Hà Nội: Thêm 3 quận, huyện “vùng cam” dừng bán hàng ăn uống tại chỗ
Các cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn quận Thanh Xuân , huyện Gia Lâm và 8 xã ở huyện Thanh Trì (Hà Nội) được chính quyền sở tại yêu cầu dừng phục vụ tại chỗ.
Trước đó, UBND TP Hà Nội phát đi thông báo về cấp độ dịch trên địa bàn thành phố, trong đó xác định quận Thanh Xuân, huyện Gia Lâm và huyện Thanh Trì có dịch ở cấp độ 3 (tức vùng cam).
Mới đây, 3 quận, huyện nêu trên đã lập tức có công văn điều chỉnh các biện pháp hành chính tương ứng mức độ dịch ở cấp độ 3 để phòng, chống dịch Covid-19.
Từ 12h ngày 3/1, các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn quận Thanh Xuân chỉ được phép bán mang về, đóng cửa trước 21h hàng ngày (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
Tại quận Thanh Xuân , từ 12h ngày 3/1, toàn quận áp dụng các biện pháp:
Không tổ chức các hoạt động hội họp, sự kiện tập trung trên 20 người trong một phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện. Yêu cầu những người tham gia phải được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh Covid-19, có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ, tuân thủ nghiêm ngặt 5K, cài đặt và quét mã QR.
Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, quận Thanh Xuân yêu cầu các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ được phép bán mang về, đóng cửa trước 21h hàng ngày. Cấm hoạt động kinh doanh buôn bán tại các chợ cóc, chợ tạm.
Video đang HOT
Tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như: cơ sở làm đẹp , mát xa, karaoke (kể cả karaoke loa kéo, quán hát cho nhau nghe), quán bar; trò chơi điện tử, điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. Riêng đối với dịch vụ cắt tóc được hoạt động, phải đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 (tuân thủ nghiêm 5K, quét mã QR).
Tạm dừng tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh khối 12 các trường Trung học phổ thông, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên.
Các cơ quan, công sở hạn chế tiếp khách làm việc trực tiếp tại đơn vị, tăng cường hoạt động làm việc trực tuyến. Quán triệt tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người đến giao dịch, khách hàng… thực hiện khai báo y tế điện tử thông qua mã QR, sử dụng phần mềm PC-Covid.
Dừng các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao , giải trí tại các địa điểm công cộng.
Các cơ sở lưu trú, khách sạn, nhà nghỉ được phép hoạt động không quá 50% công suất và phải đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19…
Tại huyện Gia Lâm , chính quyền sở tại cũng yêu cầu các cá nhân, tổ chức, cơ quan trên địa bàn thực hiện các biện pháp hành chính tương ứng với dịch cấp độ 3. Thời gian áp dụng các biện pháp này được bắt đầu từ 12h trưa nay (2/1).
Riêng tại huyện Thanh Trì , chính quyền sở tại chỉ yêu cầu thực hiện các biện pháp hành chính tương ứng với dịch cấp độ 3 tại 8 xã: Yên Mỹ, Tân Triều, Tứ Hiệp, Vĩnh Quỳnh, Tam Hiệp, Thanh Liệt, Đại Áng và Hữu Hòa kể từ 12h trưa 2/1.
Riêng 8 xã, thị trấn còn lại của huyện Thanh Trì do có dịch ở cấp độ 2 nên chưa bị hạn chế các hoạt động không thiết yếu; các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống vẫn được phép đón khách tại quán, đóng cửa trước 21h hàng ngày.
8 quận Hà Nội cấm bán hàng ăn uống tại chỗ: Cấm quận này thì sang quận khác
Chuyên gia ngành y tế cho rằng, việc các quận "vùng cam" Hà Nội yêu cầu cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ được bán hàng mang về là vô tác dụng, không đem lại hiệu quả cho công tác phòng chống dịch.
Nhận định này được PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) chia sẻ với PV Dân trí sau khi 8 quận "vùng cam" ở Hà Nội lần lượt yêu cầu các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn chỉ được phép bán hàng mang về, đóng cửa trước 21h hằng ngày.
Chuyên gia ngành y tế cho rằng, việc các quận "vùng cam" yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ được bán hàng mang về là vô tác dụng (Ảnh minh họa).
Trong khi đó, chính quyền sở tại ở 22 quận, huyện, thị xã còn lại của Hà Nội vẫn đang tiếp tục cho phép chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát phục vụ khách hàng tại chỗ.
Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, việc cấm bán hàng ăn uống tại chỗ theo địa giới hành chính sẽ nảy sinh thực trạng người dân tìm đến các vùng chưa bị cấm để sử dụng dịch vụ, càng có nguy cơ làm lây lan dịch bệnh sang các địa bàn khác.
"Việc cấm theo địa giới hành chính thế này sẽ không có tác dụng, bởi vì cấm phường này thì người dân vẫn có thể đi sang phường khác, cấm ở quận này thì họ đi sang quận khác và dịch vẫn có nguy cơ lây lan" - ông Nga nhận định.
Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Huy Nga cho biết, lĩnh vực y học thì làm việc trên bằng chứng dịch tễ học. Vì vậy, Hà Nội cần nghiên cứu về các ổ dịch đã bùng phát do ăn uống tại hàng quán, từ đó chứng minh, truyền thông để người dân biết và nâng cao ý thức phòng dịch, hạn chế tập trung đông người.
"Tôi thì chưa thấy có nghiên cứu khoa học nào chứng minh dịch lây lan trong nhà hàng ăn uống, cũng chưa thấy công bố tài liệu nghiên cứu về vấn đề này. Người dân đi ăn uống cũng giống như đi siêu thị, thậm chí khi đi ăn uống tại các nhà hàng lịch sự, quán cơm, quán phở bình thường còn an toàn hơn vì đều là người quen, lại không ngồi lâu nói chuyện với nhau. Riêng quán bar, quán bia, quán karaoke thì chưa nên cho phép hoạt động trở lại vì không gian kín, nguy cơ lây nhiễm cao" - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.
Chuyên gia khuyến cáo khi sử dụng để đựng đồ nóng, các hộp nhựa sẽ giải phóng ra chất độc gây tổn hại cho sức khỏe; về lâu dài sẽ gây ra bệnh vô sinh, ung thư cho người dân (Ảnh minh họa).
Đặc biệt, ông Nga cho rằng, việc cấm bán hàng ăn uống tại chỗ sẽ xảy ra hệ lụy ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân khi mua thức ăn nóng đựng trong các hộp nhựa không được kiểm soát chất lượng. Bởi lẽ, khi sử dụng để đựng đồ nóng, các hộp nhựa sẽ giải phóng ra chất độc gây tổn hại cho sức khỏe; về lâu dài sẽ gây ra bệnh vô sinh, ung thư cho người dân.
Cùng chung quan điểm này, một lãnh đạo phòng y tế (đề nghị giấu tên) cấp quận ở Hà Nội bày tỏ, virus không phân biệt và tuân theo địa giới hành chính; trong khi đó, địa giới hành chính các phường có chỗ đan xen lẫn nhau.
Vì vậy, vị lãnh đạo này cho rằng việc phòng, chống dịch theo địa giới hành chính cần căn cứ thêm nhiều yếu tố khác để đem lại hiệu quả cao hơn.
"Ví dụ có 2 quận nằm cùng trên một trục đường, khi một quận cấm, một quận chưa cấm thì người dân sẵn sàng sang quận chưa cấm để ăn uống, sử dụng dịch vụ tại chỗ. Lúc này, việc chống dịch theo địa giới hành chính cấp quận sẽ không đem lại hiệu quả" - vị này bày tỏ.
Trước đó, sau khi xác định dịch bệnh trên địa bàn ở cấp độ 3, từ 12h ngày 13/12, bên cạnh việc điều chỉnh các biện pháp hành chính tương xứng, UBND quận Đống Đa yêu cầu các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát chỉ được phép bán hàng mang về, đóng cửa trước 21h hàng ngày. Đến ngày 19/12, UBND quận Hai Bà Trưng cũng có động thái tương tự.
Mới đây, UBND các quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Hoàng Mai (trừ phường Hoàng Liệt) cũng lập tức điều chỉnh các biện pháp hành chính tương xứng với dịch ở cấp độ 3 trên địa bàn toàn quận.
Hà Nội dừng bán ăn uống tại chỗ nhiều nơi: Chủ nhà hàng lo mất Tết, chuyên gia nói gì? Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, từ 12h ngày 19/12, quận Hai Bà Trưng và 5 phường quận Hoàn Kiếm dừng các hoạt động không thiết yếu, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ bán mang về. Chủ nhà hàng lo "mất" Tết Hiện tại, sau khi Hà Nội công bố cấp độ dịch Covid-19, quận Hai Bà...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

TikToker Võ Hà Linh bị 'tố' bán hàng phá giá, quản lý thị trường TP.HCM nói gì?

Tìm thấy thêm 1 thi thể nạn nhân vụ 7 học sinh bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Tiếng kêu thất thanh sau khi ô tô lao xuống ao, lật ngửa khiến người phụ nữ tử vong

Vì sao thực phẩm giả, kém chất lượng bán tràn lan tại TP.HCM?

TP.HCM: Xe đạp điện dựng trước kho hàng chuyển phát nhanh phát nổ, cháy ngùn ngụt

Thông tin mới vụ dầu gội, kem chống nắng của công ty chồng Đoàn Di Băng

Vụ sụt lún đường dẫn cầu Hòa Bình: Khảo sát không phát hiện túi bùn?

Đoàn kiểm tra bị 'nhốt' khi kiểm tra cơ sở chữa bệnh bằng nước

'Ngân 98' đến Sở An toàn thực phẩm TP.HCM trình bày những gì?

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất hết mái dột lại tới sàn lộ khe hở 'bẫy' hành khách

Tai nạn liên hoàn giữa 5 xe trước khu vực chợ đầu mối Thủ Đức, 2 người tử vong

TPHCM xác minh, thẩm tra vụ TikToker Võ Hà Linh bị tố bán phá giá
Có thể bạn quan tâm

Bước vào kỳ nghỉ hè, các cung hoàng đạo nhí cần chú ý điều gì để chuẩn bị cho 1 năm học mới may mắn và đạt được kết quả như ý?
Trắc nghiệm
08:15:28 23/05/2025
Thói quen đơn giản buổi tối giúp ổn định huyết áp
Sức khỏe
08:15:07 23/05/2025
Cuộc gặp trớ trêu trong khách sạn tiết lộ vụ ngoại tình của trợ lý giám đốc
Góc tâm tình
08:14:32 23/05/2025
Phương Oanh bị mẹ chồng nhắc chuyện chăm sóc cháu giữa chốn đông người, phản ứng thế nào mà ai cũng khen khéo?
Netizen
08:03:33 23/05/2025
Khởi tố 63 đối tượng liên quan đến một sới bạc tại Chợ Mới
Pháp luật
08:03:02 23/05/2025
Cụ ông 78 tuổi lái xe vượt đèn đỏ, gây tai nạn liên hoàn khiến 3 người chết
Thế giới
07:54:57 23/05/2025
Mỹ nam 7 lần lọt top đẹp nhất thế giới: Nhan sắc thần thánh ai cũng si mê, cát xê 150 tỷ vẫn chê ít
Hậu trường phim
07:38:35 23/05/2025
Phim Hàn chiếu 5 năm vẫn tăng 497% lượt xem, kịch bản 100 điểm xứng đáng là "sách giáo khoa chữa lành"
Phim châu á
07:29:59 23/05/2025
Lilo & Stitch 2025: Khi Disney mang phép màu trở lại
Phim âu mỹ
07:23:58 23/05/2025
Miss World 2025: Ý Nhi sơ sẩy, Thái Lan 'nuốc mic' vượt mặt, fan quốc tế ủng hộ?
Sao châu á
07:23:23 23/05/2025