Hà Nội trồng “nhầm” gỗ mỡ thay vì vàng tâm?
Sau khi UBND TP Hà Nội quyết định tạm dừng việc thay thế 6.700 cây xanh trên địa bàn thành phố, dư luận lại xôn xao trước thông tin loại cây trồng mới trên đường Nguyễn Chí Thanh, không phải cây vàng tâm như được thông báo trước đó…
Mỡ hay Vàng tâm ?
Trong đề án chặt hạ, di chuyển 6.700 cây xanh của TP Hà Nội, cây gỗ vàng tâm được lựa chọn trên nhiều tuyến phố, trong đó có đường Nguyễn Chí Thanh với gần 400 cây. Tuy nhiên, trao đổi với Dân trí vào sáng nay, chuyên gia lâm nghiệp Lê Huy Cường, Hội khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu và bảo tồn cổ thụ và cây quý sau khi trực tiếp khảo sát tại khu vực đường Nguyễn Chí Thanh khẳng định, loại cây được trồng trên con đường này không phải là cây vàng tâm mà thực chất là cây mỡ. Loại cây này cùng họ thực vật với cây vàng tâm nhưng khác chi.
Trao đổi với phóng viên, ông Cường cho biết, bản thân ông cũng hết sức bất ngờ vì cây mỡ là loại cây trồng rừng, có nhiều ở khu vực Yên Bái, gỗ chủ yếu để làm giấy, bút chì và gỗ dán. Đây là loại cây chưa bao giờ có tên trong những nghiên cứu về cây bóng mát. Mặc dù là cây bản địa nhưng từ thời Pháp thuộc cũng như trong quy hoạch cây xanh hiện đại, cây mỡ chưa bao giờ được nhắc đến trong bản đồ cây bóng mát từ trước cho đến nay.
Chuyên gia lâm nghiệp Lê Huy Cường (bên phải)
“Tôi sống Hà Nội đã gần hết đời người rồi. Thực sự tôi thấy rất đau xót trước quyết định chặt hạ những cây bóng mát lớn như vậy để thay thế những cây mới còn rất bé, chưa kể về cơ sở khoa học chưa thoả đáng nữa. Đặc biệt, khi có thông tin cây trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh là cây vàng tâm nhưng thực tế khi tôi trực tiếp khảo sát thì lại là cây mỡ. Rất nhiều nhà khoa học cũng có thể chứng minh được rằng đó là cây mỡ có nhiều ở Yên Bái, nơi thuỷ tổ của trồng mỡ tại Việt Nam”, ông Cường cho biết.
Ông Cường khẳng định mạnh mẽ, theo kiến thức của ông và kinh nghiệm nhiều năm làm nghề, tên chính xác của loại cây trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh phải là cây mỡ chứ không thể là Vàng tâm.
“Đối với dân lâm nghiệp lâu năm như chúng tôi khi chặt những cây Mỡ già có đường kính khoảng 30 – 40cm, trong lõi gỗ vàng nên có thể gọi là mỡ Vàng tâm cho tiện. Loại này có thể làm gỗ, làm nhà cửa được. Cây Vàng tâm và cây Mỡ là hai cây cùng một họ thực vật. Cây Mỡ là một chi khác, cây Vàng tâm là một chi khác. Từ xưa đến nay, chưa ai nghiên cứu cây Mỡ đó là cây bóng mát được vì tán nó rất hẹp. Những cây trên đường Nguyễn Chí Thanh cành nó rất nhỏ chỉ bằng ngón tay. Nếu sau này có lớn thì may lắm cũng chỉ bằng cổ tay thôi”, ông Cường giải thích.
Video đang HOT
Phố Nguyễn Chí Thanh sau khi đã được thay thế cây xanh
Phân tích thêm về phát hiện bất ngờ này, ông Cường nhấn mạnh: “Thân cây Mỡ trồng trên rừng và cây mỡ trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh là hoàn toàn giống nhau. Thứ hai là dựa trên phân bố cành nhỏ cũng giống nhau chỉ bằng tầm ngón tay như hiện tại vì loại này ở trong rừng. Với chuyên gia thì chỉ cần nhìn vỏ, lá là có thể xác định tên loài cây này được rồi. Tôi khẳng định như vậy vì cá nhân tôi đã thực tế xuống tận nơi và chụp cả ảnh về loại cây này”.
Để làm rõ hơn về nguồn gốc và tác dụng của loại cây đã được thay thế trên đường Nguyễn Chí Thanh, con đường được cho là đẹp nhất Việt Nam, PV Dân trí đã liên lạc với Công ty Công viên cây xanh Hà Nội, đơn vị tổ chức lễ ra quân trồng cây đầu xuân Ất Mùi 2015 vừa qua trên đường Nguyễn Chí Thanh, ông Nguyễn Xuân Hưng – Phó giám đốc công ty này cho biết: “Đơn vị thực hiện trồng cây là phía ngân hàng, bên công ty cây xanh không thực hiện”.
Để làm rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đã ngay lập tức liên hệ với TS Đặng Văn Hà, Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc cảnh quan và Nội thất (ĐH Lâm nghiệp Việt Nam). TS Hà cho biết thêm:
“Cây Vàng tâm là loại cây gỗ quý. Hiện nay đa số tồn tại trong tự nhiên vì nó sinh trưởng rất chậm chưa được phát triển rộng rãi vì hiệu quả kinh tế nó cũng không cao. Tôi cho rằng người cung cấp giống và người trồng cây đã phải có báo cáo chính xác vì cây Mỡ và cây Vàng tâm là khác nhau không thể đánh bùn sang ao được. Còn thực sự nếu trồng cây Vàng tâm ở đường Nguyễn Chí Thanh thì cây cũng rất khó phát triển, thậm chí không tồn tại được”.
Cây bóng mát đô thị phải đảm bảo quy trình nghiêm ngặt
Bên cạnh việc khẳng định loại cây trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh không phải là cây Vàng tâm đã được thông báo trước đó, chuyên gia lâm nghiệp Lê Huy Cường nhấn mạnh thêm rằng, việc chặt hạ và đồng thời trồng mới hàng ngàn cây trên 190 tuyến phố ở Hà Nội là điều đáng lo ngại về sự sống của cây mới trong môi trường thổ nhưỡng Hà Nội. Hà Nội là vùng đất trũng, mực nước ngầm cao, tầng đất sét là chủ yếu.
Trong khi đó, muốn làm một cây bóng mát ở Hà Nội nói riêng và các đô thị phải qua các công đoạn như gieo hạt, trồng thành cây con, trồng thử trong vườn ươm, trồng thử trên đường phố trong một vài năm để xem có sống được hay không mới đưa vào sử dụng. Nếu không sống được thì phải loại bỏ luôn chứ không trồng vô tội vạ. Tất cả phải có căn cứ, cơ sở khoa học rất cụ thể. Do đó, ông Cường cho rằng, khi mang một cây trồng rừng như cây mỡ về trồng trong phố ào ào thực sự phi khoa học.
Hơn nữa, hiện tại đã chặt những cây sấu, xà cừ vài chục năm tuổi để thay thế vào đó là những cây chỉ có tuổi đời hàng chục năm mà lại còn chưa biết có sống được hay không để toả bóng mát cũng là điều cực kỳ vô lý, chưa có cơ sở khoa học nào để làm việc đó cả.
Những gốc cây mới được cho là cây Mỡ chứ không phải Vàng tâm trên phố Nguyễn Chí Thanh
“Bây giờ chúng ta nên tổ chức xem đánh giá có sự tham gia của các nhà khoa học, lâm sinh, các người chuyên trồng rừng đưa một loại cây như vậy về đồng bằng nó sống như thế nào. Những cây này thực tế nó sống ở vùng đồi, vùng đất chua, nay lại đưa về vùng trũng, ẩm ướt, có mực nước ngầm rất cao như ở Hà Nội thì có thể xảy ra thối rễ hoặc những tác hại khác mà mình chưa lường trước hết được”, ông Lê Huy Cường nói.
Viện dẫn thêm cho quan điểm của mình, ông Cường phân tích, từ thời Pháp thuộc, họ cũng đã có những thử nghiệm kỹ càng mới đưa ra trồng những loại như cây sấu, cây sao… chứ không phải trồng thoải mái.
Đồng quan điểm với chuyên gia Lê Huy Cường, TS Đặng Văn Hà cũng cho rằng, việc trồng cây cần phải có sự tính toán kỹ càng và đề án thay thế 6.700 cây xanh của UBND TP Hà Nội vừa qua đã được triển khai rất vội vàng. Hà Nội đáng lẽ nên bàn bạc với các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về cây và các đơn vị khác để có những quyết định đúng đắn, hợp lý hơn.
Cây gỗ mỡ (Manglietia conifera) là cây gỗ nhỡ cao 20-25m, đường kính 30-60 cm. Thân đơn trục thẳng, tròn đều, độ thon nhỏ. Tán hình tháp. Vỏ nhẵn màu xám xanh, không nứt, nhiều lỗ bì tròn; lớp vỏ trong màu trắng ngà, thơm nhẹ. Cành non xanh nhạt gần thẳng góc với thân chính. Lá kèm bao chồi rụng sớm để lại sẹo vòng quanh cành. Lá đơn mọc cách, hình trái xoan hoặc trứng ngược, đầu và đuôi lá nhọn dần; phiến lá dài 15-20 cm, rộng 4-6 cm, mặt trên màu lục thẫm, mặt dưới nhạt hơn, hai mặt lá nhẵn, gân lá nổi rõ. Cuống lá dài, mảnh, gốc mang vết lõm. Hoa lớn, dài 6-8 cm, mọc lẻ ở đầu cành. Bao hoa có 9 cánh, màu trắng; 3 cánh ngoài cùng phớt xanh. Nhị nhiều, chỉ nhị ngắn, nhị và nhụy xếp sát nhau trên đế hoa hình trụ. Nhụy gồm nhiều lá noãn rời xếp xoắn ốc tạo thành khối hình trứng. Quả đại kép hình trứng hoặc hình trụ. Hệ rễ hỗn hợp. Cây mỡ ưa đất hơi chua, sâu, ẩm mát, còn nhiều mùn hoặc thảm tươi. Mỡ chủ yếu dùng phủ xanh đất trống sau khai thác rừng, phục hồi rừng nghèo kiệt, khó thích nghi ở đất trống đồi trọc. Cây vàng tâm (Magnolia fordiana)Cây gỗ thường xanh, cao 25-30 m, đường kính thân cây 70-80 cm. Vỏ màu xám trắng, thịt vàng nhạt, dày 1 cm. Cành non, lá non có lông tơ màu nâu. Lá chất da, dày, hình mác – bầu dục dài, dày 5-17 cm, rộng 1,5-6,5 cm, đầu nhọn, gốc hình nêm, mép lá nguyên, cuống lá 1,4 cm, màu nâu đỏ. Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành. Cuống hoa dài 1-2 cm; bao hoa màu trắng; nhị nhiều; lá noãn nhiều, xếp xoắn ốc. Mỗi lá noãn chứa 5 noãn. Quả hình trứng hay tròn – trứng, dài 4-5,5 cm, gồm nhiều đại. Phân quả đại chất thịt, màu đỏ thẫm; lúc chín hóa gỗ, màu tím, ngoài có nhiều mụn lồi, đấu tròn hay có mũi nhọn nhỏ rất ngắn. Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả tháng 9-10. Tái sinh bằng hạt. tốc độ tăng trưởng trung bình. Mọc rải rác. trong rừng rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới, ở độ cao 100 – 700m. Cây trung tính, lúc nhỏ ưa bóng, ưa đất hơi chua, ẩm, màu mỡ và sinh trưởng tốc độ trung bình.
Xuân Ngọc
Theo Dantri
"Không có chuyện mua bán cây xanh"
Dư luận đang thắc mắc về chuyện hàng trăm cây xanh bị bứng gốc trên nhiều tuyến phố Hà Nội đã được chuyển đi đâu, chăm sóc và trồng lại như thế nào?
Trao đổi với báo chí, ông Lê Văn Dục - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội - cho biết, đến nay các đơn vị chức năng đã thay thế được khoảng 500 cây ở 9 tuyến phố. Trong số các cây được thay thế có nhiều cây to, lượng gỗ sẽ được Công ty Công viên cây xanh thu hồi, sau đó tổ chức bán đấu giá thu vào ngân sách.
Ngoài ra, theo tìm hiểu của chúng tôi, đã có rất nhiều cây xanh khỏe mạnh, có giá trị ở nhiều tuyến phố bị bứng gốc để di chuyển đi nơi khác.
Ngoài số cây bị chặt hạ, 128 cây xanh trên đường Nguyễn Chí Thanh đã được bứng gốc, chuyển tới vườn ươm Cầu Diễn (Ảnh: VOV)
Trước một số dư luận nghi hoặc về việc cây xanh bị bứng gốc chuyển đi đã được bán cho doanh nghiệp để trồng ở các khu đô thị mới cao cấp, ông Nguyễn Xuân Hưng - Phó tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội - khẳng định với PV Dân trí sáng 20/3: "Không có chuyện mua bán cây xanh nào cả. Công ty Công viên cây xanh không được bán bất kỳ một cái cây nào cả".
Theo ông Hưng, trong "chiến dịch" chặt hạ, dịch chuyển 6.700 cây xanh của Hà Nội, công ty này chỉ được giao phụ trách số cây trồng trên tuyến đường Nguyễn Chí Thanh. 128 cây trên con đường này đã được công ty bứng gốc, đưa về Vườn ươm Cầu Diễn (quận Bắc Từ Liêm) để chăm sóc, duy trì.
"Những cây này đều phải mất một thời gian để chăm sóc, hồi phục. Mai kia số cây ấy đủ tiêu chuẩn ra đường thì chúng tôi sẽ đưa vào trồng ở các vườn hoa, công viên, khu đô thị theo yêu cầu quy hoạch cây xanh của thành phố. Muốn trồng ở đâu cũng đều phải có giấy phép của Sở Xây dựng Hà Nội cấp"- ông Hưng cho biết.
Ông Hưng cho biết có khoảng 7-8 đơn vị được Sở Xây dựng Hà Nội phê duyệt tham gia dự án chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh.
Trong ngày 21/3, chúng tôi nhiều lần liên lạc với lãnh đạo đơn vị phụ trách vấn đề này thuộc Sở Xây dựng Xây dựng Hà Nội để hỏi rõ nhưng không nhận được phản hồi.
Trong khi đó, một đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cho rằng cây xanh có "tuổi thọ" rất có giá trị trên thị trường. Việc xuất hiện nhiều khu đô thị mới cao cấp, các khu biệt thự sang trọng đã khiến thị trường mua bán cây xanh đã được trồng hàng chục năm rất đắt hàng.
"Chính vì thế tôi cho rằng cần phải giám sát chặt chẽ việc dịch chuyển cây xanh ở Hà Nội. Các đơn vị liên quan phải công khai số cây cụ thể được bứng đi hiện nay ở đâu, sẽ được trồng ở khu vực nào trên địa bàn thành phố"- vị này bày tỏ.
TS. Phạm Sỹ Liêm - Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam (nguyên Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội) - cho rằng, trước những bức xúc, băn khoăn của dư luận hiện nay, cơ quan dân cử gồm HĐND TP Hà Nội và Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cần vào cuộc giám sát, yêu cầu trả lời đầy đủ, minh bạch những vấn đề liên quan đến dự án chặt hạ 6.700 cây xanh.
Thế Kha
Theo Dantri
Đường phố Hà Nội không thích hợp trồng cây Vàng tâm? Cây Vàng tâm chỉ có thể phát triển tốt ở những nơi có khí hậu mát mẻ (dưới 30 độ C). Đường phố Hà Nội, nhất là những tuyến phố trung tâm mua hè có lúc lên tới 40 độ C, cây Vàng tâm rất khó phát triển, thậm chí còn không tồn tại được... Đó là nhận định của Tiến sĩ Đặng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bình Phước: Điều tra vụ người đàn ông tử vong trong phòng trọ

5 chủ tịch xã, thị trấn tạm dừng công tác điều hành để xử lý vi phạm đất đai

Nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Nam Định bị con trai bệnh nhân đấm liên tiếp

Bộ Ngoại giao thông tin vụ 4 người Việt tử vong ở Đài Loan

Vụ gần 600 loại sữa giả: Vì sao việc quy trách nhiệm trở nên mơ hồ?

Vụ cá bò hòm giá 3,5 triệu đồng/kg tại Nha Trang: Xác định nhiều vi phạm

Chủ tịch nước Lương Cường chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Thanh Tâm

TP.HCM: Tai nạn giữa ô tô công nghệ và xe tải, tài xế mắc kẹt trong xe

Vụ sữa giả, thuốc giả: Bộ Y tế nói đã 'làm hết trách nhiệm'

Bị chặn đầu xe, bẻ cần gạt nước, tài xế ô tô chỉ im lặng ghi hình

Thiếu tướng công an nói về vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Điều tra viên cùng nhân chứng tới hiện trường vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long
Có thể bạn quan tâm

"Thầy ông nội" khai tung tích của Diễm My, bà Phương Hằng gay gắt
Netizen
09:39:17 07/05/2025
Những họa tiết nữ tính và trẻ trung đang trở lại mạnh mẽ trong mùa hè 2025
Thời trang
09:36:47 07/05/2025
Iran chỉ trích Mỹ yêu cầu phi thực tế
Thế giới
09:34:50 07/05/2025
Sốt xuất huyết đang vào mùa, cần chủ động phòng bệnh
Sức khỏe
09:32:09 07/05/2025
Những hot girl nhúng chàm khi đem lòng yêu 'trùm' ma túy
Pháp luật
09:30:25 07/05/2025
Cách xử trí khi bị dị ứng kem chống nắng
Làm đẹp
09:22:03 07/05/2025
Sau 2 thập niên, số phận Toyota Innova sắp đi đến hồi kết?
Ôtô
09:19:51 07/05/2025
Honda ADV160 2025 được bổ sung tùy chọn màu sắc mới
Xe máy
09:17:35 07/05/2025
Microsoft ra mắt máy tính AI giá rẻ
Đồ 2-tek
09:11:39 07/05/2025
Vụ ngoại tình chấn động showbiz: Camera hành trình phơi bày 16 phút xấu hổ của cặp đôi trơ trẽn
Sao châu á
09:10:39 07/05/2025