Hà Nội: Tan học sớm hơn nhưng vẫn oải

Tan học lúc trời nhập nhoạng tối lại vừa đói vừa rét, có em còn phải đạp xe hơn 7 km nữa mới về đến nhà…

Sau hai tuần thực hiện phương án đổi giờ học, giờ làm với hàng loạt bất cập, ngày 13-2, Hà Nội đã chính thức điều chỉnh lại giờ học một lần nữa. Theo đó, các trường mầm non, tiểu học, THCS sẽ tan học trước 17 giờ. Riêng các trường THPT vẫn học trước 7 giờ sáng và tan học sau 18 giờ (trước đây là 19 giờ).

Học sinh vẫn kêu mệt

Phương án điều chỉnh giờ mới cũng cho các trường áp dụng giờ tan học linh hoạt hơn. Cụ thể, đối với các trường có nhiều cấp học, có xe ô tô đưa đón học sinh được chủ động chọn giờ học theo một cấp học cho phù hợp với điều kiện từng trường. Các trường có học sinh học một ca, tự tổ chức giờ học thêm, giờ học ngoại khóa theo điều kiện trường mình cho phù hợp, tránh tan học vào giờ cao điểm…

Mặc dù phương án điều chỉnh giờ học đã nới lỏng hơn, tuy nhiên nhiều học sinh cấp ba học ca chiều cho biết giờ học mới vẫn gây khó cho các em. Gặp chúng tôi khi tan học lúc 18 giờ chiều 13-2, em Lê Trung Dương, học sinh lớp 10A2 Trường THPT Chu Văn An (quận Tây Hồ), cho biết: “Được tan học sớm hơn 1 tiếng so với hai tuần qua nhưng em vẫn cảm thấy oải. Ra về lúc trời nhập nhoạng vừa đói, vừa rét, lại còn phải đạp xe hơn 7 km nữa mới về đến nhà. Tan học vào giờ này thì chỉ kịp về nhà ăn cơm, nghỉ ngơi để ôn bài cũ thôi, chứ khoản học thêm ngoại ngữ ca tối em phải cắt rồi”. Cũng theo Dương, nhiều bạn cùng lớp em cũng tỏ ra khá mệt mỏi sau hai tuần tan học muộn. “Bây giờ được tan sớm hơn nhưng những bạn ở xa vẫn rất vất vả, về đến nhà cũng phải 7-8 giờ tối, không có thời gian phụ giúp cha mẹ và học thêm nữa…” – Dương nói.

Cùng ba bạn học ngồi đợi đến giờ học thêm ngoại ngữ trước cổng Trường THPT Chu Văn An, em Nguyễn Phương Nga, học sinh khối 11, cho hay: “Khối chúng em học sáng nên không bị ảnh hưởng lắm bởi việc đổi giờ. Tuy nhiên, việc học thêm ca tối lại ảnh hưởng. Trước đây em học thêm từ 17 giờ 30 đến 19 giờ 30 là tan, giờ phải học muộn hơn (ca 18 giờ 30 đến 20 giờ 30) nên buổi tối cũng không có thời gian ôn bài cũ nhiều”.

Gặp chúng tôi khi đi đón cháu ngoại học mẫu giáo tại Trường Mẫu giáo Chu Văn An chiều 13-2, bà Trần Thị Yên (nhà ở phố Lạc Long Quân) cho hay: “Từ ngày Hà Nội điều chỉnh giờ học, giờ làm, bố mẹ của cháu đi làm phải đến 7 giờ tối mới tan. Do vậy tôi phải kiêm thêm nhiệm vụ đưa đón cháu đi học, chứ không có ai trông nó. Nhiều nhà khác không có người đưa đón, phải gửi con ở trường để các cô trông, muộn mới tới đón được”. Bà Yên cho biết thêm từ ngày Hà Nội điều chỉnh giờ, tuyến đường từ nhà bà (phố Lạc Long Quân) đến Thụy Khuê vẫn ùn tắc chứ không cải thiện được bao nhiêu.

Hà Nội: Tan học sớm hơn nhưng vẫn oải - Hình 1

Giờ tan học đã sớm hơn nhưng học sinh vẫn còn xáo trộn trong sinh hoạt.

Cần cách làm bài bản

Video đang HOT

Trao đổi với PV chiều 13-2, ông Đỗ Doãn Hải, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, cho hay lịch học mới Hà Nội áp dụng cho học sinh học khối chiều đã linh hoạt hơn, tuy nhiên vẫn đặt áp lực khá nặng đối với các em. “Về mặt tâm lý, đồng hồ sinh học của con người hoạt động từ sáng tới 6 giờ tối là cũng khá mệt. Nhất là những tiết cuối, học sinh sẽ rất căng thẳng, mệt mỏi. Thời điểm này người lớn làm việc còn mệt, huống chi là học sinh” – ông Hải lý giải. Ông Hải phân tích thêm: “18 giờ mùa hè tan học không có vấn đề gì nhưng mùa đông thì khá muộn, trời rất tối. Các trường muốn học thì phải bật đèn. Thực tế, việc bật đèn học ảnh hưởng tới sự tiếp thu của các em. Điều này buộc các trường phải điều chỉnh thời khóa biểu, để dành các môn học phù hợp nhất vào tiết cuối để học sinh dễ tiếp thu. Ngoài ra, cần lưu ý đối với học sinh cuối cấp phải ôn thi ĐH, việc tan học muộn cũng gây khó khăn cho các em vì không còn thời gian để tham gia các lớp luyện thi sau khi học ở trường xong”.

Đánh giá cao hành động điều chỉnh lại giờ học mới của Hà Nội vì các nhà hoạch định quyết định điều chỉnh giờ đã thực sự lắng nghe phản hồi của các em học sinh, gia đình và các trường học, tuy nhiên GS Văn Như Cương – Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh cho rằng Hà Nội cần phải có nghiên cứu, điều tra cụ thể trước khi cho thực hiện việc điều chỉnh giờ học, giờ làm. “Tôi cảm thấy ngạc nhiên vì TP không tiến hành điều tra, thống kê số liệu cụ thể đến từng gia đình, trường học về việc điều chỉnh giờ. Từ thống kê đó mới làm rõ được học sinh đến trường, tan học vào giờ nào thì tuyến đường này lưu lượng giao thông tăng bao nhiêu %, khu vực này có ách tắc hay không. Thay vào đó các nhà hoạch định chính sách lại ra một quyết định chủ quan, máy móc khiến việc điều chỉnh giờ học sau hai tuần đã phải thay đổi vì quá nhiều bất cập”.

GS Văn Như Cương góp ý thêm TP Hà Nội nên có điều tra cụ thể đối với từng phường, từng quận, huyện một để áp dụng việc điều chỉnh giờ cho hợp lý hơn. “Chẳng hạn như tại tuyến đường có đông trường học thì áp dụng giờ tan học lệch nhau giữa các trường để giãn mật độ giao thông thay vì áp dụng cứng nhắc khối THPT phải tan một giờ, khối mầm non, tiểu học, THCS phải tan một giờ…” – GS Cương nói.

Theo PL TP.HCM

Tan học 19h gây 'quá nhiều bất cập'

Sau gân môt tuân áp dụng đổi giờ học, học sinh, giáo viên không cảm thấy quen dần mà thấy rệu rạo, mệt mỏi hơn. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng nên điều chỉnh giờ tan học cho hợp lý hơn.

Học sinh lớp 12 sợ bị ảnh hưởng tơi thi cư

Kết thúc buổi học chiều thứ 6 (buổi học tối thứ 3 áp dụng giờ học mới - PV), Linh, một học sinh lớp 12, THPT Xuân Đỉnh (huyện Từ Liêm) vừa ngáp vừa ôm bụng đói chạy nhanh ra khỏi cổng trường để lên xe người nhà đón, Nguyễn Lan Anh (học sinh THPT Yên Hòa, Cầu Giấy). Lan Anh cho biết, đến 19h kém 10 em đã thu gọn sách vở bỏ vào cặp, chuẩn bị tư trang để chạy cho nhanh khi có trống tan học.

"Từ 18h "kiến bò trong bụng" em vì đói, miệng ngáp dài vì buồn ngủ, chẳng còn tâm trí đâu mà tập trung vào học hành cả", Lan Anh nói.

Tương tự Thu Trang, học sinh THPT Yên Hòa (quận Cầu Giấy) cũng chia sẻ: "Ngày đầu em chỉ cảm thấy đói chứ không căng thẳng nhưng sang ngày thứ 3 liên tiếp thì em thấy oải hẳn. Cứ duy trì giờ học này em sợ sẽ ảnh hưởng đến việc thi tốt nghiệp và ĐH".

Tuy vẫn học theo thời gian cũ (1h30 - 17h30) nhưng Nguyễn Văn Hưng, học sinh lớp 12 THPT Lương Thế Vinh cũng cảm thấy mệt mỏi sau 1,5 tiếng bị nhốt trong trường. "Ngồi chơi không 2 tiết, em tiếc thời gian lắm nhưng không thể nào học được trong khi đó lại phải bỏ buổi ôn thi ở trung tâm . Chỉ mong sớm có điều chỉnh về thời gian tan học để chúng em tập trung ôn thi", Hưng nói.

Không chỉ học sinh, một số giáo viên cũng cảm thấy "nản" vì mỗi ngày số học sinh gục bàn, ngáp ngủ càng tăng.

Chị Nhung, giáo viên THPT Tây Hồ, quận Tây Hồ cho rằng, 18 - 19h là cái giờ "gà lên chuồng", học sinh không thể tập trung nghe giảng được, nhất là khi bụng đói. Như vậy việc đổi giờ học sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của giáo viên, học sinh.

Tan học 19h gây quá nhiều bất cập - Hình 1

Việc đổi giờ học buổi chiều ảnh hưởng đến chất lượng học tập khiến nhiều học sinh cuối cấp THPT lo lắng cho 2 kỳ thi quan trọng sắp tới.

Phu huynh se chiu thêm nhiều khoản phụ phí

Để phục vụ việc học của học sinh đến 19h, các trường THPT đều phải trang bị thêm hệ thống đèn điện chiếu sáng, máy phát điện. Những khoản chi phát sinh này hiện các trường đang phải rút "tiền túi" ra chi. Ngoài ra, theo tính toán sơ qua của một số trường, tiền điện thắp sáng sẽ tăng lên gấp hai, ba lần so với những ngày trước khi đổi giờ. Trong khi đó, đến thời điểm này, các trường vẫn chưa nhận được thông tin gì về hỗ trợ kinh phí cho các trường lắp đặt thêm hệ thống điện chiếu sáng.

Theo lãnh đạo một số trường, chi phí phát sinh cho việc thay đổi này không phải là nhỏ. "Hiện trường không có đủ tiền để mua máy phát điện, công suất lớn đáp ứng việc cung cấp ánh sáng cho hơn 30 phòng học, phòng chuyên môn. Nếu mất điện, nhà trường đành cho học sinh nghỉ học", Hiệu trưởng THPT Việt Đức nói.

Ông Văn Như Cương, giáo viên THPT Lương Thế Vinh cũng cho biết, trường sẽ hụt một khoản tiền lớn từ việc thay đổi giờ học như: tiền lắp thêm điện thắp sáng, tiền điện hao phí, tiền xe đưa đón học sinh. Thế nhưng, điều khiến ông hiệu trưởng này lo ngại nhất là vấn đề đảm bảo an toàn cho học sinh khi ở trường và trên đường về lúc trời đã tối mịt. Đây cũng là lo lắng của hầu hết các phụ huynh có con học THPT, nhất là phụ huynh của các nữ sinh.

Không chỉ các trường, nhiều phụ huynh cũng đang lo ngại sắp tới sẽ phát sinh thêm một số khoản thu "tự nguyện" do việc thay đổi giờ học giờ làm.

Anh Trần Quang Thọ, phụ huynh học sinh THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm cho biết, hiện trường chưa thông báo gì về các khoản thu thêm nhưng chắc chắn nếu duy trì giờ học mới này thì chúng tôi sẽ phải đóng thêm ít nhất tiền điện, tiền nước hàng tháng.

Một số phụ huynh có con học tiểu học ở Hà Nội cũng cho biết đã nhận được "gợi ý" của nhà trường về việc tự nguyện hỗ trợ giáo viên nếu đón đăng ký đón con muộn.

Ngoài ra, sợ con đói, không bắt được xe bus, nhiều phụ huynh đã phải tăng tiền tiêu vặt cho con.

Chị Nguyễn Thị Thơm, phụ huynh học sinh lớp 10, THPT Xuân Đỉnh cho biết, bình thường con trai chị đi học bằng xe bus, vé mua theo tháng nên chị chỉ cho thêm 10.000 đồng/ngày nhưng 3 hôm nay chị phải tăng lên 30.000 đồng.

"Cần điều chỉnh"

Ông Văn Như Cương, Hiệu trưởng THPT Lương Thế Vinh cho rằng, việc tan học lúc 19h có quá nhiều bất cập và đề xuất, các cơ quan chức năng nên có sự điều chỉnh về giờ tan học để không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

"Các ông không thể ngồi nhìn từ trên xuống rồi đưa ra quyết định, không hề lấy ý kiến của người dân và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bao nhiêu người. Như vậy vô lý quá! Nếu cho rằng 17h - 18h là giờ cao điểm thường xảy ra ùn tắc giao thông thì tôi đề xuất bắt đầu học lúc 12h - 12h30 để học sinh có thể tan học lúc 16-1h30. Như vậy vừa tránh được giờ cao điểm, vừa thuận lợi cho học sinh, giáo viên", ông Cương ý kiến.

Ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc, Sở GD - ĐT Hà Nội thừa nhận việc học sinh THPT tan học lúc 19h là quá muộn và cho biết, hiện Sở đã nhận được phản ánh của một số trường, phụ huynh về những khó khăn khi áp dụng giờ học mới. Cụ thể: việc giao giữa hai ca sáng chiều của THCS quá gấp gáp, học sinh THPT học về quá muộn, tiết học cuối buổi sáng của cấp THCS và cuối giờ chiều của THPT học sinh thường đói bụng, khả năng tiếp thu kém hơn, phụ huynh lo ngại về việc đi lại của học sinh khi về muộn.

"Chúng tôi tiếp tục kiểm tra và lắng nghe ý kiến phản ánh của các trường, phụ huynh về vấn đề này. Sau 2 tuần thực hiện, chúng tôi sẽ tổng hợp ý kiến của các cơ sở, từ đó có kiến nghị", ông Thống cho biết.

Ông Thống cũng yêu cầu các trường có thống kê chi phí tiền điện tăng thêm do học chiều tối, nếu chi phí lớn quá sẽ phải báo cáo đề xuất để được ngân sách hỗ trợ.

Chia sẻ quan điểm về việc thay đổi giờ làm để chữa bệnh ùn tắc giao thông, ông Thống cho rằng, đây chỉ là một trong nhiều giải pháp thành phố đã và sẽ phải làm. Trong khi đó, số lượng học sinh học ca chiều so với toàn bộ học sinh của 12 quận, huyện không lớn nên hiệu quả làm giảm ùn tắc giao thông sẽ không nhiều. Trong khi đó, việc thay đổi giờ lại làm ảnh hưởng quá lớn đến sinh hoạt của các học sinh, giáo viên.

Theo ĐVO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Gil Lê mê Xoài Non ra mặt, "đánh dấu chủ quyền" rõ rành rành thế này đây!Gil Lê mê Xoài Non ra mặt, "đánh dấu chủ quyền" rõ rành rành thế này đây!
06:19:43 23/05/2025
Toàn bộ phản hồi của Sùng Bầu về vụ tố "bom" 20 tấn miến dong, khiến bên sản xuất ôm nợ tiền tỷToàn bộ phản hồi của Sùng Bầu về vụ tố "bom" 20 tấn miến dong, khiến bên sản xuất ôm nợ tiền tỷ
06:19:45 23/05/2025
Thầy ông nội khai nhận bùa phép với Diễm My, thay tên đổi họ gây xôn xaoThầy ông nội khai nhận bùa phép với Diễm My, thay tên đổi họ gây xôn xao
06:54:30 23/05/2025
Mỹ nhân có đôi mắt buồn nhất Việt Nam: Trầm cảm suốt 13 năm, U50 mà body bén như thiếu nữMỹ nhân có đôi mắt buồn nhất Việt Nam: Trầm cảm suốt 13 năm, U50 mà body bén như thiếu nữ
07:27:27 23/05/2025
Nữ thần cổ trang bị bạn trai tung ảnh nóng chấn động, nay có cái kết bất ngờ bên "hồng hài nhi"Nữ thần cổ trang bị bạn trai tung ảnh nóng chấn động, nay có cái kết bất ngờ bên "hồng hài nhi"
06:12:50 23/05/2025
Hoa hậu Thuỳ Tiên bị bắt, hợp đồng đền bù ra sao?Hoa hậu Thuỳ Tiên bị bắt, hợp đồng đền bù ra sao?
06:26:48 23/05/2025
Hôn mê tử vong vì rượu - 'biết rồi khổ lắm nói mãi'Hôn mê tử vong vì rượu - 'biết rồi khổ lắm nói mãi'
06:30:12 23/05/2025
Quỳnh Lương bị nói làm xấu mặt con trai vì phốt chồng cũ, lên tiếng đáp trả gắtQuỳnh Lương bị nói làm xấu mặt con trai vì phốt chồng cũ, lên tiếng đáp trả gắt
07:05:34 23/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Những chặng đường bụi bặm - Tập 27: Nguyên và Linh Đan mở lòng với nhau

Những chặng đường bụi bặm - Tập 27: Nguyên và Linh Đan mở lòng với nhau

Phim việt

08:36:15 23/05/2025
Những trải nghiệm tại điểm trường Xím Tủa vô tình giúp Nguyên và Linh Đan hiểu về nhau nhiều hơn, chia sẻ với nhau nhiều hơn...
Phát hiện hơn 2.500 đôi giày, áo thun giả nhãn hiệu MLB, North Face...

Phát hiện hơn 2.500 đôi giày, áo thun giả nhãn hiệu MLB, North Face...

Tin nổi bật

08:33:40 23/05/2025
1.026 đôi giày thể thao nam, nữ và 1.511 chiếc áo thun giả mạo các nhãn hiệu MLB, HUGO, ARMANI EXCHANGE, Vant, North Face vừa bị lực lượng hải quan phát hiện.
Sản phụ mang song thai có một thai đột biến gene ASXL1 ít gặp

Sản phụ mang song thai có một thai đột biến gene ASXL1 ít gặp

Sức khỏe

08:33:22 23/05/2025
Theo chuyên gia này, trường hợp song thai trong đó một thai đột biến gene ASXL1 ít gặp, hiện y văn thế giới chưa có số liệu thống kê. Thai bất thường có thể ảnh hưởng đến môi trường trong tử cung, tác động đến sự phát triển của thai nhi...
BXH 10 phim Hàn "lành mạnh" nhất dành cho người yếu tim: Cày cả ngày không mệt, cái tên đầu bảng là tuyệt tác!

BXH 10 phim Hàn "lành mạnh" nhất dành cho người yếu tim: Cày cả ngày không mệt, cái tên đầu bảng là tuyệt tác!

Phim châu á

08:29:51 23/05/2025
Những bộ phim Hàn Quốc này gần như nói không với drama, các tình tiết đều nhẹ nhàng, ngọt ngào mà chạm tới trái tim.
Các diễn viên phim Sex Education tái hợp trong dự án mới về Shakespeare

Các diễn viên phim Sex Education tái hợp trong dự án mới về Shakespeare

Hậu trường phim

08:24:45 23/05/2025
Ncuti Gatwa và Edward Bluemel - hai diễn viên trong phim Sex Education - sẽ tiếp tục đồng hành cùng nhau trong một dự án sân khấu mới mang tên Born With Teeth.
Ngăn chặn "vàng tặc" ở Bồng Miêu

Ngăn chặn "vàng tặc" ở Bồng Miêu

Pháp luật

08:21:33 23/05/2025
Thời gian gần đây, khi giá vàng liên tục tăng cao, các đối tượng từ nhiều nơi đã đổ về xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh (Quảng Nam) tìm cách xâm nhập vào khu vực mỏ vàng Bồng Miêu để đào đãi vàng trái phép.
Bước vào kỳ nghỉ hè, các cung hoàng đạo nhí cần chú ý điều gì để chuẩn bị cho 1 năm học mới may mắn và đạt được kết quả như ý?

Bước vào kỳ nghỉ hè, các cung hoàng đạo nhí cần chú ý điều gì để chuẩn bị cho 1 năm học mới may mắn và đạt được kết quả như ý?

Trắc nghiệm

08:15:28 23/05/2025
Mỗi cung hoàng đạo nhí đều có những điều cần phải chú ý riêng trong kỳ nghỉ hè này.Cuộc nói chuyện của bố Neko Lê và bình rượu : Ai mà nghĩ lúc ở bên con gái,
Cuộc gặp trớ trêu trong khách sạn tiết lộ vụ ngoại tình của trợ lý giám đốc

Cuộc gặp trớ trêu trong khách sạn tiết lộ vụ ngoại tình của trợ lý giám đốc

Góc tâm tình

08:14:32 23/05/2025
Trong một lần sếp say rượu, tôi đưa chị ấy vào khách sạn 4 sao để nghỉ ngơi. Chẳng ngờ, lúc thang máy mở ra, tôi chết sững thấy khuôn mặt của vợ.
Phương Oanh bị mẹ chồng nhắc chuyện chăm sóc cháu giữa chốn đông người, phản ứng thế nào mà ai cũng khen khéo?

Phương Oanh bị mẹ chồng nhắc chuyện chăm sóc cháu giữa chốn đông người, phản ứng thế nào mà ai cũng khen khéo?

Netizen

08:03:33 23/05/2025
Chỉ một câu nhắc con dâu đưa cháu đi khám, mẹ chồng Phương Oanh đã khiến người xem xúc động vì tình cảm chân thành và đầy quan tâm.
Cụ ông 78 tuổi lái xe vượt đèn đỏ, gây tai nạn liên hoàn khiến 3 người chết

Cụ ông 78 tuổi lái xe vượt đèn đỏ, gây tai nạn liên hoàn khiến 3 người chết

Thế giới

07:54:57 23/05/2025
Một cụ ông lái ô tô vượt đèn đỏ đã cướp đi sinh mạng của 3 người và khiến gần 20 người khác bị thương tại một ngã tư đông người qua lại ở Tân Bắc (Đài Loan, Trung Quốc).
Lilo & Stitch 2025: Khi Disney mang phép màu trở lại

Lilo & Stitch 2025: Khi Disney mang phép màu trở lại

Phim âu mỹ

07:23:58 23/05/2025
Lilo & Stitch 2025 không chỉ tái hiện lại câu chuyện tình thân, sự tổn thương và ý nghĩa của gia đình mà còn khéo léo chạm vào ký ức tuổi thơ của khán giả trên khắp thế giới.