Hà Nội, TPHCM chịu được động đất tối đa bao nhiêu?
Hà Nội là nơi không có nền đất yếu như Bangkok nhưng lại nằm ngay trên các nét đứt gãy sông Hồng và sông Chảy.
TPHCM thì có tính chất nền đất tương tự Bangkok, nhưng rất may lại ở quá xa đới đứt gãy Sagaing.
Động đất ở Việt Nam có xu hướng gia tăng?
Thảm họa động đất 7,7 độ richter kinh hoàng ở Myanmar ngày 28/3/2025 sẽ còn tác động dài lâu không chỉ đối với Myanmar, mà cả toàn bộ Đông Nam Á. Tác động nguy hại không phải chỉ nằm ở phục hồi tổn thất to lớn, mà lo lắng hơn, sợ hãi hơn – là sẽ tiếp tục xuất hiện các trận động đất mới.
TS Nguyễn Ngọc Chu, cựu cán bộ Viện Toán học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đặt câu hỏi, liệu có phải động đất ở Việt Nam cũng đang có xu hướng gia tăng? Rạng sáng ngày 31/3 liên tiếp có 3 trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plông thuộc tỉnh Kon Tum, từ 4 giờ 8 phút tới 4 giờ 46 phút, với cường độ từ 2,6-3,1 độ richter.
Động đất có sức phá hủy rất nghiêm trọng.
Theo thông tin từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trong năm 2024, cả nước đã ghi nhận tổng cộng 482 trận động đất, với độ lớn từ 2,5 đến 5 độ Richter. Đặc biệt, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum là khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất, khi có tới hơn 440 trận động đất xảy ra tại đây trong năm 2024.
Trong năm 2023, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 353 trận động đất, tăng đáng kể so với các năm trước đó. Cụ thể, năm 2022 có 293 trận và năm 2021 có 183 trận. Sự gia tăng này chủ yếu tập trung tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, nơi xảy ra khoảng 95% số trận động đất trên cả nước trong năm 2023.
Dãy núi Trường Sơn và vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc Việt Nam được hình thành do sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo lớn trong quá trình vận động của vỏ Trái đất, là sự va chạm của Mảng Ấn Độ với mảng Á-Âu và Mảng Đông Dương với Mảng Mã Lai.
Vùng dãy Trường Sơn và Tây Bắc Việt Nam nằm trên khu vực có hoạt động kiến tạo mạnh mẽ, chủ yếu là do sự tương tác giữa các mảng kiến tạo Ấn Độ và Á-Âu. Trong khu vực này, có một số đứt gãy vỏ Trái đất như đứt gãy Sông Hồng kéo dài từ khu vực miền Bắc Việt Nam, đi qua Hà Nội, Lạng Sơn, Quảng Ninh, và tiếp tục mở rộng sang phía Bắc, vào Trung Quốc.
Đứt gãy Lào Cai nằm ở khu vực Tây Bắc Việt Nam, kéo dài qua các tỉnh như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, đến gần biên giới Trung Quốc. Đứt gãy sông Cả kéo dài từ Nghệ An đến Hà Tĩnh và là một trong những vết đứt gãy quan trọng ở khu vực miền Trung Việt Nam. Đây là một vết đứt gãy nghiêng, có thể gây ra sự dịch chuyển địa chất rõ rệt, nhưng tác động của nó chủ yếu ở mức độ thấp đến trung bình.
Đứt gãy Mã Lai ảnh hưởng đến khu vực phía Nam của dãy Trường Sơn, liên quan đến sự tương tác giữa mảng Đông Dương và mảng Mã Lai. Đây cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến các hoạt động địa chất trong khu vực.
Ngoài những vết đứt gãy lớn trên, khu vực Trường Sơn còn có rất nhiều các vết đứt gãy nhỏ khác, hình thành trong suốt quá trình di chuyển của các mảng kiến tạo, tạo ra các biến dạng, nứt nẻ và sự dịch chuyển của các khối đất đá.
“Sự xuất hiện động đất gia tăng ở Việt Nam những năm gân đây có sự tham gia tích cực của con người. Những hồ chứa nước thủy điện, hồ chứa nước thủy lợi, những công trình bạt núi, xuyên núi, ngăn sông, những khu nhà cao tầng ở xung quanh hồ chứa nước cùng với bạt núi làm đường, phá rừng, đều dẫn đến địa chấn, làm gia tăng vết đứt gãy, dẫn đến động đất”, TS Nguyễn Ngọc Chu nói.
Hà Nội chịu động đất tối đa 6.0 độ
Theo PGS Cao Đình Triều, Phó chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật địa vật lý Việt Nam, phá hủy trong động đất có hai loại. Một loại do nằm ngay trên đường đứt gãy. Khi xảy ra động đất, bề mặt bị gãy (bị phá hủy) tạo sự dịch chuyển, giới chuyên môn gọi là trượt.
Loại phá hủy thứ hai là do dao động nền, tức là sóng địa chấn lan đến chân công trình tạo ra hiệu ứng dao động cưỡng bức. Đối tượng trực tiếp của sự phá hủy này các công trình, các tòa nhà cao tầng. Tòa nhà càng cao thì rung lắc càng mạnh. Trường hợp Bangkok có thể thuộc diện phá hủy do dao động nền.
Theo PGS Cao Đình Triều, khi phân vùng động đất, các nhà chuyên môn đều tính đến các yếu tố động đất tại chỗ và động đất từ xa. Hà Nội là nơi không có nền đất yếu như Bangkok nhưng lại nằm ngay trên các nét đứt gãy sông Hồng và sông Chảy, có nguy cơ chịu động đất tại chỗ với độ lớn tối đa khoảng M6.0.
Còn động đất từ xa thì mạnh nhất có đới đứt gãy Sagaing (nguy cơ cực đại là M8.5), nơi vừa xảy ra động đất ở Myanmar. Sóng địa chấn của đứt gãy Sagaing lan truyền theo chiều kinh tuyến (chiều dọc), vì vậy dù khoảng cách từ Hà Nội đến tâm chấn động đất M7.7 ở Myanmar vừa rồi tưởng như tương tự Bangkok (đều 1.000 km), nhưng lực của sóng dao động nền lan tới Hà Nội yếu đi rất nhiều.
TP.HCM thì có tính chất nền đất tương tự Bangkok, nhưng rất may lại ở quá xa đới đứt gãy Sagaing. Nếu chịu ảnh hưởng động đất từ xa thì TP.HCM sẽ phải “cảnh giác” với các đới đứt gãy phía nam, ở Indonesia hoặc Malaysia. Tuy nhiên, các nhà khoa học địa chất Việt Nam cũng tính toán và thấy sự tác động này sẽ không mạnh. Có chăng thì chỉ có nguy cơ sóng thần với các địa phương ven biển.
PGS Cao Đình Triều cho biết thêm, ông đã từng tham gia đề tài phân vùng vùng động đất ở TPHCM, đề tài kết thúc năm 2009. Trong đề tài, các nhà chuyên môn có xét đến nguy cơ hóa lỏng nền đất, dao động nền. Kết quả cho thấy không có gì nghiêm trọng với TPHCM.
Còn theo TS Nguyễn Xuân Anh, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, sau thảm họa do động đất từ xa của Bangkok thì câu hỏi liệu Hà Nội có nguy cơ tương tự cần được nghiên để tìm câu trả lời.
“Hà Nội không chịu tác động mạnh từ trận động đất Myanmar như Bangkok vừa rồi, không có nghĩa là có thể khẳng định Hà Nội không chịu rung lắc cường độ mạnh nào. Có thể cũng có điểm ở Hà Nội mà sóng địa chấn lan tới nhưng là nơi không có tòa chung cư nào hoặc không có người, cũng không có trạm đo, nên chúng ta không biết được”, TS Nguyễn Xuân Anh nói.
Cũng theo ông, với ảnh hưởng của động đất từ xa, trong điều kiện nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay, thông thường sau khi có thiệt hại chúng ta mới đánh giá được. Còn với các đứt gãy phía nam Đông Nam Á, về cơ bản là không đáng lo.
Người Việt hỗ trợ nạn nhân động đất, ám ảnh cả làng bị thiêu rụi ở Myanmar
Trận động đất đã làm đổ cột điện bê tông, dây điện bốc cháy ngùn ngụt, ngọn lửa nhanh chóng lan ra, thiêu rụi toàn bộ tài sản của các hộ dân trong làng.
Hình ảnh thương tâm sau động đất
Sáng 31/3, nhận tin đoàn công tác của cơ quan chồng sắp lên đường sang Myanmar, chị Chu Nguyệt (hiện sống tại TP Mandalay) tranh thủ đi mua ít đồ ăn chuẩn bị cho bữa cơm mời khách.
Dây điện bị cháy sau động đất khiến cả làng bị thiêu rụi (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Trên đường đi, phố phường vẫn còn ngổn ngang nhà cửa đổ nát. Khi ô tô lướt qua một ngôi làng cách trung tâm Mandalay khoảng 5km, những căn nhà dọc hai bên ám màu đen kịt, đồ đạc bị cháy trơ khung hiện ra trước mặt.
Trận động đất đã làm đổ cột điện bê tông, dây điện bốc cháy ngùn ngụt, ngọn lửa nhanh chóng lan ra, thiêu rụi toàn bộ tài sản của các hộ dân trong vùng.
Cảnh tang thương sau động đất ở Myanmar (Nguồn: Nhân vật cung cấp).
"Xóm có 360 căn nhà với khoảng 2.000 người dân đều bị thiệt hại nặng nề vì đám cháy. Thương bà con, tôi cùng 2 người bạn Myanmar mang nhu yếu phẩm và tiền đến cứu trợ", chị Nguyệt chia sẻ.
Thấy nhóm cứu trợ của chị Nguyệt đến, hàng nghìn người dân chen chúc, xô đẩy, cảnh tượng hỗn loạn. Phải mất khá nhiều thời gian, nhóm mới có thể ổn định được trật tự.
Theo kế hoạch, chị Nguyệt dự định trao từ 600.000 đồng đến 1 triệu đồng cho mỗi người. Thế nhưng, số lượng người dân đến quá đông, cuối cùng chị chỉ phát được cho mỗi người 60.000 đồng.
Chị Nguyệt chia sẻ: "Chúng tôi phải dùng bút đánh dấu lên tay từng người đã nhận để tránh một người được nhận 2 lần. Khi tôi phát gần hết xấp tiền, nhiều cư dân xô đẩy, cố tranh giành vì sợ không có phần".
Không còn không khí bình yên của một cố đô, những ngày này, nhịp sống Mandalay gần như bị đình trệ dưới cái nóng 40 độ C. Các hộ dân mất nhà cửa phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất.
Những căn nhà tan hoang sau động đất và cháy (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Dọc theo thành cổ Mandalay, chị Nguyệt nhìn thấy nhiều người dựng lều tạm bợ. Có những người chấp nhận ngủ cạnh bãi rác, sống dựa vào đồ cứu trợ từ những nhóm thiện nguyện.
"Hiện tại, cơ quan chức năng chạy đua với thời gian để cứu các nạn nhân dưới đống đổ nát. Các bệnh viện quá tải, người bệnh phải nằm trên cáng, thiếu thốn đủ thứ", chị Nguyệt cho biết thêm.
Một số khu vực ở Mandalay đã được cấp điện trở lại nhưng chỉ 3-4 tiếng mỗi ngày, trong khi nguồn nước sạch thiếu nghiêm trọng. Đã tích trữ nhiều bình nước sạch từ trước khi có động đất nhưng gia đình chị Nguyệt chỉ đủ dùng trong một tuần. Hiện tại, cả gia đình chờ đợi sự giúp đỡ từ bà con người Việt ở các khu vực khác.
Nhóm của chị Nguyệt phát tiền cho người dân (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Hôm 30/3, chị Nguyệt đã đến cứu trợ tại một tổ hợp chung cư cách nơi ở khoảng 300m. Trận động đất khiến 2 trong 3 tòa nhà bị sập, tòa nhà còn lại bị nghiêng.
Khi trận động đất ập đến, nhiều người đã kịp chạy ra ngoài, nhưng không ít cư dân vẫn mắc kẹt dưới đống đổ nát. Ngày thứ tư sau thảm họa, mùi tử khí bắt đầu tỏa ra nồng nặc.
"Đi qua các tòa nhà cao tầng, tôi không kìm được xúc động, xót xa khi nhìn thấy nhiều người khóc cạn nước mắt, mong ngóng tin tức về người thân còn mất tích dưới đống đổ nát. Tuy nhiên, do thiếu thốn về thiết bị, việc cứu hộ gặp nhiều khó khăn", chị Nguyệt chia sẻ.
Ám ảnh khôn nguôi
Đã 3 ngày trôi qua kể từ khi trận động đất mạnh 7,7 độ xảy ra tại Myanmar nhưng bà Huỳnh Thị Ngọc Thanh - người Việt sống tại TP Yangon - vẫn chưa hết bàng hoàng.
Người phụ nữ này còn nhớ lúc 12h50, mặt đất rung chuyển dữ dội, khiến toàn bộ TP Yangon chao đảo suốt 5 phút.
"Khi đó, tôi đang ở trong nhà, cảm nhận rõ sự rung lắc khủng khiếp. Đèn trên trần nhà chao đảo dữ dội như quả lắc đồng hồ. Tôi cảm giác như đang lênh đênh trên con tàu giữa cơn bão", bà Thanh kể lại.
Không chỉ đồ đạc trong nhà, hồ bơi trong sân cũng dậy sóng. Nước vỗ mạnh, tràn qua thành bể, bắn tung tóe ra hai bên.
Những chiếc xe chở đồ cứu trợ đang hoạt động liên tục tại Myanmar (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Trong cơn hoảng loạn tột độ, bà Thanh chỉ biết nắm chặt tay con gái, miệng liên tục niệm Phật, cầu mong tai ương sớm qua đi. Trong khi đó, nhân viên của bà Thanh hoảng loạn tháo chạy, la hét thất thanh.
"Khoảnh khắc đó thực sự đáng sợ. Tôi hoang mang, chỉ biết đứng chôn chân tại chỗ, lo nhà cửa có thể đổ sập bất cứ lúc nào. May mắn là sau trận động đất, mọi người ở TP Yangon đều an toàn. Tôi thở phào nhẹ nhõm vì nhà cửa vẫn vững vàng, chỉ có hồ bơi bị nứt", bà Thanh chia sẻ.
Các đội cứu hộ làm việc liên tục để tìm kiếm các nạn nhân dưới đống đổ nát (Ảnh: The Guardian).
Sau thảm họa, công việc kinh doanh quán ăn của gia đình bà tại Yangon rơi vào đình trệ. Mọi người đang nhanh chóng chung tay hỗ trợ các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề.
Trận động đất mạnh 7,7 độ đã xảy ra ở Myanmar hôm 28/3 với tâm chấn nằm cách TP Mandalay khoảng 17km về phía Tây.
Tính đến ngày 31/3, số người chết trong trận động đất này đã hơn 2.000 người, 3.900 người bị thương.
Quốc gia Đông Nam Á này vừa công bố quốc tang một tuần sau thảm họa động đất.
Trận động đất cũng làm rung chuyển nước láng giềng Thái Lan và khiến ít nhất 18 người thiệt mạng.
Radar phát hiện sự sống trong đống đổ nát, lực lượng cứu hộ Bộ Công an cưa, phá bê tông Thông tin từ Đoàn cứu hộ của Bộ Công an tại Myanmar, qua radar dò tìm, đội phát hiện còn sự sống bên trong đống đổ nát nên đang khẩn trương cứu nạn. Sáng 1/4, Đại tá Nguyễn Minh Khương - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC&CNCH Bộ Công an cho biết, Đoàn cứu hộ cứu nạn của Bộ Công an đã...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xe 40 chỗ nhồi nhét 67 khách bị phạt gần 200 triệu đồng

Hình ảnh độc quyền: Xá lợi Đức Phật đang chuẩn bị lên máy bay từ Ấn Độ đến Việt Nam

Đang đi du lịch với gia đình, người đàn ông lao xuống sông rồi mất tích

Đề nghị cung cấp hồ sơ dự án khu xen cư hồ Toàn Thành ở Thanh Hóa

Đàn trâu tung tăng trên cao tốc Hàm Nghi - Vũng Áng

Đà Nẵng thông tin tiến độ xử lý bến du thuyền liên quan Vũ "Nhôm"

Bố chồng xách súng AK ra dọa, nàng dâu chạy đi báo công an

Vụ 3 người tử vong trong khách sạn: Nạn nhân đến Nha Trang bằng xe máy

Huyện miền núi ở Quảng Nam xảy ra 3 trận động đất trong một ngày

Phạm nhân ngày đặc xá: Chỉ cần được ra ngoài sẽ không để mẹ già khóc thầm nữa

Vụ xây 'chui' dãy phòng học ở Hà Nội: Đề nghị kỷ luật nhiều lãnh đạo

Xem xét kỷ luật sinh viên có thái độ không phù hợp với các cựu chiến binh tại Lễ kỷ niệm 30-4
Có thể bạn quan tâm

9 món ăn, uống làm tốc độ lão hóa chậm lại
Làm đẹp
09:01:12 02/05/2025
Vợ chồng đi du lịch quên tắt điều hòa, hàng xóm khổ sở xử lý hậu quả
Netizen
09:00:39 02/05/2025
Ăn muối hay mì chính gây hại sức khỏe hơn?
Sức khỏe
08:39:48 02/05/2025
FBI treo giải 10 triệu USD truy lùng nhóm tin tặc nguy hiểm
Thế giới
08:39:30 02/05/2025
Cảnh báo hàng triệu thiết bị Apple AirPlay có nguy cơ bị tấn công
Thế giới số
08:34:25 02/05/2025
Đối thủ của Ranger và Triton đang được "xả kho", giảm gần 100 triệu đồng
Ôtô
08:31:42 02/05/2025
Con kiến đập mãi không chết của showbiz
Hậu trường phim
08:15:10 02/05/2025
Chiêu "lùa gà, bắt cả đàn" của chủ sàn tiền ảo
Pháp luật
08:13:05 02/05/2025
Hoa hậu Việt kết hôn 3 lần thừa nhận đang bị khủng hoảng
Sao việt
08:10:25 02/05/2025
Fan khen Maguire rê bóng khó lường như Yamal
Sao thể thao
08:09:34 02/05/2025