Hạ tầng TT-Huế sẽ được đầu tư thế nào khi xây dựng thành phố T.Ư?
Trong quá trình xây dựng tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết của Bộ Chính trị, Thừa Thiên Huế sẽ phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thông minh.
Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế vừa kiến nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ giao Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai phối hợp với các bộ ngành Trung ương chuẩn bị kỹ Đề án “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế; cơ chế chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế” trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước tháng 6/2020.
Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế cũng kiến nghị giao Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh phối hợp với Bộ KHĐT tham mưu Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trình Chính phủ trong tháng 2/2020.
Đô thị Huế nhìn từ trên cao.
Bên cạnh đó, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế kiến nghị giao Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh phối hợp với các bộ ngành Trung ương xây dựng 3 đề án trình Chính phủ trong quý I năm 2020. Đó là các đề án “Bộ tiêu chí cho đô thị có tính chất đặc thù về di sản”, “Mô hình đô thị Thừa Thiên Huế- thành phố trực thuộc Trung ương” và “Cơ chế chính sách đặc thù để phát triển nhanh và bền vững Thừa Thiên Huế trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế”.
Ngoài ra, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế còn kiến nghị giao Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng Đề án Mở rộng địa giới hành chính TP.Huế trình Quốc hội thông qua trong quý IV năm 2020.
Theo dự thảo Chương trình hành động của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị, tỉnh sẽ phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghệ thông tin và đô thị đồng bộ, hiện đại và thông minh, đảm bảo sự hài hòa giữa kiến trúc với tự nhiên và đặc thù của Huế.
Cụ thể, tỉnh sẽ thu hút vốn đầu tư bằng nhiều hình thức cho xây dựng hệ thống giao thông, bảo đảm tăng cường kết nối nội vùng, liên vùng và quốc tế. Trong thời gian tới sẽ hoàn thành đầu tư tuyến đường bộ ven biển, cao tốc nối các tỉnh trong vùng trọng điểm kinh tế miền Trung, mở rộng các tuyến quốc lộ 49A, quốc lộ 49B, mở rộng hầm Phước Tượng- Phú Gia, nâng cấp cảng nước sâu Chân Mây thành cảng container, cảng du lịch và xây dựng cảng chuyên dùng Điền Lộc, khu neo đậu trú bão khu vực Thuận An. Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài sẽ được nâng công suất lên 15 triệu khách/năm. Bên cạnh đó là việc cải tạo tuyến đường sắt khu vực đèo Hải Vân, đường sắt tốc độ cao Hà Nội- TP. Hồ Chí Minh.
Hệ thống giao thông đối nội ở tỉnh sẽ được đầu tư đồng bộ để kết nối giữa các đô thị, trong đó ưu tiên tuyến đường tránh Huế- Thuận An, TP.Huế- sân bay Phú Bài, đường vành đai 3 TP.Huế, xây dựng cầu qua sông Hương và hạ tầng một số bãi biển du lịch (các bãi biển Vinh Thanh, Vinh Xuân, Vinh Hiền, Quảng Công, Quảng Ngạn, Hải Dương, Điền Lộc, Phong Hải). Một số tuyến đường nội thị quan trọng tại TP.Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà, thị trấn Thuận An, thị trấn Sịa và các trục chính giao thông các huyện Phong Điền, Quảng Điền sẽ được đầu tư nâng cấp.
Video đang HOT
Nghị quyết của Bộ Chính trị đưa ra mục tiêu tỉnh Thừa Thiên – Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025.
Hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông của tỉnh sẽ được phát triển phù hợp với điều kiện và sự phát triển kinh tế – xã hội, phát triển các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn. Công nghệ thông tin sẽ được tập trung phát triển theo hướng hiện đại, có tính nền tảng và có lợi thế so sánh, phát triển nhanh, bền vững, nâng cao hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành, tạo công cụ tham gia xây dựng, quản lý và phát triển toàn bộ kết cấu hạ tầng đô thị.
Tỉnh sẽ mở rộng địa giới hành chính đô thị về hướng đông, diện tích TP.Huế tăng gấp gần 5 lần, từ 70,99km2 lên 348,54km2. Đô thị trung tâm của tỉnh sẽ được hình thành với 2 trục phát triển và các đô thị động lực, gồm thị xã Phong Điền, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy; xây dựng đô thị Chân Mây. Bên cạnh đó, tỉnh phát triển các đô thị nghỉ dưỡng ven biển Điền Lộc, Hải Dương, Thuận An, Vinh Xuân, Vinh Thanh, Vinh Hiền; ứng dụng một số tiện ích thông minh để quản lý đô thị trên một số lĩnh vực.
Tỉnh sẽ hoàn thành việc di dời các hộ dân trong khu vực 1, khôi phục toàn bộ các công trình di tích chính trong khu vực Đại Nội và các công trình văn hóa, khu phố cổ Gia Hội, Chi Lăng, Bao Vinh; bảo tồn phố cổ, đô thị cổ, nhà rường, nhà vườn, làng cổ Phước Tích.
Về y tế, tỉnh tập trung xây dựng và nâng cao năng lực các thiết chế y tế trên địa bàn để trở thành trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước. Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y dược Huế sẽ được xây dựng đạt chuẩn các bệnh viện tiên tiến khu vực Đông Nam Á, tiến tới đạt chuẩn quốc tế về y tế. Trường Đại học Y dược Huế được phát triển theo mô hình “trường- viện” tiên tiến thế giới.
Định hướng phát triển không gian đô thị Huế (màu vàng) đến năm 2025.
Về giáo dục, sẽ phát triển Đại học Huế trở thành đại học quốc gia của Việt Nam, phấn đấu nằm trong tốp 300 các trường đại học hàng đầu Châu Á. Trường THPT chuyên Quốc Học Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục…
Theo danviet.vn
Những người gác hầm đón Tết giữa đèo cao
Những người gác hầm dường như chưa có năm nào được đón Tết trọn vẹn bên gia đình. Khi những chuyến tàu còn đi xuyên Tết thì người gác hầm vẫn còn tiếp tục công việc của mình như những ngày bình thường.
Chúng tôi đến nơi những người gác hầm trên đèo Hải Vân vào một buổi sáng cuối năm, cái sương mù cuối năm kèm thêm hơi lạnh ở trên đỉnh núi. Ở đây không khí Tết dường như chưa cảm nhận rõ, chỉ có tấm lịch đã thay mới cùng cái radio cũ cập nhật thời sự.
Vì tính chất của công việc mà những người gác hầm dường như chưa có năm nào được đón Tết trọn vẹn bên gia đình của mình. Để có chuyến tàu qua núi thông suốt, những người gác hầm vẫn còn tiếp tục công việc của mình như những ngày bình thường.
Gần như 25 năm, hầu như năm nào chú Kiều Viết Sanh cũng đón Tết trên núi cao
Chú Kiều Viết Sanh (55 tuổi) là một trong những người lớn tuổi nhất gác hầm số 12 ở đỉnh đèo Hải Vân. Hầm số 12 dài 592m, chưa phải là hầm dài nhất tại đèo Hải Vân, nhưng là hầm ở vị trí cao nhất. Ở đây những ngày cuối năm rất lạnh, sóng điện thoại khá yếu, việc liên lạc với mọi người tương đối khó khăn.
Chú Sanh kể mình không còn nhớ đã đón giao thừa trên đỉnh Hải Vân bao nhiêu lần trong quãng đời làm việc của mình. Cứ đến gần giao thừa, chú sẽ đi bộ qua hầm để đến ga Hải Vân. Tại đây, chú với những ở lại cùng đón giao thừa, xem những chương trình đầu năm trên tivi. Sau đó, tất cả lại về vị trí cũ, bảo đảm tốt công việc, bảo đảm an toàn đường ray để chuẩn bị đón chuyến tàu đầu năm mới.
Công việc gác hầm không cho họ được cái Tết trọn vẹn
"Công việc của chú đã quen rồi, những người gần nhà như bọn chú có trực trên này thì hôm sau còn nhảy tàu hàng về nhà, tranh thủ thăm Tết người quen, gia đình. Thương là thương mấy người ở xa quê, không thể về được thôi", chú Sanh giọng chậm chậm nói.
Năm nay, cũng là năm cuối cùng chú Sanh làm việc tại đây, năm sau chú sẽ nghỉ hưu theo chế độ. Và chú sẽ chia tay công việc mà mình đã gắn bó cả đời, lúc đó mới có dịp được đón Tết trọn vẹn cùng với gia đình.
"Chia tay nơi mà mình đã gắn bó suốt 25 năm qua, chú buồn vì phải rời nơi này. Chỉ mong những người trẻ khi thay chú làm việc tại đây, cố gắng làm vì tình yêu công việc rồi, từ đó mọi thứ sẽ trở nên gần gữi", chú Sanh bồi hồi chia sẻ.
Đã 25 năm làm công nhân tuần hầm ở đây, có nhiều câu chuyện xảy ra trong cuộc đời của mình mà chú Sanh và cả các đồng nghiệp tại vọng gác không thể nhớ hết được.
Họ không về nhà đón Tết để những chuyến tàu luôn được xuyên suốt
Năm trước, do mưa lớn kéo dài, có điểm sạt lở nhiều lần lấp vùi đường ray. Ngay khi nhận được thông báo từ đồng nghiệp, tất cả công nhân tuần hầm đều nhanh chóng lên lại khu vực phụ trách để khẩn trương khắc phục sự cố, trong điều kiện mưa lớn, trời bắt đầu tối, tất cả đã phải thực hiện xuyên đêm, vận chuyển hành khách qua khu vực sạt lở bằng đường bộ, đảm bảo việc đi lại của hành khách an toàn.
Đang nói, có tiếng tàu từ xa, chú Sanh nhanh chóng đội mũ, cầm cờ ra đứng trước cửa nhà gác để đón tàu vào hầm. "Cách cầm cờ là để báo hiệu cho các lái tàu biết tình hình. Cầm cờ đứng: báo đường thông suốt, an toàn; hạ ngang cờ: tàu cần đi chậm lại, giảm tốc độ. Nếu cầm cờ đỏ, báo hiệu có nguy hiểm hoặc sự vụ phía trước, tàu phải dừng", chú giải thích.
Đèo Hải Vân có tất cả sáu hầm, 24 công nhân làm việc tại đây. Chặng đường từ ga Kim Liên lên đến ga Hải Vân (đỉnh đèo) khoảng 11km. Mỗi hầm có một trạm gác, ba người thường trực tuần canh. Hầm dài nhất là 944,6m, có hai trạm gác hai đầu với tám người trực.
Anh Nguyễn Minh Nga, phân đội phó phân đội Hải Vân cho biết, công việc chính của những người gác hầm là kiểm tra đường tàu, dọn vệ sinh, sửa chữa những hư hỏng nhỏ, báo cáo kịp thời, bảo đảm an ninh trật tự, đón- tiễn tàu ra vào hầm, báo hiệu cho tàu những thông tin quan trọng trong quá trình lưu thông.
Và để có những chuyến tàu qua đèo thông suốt dù là những ngày Tết, những người gác hầm vẫn đang thầm lặng và miệt mài làm việc trên đèo dù ngày cũng như đêm.
Thành Vân
Theo dantri.com.vn
Tàu SE3 trật bánh trên đèo Hải Vân, gần 1.000 khách mắc kẹt ở Lăng Cô Tàu SE3 chuẩn bị vượt đèo Hải Vân vào địa phận Đà Nẵng thì bị trật bánh ở toa số 8 khiến hàng trăm hành khách hoảng loạn. Lúc 10h10 ngày 16/1, tàu SE3 đang lưu thông hướng Hà Nội - TP.HCM thì bất ngờ bị trật bánh ở toa số 8. Nơi xảy ra sự cố là km766 550, phía bắc đèo...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

TPHCM xác minh, thẩm tra vụ TikToker Võ Hà Linh bị tố bán phá giá

Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị "dột": Trải nghiệm đáng quên

Nữ sinh Quảng Bình mất tích được tìm thấy ở Hà Nội

Tỷ phú Jeff Bezos tình tứ cùng hôn thê nóng bỏng trên du thuyền nửa tỷ USD

Vụ nổ lớn tại Công ty SGI Vina: Lời kể của nữ công nhân

Nhóm học sinh tắm suối ở Quảng Ninh bị lũ cuốn, tìm thấy 2 thi thể

Tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống tổng giá trị 34 tỷ đồng

Tài xế taxi bị đánh giữa giao lộ ở TPHCM

Vụ thanh niên nhảy sông cứu 4 học sinh: 'Con tôi khóc, nói xin lỗi bên thi thể anh Doanh'

Cha cõng con trai bị tai nạn tổn thương cơ thể 90% đến tòa tìm công lý

Đang nhậu nổi hứng ra ruộng bắt rắn, bị điện giật chết

Cuộc gọi tiếp thị bán hàng: Cục A05 sẽ thu hồi giấy phép nếu vi phạm
Có thể bạn quan tâm

Tàng Hải Truyện: Tiêu Chiến tái xuất thất bại, bị nam phụ chiếm hết spotlight
Phim châu á
17:32:38 22/05/2025
Phim của Lý Hiện nhận phản ứng dữ dội vì tình tiết gây sốc
Hậu trường phim
17:31:46 22/05/2025
Kim Lý: Chấp nhận đứng sau Hà Hồ, phản ứng khi bị nói ăn bám vợ, phải ở rể
Sao việt
17:19:00 22/05/2025
Kiểu váy 2 dây được bạn gái Hiệp Gà tích cực lăng xê
Phong cách sao
17:04:28 22/05/2025
Kevin Spacey trở lại sau khi bị phong trào "Me Too" hủy hoại, loạn cả LHP Cannes
Sao âu mỹ
16:52:30 22/05/2025
Cuộc trốn chạy của 2 thiếu nữ bị ép chiều chuộng khách đến hát karaoke
Pháp luật
16:37:39 22/05/2025
Yếu tố kinh tế đằng sau quyết định dừng trừng phạt Nga của Tổng thống Trump
Thế giới
16:37:08 22/05/2025
Park Shi Hoo: Mỹ nam "toang" sự nghiệp vì yêu gái trẻ, giờ nhan sắc khó tin
Sao châu á
16:34:40 22/05/2025
Đi Ấn Độ một mình, cô gái Hàn tự đưa mình vào cảnh cười muốn nội thương
Netizen
16:20:08 22/05/2025
Phát hiện 100 kg vàng trong giếng cạn ở Trung Quốc
Lạ vui
16:01:34 22/05/2025