Hà Nội hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2021
Năm 2021, TP.Hà Nội đặt mục tiêu 14 xã còn lại của 2 huyện Ba Vì và Mỹ Đức – là những xã có hạ tầng kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn – hoàn thành xây dựng nông thôn mới .
Với sự nỗ lực rất cao của thành phố và các địa phương, đến nay 14 xã này đã về đích, giúp Hà Nội hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở 100% số xã.
Xã cuối, huyện cuối “về đích”
An Phú là xã miền núi nằm cuối huyện Mỹ Đức, giáp với tỉnh Hòa Bình . Địa bàn xã An Phú rộng với địa hình phức tạp, có đồng chiêm trũng, nhiều đồi núi, dân cư sinh sống không tập trung, chia cắt thành 13 thôn với hơn 2.100 hộ dân, trong đó chiếm 63,5% là người dân tộc Mường. Năm 2012, khi mới bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, An Phú đối mặt với vô vàn khó khăn bởi cơ sở hạ tầng thiếu đủ thứ, từ giao thông, trường học đến nhà văn hóa… Thu nhập bình quân trên địa bàn chỉ đạt 6,62 triệu đồng/người/năm và tỷ lệ hộ nghèo chiếm 26,27%.
Chủ tịch UBND xã An Phú Bùi Văn Chuyện cho biết, triển khai xây dựng nông thôn mới, xã đã được đầu tư hơn 513 tỷ đồng (chủ yếu từ nguồn ngân sách hỗ trợ của thành phố) để thực hiện hàng chục dự án phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội. Đến nay, hệ thống đường giao thông đã được bê tông hoặc trải nhựa sạch, đẹp; 13/13 thôn có nhà văn hóa, diện tích trên 1.000m2 với đầy đủ trang thiết bị phục vụ sinh hoạt của người dân; các thiết chế văn hóa phục vụ hiệu quả việc tổ chức hội nghị, hoạt động văn nghệ, thể thao … Hạ tầng đồng bộ, làng xóm khang trang, người dân có thêm điều kiện phát triển kinh tế. Cả xã có 144 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn; 82 hộ nuôi trồng thủy sản tập trung…, thu nhập bình quân năm 2021 ước đạt 55,1 triệu đồng/người. Các thôn Nam Hưng, Ái Nàng, Đồi Dùng, Đồng Văn… thực sự có bước chuyển rất đáng ghi nhận.
Đến nay, 382/382 xã của TP.Hà Nội triển khai xây dựng nông thôn mới đều đã về đích. Trong ảnh: Diện mạo làng quê đổi mới ở xã Khánh Thượng (huyện Ba Vì). Ảnh: Hồng Đạt
Xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có kết thúc. Mỗi mục tiêu hoàn thành là một dấu ấn, tạo nền tảng cho giai đoạn phát triển mới. Nhờ sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành, địa phương và nhân dân, tính đến thời điểm hiện tại, 382/382 xã trên địa bàn TP.Hà Nội triển khai xây dựng nông thôn mới đều đã về đích, giúp Hà Nội hoàn thành mục tiêu đề ra trong năm 2021.
Cùng với huyện Mỹ Đức, 9 xã còn lại của huyện Ba Vì cũng đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Đến các xã Khánh Thượng, Tản Lĩnh, Vân Hòa…, có thể nhận thấy, không chỉ cơ sở vật chất, đời sống người dân khu vực miền núi đã đổi thay rõ nét. Bí thư Chi bộ thôn An Hòa (xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì) Nguyễn Mạnh Khẩm cho biết, hiện nay, toàn thôn có 180/252 hộ dân trồng mai trắng, với tổng diện tích khoảng 45ha. Các hộ đang tận dụng tối đa diện tích đất vườn nhà, nhiều hộ còn thuê thêm đất nông nghiệp để trồng loại cây này. Bình quân doanh thu của các hộ trồng mai trắng vào khoảng 300-400 triệu đồng/năm, nhiều hộ ở thôn An Hòa có doanh thu lên đến 1-2 tỷ đồng/năm…
Video đang HOT
Theo Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội -Nguyễn Văn Chí, tính đến thời điểm hiện tại, 382/383 xã của Hà Nội đã về đích xây dựng nông thôn mới (riêng xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất không thực hiện xây dựng nông thôn mới do nằm trong quy hoạch đô thị vệ tinh Hòa Lạc), hoàn thành mục tiêu thành phố đề ra trong năm 2021. Đây là nỗ lực rất lớn của toàn thành phố cũng như các địa phương trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19…
Tiếp tục nâng cao tiêu chí nông thôn mới
Đoàn thẩm định của thành phố Hà Nội đánh giá các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại xã An Phú (huyện Mỹ Đức). Ảnh: Hồng đạt
Công cuộc xây dựng nông thôn mới có điểm đầu nhưng không có điểm cuối. Hoàn thành xây dựng xã nông thôn mới là tiền đề để tập trung nâng cao các tiêu chí và các địa phương đều nỗ lực để sớm đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì – Đỗ Quang Trung thông tin, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành nghị quyết về công tác xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025. Theo đó, Ba Vì phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2023 và đến năm 2025, có 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao gồm: Cổ Đô, Sơn Đà, Phú Phương, Tản Hồng, Thuần Mỹ, Ba Trại; phấn đấu có 4 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu gồm: Thôn La Thiện thuộc xã Tản Hồng, thôn Tân Phong thuộc xã Phong Vân, thôn 4 thuộc xã Ba Trại và thôn Cổ Đô thuộc xã Cổ Đô.
Còn theo Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mỹ Đức – Đỗ Trung Hai, xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách, vừa lâu dài. Theo đó, huyện sẽ tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; phấn đấu về đích huyện nông thôn mới trong năm 2022. Cùng với xây dựng nông thôn mới, Mỹ Đức sẽ chú trọng phát triển kinh tế nông thôn, đẩy mạnh hoạt động du lịch , dịch vụ, các ngành nghề nông thôn gắn với đặc thù, thế mạnh của địa phương. Đặc biệt, để nâng cao đời sống người dân, huyện sẽ thúc đẩy các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, vừa tạo việc làm, vừa giảm dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, qua đó tăng thu nhập cho nhân dân…
Tiếp tục hỗ trợ các địa phương xây dựng nông thôn mới nâng cao, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội- Nguyễn Văn Chí cho biết, dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư cho khu vực nông thôn Hà Nội giai đoạn 2021-2025 là 92.680 tỷ đồng, tăng 15% so với giai đoạn 2016-2020. Ngoài kinh phí trên, thành phố tiếp tục vận động các quận, huyện có điều kiện hỗ trợ các huyện khó khăn để tạo thêm nguồn lực cho các địa phương. Mặt khác, Hà Nội sẽ triển khai nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Hà Tĩnh phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Hà Tĩnh phấn đấu đến năm 2025, 13/13 đơn vị cấp huyện của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có ít nhất 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; huyện Nghi Xuân đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, điển hình về văn hóa gắn với phát triển du lịch.
Đồng thời, 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có trên 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Phấn đấu xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn 2021-2025 (Nguồn ảnh: KL)
Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng nông thôn mới
Theo Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án "Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021-2025", những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị, phát huy vai trò chủ thể của người dân để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Qua đó, đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn được nâng lên.
Tính đến nay, Hà Tĩnh đã có 171/182 xã (tỷ lệ 94%) đạt chuẩn nông thôn mới, 19 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 2 xã nông thôn mới kiểu mẫu, 747 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, 7.244 vườn mẫu đạt chuẩn; 8/13 huyện, thành phố, thị xã đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh đó, hạ tầng khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh được quan tâm đầu tư, xây dựng, nâng cấp. Kinh tế nông thôn tăng trưởng khá. Việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả quan trọng; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ có bước phát triển; giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội chuyển biến tích cực; các tiến bộ khoa học - công nghệ được áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động.
Với những kết quả đạt được đến nay, Hà Tĩnh đã được Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới chọn thí điểm xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Phấn đấu xây dựng Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 được xác định là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của địa phương. Chính vì vậy, Hà Tĩnh sẽ gắn kết chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất giữa nhiệm vụ xây dựng tỉnh nông thôn mới với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh theo định hướng các nhiệm vụ trọng tâm, chương trình trọng điểm, các đột phá chiến lược đã được đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra. Trong đó, việc tập trung phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân được xem là nội dung cốt lõi, trọng tâm của mục tiêu xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới.
Theo đó, Hà Tĩnh phấn đấu đến năm 2025, 13/13 đơn vị cấp huyện của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có ít nhất 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; huyện Nghi Xuân đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, điển hình về văn hóa gắn với phát triển du lịch. Đồng thời, 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có trên 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Hà Tĩnh đặt mục tiêu, đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt tối thiểu 60 triệu đồng/người/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông, lâm, thủy sản đạt 3%/năm; có ít nhất trên 200 sản phẩm, dịch vụ đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh, trong đó có 20% số sản phẩm đạt 4 sao, trên 5% số sản phẩm đạt 5 sao.
Ngoài ra, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95%; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân mỗi năm trên 1,5%. Tối thiểu 95% lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn được phân loại, thu gom và xử lý đúng quy định; trên 80% số hộ gia đình có nước thải sinh hoạt được xử lý bằng các biện pháp phù hợp,...
Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, Tỉnh ủy Hà Tĩnh cho biết, địa phương sẽ tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng; phát triển kinh tế nông thôn bền vững gắn với bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các ngành nghề có lợi thế. Đi liền với đó, phát triển các sản phẩm chủ lực có tiềm năng của tỉnh theo hướng đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, lấy doanh nghiệp, hợp tác xã làm hạt nhân phát triển; ưu tiên thúc đẩy chế biến sâu, bảo quản, kết nối với chuỗi cung ứng, hình thành nhóm sản phẩm chủ lực theo 3 cấp độ: quốc gia, cấp tỉnh và đặc thù vùng, miền; phấn đấu có một số sản phẩm nông nghiệp đủ điều kiện để xuất khẩu.
Đáng chú ý, Hà Tĩnh sẽ chú trọng hoàn thiện các tiêu chí cấp tỉnh, trong đó quan tâm ưu tiên phát triển các hạ tầng trọng yếu, đảm bảo kết nối đồng bộ, hài hòa giữa phát triển công nghiệp với nông nghiệp, giữa đô thị và nông thôn, giữa vùng khó khăn với vùng động lực phát triển, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, viễn thông. Xây dựng, nâng cấp các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung và khẩn trương đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt có công nghệ hiện đại và xử lý nước thải sinh hoạt theo quy mô phù hợp. Đẩy mạnh xây dựng cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, góp phần phát triển nông thôn thành các vùng quê "trù phú, hòa thuận, văn minh, an toàn".
Hà Tĩnh sẽ tập trung thực hiện chuyển đổi số, kinh tế số, nghiên cứu xây dựng mô hình xã nông thôn mới sinh thái, thông minh, khu dân cư sinh thái, thông minh. Đồng thời, chú trọng nâng cao chất lượng y tế, giáo dục và xây dựng môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh.
Nhằm thực hiện mục tiêu, Hà Tĩnh sẽ tập trung ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp theo hướng tạo động lực, ưu tiên cho các địa phương chưa đạt chuẩn; tập trung xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới kiểu mẫu. Đặc biệt, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy và sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; kiện toàn hệ thống ban chỉ đạo, tổ công tác các cấp, các sở, ngành đảm bảo thống nhất trong chỉ đạo từ tỉnh đến cơ sở.
Chú trọng bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cơ sở. Đổi mới, tạo bước đột phá về công tác cán bộ, nhất là việc điều động, luân chuyển, bố trí cán bộ có năng lực, tâm huyết, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Ngoài ra, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để Nhân dân nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò chủ thể trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, chủ thể của chương trình xây dựng nông thôn mới...
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã: Đổi mới để phát triển Thời gian qua, các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã, đang phát huy hiệu quả, giúp nâng cao giá trị sản xuất, đóng góp đáng kể trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, hoạt động của các hợp tác xã vẫn còn những khó khăn, hạn chế, bất cập. Cùng với...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện kho chứa gần 12.000 lon sữa bột không rõ nguồn gốc ở Long An

Giám định thương tích shipper bị đánh vì đơn hàng 64.000 đồng ở TPHCM

Tài xế ô tô trốn đo nồng độ cồn, tông thẳng vào CSGT

Vụ người đàn ông tấn công nữ chủ tiệm cắt tóc: Nạn nhân nhập viện

TP.HCM phát hiện biến chủng Covid-19 mới khiến số ca bệnh gia tăng

"Cho phép mua bán dữ liệu cá nhân là cho phép mua bán quyền con người"

Nam thanh niên tử vong sau tiếng nổ lớn

Khám chữa bệnh dưới 351.000 sẽ được miễn phí

Sở GD&ĐT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi chọn sách giáo khoa

Ba chiến lược tiến tới miễn viện phí toàn dân

Ga T3 Tân Sơn Nhất lại chảy nước mưa ào ào từ mái

Vụ mái nhà ga metro Cát Linh thủng 8 tháng không sửa: Hanoi Metro nhận lỗi
Có thể bạn quan tâm

Cô dâu trốn chạy trong đêm tân hôn sau lời đề nghị của bố chồng
Góc tâm tình
08:21:05 25/05/2025
Mất tới 70% người chơi chỉ sau 4 tháng, tựa game đình đám một thời khẳng định "không suy", vẫn thành công rực rỡ
Mọt game
08:19:25 25/05/2025
Ngọc Trinh xác nhận đã chia tay
Sao việt
08:16:37 25/05/2025
Giải mã bộ phim Trung Quốc đang hot nhất hiện nay: Gây sốt bởi chuyện tình giằng xé quá cuốn, nữ chính nhan sắc quá hợp
Hậu trường phim
08:14:06 25/05/2025
Đan Mạch nâng tuổi nghỉ hưu lên 70, cao nhất châu Âu
Thế giới
07:56:06 25/05/2025
10 phim ngôn tình hay nhất thế kỷ 21: Hạng 1 sau 20 năm vẫn hot chỉ nhờ một cái chạm tay
Phim âu mỹ
07:46:48 25/05/2025
5 món đồ giá rẻ tôi nguyện "chung thủy kiếp này", mua đi mua lại N lần không ngán!
Sáng tạo
07:28:46 25/05/2025
Son Heung-min bất ngờ bị xếp "chung mâm" với Kim Soo Hyun ở top những sao Hàn bị công chúng quay lưng
Sao thể thao
07:26:12 25/05/2025
Ngoại hình giảm 30kg gây sốc của 1 cựu thực tập sinh hé lộ sự thật tàn khốc bên trong ngành công nghiệp giải trí
Nhạc quốc tế
06:56:01 25/05/2025
Bên trong thành phố nơi mọi người nuôi chó nhiều hơn nuôi em bé: Không phải ở Hàn Quốc, Nhật Bản hay châu Âu
Netizen
06:52:54 25/05/2025