của Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương TP.HCM và Hà Nội, Bệnh viện Răng hàm mặt TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Trường ĐH Y dược TP.HCM.
Hội đồng chuyên môn đã nghe các báo cáo về những bệnh nhân hoại tử xương hàm mặt mà Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương TP.HCM tiếp nhận, nghiên cứu các tài liệu khoa học trong y văn thế giới liên quan đến bệnh lý trên, thảo luận để đưa ra các kết luận về nguyên nhân gây bệnh, các khuyến cáo về các dấu hiệu gợi ý chẩn đoán sớm và điều trị.
Đối với 13 trường hợp bệnh nhân đã được điều trị, bệnh viện tiếp tục cho theo dõi định kỳ, tiếp tục thu thập dữ kiện diễn tiến bệnh để bổ sung vào dữ liệu nghiên cứu và can thiệp sớm nếu cần.
Sau quá trình thảo luận, hội đồng chuyên môn nói trên đã đưa ra kết luận hoại tử xương sọ - mặt là một bệnh lý ít gặp, "không phải là một bệnh lạ", có thể xảy ra trên bệnh nhân xạ trị vùng đầu mặt cổ, lạm dụng thuốc chống loãng xương Bisphosphonate, viêm cốt tủy xương hàm do nguyên nhân từ răng và nhiễm trùng máu, chấn thương sọ - mặt, các tình trạng viêm xoang hàm do nấm, do rối loạn chuyển hóa (bệnh Paget)...
Thời gian vừa qua, Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương TP.HCM và Bệnh viện Chợ Rẫy có ghi nhận chùm ca bệnh hoại tử xương sọ - mặt (24 trường hợp) trên bệnh nhân có tiền sử mắc COVID-19. Các ca bệnh này liên quan đến thiểu dưỡng cục bộ của xương sọ - mặt và bội nhiễm với nhiều nguyên nhân khác nhau, cần được nghiên cứu thêm.
Khi xuất hiện các triệu chứng trên bệnh nhân có tiền sử mắc COVID-19 gồm: sưng, đau sọ - mặt kéo dài; rò mủ trong miệng, ngoài mặt; nhiều răng lung lay bất thường; loét niêm mạc, lộ xương; cần thực hiện hội chẩn các chuyên khoa liên quan. Chụp cắt lớp vi tính là phương tiện tốt nhất để chẩn đoán sớm hoại tử xương sọ - mặt, theo hội đồng chuyên môn.
Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin trước đó, thông tin từ các bệnh viện tại TP.HCM cho biết những tháng gần đây đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị hoại tử xương hàm bất thường, trong đó có một số ca tử vong; các bệnh nhân đều có điểm chung là từng mắc COVID-19.
Cụ thể, Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương (tại TP.HCM) từ tháng 2 đến nay tiếp nhận 16 bệnh nhân, trong đó có 3 bệnh nhân hoại tử hàm trên lan lên đến sàn sọ và được chuyển qua Bệnh viện Chợ Rẫy hội chẩn, điều trị.
Còn tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong vòng 2 tháng cũng tiếp nhận 11 ca với tình trạng viêm xoang, viêm hoại tử vùng hàm mặt và xương sọ, trong đó có 2 ca tử vong. Đặc điểm chung của bệnh lý này là xảy ra chủ yếu trên bệnh nhân có đái tháo đường, có dùng thuốc corticoid và hậu COVID-19.
Hoại tử xương hàm mặt hậu COVID-19: Không phải bệnh lạ Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế đưa ra kết luận, tình trạng hoại tử xương hàm mặt trên bệnh nhân sau nhiễm COVID-19 không phải là bệnh lạ. Sau cuộc họp liên quan đến bệnh hoại tử xương hàm mặt trên bệnh nhân sau nhiễm COVID-19, đại diện Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) ngày 20/7 cho biết, đơn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nữ sinh ngỡ ngàng khi bác sĩ nói mình là con trai, từ chối phẫu thuật

Căn bệnh hiểm khiến người đàn ông ở TPHCM bỗng mất thị lực, đối diện mù lòa

Những "trợ thủ đắc lực" trong bữa ăn hằng ngày giúp hạ huyết áp

Yến sào rất bổ dưỡng, nhưng ai không nên ăn?

Cành cây dài 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà suốt 2 năm

Vi chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người

Mùa hè, uống nước cam vào thời điểm này để thải độc gan, cải thiện tiêu hóa và tăng cường miễn dịch

Bệnh nhân đầu tiên được điều trị bằng kỹ thuật chỉnh sửa gene cá nhân hóa

Đào thải axit uric cao bằng loại quả rẻ

Tác nhân 'trớ trêu' làm tăng nguy cơ tiểu đường

Một loại hạt rất sẵn, rẻ tiền nhưng có tác dụng giảm cân hiệu quả

Cách làm dưa cải bắp ngon có lợi cho sức khỏe đường ruột
Có thể bạn quan tâm

Đời cơ cực của 3 tài tử lừng lẫy đóng phim 'Ván bài lật ngửa'
Sao việt
23:29:39 17/05/2025
Tìm cô gái tên Diệu trong vụ mua bán người, ép vào cơ sở massage ở Long An
Pháp luật
23:13:16 17/05/2025
Xuất hiện bom tấn đánh bại toàn bộ phim Việt chiếm top 1 phòng vé, hot đến mức ai nghe tên cũng muốn đi xem
Phim châu á
23:09:30 17/05/2025
Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông
Thế giới
23:07:13 17/05/2025
Biết bố mẹ cho riêng vợ mảnh đất, chồng tôi kiên quyết đòi ly hôn
Góc tâm tình
23:03:08 17/05/2025
Chàng rể Tây trúng 'tiếng sét ái tình', chinh phục 2 năm mới lấy được vợ Việt
Tv show
22:18:47 17/05/2025
Tổng thống Donald Trump chê Taylor Swift
Sao âu mỹ
22:13:54 17/05/2025
Mỹ nhân sở hữu visual siêu thực bị chê rẻ tiền, nhận loạt chỉ trích vì hình ảnh quấy rối tình dục
Nhạc quốc tế
22:01:40 17/05/2025
Con gái huyền thoại Lý Tiểu Long nỗ lực hoàn thành giấc mơ của cha
Netizen
21:51:55 17/05/2025
Lamine Yamal đối đầu Messi trước World Cup 2026
Sao thể thao
21:49:52 17/05/2025